Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 26

Chủ đề: Sức Khỏe Của Sông Cửu Long

  1. #11
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Việc sông mekong cạn dần là thực tế, mùa khô thay vì để nước chảy, người ta phải chặn nguồn lại để chứa nước cho thủy điện. 1 thủy điện thì ko sao chứ chục cái thì chắc chắn lượng nước về cuối nguồn sẽ giảm. Công với tình hình khô hạn chung, miền Nam Việt Nam bị nhiễm mặn đã xảy ra nhiều đến mức báo động.
    Tuy nhiên việc mỗi nước xây cái gì, thì em nghĩ khó mà can thiệp. VN nếu chạy lên đầu nguồn thì cũng ko chắc sẽ tốt lành hơn các nước kia.

    bạn em ở Bến Tre nói nhiều nơi ko có nước ngọt tưới cây. Em tin rằng 10 năm nửa thì vựa lúa của VN sẽ bị ảnh hửong mạnh.

  2. #12
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Như đã nói ở các bài trên, với lý do tỉ lệ góp nước của Trung Quốc cho sông Mekong chỉ là 16%, các hồ chứa Trung Quốc đều có mục đích là phát điện, và không có bằng chứng cho thấy họ chuyển nước sông Lancang sang lưu vực khác (cái này mới là cái đáng sợ nếu nếu có xảy ra) thì ảnh hưởng của các hồ chứa thủy điện của Trung Quốc trên sông Lancang là không đáng kể với vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

    Cái đáng lo sợ hơn là một loạt 11 các dự án đập thủy điện với tổng công suất thiết kế gần 13GW (so với 11.25GW của các thủy điện trên sông Lancang) đã và đang được xây dựng trên dòng chính vùng hạ lưu sông Mekong thuộc các nước Lào, Thái Lan và Campuchia.

    Ngoài 11 dự án đập thủy điện nói trên ở trên dòng sông chính, thì còn có khoảng gần 100 đập thủy điện lớn nhỏ khác trên các sông nhánh của sông Mekong.

    Quý vị nào quan tâm thì có thể tải về đọc tập Báo cáo chính của “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Công”, do Tập đoàn HDR, Englewood, Colorado, Hoa Kỳ và Tập đoàn DHI, Đan Mạch thực hiện năm 2016 cho Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam ở website Ủy Ban sông Mekong Việt Nam
    http://vnmc.gov.vn/pmu.html

    Mục tiêu của của nghiên cứu này là đánh giá tác động nhiều mặt của sự hoạt động của 11 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong nói trên đến vùng châu thổ Campuchia và Việt Nam.

    Báo cáo này, mặc dù được Mỹ và Đan Mạch chủ trì thực hiện với kinh phí hơn 4 triệu USD trong 30 tháng, phiên bản đầu tiên gửi đi để hội thảo góp ý đã bị các nhà khoa học Việt Nam lên án là vô cùng hời hợt thiếu sót.

    Sau đây là phần tóm tắt chính của kết quả nghiên cứu, quý vị đọc sẽ thấy là nó khá là kinh hoàng, em xin copy ra sau đây, xin lỗi trước vì nó quá dài:

    1. Bậc thang thủy điện sẽ làm gia tăng biến động về lưu lượng và mực nước mạnh nhất ở khu vực ngay ở hạ du công trình thuỷ điện cuối cùng rồi giảm dần, và tác động sẽ ở mức nhỏ ở phía dưới Phnom Pênh

    2. Mặc dù có thể gây tác động ở mức thấp tới trung bình trong năm nước trung bình, nhưng chế độ vận hành phủ đỉnh hàng ngày và tích nước trong mùa khô của bậc thang thủy điện dòng chính có thể gây tác động từ lớn tới nghiêm trọng tới chế độ dòng chảy (sụt giảm tổng lượng 10 ngày tại Kra-chê có thể là 60% và tại Tân Châu và Châu Đốc là 40%). Đoạn sông trên phần lãnh thổ Campuchia ngay hạ lưu của bậc thang thủy điện cuối cùng được coi là chịu tác động lớn nhất của sụt giảm và dao động mực nước rất bất thường. Trong ba kịch bản và bốn phương án, tác động lên chế độ dòng chảy của Kịch bản 3 là lớn nhất.

    3. Tổng lượng phù sa bùn cát và dinh dưỡng bị giảm tới 65% tại Kra-chê và Tân Châu – Châu Đốc, và nhỏ hơn ở những vị trí xa dòng chính, sẽ làm giảm mạnh năng suất sinh học và sản lượng nông nghiệp, làm gia tăng xói lở và ảnh hưởng tới diễn biến bồi lắng vùng ven sông và ven biển. Kịch bản 2 gây tác động lớn nhất lên phù sa bùn cát và dinh dưỡng so với hai kịch bản và bốn phương án còn lại.

    4. Xâm nhập mặn sẽ gia tăng tại hầu hết các vùng ven biển. Tương tự tác động lên chế độ dòng chảy, Kịch bản 3 gây tác động về xâm nhập mặn là lớn nhất.

    5. Bậc thang thuỷ điện dòng chính có khả năng làm giảm sản lượng cá đánh bắt khoảng 50% ở cả Việt Nam và Campuchia. Tổn thất này là do kết hợp tác động của cản trở của đập, suy giảm bùn cát và dinh dưỡng và thay đổi diện tích sinh cảnh.

    6. Suy giảm lượng cá di cư do tác động của các bậc thang thuỷ điện, đặc biệt là các bậc thang cuối cùng phía hạ du dẫn tới tổn thất lớn sản lượng cá ở tất cả các kịch bản, và có thể lớn hơn nữa ở Kịch bản 2 khi mà các đập trên dòng nhánh cũng cản trở sự di chuyển cục bộ của cá.

    7. Các đập như là những rào cản cũng sẽ ảnh hưởng tới sự trôi dạt xuống hạ lưu của trứng và ấu trùng cá cũng như các loài động vật thuỷ sinh khác. Sự cản trở này gây tổn thất sinh học do có khả năng ảnh hưởng tới năng suất thứ cấp của các khu cư trú của nhóm cá không di cư.

    8. Sau các tác động do rào cản của đập, các tác động tới thủy sản bao gồm đánh bắt cá ven biển và nuôi trồng, và tới đa dạng sinh học bao gồm thành phần các loài trên cạn và thuỷ sinh, và năng suất sơ cấp là do sự suy giảm vận chuyển và bồi lắng phù sa bùn cát và chất dinh dưỡng.

    9. Việc vận hành phủ đỉnh của các đập thuỷ điện sẽ gây ra sự dao động lớn về mực nước theo ngày ở hạ du. Việc biến động dòng chảy này có tác động rất nghiêm trọng tới môi trường của đoạn sông giữa Sảm Bo và tới Phnôm Pênh. Biến động dòng chảy do điều tiết của đập có thể làm sụt giảm sản lượng cá, giảm năng suất sinh sản và cản trở di cư lên thượng lưu của cá trưởng thành. Nó cũng có thể làm mất đi, thậm chí làm tuyệt chủng nhóm cá di cư đặc hữu ở khu vực lân cận Kra-chê, là nơi cư trú phía hạ du cuối cùng của nhóm cá này. Vận hành phủ đỉnh cũng gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái thủy sinh và ven sông từ Sảm Bo tới Kra-chê.

    10. Nhiều loài cá nước ngọt là loài đặc hữu của lưu vực sông Mê Công và sông Chao Phraya của Thái Lan. Dòng chính sông Mê Công đóng vai trò như một nơi trú ngụ cho một số loài cá đặc chủng trong vùng. Vì vậy các đập dự kiến xây dựng sẽ gây hiểm hoạ thực sự cho cả 5 loài đã được cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng phạm vi toàn cầu.

    11. Các đập sẽ chặn dò ng di cư của cá và các loài thủy sinh khác trong toàn Hạ lưu vực Mê Công, và có thể gây ra:
    a. Làm mất đi hoặc tuyệt chủng tớ i 10% các loài cá ở Đồng bằng sông Cử u Long của Việt Nam và phía nam đồng bằng Campuchia.
    b. Giảm đáng kể số lượng các loài cá di cư sống só t.
    c. Tuyệt chủng cá heo nướ c ngọt Irrawady củ a sông Mê Công.
    d. Giảm phân bố và số lượng các loài nhuyễn thể, và các loài không xương sống.

    12. Tác động chính tới giao thông thủy trong vùng đánh giá tác động có nguyên nhân từ hiện tượng sụt giảm và dao động nhanh của mực nước trên tuyến sông ở hạ lưu của bậc thang cuối cùng do chế độ vận hành phủ đỉnh. Các đoạn sông từ Kra-chê đến Kampong Kor sẽ bị ảnh hưởng cao nhất, đặc biệt là trong điều kiện năm kiệt. Trong thời gian đó, tàu lớn hơn sẽ phải đối mặt với tăng thời gian hoạt động và tàu thuyền nhỏ có thể không hoạt động được. Tăng thời gian hoạt động sẽ tăng nguy cơ bị chậm trễ và có thể khiến chi phí vận tải cao hơn. Trong 3 kịch bản được đánh giá thì tác động trong kịch bản 3 có các dự án chuyển nướ c ở Thái Lan là lớn nhất.

    13. Nếu xem xét trên toàn bộ quy mô nền kinh tế của quốc gia, thì tác động về mặt kinh tế vùng Đồng bằng sông Cử u Long là không quá lớn. Nhưng khi các tác động về mặt kinh tế đối vói người dân sống tại các xã ven sông, có thể sẽ chịu tác động rất đáng kể.

    14. Đối với Campuchia, loại và mức độ tác động sẽ lớn hơn do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thủy sản, việc mất đi sản lượng thủy sản sẽ ảnh hưởng tới nền công nghiệp của cả nước. Hệ thống nông nghiệp cũng bị tổn thất đáng kể. Kết quả ở 1 số xã bị giảm tới 90% sản lượng, và sẽ làm tổn thất kinh tế hoàn toàn của các xã này.

    15. Một số khu vực canh tác dọc theo bờ sông và gần sông sẽ bị giảm nhiều về nguồn chất dinh dưỡng, do vậy năng suất cây trồng và sinh kế trong các khu vực này sẽ bị tác động mạnh. Tác động đến năng suất cây trồng và sinh kế đối với các khu vực khác sẽ ở mức thấp và trung bình

    16. Có thêm hơn 1.6 triệu người trong vùng ĐBSCL sẽ bị tác động do độ mặn gia tăng 1 g/l trong 7 ngày. Nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn với các trường hợp đập dòng chính và dự án chuyển nước trong các năm kiệt và vận hành giảm mực nước hồ chứa (gia tăng phát điện)

    17. Các tác động kết hợp thủy văn ( độ mặn và mực nước), thu nhập và lương thực sẵn có sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người. Lĩnh vực đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản sẽ tác động mạnh tới sinh kế, ảnh hưởng đến thu nhập địa phương từ các hoạt động này là rất to lớn. Trong một số trường hợp, thu nhập của người dân có thể sẽ giảm 50%. Đồng thời, hàng trăm ngàn ngư dân người thường mang lại một phần sản phẩm đánh bắt của họ để nuôi sống gia đình có thể mất một nửa số lượng đánh bắt - buộc họ phải tìm phương án khác để bù đắp nguồn dinh dưỡng.

    18. Thiệt hại kinh tế hàng năm do sụt giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam là khoảng 15.8 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 760 triệu Dola Mỹ). Đối với Campuchia, thiệt hại ước tính khoảng 1.8 nghìn tỷ KHR (tương đương khoảng 450 triệu Dola Mỹ) do sụt giảm sản lượng nông nghiệp và thủy sản. Nếu so sánh thì mức độ thiệt hại kinh tế của Campuchia là lớn hơn.

    19. Nếu các đập vận hành phủ đỉnh ngày, như vậy sẽ có dao động mực nước rất lớn phía hạ lưu bậc thang thủy điện cuối cùng (độ dao động lớn hơn 2m tại Kratie) là nguyên nhân gây xói lở nghiêm trọng, mất môi trường sống dưới nước, sự gián đoạn quá trình di cư và giảm các quần thể cá, và không an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên đoạn sông này.

    20. Việc hạ thấp mực nước trong năm kiệt nhằm đảm bảo lượng điện là nguyên nhân không đảm bảo độ an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên sông phía hạ lưu bậc thang thủy điện cuối cùng và sẽ làm gia tăng nhiễm mặn, xâm nhập mặn dọc sông sẽ gia tăng từ 10 đến 12km vào sâu trong nội địa vùng ĐBSCL.

  3. #13
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Việc sông mekong cạn dần là thực tế, mùa khô thay vì để nước chảy, người ta phải chặn nguồn lại để chứa nước cho thủy điện. 1 thủy điện thì ko sao chứ chục cái thì chắc chắn lượng nước về cuối nguồn sẽ giảm. Công với tình hình khô hạn chung, miền Nam Việt Nam bị nhiễm mặn đã xảy ra nhiều đến mức báo động.
    Tuy nhiên việc mỗi nước xây cái gì, thì em nghĩ khó mà can thiệp. VN nếu chạy lên đầu nguồn thì cũng ko chắc sẽ tốt lành hơn các nước kia.

    bạn em ở Bến Tre nói nhiều nơi ko có nước ngọt tưới cây. Em tin rằng 10 năm nửa thì vựa lúa của VN sẽ bị ảnh hửong mạnh.
    À cái này cũng nhiều người hiểu nhầm:
    - Nếu làm hồ chứa để lấy nước phục vụ canh tác thì nước coi như mất đi.
    - Còn nếu làm hồ thủy điện thì nước không mất đi, ngoài các tổn thất rất ít của thấm và bốc hơi mặt hồ.

  4. #14
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Có thể ít ai để ý, là Việt Nam cũng có khá nhiều nhà máy thủy điện (NMTĐ) ở Tây Nguyên đã xây dựng xong nằm trên các sông phụ lưu của sông Mekong, xả nước qua phía Campuchia:

    - Buôn Kuốp trên sông Sê Rê Pok, công suất 280MW

    - Buôn Tua Srah, trên sông Sê San / Krông Pô Kô, công suất 86MW

    - Dray H’linh 1, trên sông Sê Rê Pok, công suất công suất 12MW

    - Dray H’linh 2, trên sông Sê Rê Pok, công suất công suất 16MW

    - Plei Krông trên sông Sê San / Krông Pô Kô, công suất 100MW

    - Sê San 3 trên sông Sê San, công suất 79MW

    - Sê San 3A trên sông Sê San, công suất 96MW

    - Sê San 4 trên sông Sê San, công suất 360MW

    - Sê Rê Pôk 3 trên sông Sê Rê Pok, công suất 220MW

    - Yaly trên sông Sê San, công suất 720MW

    Trong số đó thì thủy điện Yaly bị phê phán là gây ra lũ lụt, làm thiệt hại nguồn thủy sản cho Campuchia và thiếu tham vấn với các cơ quan Campuchia (nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%...E1%BB%87n_Yaly)

  5. #15
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Tổng công suất 8 nhà máy thủy điện (NMTĐ) trên sông Lancang của Trung Quốc là 11.25GW, gần bằng 13GW tổng công suất của 11 NMTĐ vùng hạ lưu sông Mekong thuộc các nước Asean là Lào, Thái Lan và Campuchia.

    Người ta có thể thắc mắc, tại sao sông Lancang góp lưu lượng quá ít có 16% cho sông Mekong mà thủy điện của người ta lại có công suất ngang ngửa với thủy điện vùng hạ lưu?

    Công thức tính công suất thủy điện là P = A Q H , trong đó
    P tính bằng kW
    A = hằng số = 9.81 x hệ số công suất (< 1)
    Q: lưu lượng (m3/s)
    H: cột nước (m)

    Tại thượng nguồn Lancang lưu lượng Q nhỏ nhưng độ dốc địa hình rất lớn nên có cột nước H lớn để bù lại. Các NMTĐ trên sông Lancang thường có cột nước đến cả trăm mét, điển hình là thủy điện Nouzhadu có cột nước H = 187m.

    Minh họa cắt dọc sông Mekong và các đập thủy điện chính


    Trong khi đó tại hạ lưu Mekong thì độ dốc nhỏ nên cột nước H thấp, thường là nhỏ hơn 20m. Bù lại càng về hạ lưu thì lượng nước lại càng tăng do được bổ sung bởi các sông suối nhánh. Chính cái lưu lượng lớn này mới gây tác hại rất đáng kể đến vùng châu thổ Campuchia và Việt Nam đặc biệt là trong chế độ chạy phủ đỉnh ngày của các NMTĐ như báo cáo tác động đã nêu: tưởng tượng trong một ngày các NMTĐ này chạy ào ào xả nước trong chừng chục giờ phụ tải cao và sau đó ngưng hoặc chạy công suất thấp trong các giờ phụ tải thấp, thì mực nước sông Mekong vùng châu thổ sẽ lên xuống rất đáng kể trong ngày, gây sạt lở, cản trở giao thông thủy, tác động xấu lên môi trường sinh thái.

    Gây tác hại đáng kể cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vì vậy do chính các NMTĐ vùng hạ lưu Mekong thuộc các nước Asean gần Việt Nam chứ chẳng phải từ cái đám ở thượng nguồn xa lắc ở Trung Quốc.

  6. #16
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Một truyện cười thay cho lời kết.

    Nhà khoa học làm thí nghiệm với một con ếch. Ông cắt một chân nó và ra lệnh:
    - Nhảy!
    Con ếch nhảy.
    Nhà khoa học cắt chân thứ hai của con ếch và nói:
    - Nhảy!
    Ếch tiếp tục nhảy.
    Nhà khoa học cắt chân thứ ba và yêu cầu ếch nhảy. Con ếch lại nhảy. Sau đó, ông cắt nốt chân cuối cùng của con ếch và nói:
    - Nhảy!
    Nhưng con ếch không di chuyển, dù nhà khoa học hét "Nhảy" một lần nữa.
    - Vậy đấy, khi ta cắt hết bốn chân của con ếch, nó sẽ trở thành điếc. Nhà khoa học kết luận.

  7. #17
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    À cái này cũng nhiều người hiểu nhầm:
    - Nếu làm hồ chứa để lấy nước phục vụ canh tác thì nước coi như mất đi.
    - Còn nếu làm hồ thủy điện thì nước không mất đi, ngoài các tổn thất rất ít của thấm và bốc hơi mặt hồ.

    làm thủy điện gây mất nước chứ bác nguyenphuong.
    Em ví dụ 1 con sông chảy 10 khối nước. Nếu ko ai làm gì thì mỗi ngày mình có chừng đó nước. Giờ em xây 1 cái hồ chứa 2 khối nước, vậy thì khi nào đầy hồ em mới cho xả đi. Vậy coi như 2 khối nước biến mất khỏi "thị trường" lưu thông. Hạ lưu chỉ còn 8 khối nước trong giao thông.

    thêm 1 ông khác lại xây cái hồ chứa 2 khối phía dưới. Vậy là hết 4 khối nước nằm trong hồ trữ, dĩ nhiên nước ko biến mất mà chỉ giảm lương lưu thông. vậy thì ai ở cuối của dòng sông sẽ bị thiệt thòi.

  8. #18
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    làm thủy điện gây mất nước chứ bác nguyenphuong.
    Em ví dụ 1 con sông chảy 10 khối nước. Nếu ko ai làm gì thì mỗi ngày mình có chừng đó nước. Giờ em xây 1 cái hồ chứa 2 khối nước, vậy thì khi nào đầy hồ em mới cho xả đi. Vậy coi như 2 khối nước biến mất khỏi "thị trường" lưu thông. Hạ lưu chỉ còn 8 khối nước trong giao thông.

    thêm 1 ông khác lại xây cái hồ chứa 2 khối phía dưới. Vậy là hết 4 khối nước nằm trong hồ trữ, dĩ nhiên nước ko biến mất mà chỉ giảm lương lưu thông. vậy thì ai ở cuối của dòng sông sẽ bị thiệt thòi.
    Để em giải thích.

    Giả sử một con sông có tổng lượng nước trung bình năm là 10km3. Ông A xây hồ dung tích 2km3 rồi tích cho đến khi đầy. Kể từ lúc bắt đầu tích nước hồ ông A cho đến cùng thời điểm này vào năm sau (tức đúng một năm) thì lượng nước về phía sau hồ A chỉ còn 8km3, đồng ý.

    Nếu ông A chơi tích trữ nước luôn năm này qua năm khác không chịu xả thì sao? Thì qua các năm thứ 2 trở đi, con sông lại có đủ 10km3 nước, hồ ông A đã đầy rồi thì phải xả qua đập tràn không tích nước nữa. Nếu ông A đã trữ nước mà không xài gì hết trong năm đầu thì ổng đã “tự bóp zái” mình. Nếu ổng tích trữ nước trong hồ thêm nhiều năm nữa thì coi như ổng tự cắt cổ.

    Còn nếu ông A muốn tiền vô túi thì sau khi tích vừa đủ cột nước cho việc vận hành là xả phát điện ngay và điều tiết vận hành hồ theo số liệu dự báo sao cho tối ưu nhất.

    Như vậy trừ một lượng nước “dằn hồ” trong năm đầu, thì các năm sau lượng nước sông lại cân bằng, cho dù các hồ có tích hay xả. Việc vận hành các hồ chứa về lý thuyết sẽ giúp điều hòa dòng chảy trên sông: tăng lượng nước mùa kiệt và giảm lượng nước mùa lũ.

  9. #19
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Nói thêm một tí số liệu về lượng nước sông Lancang và các đập thủy điện của nó.

    - Tổng lượng nước sông Lancang đóng góp vào sông Mekong tính đến biên giới TQ: khoảng 76km3 (góp 16% tổng lượng nước sông Mekong)

    - Tổng dung tích các hồ thủy điện lớn trên sông Lancang: khoảng 42km3 (55% tổng lượng nước Lancang, và 9% tổng lượng nước sông Mekong).

  10. #20
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Để em giải thích.

    Giả sử một con sông có tổng lượng nước trung bình năm là 10km3. Ông A xây hồ dung tích 2km3 rồi tích cho đến khi đầy. Kể từ lúc bắt đầu tích nước hồ ông A cho đến cùng thời điểm này vào năm sau (tức đúng một năm) thì lượng nước về phía sau hồ A chỉ còn 8km3, đồng ý.

    Nếu ông A chơi tích trữ nước luôn năm này qua năm khác không chịu xả thì sao? Thì qua các năm thứ 2 trở đi, con sông lại có đủ 10km3 nước, hồ ông A đã đầy rồi thì phải xả qua đập tràn không tích nước nữa. Nếu ông A đã trữ nước mà không xài gì hết trong năm đầu thì ổng đã “tự bóp zái” mình. Nếu ổng tích trữ nước trong hồ thêm nhiều năm nữa thì coi như ổng tự cắt cổ.

    Còn nếu ông A muốn tiền vô túi thì sau khi tích vừa đủ cột nước cho việc vận hành là xả phát điện ngay và điều tiết vận hành hồ theo số liệu dự báo sao cho tối ưu nhất.

    Như vậy trừ một lượng nước “dằn hồ” trong năm đầu, thì các năm sau lượng nước sông lại cân bằng, cho dù các hồ có tích hay xả. Việc vận hành các hồ chứa về lý thuyết sẽ giúp điều hòa dòng chảy trên sông: tăng lượng nước mùa kiệt và giảm lượng nước mùa lũ.
    Về mùa lũ thì đúng là thủy điện giúp điều tiết lượng nước, nhưng mùa khô, các thủy diện phải tích nước. Theo em hiểu họ có mức đáy và mức tràn. Ai cũng phải tranh thủ tích nước hết sức có thể thì sau 1 chục cái thủy điện, ai nằm cuối nguồn thiếu nước là ko tránh khỏi.

    Có bài báo trên bbc
    Bên cạnh đó, ông Long nhận định thêm: "Một nguy hại rất khó nhận ra là Trung Quốc và cả Lào nữa, hàng năm đã cùng sớm cắt giữ nước sông Mekong vào mùa mưa, không chờ mùa khô, khiến mực nước Biển Hồ Tonle Sap không còn dâng cao theo nhịp lũ có trước. Hệ quả là Tonle Sap mất dần mùa nước nổi. Sang đến mùa khô, Biển Hồ không có số nước thặng dư hàng chục triệu m3 để chảy về giúp cho đồng bằng sông Cửu Long chống mặn.

    "Nếu chỉ nhìn mực nước sông Mekong vào mùa khô không thấy suy giảm, người ta sẽ biện hộ tránh trách nhiệm cho Trung Quốc và Lào, trong khi họ đã âm thầm chiếm đoạt nước từ trước rồi.

    "Trung Quốc và cả Lào, trên thực tế, đã không hề bù đắp tăng lưu lượng nước cho Campuchia và Việt Nam vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyền, họ vẫn nguỵ biện cho thủy điện là phải xả nước để chạy tua-bin, điều mà người dân hạ lưu không thể tin, vì họ không hề thấy," ông Long nói.
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50148749

Trang 2 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •