Trang 27 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 172526272829 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 261 đến 270 / 322

Chủ đề: Múa gậy vườn hoang

  1. #261
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    BỊ CHẤT VẤN CHIA SẺ TIN GIẢ, TT TRUMP ĐỘT NGỘT RỜI HỌP BÁO VỀ COVID-19

    Như Trần11:56 30/07/2020Tổng thống Donald Trump đã đột ngột rời khỏi cuộc họp báo hàng ngày về virus corona hôm 28/7 sau khi bị hỏi về những thông tin sai lệch mà ông đã chia sẻ trên mạng xã hội.
    Sau nhiều tuần phớt lờ sự nghiêm trọng của đại dịch, Nhà Trắng đã bắt đầu tổ chức lại các cuộc họp báo cập nhật tình hình Covid-19.

    Trong cuộc họp báo hôm 28/7, khi bị phóng viên Kaitlan Collins của CNN hỏi về việc ông ủng hộ một bác sĩ nói rằng đeo khẩu trang là không cần thiết, ông Trump đã bỏ ngang cuộc họp báo.

    Trước đó, ông Trump đã chia sẻ lại một loạt video đưa ra thông tin sai lệch về việc đeo khẩu trang và ca ngợi tác dụng của hydroxychloroquine, trong đó có một video về bác sĩ Stella Immanuel. Bà Immanuel tuyên bố mọi người không cần đeo khẩu trang và đã có phương pháp điều trị Covid-19.

    Vị bác sĩ ở Houston, Texas này cũng từng tuyên bố ADN của người ngoài hành tinh được dùng trong các biện pháp điều trị y tế.


    Tổng thống Trump đã đột ngột bỏ họp báo về Covid-19 sau khi bị hỏi về tin giả mà ông đã chia sẻ. Ảnh: AP.
    Bác sĩ Immanuel cũng tuyên bố đã chữa trị thành công cho 350 bệnh nhân Covid-19 bằng hydroxychloroquine.

    Những video này đã bị Facebook và Twitter gỡ bỏ vì chứa thông tin sai lệch về dịch bệnh.

    Ông Trump vẫn bảo vệ những đoạn video và bác sĩ Immanuel trong cuộc họp báo hôm 28/7: “Có một người phụ nữ đưa ra những phát ngôn ấn tượng và rất thành công với những gì mình làm. Nhưng họ không cho bà ấy lên tiếng”.

    Dù vậy, ông Trump dường như đã né tránh khi được hỏi về những phát ngôn trong video, bao gồm việc “không cần đeo khẩu trang” và những phát ngôn trong quá khứ của bác sĩ này về ADN người ngoài hành tinh.

    “Tôi nghĩ tiếng nói của bà ấy quan trọng, nhưng tôi không biết gì về bà ấy”, ông Trump nói trước khi đột ngột rời phòng họp báo.

    Cũng trong hôm 28/7, ông Trump nói mối quan hệ của mình và bác sĩ Anthony Fauci rất tốt. Tuy nhiên, ông Trump cũng thắc mắc vì sao tỷ lệ ủng hộ của ông Fauci lại cao, trái ngược với tỷ lệ ủng hộ của tổng thống.

    “Ông ấy (Fauci) có tỷ lệ ủng hộ cao. Vậy vì sao tôi và chính quyền không được tôn trọng và có tỷ lệ ủng hộ cao như vậy trong cách xử lý virus?”, tổng thống hỏi. “Đáng lẽ tỷ lệ ủng hộ của chúng tôi phải cao”.

  2. #262
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Sáng nay em nhận được cái Notification từ “bọn truyền thông tổ tả” CNN về tin Trump tweet đòi hoãn bầu cử tháng 11 dù là ngài ấy không có quyền gì hết về chuyện này, hoãn hay không là quyền của Quốc hội.

    Cái này dân gian gọi là “sợ thót zái lên cổ”. Ngài ấy đang trong cơn hoảng loạn vì mức độ ủng hộ bị đối thủ bỏ xa đến hai con số nên quên hết mình cần làm gì và được làm gì.

    TỔNG THỐNG TRUMP BẤT NGỜ ĐÒI HOÃN BẦU CỬ MỸ 2020
    Tổng thống Donald Trump bất ngờ kêu gọi hoãn bầu cử Mỹ năm nay, lấy lý do rủi ro xảy ra gian lận nếu tổ chức bỏ phiếu bằng cách gửi thư.


    Tổng thống Donald Trump ngày 30/7 bất ngờ kêu gọi hoãn bầu cử năm 2020 "cho đến khi người dân có phể bỏ phiếu đúng cách, an toàn và an ninh".

    Viện dẫn lo ngại về gian lận bầu cử nếu tổ chức bỏ phiếu theo hình thức gửi thư, Tổng thống Donald Trump cảnh báo bầu cử năm 2020 "sẽ trở thành cuộc bầu cử thiếu chính xác và gian lận nhất trong lịch sử".

    Ông nói "điều đó sẽ là nỗi hổ thẹn vĩ đại đối với Mỹ" và kêu gọi "hoãn bầu cử đến khi mọi người có thể bỏ phiếu đúng cách, an ninh và an toàn". Nhà lãnh đạo Mỹ dùng ba dấu chấm hỏi đặt sau lời kêu gọi này.

    Dù Tổng thống Trump đã nổi tiếng về sự khó lường, song theo Guardian, việc một tổng thống Mỹ đương nhiệm dùng những từ ngữ như cách của ông Trump để mô tả bầu cử Mỹ, rồi ám chỉ Mỹ không thể tổ chức bầu cử một cách an toàn, là "chưa từng có tiền lệ".



    Tổng thống Trump bất ngờ kêu gọi hoãn bầu cử Mỹ trên Twitter. Ảnh chụp màn hình.

    Theo Reuters, tuyên bố của ông Trump đặc biệt gây tranh cãi vì ngày tổ chức bầu cử đã được quy định rõ trong chính hiến pháp Mỹ. Đây cũng không phải lần đầu tiên ông Trump đề cập về nghi vấn gian lận bỏ phiếu qua hình thức gửi thư mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

    Theo CNN, chính phủ Mỹ và cá nhân Tổng thống Trump không có quyền hoãn bầu cử. Hiến pháp Mỹ quy định quốc hội là cơ quan có quyền ấn định ngày bầu cử.

    Nhiều bang Mỹ đang hướng đến hình thức bỏ phiếu qua thư vì tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Tổng thống Trump liên tục tìm cách hạ thấp phương pháp này. Theo Washington Post, ông đã ít nhất 70 lần công kích cách mô hình bỏ phiếu này kể từ cuối tháng 3 thông qua phỏng vấn, tuyên bố cá nhân và đăng tải trên mạng xã hội. Riêng trong tháng 7, ông đã có 17 lần công kích phương án bỏ phiếu qua đường bưu tín.

    Theo New York Times, Nhà Trắng từng nói Tổng thống Trump không có ý định thay đổi ngày bầu cử, vốn được ấn định là 3/11.

    Tuy nhiên, một số đồng minh và cố vấn hàng đầu của ông thời gian qua đã bắt đầu đề cập đến khả năng này. Ông Trump cũng từng nhận định phương pháp gửi phiếu bầu qua đường bưu tín khiến đảng Cộng hòa thất thế. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ, những bang dùng mô hình này cho thấy số người bỏ phiếu tham gia lớn hơn những bang buộc cử tri phải trực tiếp đến điểm bầu cử, theo Viện Bỏ phiếu tại Nhà Quốc gia.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 10:59 PM ngày 30-07-2020

  3. #263
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  4. #264
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Có những việc tưởng như là hiển nhiên như việc đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm trong đại dịch mà ai cũng hiểu kể cả dân của các nước nghèo nàn lạc hậu, nhưng ngài “Thiên tài ổn định” của cường quốc số một thế giới phải mất gần 6 tháng mới chấp nhận một cách miễn cưỡng.

    Gọi là miễn cưỡng vì ngài mới đó tuyên bố hùng hồn “đeo khẩu trang là yêu nước” thì sau đó ít ngày trong cuộc vận động tranh cử ở Florida ngài và những vị cuồng lại bất chấp những khuyến cáo y tế về dãn cách xã hội và đeo khẩu trang, không thấy ngài và các fan thể hiện lòng yêu nước một tí nào.

    Bởi vậy sau sáu tháng kể từ khi Corona bùng phát, thật là bi hài khi dân của “nước Mỹ vĩ đại” vẫn còn tranh cãi nhau về lợi ích của khẩu trang.

    "Hãy làm những việc nhỏ để trở thành vĩ đại"
    "Đừng xem thường những việc nhỏ. Lỗ nhỏ có thể làm đắm thuyền"


    COVID-19 Ở MỸ: BÁC SĨ BỊ ĐE DỌA VÌ TUYÊN TRUYỀN ĐEO KHẨU TRANG


    Varon kể, người ta gọi tới văn phòng của ông và đe dọa vì ông tuyên truyền đeo khẩu trang: "Họ không tin những gì chúng tôi làm là thật".

    Đã vài tháng nay bác sĩ Joseph Varon không được nghỉ ngày nào.

    31/7 là ngày thứ 134 liên tiếp ông làm việc, dẫn dắt đơn vị chống COVID-19 tại Trung tâm Y tế United Memorial của Houston (Mỹ).

    "Nếu anh hỏi làm thế nào mà tôi có thể tồn tại suốt 134 ngày không nghỉ, thì tôi đoán là do adrenaline", Varon nói, "Nhưng tôi đang dần cạn sức rồi. Tình hình rất khó khăn".

    Và tuần trước vẫn chưa phải là thời điểm khó khăn nhất. Trong bối cảnh Houston đối mặt với làn sóng ca nhiễm gia tăng, Varon phải ký nhiều giấy chứng tử hơn bất cứ thời điểm nào trong sự nghiệp của mình.

    "Người ta đang chết dần mỗi ngày", ông nói.

    Ngày làm việc của ông bắt đầu từ sớm. Khoảng 4 rưỡi, 5 giờ sáng, ông đã lên đường tới bệnh viện và đi thẳng đến bộ phận chống COVID-19, nơi ông và cộng sự kiểm tra trường hợp của từng bệnh nhân. Thế rồi Varon bắt đầu đi thăm bệnh.


    Bác sĩ Joseph Varon kiểm tra bệnh nhân trong phòng cấp cứu. Ảnh: Callaghan O’Hare

    Chăm sóc cho các bệnh nhân COVID-19 mất ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, Varon cho hay. Sau đó, ông khám cho các bệnh nhân khác của mình trong viện - những người không mắc COVID-19.

    "Nếu may mắn, tôi sẽ trở về nhà trước 10 giờ tối. Nếu không may, mà đa phần là như vậy, thì tôi sẽ về đến nhà lúc nửa đêm", Varon nói.

    "Công tác chăm sóc người bệnh trong khu vực chống COVID rất khó khăn", ông kể, "Mỗi khi các y tá vào phòng bệnh và mặc những bộ đồ bảo hộ, lúc bước ra họ đổ mồ hôi như tắm. Bộ đồ ấy đối với họ chẳng khác nào phòng tắm hơi mini".

    Bản thân công việc rất mệt mỏi về mặt thể chất, mọi người đều phải mặc vài lớp đồ bảo hộ (PPE). Varon còn từng thấy các y tá bị trượt trên chính mồ hôi của mình.

    Công việc cũng rất mệt mỏi về mặt tinh thần. "Tôi đã thấy các y tá, giữa lúc thăm khám, bỗng bật khóc", Varon nói, "Họ khóc bởi họ không thể chịu đựng nổi nữa".



    Bác sĩ kể chuyện chống COVID-19 ở Mỹ: Bị đe dọa khi tuyên truyền đeo khẩu trang, bật khóc giữa lúc khám bệnh - Ảnh 2.

    [img]https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2020/8/2/16-1596302395793298467093.jpg[/img
    Một sinh viên y khoa tranh thủ chợp mắt trong phòng nghỉ. Các nhân viên y tế đã làm việc không ngừng suốt nhiều tháng qua. Ảnh: Callaghan O’Hare

    Đeo ảnh bên ngoài đồ bảo hộ
    Callaghan O’Hare, nhiếp ảnh gia ghi lại những hình ảnh tại trung tâm y tế United Memorial, chia sẻ: Cô đặc biệt ấn tượng với sự nỗ lực của các y bác sĩ và sự tận tụy mong làm nên sự khác biệt ở họ.

    "Họ thực sự cố gắng dành thời gian để làm quen với bệnh nhân", O'Hare nói.

    Kết nối với ai đó không dễ dàng gì khi khuôn mặt của bạn bị che lấp bởi chiếc khẩu trang và bộ đồ bảo hộ từ đầu đến chân. Nhưng các y bác sĩ ở United Memorial đã nghĩ ra một giải pháp.

    "Bác sĩ và sau đó là các y tá đều đeo một bức ảnh của mình bên ngoài bộ đồ PPE để ít nhất bệnh nhân có thể biết họ trông như thế nào và biết mình đang trò chuyện với ai", O'Hare nói.


    Các y, bác sĩ đeo ảnh bên ngoài PPE để bệnh nhân có thể biết mặt mình. Ảnh: Callaghan O’Hare

    Houston là trung tâm hành chính của quận Harris (Texas). Tính đến ngày 31/7, đây là nơi đứng thứ 5 ở Mỹ về số ca COVID-19 được ghi nhận.

    "Tôi thấy tần suất xe cứu thương gia tăng, mỗi giờ trong ngày", O'Hare cho biết. Cô thấy người ta tới từ 11 rưỡi đêm hôm trước chỉ để đảm bảo có chỗ xếp hàng và được xét nghiệm vào hôm sau. Quân đội Mỹ đã phải tới hỗ trợ mở rộng trung tâm y tế và bổ sung giường bệnh.

    "Một trong số những hình ảnh khó chứng kiến nhất là sau khi một người qua đời, họ đặt tất cả đồ của người bệnh vào một chiếc túi nhựa bên cạnh anh ta - chỉ là chiếc quần bóng rổ, chiếc áo phông và đôi giày", O'Hare nói, "Và tôi chợt nhận ra rằng, người đàn ông này ra đi mà không có bạn bè, thân thích ở bên để tiễn đưa".

    "Không ai đáng phải chịu điều đó".

    [img]Bác sĩ kể chuyện chống COVID-19 ở Mỹ: Bị đe dọa khi tuyên truyền đeo khẩu trang, bật khóc https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2020/8/2/02-1596302394097958189458.jpg[/img]
    Bệnh nhân tử vong chuẩn bị được đưa tới nhà xác. Ảnh: Callaghan O’Hare

    Bị đe dọa khi tuyên truyền đeo khẩu trang
    Bác sĩ Varon đã lên tiếng về mối đe dọa COVID-19 và tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang. Nhưng không phải ai cũng đón nhận điều đó.

    "Người ta gọi tới văn phòng của tôi và để lại nhiều lời đe dọa vì tất cả những nỗ lực truyền thông mà tôi đang làm, bởi họ không tin những gì chúng tôi làm là thật", Varon nói.

    Ông muốn tất cả mọi người nhìn ra được: Đây không phải trò lừa đảo. Đây là sự thật. Mọi người đang chết dần.

    "Anh không thể nào hiểu được nỗi tức giận của tôi mỗi khi tôi rời bệnh viện, tôi đi về nhà và rồi ở một trong những trung tâm thương mại ấy tôi thấy cả trăm cái xe ô tô, tôi thấy một đám nam thanh, nữ tú tiệc tùng - không khẩu trang, không gì cả. Điều đó khiến tôi đau lòng", Varon nói, "Người ta có lắng nghe đâu".

  5. #265
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    “Xây tường biên giới bắt Mexico trả tiền, bỏ luật “thảm họa” Obamacare và thay nó bằng một loại bảo hiểm mới và tuyệt vời hơn rất nhiều blahblahblah …”

    Ha ha đọc đến đây em lại nhớ đến nhạc sĩ Vũ Thành An với Bài Không Tên Cuối Cùng:

    Biết bao lần Anh đã hứa
    Hứa cho nhiều rồi lại quên
    Em biết tin ai bây giờ
    Ngày còn đây người còn đây
    Cuộc sống nào chờ


    ĐÁM ĐÔNG PHÁT CUỒNG GIỜ CHỈ LÀ DĨ VÃNG
    TỔNG THỐNG TRUMP CÒN CÓ THỂ TÁI ĐẮC CỬ?

    Liệu tổng thống trump có thể lặp lại chiến thắng bất ngờ năm 2016 khi không còn những buổi vận động náo nhiệt, đầy khí thế?


    Bốn năm trước, khán đài ở Toledo, bang Ohio có gần 9.000 người, vẫy cờ, biển hiệu, tay giương cao, liên tục hô vang khi nhân vật mà đảng Cộng hòa chọn làm ứng viên tranh cử bước ra.

    Cảnh tượng đó khép lại một ngày 27/7/2016 tất bật, khi ông Trump kín lịch, đi từ cuộc họp báo gần trưa ở Miami rồi tới cuộc vận động xế chiều ở Scranton, bang Pennsylvania, rồi lại tới Toledo vào buổi tối - tức ông đi vận động ở ba địa điểm tại ba bang chiến trường chỉ trong 12 giờ.

    Ứng viên Donald Trump lúc đó đang đi lên trong các thăm dò, ở mức ngang bằng, thậm chí là hơn đối thủ Hillary Clinton. Ông tiếp tục có các phát ngôn gây tranh cãi mà không hề bận tâm: kêu gọi Nga hack thêm email của bà Clinton, chỉ trích hiệp định NAFTA và khối NATO (“Nếu họ không trả tiền, thì tạm biệt...”), và không ngừng “châm chọc” bà Clinton. Đám đông ở dưới càng lúc càng hưng phấn.

    Nhưng tua nhanh đến hiện tại, năm 2020, ông Trump không còn là nhân tố mới, làn gió mới của chính trường, mà là tổng thống đương nhiệm đang cố tái tranh cử. Tỷ lệ ủng hộ ông chỉ trên 40% một chút, và ông đang thua kém ông Biden trong hàng loạt thăm dò, có thăm dò thua tới hai chữ số.


    Là cuộc vận động tranh cử đầu tiên sau 3 tháng nhưng sự kiện ở Tulsa thu hút đám đông ít hơn nhiều so với kỳ vọng của ông Trump. Ảnh: New York Times.

    KHÔNG CÒN LÀ NGƯỜI NGOÀI VÀO CHÍNH TRỊ
    Nếu có một ngày có thể khắc họa sự tương phản giữa hai kỳ bầu cử, có lẽ ngày 27/7 thể hiện rõ nhất, theo Politico.

    Ngày đó của bốn năm trước, có thể thấy rõ sự hưng phấn từ phía cử tri, cũng chính là những người mà sau đó làm nên chiến thắng của ông Trump. So sánh với ngày đó của năm nay, có thể thấy chiến dịch tái tranh cử của ông thiếu sức sống tới mức nào.

    Chiến dịch của ông Trump đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ ông tụt giảm vì những thất bại trong đối phó với dịch Covid-19. Nhưng đồng thời, chiến dịch của ông cũng thiếu đi “nhiên liệu” của bốn năm trước - là những buổi vận động huyên náo, dày đặc, kín chỗ khiến hàng dài người phải đợi bên ngoài, cùng những diễn văn đầy kích động nhắm vào đối thủ.

    Năm nay, các buổi vận động thưa thớt hơn, khán đài nhiều chỗ trống, và thường phải hoãn hoặc hủy. Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa, sự kiện mà ông Trump trông đợi sẽ đẩy vị thế của mình lên một cách mạnh mẽ, cuối cùng cũng phải hủy vì dịch Covid-19.

    “Điều đó hạn chế việc tranh cử của ông và sự hào hứng mà ông có thể tạo ra”, Jesse Ferguson, chiến lược gia của đảng Dân chủ, cũng là phát ngôn viên của chiến dịch Hillary Clinton trước đây, nói với Politico.

    Ông Ferguson thậm chí còn nêu sự tương phản giữa hình ảnh ông Trump đi thang cuốn mạ vàng ở Tháp Trump xuống sảnh để tuyên bố tranh cử năm 2015 với hình ảnh ông Trump bước lật đật xuống một đoạn dốc ở học viện West Point vào tháng trước.


    Chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016 khí thế hơn so với năm nay. Ảnh: AP.

    Ngày 27/7/2016. Mùa hè làm đảo lộn chính trị Mỹ đã đi quá một nửa. Ngày này như một lát cắt sinh động giải thích vì sao ông Trump đắc cử, nó cũng đại diện cho cả quá trình tranh cử, quãng thời gian ông Trump thích gì nói nấy, nhưng lại khiến người ta tò mò, phải theo dõi. Chiến dịch của ông vừa hỗn loạn, lúng túng, lại vừa khó đoán, ồn ào và không ngừng nghỉ - trái ngược hẳn với mùa bầu cử năm nay.

    Cùng ngày đó, Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ đã bước sang ngày thứ ba, và theo lịch phát biểu sẽ là phó tổng thống Joe Biden cùng tổng thống Barack Obama. Nhưng ở bang Florida, ứng viên Donald Trump nhanh chóng giành lại sự chú ý của báo chí.

    “Nước Nga, nếu bạn nghe thấy tôi nói, tôi hy vọng bạn tìm được 30.000 email vẫn đang mất tích”, ông Trump phát biểu, ý nói những email bị xóa khỏi hệ thống email cá nhân mà bà Clinton dùng trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ.

    “Ông không do dự gì sao khi đề nghị chính phủ nước ngoài can thiệp, hack vào hệ thống của một cá nhân ở Mỹ”, phóng viên Katy Tur của đài NBC News đặt câu hỏi.

    “Không, tôi không do dự gì cả”, ông Trump trả lời. Ông còn ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin.


    Phong cách thích gì nói nấy, không ngại bê bối của ứng viên Trump năm 2016 khiến ông được truyền thông theo sát. Ảnh: AP.

    ĐÚNG BỐN NĂM TRƯỚC MÙA BẦU CỬ TRÁI NGƯỢC
    Đề nghị của ông nhanh chóng gây phản ứng dữ dội từ cả hai đảng. “Đây chắc là lần đầu tiên một ứng viên tổng thống chủ động khuyến khích nước ngoài do thám đối thủ chính trị của mình”, Jake Sullivan, cố vấn cao cấp của bà Hillary Clinton, nói. Câu nói của ông Trump còn bị lên án là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, nhưng phía chiến dịch của ông chỉ coi đó là nói đùa.

    “Khi tôi thấy ông ấy nói là muốn Nga hack email, tôi nghĩ dù ông ấy có đùa, thì đó là một câu đùa không hài chút nào”, Doug Heye, nhà phân tích của đảng Cộng hòa, nói với Politico vào tuần trước.

    “Cả ngày, truyền thông chỉ chạy theo những cái tít bê bối về Trump... nếu là người khác, và trong bối cảnh khác, thì đã toi rồi... có thể có quá nhiều thứ về ông Trump nên cử tri và chiến dịch của bà Clinton không thể nào tập trung vào một thứ, và như vậy phần nào có lợi cho ông Trump”.

    Chính trị Mỹ vẫn chưa hết xôn xao, thì ông Trump đã bay tới Scranton, bang Pennsylvania.

    Bên ngoài địa điểm vận động là những chiếc xe tải có dán hình ông Trump và các khẩu hiệu “ruột” của ông như “xây tường biên giới”, “đóng cửa biên giới”. Nhiều quầy bán áo và ghim cài áo với những khẩu hiệu miệt thị bà Clinton. Một số người đang xếp hàng nói với các phóng viên vì sao họ thích ông Trump như vậy. “Ông ấy nói năng không ngần ngại gì”, “Ông ấy không tuân theo quy luật”, “Tôi chưa từng thấy ai như thế”, là những điều họ nói.

    Bên trong, trước đám đông 3.500 người, Rob Gleason, lúc đó là chủ tịch đảng Cộng hòa ở bang Pennsylvania, giới thiệu ứng viên Trump: “Các bạn sẵn sàng biến Pennsylvania thành bang đỏ chưa?”, rồi khán đài bùng nổ sự phấn khích.

    “Lúc đó tôi nghĩ, ‘Trời, ông ta có thể thắng Pennsylvania thật’”, ông Gleason kể lại với Politico. “Nhìn đám đông... tôi cảm thấy được điều ấy”.

    Lên phát biểu, ông Trump khoe là mình đang phá vỡ quy tắc không vận động khi đối thủ đang tổ chức đại hội đảng. Ông tiếp tục gọi bà Clinton là “tham nhũng”. “Bà ta là một thảm họa, thảm họa, bà ta sẽ kéo lùi chúng ta nhiều lắm”, ông nói.

    Ông công kích báo chí là “những con người dối trá nhất”. Ông nói các nước trong NATO phải chi trả phần của mình. Ông hứa hẹn “công ăn việc làm sẽ chảy về - hãy tin tôi đi”. Người ủng hộ ở dưới hô vang “Nhốt bà ta lại”, “USA”.

    “Các bạn muốn đố vui không”, ông Trump nói, “ai sẽ trả tiền xây tường”. “Mexico!”, đám đông hét lên. “Ai cơ?”, ông hỏi lại. “Mexico”, đám đông lại trả lời”.

    “Trăm phần trăm”, ông Trump nói tiếp. “Tôi đảm bảo đấy”.

    Đến nay, Mexico vẫn chưa trả tiền xây tường biên giới. Nhưng đó là niềm tin của đám đông vào buổi chiều hôm đó, và ông Trump tiếp tục bay đến Toledo, bang Ohio.

    ÔNG ẤY NÓI GÌ ĐÁM ĐÔNG CŨNG PHÁT CUỒNG
    Trên chuyến bay, ông lên một diễn đàn ủng hộ mình trên Reddit mà người điều hành đã đặt tên là “Vua Chúa”, để giao lưu trực tuyến kiểu “Ask Me Anything” (tức dân mạng có thể đặt câu hỏi để ông Trump trả lời). Ông tiếp tục đả kích bà Clinton, và đưa ra thêm những cam kết khác: “Một trong những điều đầu tiên tôi sẽ làm là hủy và thay thế luật thảm họa Obamacare... Tôi sẽ đề ra một dạng bảo hiểm khác mới và tuyệt vời”. (Ông vẫn chưa thay thế được luật bảo hiểm Obamacare do vấp phải phản đối.)



    Đến Ohio, sau khi đi qua những người biểu tình cầm biển hiệu gọi ông là “ác quỷ” và “kẻ trốn nghĩa vụ quân sự”, ông Trump đến được hội trường buổi vận động. Ông lên khán đài giữa một biển vỗ tay la hét hưởng ứng.

    “Ông ấy nói gì đám đông cũng phát cuồng”, Jon Stainbrook, một lãnh đạo đảng Cộng hòa ở bang Ohio, nói với Politico.

    Cùng thời điểm, ở cách đó hơn 850 km, phó tổng thống Joe Biden ở Philadelphia công kích ông Trump theo cách mà giới quan sát nói chỉ ông Biden làm được.

    “Ông ấy đang cố thuyết phục chúng ta là ông ấy nghĩ cho tầng lớp trung lưu? Thôi bỏ đi... đúng là vớ vẩn”, ông Biden nói, trong diễn văn mà nhiều người tưởng sẽ là cuối cùng trong sự nghiệp chính trị lâu năm của ông.

    Ông Biden công kích ông Trump là hai mặt, không có sự cảm thông và không phù hợp, thiếu chuẩn bị cho chức vụ tổng thống. “Đó đúng là những lời công kích hợp lý”, chiến lược gia đảng Dân chủ Bob Shrum nói với Politico tuần trước. “Ông Trump bóc lột nhân viên của mình, lừa tiền các nhà thầu, không ai có thể tin ông ấy, ông ấy không quan tâm đến người bình thường”.

    Nhưng ở Toledo, ông Trump lặp lại những lời phê phán của mình. Ông hứa sẽ mang về thật nhiều “thắng lợi”, đến mức người dân Toledo và người dân Ohio sẽ phải đề nghị "tổng thống Trump" đừng mang về thêm “thắng lợi” nào nữa.

    Đúng bốn năm sau, ngày 27/7/2020. Không thấy ai nói về “thắng lợi”. Đa số người dân tin nước Mỹ đang “mất kiểm soát” và “đi sai hướng”.

    “Ông Trump làm chính trị thay đổi, nhưng virus corona làm nước Mỹ thay đổi”, chiến lược gia kỳ cựu đảng Dân chủ Doug Sosnik viết vào tuần trước. “Cả hai đã đẩy nhanh kỷ nguyên mới của chính trị Mỹ. 2020 không phải là 2016”.

    BỐN NĂM SAU ĐA SỐ NGƯỜI DÂN MỸ TIN NƯỚC MỸ ĐANG MẤT KIỂM SOÁT VÀ ĐI SAI HƯỚNG

    “Tổng thống Trump đang là tổng thống đương nhiệm. Tranh cử khi đương chức khác hẳn, có quá trình lãnh đạo rồi, không thể phê phán mọi thứ nữa”, Michael Steel, cố vấn của đảng Cộng hòa, nói với Politico. Ông nói ứng viên Joe Biden khác với ứng viên Hillary Clinton, và “đại dịch là phép thử lớn nhất về khả năng lãnh đạo của Tổng thống Trump... rõ ràng là ông ấy đang thất bại”.




    “Ông ta được bầu lên để làm một tổng thống truyền hình thực tế”, Ferguson, chiến lược gia đảng Dân chủ, người phát ngôn chiến dịch Clinton, nói với Politico. “Nhưng giờ ông đối mặt với thực tế của việc làm tổng thống”.

    “Thậm chí nếu ông ấy có thể tạo ra một buổi vận động lớn, cũng không thể vượt qua được thất bại trong đối phó đại dịch”, vị chuyên gia này nói thêm.

    “Với người tỏ ra mạnh mẽ, bặm trợn - nếu bạn tìm hiểu sâu về những nhân vật như vậy - luôn có khoảng cách chỉ gang tấc giữa người mạnh nhất thế giới và người yếu nhất thế giới”, Reed Galen, cựu cố vấn đảng Cộng hòa, nói với Politico. “Vì đa phần đó chỉ là màn thể hiện ra bên ngoài”.

  6. #266
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Lại tay & miệng nhanh hơn não.

    Chẳng có “tướng lĩnh Mỹ tuyệt vời” nào nói với ngài như vậy.

    Nói láo đã thành bản chất của ngài ấy, một ngày không nói láo chục lần là ăn không ngon ngủ không yên.

    TRUMP NÓI VỤ NỔ Ở LEBANON GIỐNG MỘT CUỘC TẤN CÔNG

    Tổng thống Donald Trump ngày 4/8 cho biết các tướng lĩnh Mỹ đã nói với ông rằng vụ nổ ở thủ đô Beirut, Lebanon, dường như là "một kiểu đánh bom".

    "Nó trông giống như một cuộc tấn công tồi tệ", Trump nói với các phóng viên ở Nhà Trắng. "Tôi đã gặp một số tướng lĩnh tuyệt vời của chúng ta và họ dường như cũng tin như vậy".

    "Sự việc không giống như một vụ nổ nhà máy sản xuất. Theo các tướng lĩnh, những người chắc chắn am hiểu hơn tôi, đây có vẻ là một cuộc tấn công, một kiểu đánh bom, đúng thế", Tổng thống Mỹ cho biết thêm.


    Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong họp báo tại Nhà Trắng ngày 4/8. Ảnh: Reuters.

    Tuy nhiên, giới chức Lebanon không mô tả vụ nổ ở thủ đô Beirut là một cuộc tấn công. Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cho biết 2.750 tấn phân bón amoni nitrat được lưu trữ trong nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng ở Beirut đã nổ tung vào ngày 4/8, gây ra thảm họa. Bộ trưởng Y tế Lebanon Hamad Hassan thông báo số người chết đã lên tới 78 và gần 4.000 người bị thương.

    "Những gì xảy ra hôm nay sẽ không trôi qua mà không có ai chịu trách nhiệm. Người gây ra thảm họa này sẽ phải trả giá", Thủ tướng Diab tuyên bố. Trước đó, Giám đốc An ninh Quốc gia Lebanon Abbas Ibrahim cho biết "những vật liệu nổ cực mạnh" đã bị tịch thu nhiều năm trước và cất trong kho, chỉ cách khu mua sắm của Beirut vài phút đi bộ.

    Tổng thống Trump đã gửi lời chia buồn và cầu nguyện tới tất cả các nạn nhân cùng gia đình họ. Ông cho hay Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho Lebanon.

  7. #267
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Buổi phỏng vấn 37 phút giữa Trump và phóng viên Swan đã lên YouTube vào tối thứ Hai
    https://www.youtube.com/watch?v=zaaTZkqsaxY

    Swan đã quay Trump như quay dế, luộc Trump như luộc gà.

    Người ghét Trump cũng phải thắc mắc tại sao Trump lại cho phép và thiếu sự chuẩn bị một cuộc phỏng vấn "thảm họa" như vậy: lúng túng, quanh co vòng vo, đưa ra các biểu đồ vô nghĩa, ... trong khi phóng viên Swan chất vấn một cách vừa khôn khéo vừa trịch thượng như hỏi cung.

    Thấy mà tội nghiệp cho ngài ấy quá. Làm MC truyền hình thực tế thì dẻo mỏ phét lác mua vui được chứ làm tổng thống khó lắm!

    Dưới đây là 9 câu trả lời "Xuất sắc" của Trump.


    THE 9 WILDEST ANSWERS IN TRUMP’S INTERVIEW WITH JONATHAN SWAN
    President Trump’s campaign spent the past several weeks trying to center the presidential campaign on cogency. His message has combined spreading baseless claims that Joe Biden is trying to get out of debating him and offering his time to right-leaning but tough interviewers. The latter part of the strategy has backfired spectacularly. Two weeks ago, he rambled through a jaw-dropping interview with Chris Wallace. Last night, he gave a shorter but equally disastrous performance with Jonathan Swan.

    The interview contained so many crazy and disqualifying moments that they crowded each other out, and none of them is likely to register in the public memory. (In this way, it was a synecdoche for the entire Trump era.) But in an attempt to impose some order on the surreal events, here is a ranking of the wildest moments, measuring every moment by a combination of novelty and political damage, using my proprietary, secret formula.

    9. John Lewis will be remembered for skipping Trump’s inauguration
    Asked how history would remember the late civil-rights icon, Trump replied, “I don’t know. I really don’t know. I don’t know John Lewis. He chose not to come to my inauguration. He didn’t come to my State of the Union speech.”

    Prompted by Swan to give a nod to Lewis’s history in civil-rights activism, Trump instead returned to skipping the inauguration, which he emphasized this was “a big mistake.”

    8. Having many different tests is good
    The coronavirus testing system in the United States has been a disastrous hodgepodge. There is no uniform standard, it is difficult for parts of the system to coordinate or communicate with each other, and even people who do get tests have to wait so long for the response that the signal is useless.

    Trump presented this state of affairs as if it was good. “We’ve come up with so many different kind of tests,” he boasted. “The only thing we have now is some people have to wait longer than we’d like them to.”

    7. The only problem with his Tulsa death rally was too few people attended
    Less than $5 a month for unlimited access to Intelligencer and everything else New YorkLEARN MORE »
    Swan asked Trump why he would hold a huge maskless indoor rally during a pandemic. Trump’s reply, incredibly, was to boast about the size of the crowd and insist it was twice as large as news reports (and photos) indicated:

    We had a 19,000 seat stadium. First of all, we had 12,00 people, not 6,000, which you reported. But, you couldn’t even get in. It was like an armed camp — 120 Black Lives Matter people there, and Tulsa …

    When Swan tried to clarify and ask why he felt it was wise to hold such a rally during a pandemic, Trump explained, “That area was a very good area at the time. It was an area that was pretty much over … Oklahoma was doing very well as a state.” And then he held a large concentrated indoor event with lots of cheering and shouting, after which the virus seemed to have spread. Who could have known?

    6. “The manuals” say you shouldn’t test too much
    Trump has repeatedly said he doesn’t like coronavirus testing because it shows how many cases you have, which makes him look bad. This time he attributed this position to undefined manuals and books.

    Trump: There are those that say, you can test too much. You do know that.

    Swan: Who says that?

    Trump: Oh, just read the manuals. Read the books.

    Swan: Manuals? What manuals?

    Trump: Read the books. Read the books.

    Swan: What books?

    Trump changed the topic rather than explain.

    5. The virus cannot be contained any better than it is now
    On several occasions, Trump replied to questions about the coronavirus response by insisting the U.S. is containing the virus as well as it possibly could. When Swan points out that 1,000 Americans are now dying per day, Trump replies, “They are dying. That’s true. And you have — it is what it is. But that doesn’t mean we aren’t doing everything we can. It’s under control as much as you can control it.”

    At another point, he conceded, “They are dying. That’s true. And it is what it is.”

    When Swan asks about the long delay between testing and results — a delay that renders the tests all but useless — Trump again shrugs, saying, “It’s three or four or five days, there’s nothing you can do about that.”

    4. Defending Putin’s bounties on U.S. soldiers
    This was the first clip Axios released from the interview. In it, Trump denied that Russia is paying bounties to the Taliban to kill American troops, denied that reports of the bounties were in his intelligence briefing (they were), defended Russia for arming the Taliban, and admitted he didn’t even bring the issue up in his last phone call with Vlad.

    On its own, the clip seemed crazy, but in the context of the surrounding interview, it was almost sober.

    3. Ghislaine Maxwell might be innocent?
    Trump has previously expressed his well-wishes for Jeffrey Epstein accomplice Ghislaine Maxwell. “Mr. President, Ghislaine Maxwell has been arrested on allegations of child-sex trafficking,” he asked.

    “You don’t know that,” replied Trump. Swan noted that we do in fact know that Maxwell has been arrested.

    Trump then explained she was in jail: “Good luck. Let them prove that somebody is guilty.” It is weird for President Lock Her Up to give an obviously guilty sex trafficker the benefit of the doubt.

    2. Nonsense chart exchange
    Trump is attempting to obscure the fact that the U.S. currently has a much worse outbreak than almost any peer country. The method of obfuscation he is trying to use — most likely, that his aides have prepped for him — is to cite the raw numbers of tests performed and the death rate of patients who have coronavirus. This allows him to avoid the fact that the U.S. has far-higher rates of both coronavirus infections and deaths.

    Unfortunately for Trump, he cannot remember his lines, and so he simply hands over the charts that have been given him without coherently explaining what they’re supposed to mean. “Well, right here, the United States is lowest in numerous categories. We’re lower than the world. We’re lower than Europe.”

    Swan looks at the chart and realizes Trump has given him the proportion of patients who die who already have the coronavirus. That number, of course, means very little. The problem is not that the coronavirus kills more people who have it here than who have it elsewhere. The problem is that way more people have it here.

    When Swan points out that he is citing the percentage of people who die as a proportion of the public, not the proportion who die as a share of patients, Trump seems not to understand what he is even saying. “You have to go by — you have to go by — here, look. Here is the United States. You have to go by the cases.”

    He looks like an addled used-car salesman trying to upsell a customer on Tru-Coat, but he can’t remember what it’s called, so he keeps saying “it’s for your car.”

    1. The Civil Rights Act hasn’t worked out very well
    Swan: Lyndon Johnson! He passed the Civil Rights Act.

    Trump: Ask, ask: how has it worked out? If you take a look at what Lyndon Johnson did. How has it worked out?

    Swan: You think the Civil Rights Act was a mistake?

    Trump changed the subject back to his administration and the fact that black unemployment was low. (Before it became very high.)

    Even the most racist Republicans at least give lip service to supporting the Civil Rights Act. The standard racist demagogic move is to imply that the civil-rights movement turned bad after ending de jure segregation. Claiming it was a mistake to end segregation is not a popular or clever idea.

  8. #268
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Bài dưới đây là đưa ra một cách giải thích về hiện tượng "Cuồng" chưa từng có trong lịch sử của người Việt đối với một Lãnh tụ không có một tí kinh nghiệm chính trị, sư tổ nói láo và tung tin đồn nhảm, vô địch sáng nắng chiều mưa tiền hậu bất nhất (mà nhiều người còn gọi là "nhổ ra liếm lại"), sư phụ của tất cả các lang băm trên toàn thế giới.


    MỘT CUỘC “LÊN ĐỒNG TẬP THỂ”

    Chưa bao giờ mà một tổng thống Mỹ lại có thể làm người Việt chia rẽ đến thế. Cũng chưa bao giờ mà người Việt mạt sát nhau thậm tệ vì một người xa lạ đến như vậy. Nhiều người thân, bạn bè đã từ mặt nhau vì Donald Trump. Lạ kỳ nhất là chỉ còn hơn 3 tháng nữa là Donald Trump hết nhiệm kỳ và những gì Trump làm được đã quá rõ nhưng “tình cảm” của người Việt “thích Trump” vẫn không hề thay đổi.

    Rất nhiều bài viết tâm huyết, phân tích cụ thể về con người Trump và những việc Trump đã làm của các tác giả người Việt nói riêng và các nhân vật nổi tiếng ngay trong chính trường Mỹ nói chung như các tướng lĩnh và chính trị gia Mỹ, hay mới nhất là hai cuốn sách của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia và bà Mary Trump, tiến sĩ tâm lý, cháu gái Donald Trump… đều không thể thay đổi thái độ của những người thích Trump. Vậy nên lý giải hiện tượng này như thế nào ? Theo tôi thì trường hợp đặc biệt này không thể giải thích bằng lý lẽ vì mọi lý lẽ đều vô ích. Chỉ có thể giải mã hiện tượng Donald Trump bằng cảm xúc. Có thể gọi đó là một cuộc lên đồng tập thể.

    Thế nào là “lên đồng” ? Hiểu đơn giản thì lên đồng là những hành động, lời nói được thực hiện trong một trạng thái mất ý thức tạm thời do/bị một thế lực khác điều khiển, ví dụ một vị thần, thánh nào đó. Người lên đồng rơi vào tình trạng biến đổi ý thức do tự ám thị. Tình trạng này không kéo dài mà chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.


    Người Việt đang lên đồng vì Donald Trump.

    Có hai lý do khiến người Việt Nam “thích Trump” một cách vô điều kiện (lên đồng tập thể) đó là sự thiếu kiến thức về chính trị và không coi trọng các giá trị đạo đức.

    Nhiều người Việt Nam có bằng cấp rất cao trong các lĩnh vực khác nhau nhưng điều đó không có nghĩa là họ có kiến thức về chính trị. Trí thức khoa bảng và trí thức chính trị hoàn toàn khác nhau. Chính trị là kiến thức tổng hợp của các loại kiến thức, là chuyên môn tổng hợp của các loại chuyên môn. Không có trường học nào dạy về chính trị vì đó là môn không thể dạy. Kiến thức chính trị chỉ có thể học ở trong một môi trường duy nhất là các tổ chức chính trị. Tổ chức đó phải được hướng dẫn bởi một nhà tư tưởng chính trị uyên bác và có viễn kiến.

    Lịch sử Việt Nam chưa từng xuất hiện tầng lớp trí thức chính trị và các nhà tư tưởng chính trị lại càng không. Các trí thức đã xác nhận điều đó qua bài viết của Quốc Phương trên BBC : “Không đánh thức và dẫn đường thì không phải là trí thức“ (*). Di sản văn hóa Khổng giáo khiến Việt Nam không có tầng lớp trí thức chính trị chính vì thế cho đến tận bây giờ trí thức Việt Nam vẫn không có ý định dấn thân chính trị và nếu có cũng không biết đấu tranh chính trị là thế nào.

    Donald Trump là một tổng thống dân túy. Cộng sản và phát xít cũng là dân túy. Đặc điểm chung của chủ nghĩa dân túy là :

    – Lợi dụng những người ít học, thuộc tầng lớp thấp, ít thông tin và thiếu hiểu biết. Khai thác các bất mãn và mâu thuẫn chính đáng của những người bị thua thiệt để dành quyền lực.

    – Tranh thủ và lôi kéo những người không theo kịp đà tiến hóa của xã hội, bị bỏ rơi, tiếc nuối quá khứ bằng cách hứa hẹn đưa họ quay lại thời gian tươi đẹp đã từng có. Khẩu hiệu tranh cử của Donald Trump là “Make America Great Again”, tức là quay trở lại quá khứ.

    – Cổ vũ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, co cụm lại trong biên giới quốc gia hay trong giai cấp của mình. Khai thác sự bất dung, chống lại tất cả những người không thuộc về giai cấp mình, quốc gia mình thay vì mở rộng vòng tay để kết bạn và hợp tác với thế giới. Tóm lại là chống đối tất cả những gì khác với mình (như chủ nghĩa cộng sản).

    Những người Mỹ da trắng ủng hộ Donald Trump cuồng nhiệt đều là thành phần ít học, nuối tiếc quá khứ và cảm thấy bị xã hội bỏ rơi. Theo một tổng kết tại Mỹ năm 2018 thì người Việt Nam không học giỏi như chúng ta tưởng. Chỉ có 26% người Việt tại Mỹ tốt nghiệp đại học, thấp nhất trong các nước châu Á. Philippines là 47% và đứng đầu là Ấn Độ với 70%. Tỉ lệ đó trái ngược hoàn toàn với sự ủng hộ dành cho Donald Trump. Việt Nam đứng đầu bảng với 64% trong khi quốc gia đồng minh thân thiết của Mỹ là Nhật thì chỉ có 14% ủng hộ Donald Trump và Hàn Quốc là 32%.


    Bảng tổng kết học vấn của người Việt Nam tại Mỹ và tỉ lệ ủng hộ Donald Trump.

    Tỉ lệ ủng hộ Donald Trump tại các nước Châu Âu rất kinh hoàng. Cuộc khảo sát do tổ chức phi lợi nhuận Korber-Stiftung công bố gần đây cho thấy chỉ có 2% dân Pháp xem Donald Trump là lãnh đạo thế giới. 10% dân Đức cho rằng Mỹ là đối tác quan trọng. Tỉ lệ đó ở Anh quốc là 13%. Tuần báo Irish Times hồi tháng 4/2020 viết trong một bài bình luận rằng : “Hơn hai thập kỷ qua, Mỹ đã làm dấy lên vô vàn cảm xúc cho toàn thế giới, bao gồm cả yêu mến và thù hận, sợ hãi và hy vọng, ghen tỵ và khinh miệt, dè chừng và phẫn nộ. Tuy nhiên, có một cảm xúc đối với Mỹ chưa từng xuất hiện cho tới bây giờ, đó là thương hại”.

    Không có kiến thức về chính trị nên trí thức Việt Nam không biết gì về chính trị. Họ vẫn cho rằng làm chính trị là tìm kiếm thành công cá nhân và tranh đấu theo kiểu nhân sĩ. Họ không hiểu mối liên quan mật thiết giữa chính trị và đạo đức vì thực ra chúng chỉ là một. Đạo đức là chính trị trên quy mô cá nhân trong khi chính trị là đạo đức trên quy mô quốc gia. Những người thiếu đạo đức cần phải bị loại bỏ ngay tức khắc và không nể nang khỏi mọi hoạt động liên quan đến chính trị. Điều này là giản dị và đương nhiên với thế giới văn minh nhưng với người Việt Nam thì đó là chuyện lạ. Với người Việt, chính trị là phải thủ đoạn. Cứu cánh có thể biện minh cho phương tiện. Đó cũng là lý do giải thích cho việc Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại và cai trị suốt 75 năm qua dù họ vấp hết sai lầm này đến sai lầm khác.

    Những người thích Donald Trump vẫn biết và đồng ý rằng Trump đạo đức kém, nhưng không sao, miễn làm được việc là được. Khổ nỗi những người không có đạo đức thì không thể làm được bất cứ điều gì tốt đẹp, cho bất cứ ai. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”. Nếu cho rằng xấu-tốt không quan trọng thì việc gì chúng ta phải dạy dỗ con cái những điều tốt đẹp, nhân nghĩa, tử tế ? Chính vì không coi trọng vấn đề đạo đức đối với những người làm chính trị nên Việt Nam vẫn mãi đắm chìm trong độc tài và nghèo khó. Một ông vua, người có quyền quyết định số phận của cả dân tộc với một tên tướng cướp đều giống nhau nên ông bà ta mới có câu “được làm vua thua làm giặc” hay “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Tuy nhiên dù ông vua và tướng cướp giống nhau về bản chất nhưng thái độ của người Việt Nam đối với họ lại khác nhau. Một bên thì quị lụy và đội lên đầu, một bên là khinh bỉ và xa lánh.

    Thiếu đạo đức và kiến thức nên người Việt Nam dù chẳng hơn ai nhưng lại có tâm lý kỳ thị chủng tộc. Đây cũng là di sản của lịch sử. Hết Trịnh-Nguyễn phân tranh rồi bị thực dân đô hộ và mới nhất là cuộc chiến Quốc-Cộng 1954-1975. Không ít người Việt Nam kỳ thị tất cả những gì khác với mình, từ vùng miền đến tôn giáo. Trump đã “giải phóng” tâm lý kỳ thị chất chứa và bị đè nén lâu ngày trong lòng nhiều người Việt. Đây là điều rất nguy hiểm.

    Thiếu đạo đức nên những người Việt thích Donald Trump không có thái độ tương kính trong lúc tranh luận. Họ mạt sát tất cả những người trái ý kiến với họ. Ngay cả với ông Nguyễn Gia Kiểng cũng vậy. Bất chấp việc ông là một người lớn tuổi, một trí thức uyên bác, một nhà tư tưởng chính trị đầu tiên của Việt Nam…Họ chụp mũ và chửi bới một cách vô lối. Vì sao ông Nguyễn Gia Kiểng chấp nhận chuyện đó ? Quá dễ để ông và Tập Hợp im lặng hay hùa theo quần chúng. Tuy nhiên ông luôn cho rằng bổn phận của trí thức là hướng dẫn quần chúng chứ không phải chạy theo quần chúng. Tập Hợp không bao giờ mị dân. Chúng tôi sẵn sàng chịu mọi búa rìu của dư luận để thức tỉnh quần chúng : “Mất lòng trước, được lòng sau”. Ông Kiểng chấp nhận bị mạt sát để khai sáng cho đồng bào mình, ông hiểu việc mình làm. Sự cao cả của ông là ở chỗ đó. Những kẻ nặng lời với ông rồi sẽ hối hận nếu họ còn có lương tâm.

    Sau năm 1975 những người Việt Nam may mắn đào thoát ra hải ngoại đều bị một cú sốc quá lớn, ngoài tầm hiểu biết của họ nên đã lên đồng tập thể bằng cách chắt góp từng đồng bạc kiếm được trong khó nhọc để ủng hộ kháng chiến quân (Mặt trận Hoàng Cơ Minh) về “quang phục lại quê hương”. Ông Nguyễn Gia Kiểng vì phản đối giải pháp vũ trang, kêu gọi đấu tranh Bất bạo động và Hòa giải dân tộc nên đã bị đâm trọng thương tại Hà Lan bởi những người Việt Nam quá khích. Hôm nay còn ai nhắc đến đấu tranh vũ trang và mấy ai còn phản đối chuyện Hòa giải dân tộc để người Việt tiếp tục cùng chung sống với nhau ? Hầu như là không có.

    Giờ đây, sau 45 năm thất vọng và tuyệt vọng vì chế độ cộng sản vẫn lù lù ra đó mà không ai biết phải làm gì nên người Việt lại lên đồng một lần nữa, qua sự xúc tác của một vị thánh là Donald Trump. Những lời lẽ đao to búa lớn của một diễn viên nhiều kinh nghiệm đã đánh trúng tâm lý người Việt và thôi miên họ. Họ tin rằng Trump sẽ đánh gục Trung Quốc rồi nhờ thế mà chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ theo. Không ít người vẫn mơ quay về chế độ Việt Nam Cộng Hòa và thậm chí có những trí thức còn cố gắng vận động để Hiệp định Paris được thực thi. Họ là những con người tuyệt vọng và bất lực. Lên đồng là giải pháp duy nhất để giải tỏa tâm lý cho họ.

    Tập Hợp là tổ chức chính trị có tham vọng thay đổi dòng lịch sử Việt Nam, chúng tôi phải tỉnh táo và nhất là không thể im lặng hoặc giả vờ lên đồng tập thể cùng với những người thích Trump. Rất may mắn cho chúng tôi là vẫn có 1/3 người Việt tại Mỹ cùng đồng hành. Nhiều người, nhất là các bạn trẻ trong số họ đã mạnh mẽ và dứt khoát bảo vệ chính kiến của mình đối với Donald Trump. Họ dùng lý lẽ để nhìn nhận và đánh giá vấn đề của nước Mỹ và Donald Trump. Họ ôn hòa, không chửi bới và chụp mũ, không sản xuất và lưu truyền tin giả. Những thành phần tiến bộ này đang tìm đến nhau và cùng nhau lên tiếng bảo vệ lẽ phải. Dù họ không ồn ào và vẫn đang là thiểu số nhưng vì họ đứng về lẽ phải, bằng lý trí chứ không phải là cảm xúc nhất thời nên họ sẽ ngày càng mạnh lên và sẽ thuyết phục được đám đông đang phân vân.

    Hiện tượng Donald Trump sẽ sớm kết thúc và sự lên đồng của những người thích Trump cũng phải chấm dứt. Trump sẽ phải trả giá cho việc tham gia vào chính trị mà không biết gì và không có kiến thức gì về chính trị. Phải làm gì sau khi Donald Trump ra đi ? Cần thay đổi những gì để những người thích Trump trở lại trạng thái bình thường ? Có lẽ cần một thời gian để trấn tĩnh và sau đó là cần mở rộng vòng tay, tấm lòng và tâm hồn mình để hướng về tương lai. Mạnh mẽ để đón nhận mọi sự thay đổi vì bánh xe lịch sử luôn tiến về phía trước. Tự tin để chinh phục tương lai thay vì co cụm lại trong chủ nghĩa dân túy hẹp hòi, quá khích, bất dung. Nên phát huy tinh thần bác ái của các tôn giáo như sự vị tha, bao dung, cởi mở. Phải xem khoan dung và hòa giải như là một giá trị tinh thần nền tảng để người Việt Nam có thể chung sống với nhau lâu dài.

    Mong muốn lớn nhất của Tập Hợp là sau này người Việt Nam sẽ có một thái độ đúng đắn với kiến thức chính trị. Phải đề cao các giá trị đạo đức đối với những người làm chính trị. Phải xem đó là yếu tố bắt buộc và quan trọng nhất.

  9. #269
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    New Zealand là một nước thành công trong việc chống đại dịch Covid-19.

    Ngoài yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, người ta đã đánh giá nguyên nhân của sự thành công là “Khả năng lãnh đạo chính trị tốt và khoa học tiên tiến tạo nên sự khác biệt” như trong bài viết bên dưới. New Zealand đã có một nữ lãnh đạo rất cương quyết và toàn dân đã có ý thức cao trong việc phòng chống dịch, không đặt quyền tự do cá nhân lên trên quyền lợi tập thể.

    Còn Mỹ thì sao? Khoa học tiên tiến thì Mỹ có thừa. Nhưng Mỹ đang được lãnh đạo bởi một lãnh tụ XHCN (Xạo Hết Chỗ Nói), chỉ có kinh nghiệm thương trường (với 6 lần phá sản ha ha) và làm MC truyền hình, còn kinh nghiệm về chính trường là ZERO. Sáu tháng trời mà ngài lãnh tụ "Thiên Tài Ổn Định" tự phong vẫn đang làm dân Mẽo cãi nhau với lợi ích của việc đeo khẩu trang, thì việc ngài đang đưa dân Mỹ Xuống Huyệt Cả Nút là việc không phải bàn cãi nhiều

    ĐIỂM SÁNG HIẾM HOI NEW ZEALAND: 100 NGÀY 'SẠCH' COVID-19


    Biển thông báo mở cửa trở lại của một quán bar sau thời gian đóng cửa do dịch COVID-19 ở Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
    Ngày 9/8, New Zealand bước sang ngày thứ 100 không ghi nhận ca lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong cộng đồng. Đây là một điểm sáng hiếm hoi trên thế giới trong khi nhiều nước đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai, thứ ba, thậm chí chưa kiểm soát được làn sóng lây nhiễm thứ nhất.

    Hiện cuộc sống gần như đã trở lại bình thường với 5 triệu dân tại New Zealand. Giờ đây, người dân đảo quốc Nam Thái Bình Dương có thể đến các quán bar, nhà hàng hoặc tham gia các sự kiện thể thao và văn hóa. Tuy nhiên, nhà chức trách New Zealand duy trì kiểm soát biên giới chặt chẽ và tất cả những người nhập cảnh nước này phải cách ly 14 ngày.

    Đến nay, New Zealand ghi nhận tổng cộng hơn 1.500 ca mắc COVID-19 và 22 ca tử vong kể từ khi thông báo ca mắc đầu tiên ngày 28/2 vừa qua. Ca lây nhiễm trong cộng đồng gần đây nhất được xác nhận tại nước này vào ngày 1/5. Trong hơn 3 tháng qua, New Zealand chỉ ghi nhận những ca mắc mới là những người trở về nước và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Trước đó, Chính phủ New Zealand đã sớm triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngay cả khi chưa xác nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên, New Zealand nhanh chóng thông báo áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với các du khách đến từ một số nước bùng phát dịch như Trung Quốc đại lục, Iran... để phòng virus lây lan.

    New Zealand cũng quyết định không miễn trừ áp dụng hạn chế nhập cảnh nước này đối với các sinh viên nước ngoài đến từ Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế David Clark cũng chỉ thị tăng cường sự hiện diện của các nhân viên y tế tại các sân bay tại New Zealand để kiểm tra sức khỏe của các hành khách trên các chuyến bay thẳng từ Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan tới nước này. New Zealand yêu cầu mọi công dân nhập cảnh nước này từ ngày 15/3 (giờ địa phương) phải tự cách ly trong 14 ngày để ngăn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Cuối tháng 3 vừa qua, khi có 100 người tại New Zealand có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nước này đã áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, giúp cắt đứt chuỗi lây nhiễm.

    Ngày 21/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này hiện ở cấp độ báo động 2 trong hệ thống cảnh báo mới triển khai nhằm ứng phó với dịch COVID-19. Theo đó, chính phủ yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, tăng cường các biện pháp kiểm tra biên giới, hủy bỏ các sự kiện, cũng như những chuyến đi không cần thiết, trong khi những người trên 70 tuổi được yêu cầu ở nhà càng nhiều càng tốt.

    Ngày 25/3, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại nước này. Lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước New Zealand kéo dài 4 tuần có hiệu lực từ ngày 26/3.

    Nhờ đó, đến đầu tháng 4, tình hình dịch bệnh đã có dấu hiệu cải thiện với số ca mắc mới trong ngày giảm dần. Các lệnh phong tỏa toàn quốc và khẩn cấp quốc gia sau đó được gia hạn một vài lần nhằm chặn đứng dịch bệnh.

    Thủ tướng Ardern ngày 27/4 tuyên bố nước này đã ngăn chặn thành công tình trạng lây lan rộng của dịch COVID-19 trong cộng đồng và bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa từ đêm 27/4. Ngày 4/5, giới chức y tế New Zealand thông báo nước này lần đầu tiên không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 nào kể từ ngày 16/3.

    Sau đó, New Zealand áp dụng chính sách nới lỏng hạn chế một cách hết sức thận trọng. Tuy một số hoạt động kinh tế đã được phép vận hành trở lại, nhưng một số biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội vẫn được duy trì với việc hàng triệu công dân New Zealand tiếp tục làm việc và học tập từ nhà.

    New Zealand cũng từng để ngỏ khả năng cho phép đi lại giữa nước này với các bang và vùng lãnh thổ riêng biệt của quốc gia láng giềng Australia, nhưng với điều kiện các hạn chế đi lại giữa các bang của Australia được thực thi nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh tại bang Victoria của Australia, Chính phủ New Zealand tuyên bố kế hoạch đi lại “nội khối” giữa New Zealand và Australia sẽ bị hoãn ít nhất vài tháng.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá New Zealand là hình mẫu chống dịch nhờ thành công trong công tác ngăn chặn các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Lý giải về thành công của New Zealand, Giáo sư Michael Baker, nhà nghiên cứu dịch bệnh tại Đại học Otago, nhấn mạnh: “Khả năng lãnh đạo chính trị tốt và khoa học tiên tiến tạo nên sự khác biệt”. Theo ông, nhiều nước trên thế giới đã làm tốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19 thường cũng nhờ sự kết hợp này. Ngay từ đầu, New Zealand đã theo đuổi chính sách quyết liệt nhằm “xóa sổ” virus SARS-CoV-2 hơn là chỉ ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh.

    Giáo sư Baker cũng cho rằng một số nước phương Tây mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc ngăn chặn mối đe dọa này. Theo chuyên gia Baker, nhiều nhà lãnh đạo đã nhận thấy sai lầm khi lựa chọn mục tiêu cứu người hay cứu nền kinh tế, trong khi thực tế nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh nhất khi có tâm lý chắc chắn về những vấn đề như dịch bệnh.

    Thực tế, với thành công trong phòng chống dịch COVID-19, tình hình kinh tế New Zealand khả quan hơn nhiều người dự báo. Nước này đã duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở mức chỉ 4%, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý đầu năm giảm 1,6%. Để giải cứu nền kinh tế, Wellington đã bơm 62 tỷ NZD (tương đương 40 tỷ USD) vực dậy nhu cầu trong nước và đảm bảo việc làm cho người lao động.

    Giới chuyên gia cũng đánh giá cao khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Ardern. Trong thời gian phong tỏa toàn quốc, bà Ardern thường trấn an các quan chức và người dân bằng các cuộc họp báo hằng ngày và thông điệp mạnh mẽ: “Go hard and go early” (tạm dịch: Càng mạnh tay chống virus, càng sớm đẩy lùi dịch bệnh). Bên cạnh đó, việc sử dụng ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh có tên là "NZ COVID Tracer" nhằm truy dấu các trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đã phát huy hiệu quả rõ rệt, cho phép người dùng có thể tự báo cáo khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 để được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

    Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế cảnh báo không nên chủ quan trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai. Quan chức cấp cao Bộ Y tế Ashley Bloomfield nhấn mạnh: “100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng là một dấu mốc quan trọng, tuy nhiên, chúng ta không nên tự mãn”.


    Thế giới sắp cán mốc 20 triệu ca Covid-19: Nhiều điểm nóng phức tạp
    Kinh nghiệm cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhanh chóng bùng phát trở lại, như nước láng giềng Australia tưởng chừng đã kiểm soát được dịch bệnh. Do đó, ông Bloomfield lưu ý chính phủ và người dân New Zealand cần sẵn sàng nhanh chóng dập dịch nếu phát hiện bất cứ ca mắc mới nào. Trong khi cảnh báo nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai, Chính phủ New Zealand hối thúc các gia đình tiếp tục duy trì các trang thiết bị và đồ bảo hộ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có khẩu trang.

    Với 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, New Zealand đang được đánh giá là một trong những địa điểm an toàn nhất trên thế giới về COVID-19. Tuy nhiên, như giới chức New Zealand từng tuyên bố, ngay cả khi có thể công bố hết dịch, thì điều này chỉ có ý nghĩa tượng trưng và không có nghĩa là chính phủ sẽ ngừng các nỗ lực ngăn chặn các trường hợp nhiễm bệnh mới.

    Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn hết sức phức tạp, phương châm chống dịch quyết liệt này của chính phủ quốc gia châu Đại Dương này có thể coi là bài học quý cho các nước trong cuộc chiến ngăn chặn "vòi bạch tuộc" của virus SARS-CoV-2.

  10. #270
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    “Chó sủa thì không cắn”.

    Đúng vậy. Nhưng biết sủa to và hung hăng trong thời của mạng xã hội vẫn khá là nguy hiểm vì nó dễ dàng kích động cả bầy đàn điên cuồng sủa theo.

    Gần 4 năm rồi mà Ngài vẫn chưa “xực” được Obama miếng nào nên có vẻ càng lồng lộn lên.

    Thôi thì "chó sủa mặc chó, đoàn người vẫn cứ đi".


    NGƯỜI ỦNG HỘ TRUMP HÔ VANG: “HÃY NHỐT GIAM OBAMA LẠI”



    Tổng thống Trump một lần nữa cáo buộc Barack Obama theo dõi chiến dịch năm 2016 của ông trong một cuộc vận động ở Henderson, bang Nevada, vào đêm Chủ nhật – khiến đám đông hô vang “Hãy nhốt giam Obama lại”.

    “Không ai nói những gì họ nói, họ bịa ra một câu chuyện giả mạo rồi đăng dưới dạng quảng cáo trên một tạp chí hạng ba, vốn rất thân thiết với Obama”, Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 13/9 phát biểu trước đám đông khi đề cập đến bài báo tố ông miệt thị lính Mỹ tử trận được đăng trên tạp chí Atlantic.

    Trong khi đám đông reo hò cổ vũ Tổng thống, Trump chĩa mũi dùi vào người tiền nhiệm Barack Obama. “Tiện đây, ai là kẻ đã bị bắt quả tang do thám chiến dịch của tôi”, Trump nói khi tiếng hô hào của đám đông càng to hơn

    “Ông ta đã bị bắt quả tang. Bị chúng ta bắt tại trận. Giờ hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra”, Tổng thống Mỹ tuyên bố, đề cập đến Obama. Đáp lại Trump, những người dự cuộc vận động đồng thanh hô to “Nhốt ông ta lại”.

    Mặc dù thiếu bằng chứng, Trump vẫn thường tuyên bố Obama và Biden chịu trách nhiệm về cuộc điều tra chiến dịch tranh cử của ông, dẫn đến 34 cáo trạng, 7 lần nhận tội và 5 người bị kết án tù.

    Vào tháng 5, Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết ông nghi ngờ cuộc điều tra về nguồn gốc của cuộc điều tra Mueller sẽ dẫn đến một cuộc điều tra hình sự chống lại Obama hoặc Biden.

    “Đối với Obama và Biden, cho dù mức độ can dự của họ như thế nào, dựa trên thông tin tôi có ngày hôm nay, tôi không mong đợi cuộc điều tra của ông Durham sẽ dẫn đến một cuộc điều tra hình sự đối với một trong hai người,” Barr nói .

    Các cử tri ủng hộ Trump cũng từng hô “Giam bà ấy lại”, đề cập tới ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2016, sau khi Trump cáo buộc bà vi hiến, liên quan bê bối Clinton sử dụng máy chủ cá nhân để gửi email khi còn là ngoại trưởng Mỹ.

    Cuộc tập hợp hôm Chủ nhật ở Henderson được tổ chức bên trong một cơ sở sản xuất, thách thức thống đốc Nevada, vì nó vi phạm quy định của tiểu bang giới hạn các cuộc tụ tập ở 50 người. Trước sự kiện này, Thành phố Henderson đã đưa ra một lá thưvà cảnh báo bằngngười tổ chức sự kiện rằng sự kiện theo kế hoạch sẽ vi phạm trực tiếp các chỉ thị khẩn cấp của Thống đốc Covid-19. Thống đốc Nevada Steve Sisolak, một đảng viên Đảng Dân chủ, cho biết Trump đã “thực hiện những hành động liều lĩnh và ích kỷ đang khiến vô số sinh mạng ở Nevada gặp nguy hiểm”.

Trang 27 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 172526272829 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •