Trang 26 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 162425262728 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 251 đến 260 / 322

Chủ đề: Múa gậy vườn hoang

  1. #251
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  2. #252
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  3. #253
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Tưởng có mình em chửi hắn là “sáng nắng chiều mưa”, ai ngờ cả thế giới cũng chửi y như vậy, ha ha

    TRUMP 'SÁNG NẮNG CHIỀU MƯA' VỚI TRUNG QUỐC
    Trong hơn ba năm rưỡi ở Nhà Trắng, Trump khiến nhiều trợ lý bối rối khi liên tục có những chính sách trái ngược đối với Trung Quốc.

    Ngay trong năm đầu tiên nhiệm kỳ, Tổng thống Donald Trump có chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh, nơi ông đã trò chuyện vui vẻ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tử Cấm Thành và ca ngợi mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa hai lãnh đạo. Nhưng một năm sau, Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đồng thời quyết không chấp thuận thỏa thuận mà ông cho là không có lợi cho nước Mỹ.

    Thỏa thuận thương mại "mang tính lịch sử" Mỹ - Trung giờ vẫn bỏ ngỏ và khó có thể đạt được trước khi Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên ở Nhà Trắng, đặc biệt khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng lao dốc trên nhiều vấn đề, như Covid-19, Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông. Chính phủ của Trump có rất nhiều người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh và Ngoại trưởng Pompeo liên tục có những cuộc "khẩu chiến" gay gắt với truyền thông Trung Quốc.

    Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng một chiến lược nhất quán để đối phó với Bắc Kinh, trong đó trở ngại lớn nhất đến từ chính Tổng thống Trump, người luôn thể hiện thái độ "sáng nắng chiều mưa" với Trung Quốc. Ngay cả khi đã ký ban hành luật tước bỏ trạng thái thương mại đặc biệt với Hong Kong tuần này, Trump được cho là vẫn né tránh áp lệnh trừng phạt đối với quan chức chịu trách nhiệm thực thi luật an ninh ở đặc khu, theo Bloomberg.

    Điều này phản ánh sự mâu thuẫn của chính Trump trong chính sách với Trung Quốc, theo James Griffiths, bình luận viên của CNN.


    Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi năm 2017. Ảnh: AFP.

    Theo cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, thời điểm Washington tăng cường chỉ trích Bắc Kinh về cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Tổng thống Trump lại thể hiện sự ủng hộ với ông Tập trong việc xây dựng các trại tập trung ở Tân Cương.

    Theo nhiều nguồn tin chia sẻ với CNN, năm ngoái, Trump từng cam kết với ông Tập rằng ông sẽ "giữ im lặng" về phong trào đòi dân chủ ở Hong Kong khi các cuộc đàm phán thương mại đang được tiến hành. Nhà Trắng khi đó lo ngại động thái chỉ trích lập trường của Bắc Kinh có nguy cơ làm đổ vỡ thỏa thuận thương mại mà Trump rất kỳ vọng.

    Trong suốt cuộc chiến thương mại, Trump thường xuyên hứa hẹn về một thỏa thuận "chưa từng có", giúp mở cánh cửa Trung Quốc với nhiều công ty Mỹ, đồng thời cân bằng mối quan hệ theo hướng có lợi cho Mỹ. Khi ký thỏa thuận giai đoạn một, Trump mô tả nó "sửa chữa sai lầm trong quá khứ và mang tới tương lai công bằng và đảm bảo về kinh tế cho các gia đình, công nhân và nông dân Mỹ". Tuy nhiên, thỏa thuận này hiện bị đình trệ do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

    Trump hôm 14/7 cho biết đã ký ban hành Đạo luật Tự trị Hong Kong, được quốc hội thông qua hồi đầu tháng, theo đó tước trạng thái thương mại đặc biệt với Mỹ của thành phố này. Chính quyền Trump cho rằng việc Bắc Kinh áp luật an ninh mới khiến Hong Kong không còn đủ quyền tự cao để hưởng ưu đãi này.

    Sau động thái này, Trump khẳng định "không có chính quyền nào cứng rắn với Trung Quốc hơn chính quyền hiện tại".

    "Chúng tôi đã có các biện pháp thuế quan chưa từng có. Chúng tôi chống lại nạn đánh cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc ở mức độ chưa có ai thực hiện được. Chúng tôi cũng ngăn chặn các nhà cung cấp viễn thông và công nghệ không đáng tin cậy của Trung Quốc", Trump khẳng định.

    Trump thêm rằng ông đã thuyết phục nhiều quốc gia không bắt tay với Huawei, như cách Mỹ đã làm, vì cho rằng nó tiềm ẩn rủi ro an ninh. "Đây là mối đe dọa an ninh lớn. Tôi đã khuyên nhiều quốc gia không sử dụng nó. Nếu họ muốn làm ăn với chúng tôi, họ không thể bắt tay với Huawei", ông nói.

    Trump cũng liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc về Covid-19, đại dịch đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 14 triệu người nhiễm và hơn 590.000 người tử vong.

    Cho đến nay, Trump đã thể hiện thái độ khá cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Bloomberg, Trump lại phản đối kế hoạch trừng phạt quan chức hàng đầu của đặc khu Hong Kong và Trung Quốc đại lục, vì lo ngại làm tổn hại quan hệ với Bắc Kinh. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phủ nhận điều này, đồng thời cho biết "Tổng thống có thể áp lệnh trừng phạt bất kỳ lúc nào".

    New York Times hôm 15/7 dẫn 4 nguồn tin giấu tên cho biết lệnh cấm vào Mỹ đối với 92 triệu thành viên đảng Cộng sản Trung Quốc và người thân đang được các quan chức chính quyền Trump xem xét. Lệnh cấm đang ở dạng dự thảo và vẫn có thể bị Trump bác bỏ.

    Tuy nhiên, các động thái cứng rắn của Trump cũng kéo theo hành động trả đũa của Bắc Kinh. Sau khi Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc đàn áp người thiểu số ở Tân Cương, Bắc Kinh đã áp lệnh trừng phạt với một số nghị sĩ Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio.

    Khi thông báo về đạo luật mới với Hong Kong tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, ngày 14/7, Trump chia sẻ "một trong những lý do quan trọng nhất giúp tôi thắng cử là thương mại và mọi thứ liên quan tới thương mại".


    Trump (trái) và Tập Cận Bình tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, năm ngoái. Ảnh: AFP.

    Trump từng công kích Biden vì ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều mà Trump xem là "một trong những thảm họa kinh tế và địa chính trị lớn nhất trong lịch sử thế giới".

    Trump đặt cược hy vọng tái đắc cử vào khả năng cứng rắn với Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề Covid-19, cũng như cáo buộc Biden "thân" Bắc Kinh. Tuy nhiên, ván cược này của Tổng thống Mỹ tiềm ẩn rủi ro lớn khi cuộc khảo sát của Đại học Quinnipiac, ở Connecticut, chỉ ra Biden đang dẫn trước Trump 15 điểm phần trăm.

    Tuy nhiên, Trump cũng cho rằng lập trường về kinh tế là "chìa khóa" giúp ông đắc cử. "Khi Trump luôn muốn giữ hy vọng về thỏa thuận thương mại dù là mong manh nhất, ông sẽ né tránh đường lối cứng rắn với Bắc Kinh theo cách mà các cố vấn mong muốn", bình luận viên Griffiths nhận định.

  4. #254
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934
    Trump NỔ đang ra sức giúp ngài Tập sói già tối đa, nhanh nhất có thể, trong thời gian lão còn được ở trong nhà trắng. Khà khà khà...

    Có tin, Bộ Quốc Phòng Mỹ cung cấp cho Tòa Bạch Ốc vài kế hoạch rút bớt quân Mỹ ở Nam Hàn để lựa chọn, sau khi Tổng Thống Donald Trump yêu cầu Seoul trả tiền nhiều hơn nếu muốn quân đội Mỹ ở lại, báo The Hill cho hay vào Thứ Sáu, 17 Tháng Bảy.

    Một giới chức quân đội Mỹ nói với nhật báo The Wall Street rằng, thời gian qua, Tham Mưu Trưởng Bộ Quốc Phòng xem xét lại lực lượng Mỹ đóng ở Nam Hàn – hiện tại là 28,500 quân.

    Ngoài Nam Hàn, Mỹ cũng đang cân nhắc tái bố trí và giảm quân số Mỹ đóng ở những quốc gia khác.


    Việc chính quyền Tổng Thống Trump dự tính rút bớt quân ở Nam Hàn lập tức vấp phải sự phản đối của các nhà lập pháp trong Quốc Hội Mỹ, như Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse (Cộng Hòa-Nebraska). Ông Sasse nói ai ra quyết định như vậy là “không có trình độ chiến lược.”

    “Không phải chúng ta đặt hệ thống hỏa tiễn ở Nam Hàn là cho chương trình phúc lợi; chúng ta đặt quân đội và vũ khí ở đó là để bảo vệ người dân Mỹ,” ông Sasse ra tuyên bố cho hay. “Mục tiêu của chúng ta là khiến giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc cũng như thằng điên mê bom nguyên tử đang cai trị độc tài người dân Bắc Hàn phải suy nghĩ kỹ nếu muốn gây sự với chúng ta.”


    Những năm gần đây, chính quyền Tổng Thống Trump thường xuyên gây lo ngại cho đồng minh vì những lời đe dọa rút quân Mỹ khỏi các vị trí mang tính chiến lược. Gần đây nhất, vào tháng trước, ông Trump loan báo dự tính rút hàng ngàn lính Mỹ ra khỏi Đức.
    Kế hoạch giảm quân số ở Đức bị các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng phản đối vì cho rằng làm như vậy sẽ suy yếu đồng minh của Mỹ, và làm lợi cho Nga.

  5. #255
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934
    Hậu quả của việc Trump NỔ cãi lời giới chức y tế Mỹ, tính ép dân đi chết tạo "ảo giác" là "hết dịch rồi, bình thường lại rồi", để Trump NỔ dễ kiếm phiếu từ những đứa có đầu mà chỉ có cái hộp sọ, bên trong thiếu vắng não

    Texas chuẩn bị túi đựng xác, xe đông lạnh, do tử vong COVID-19 tăng cao



    Giới hữu trách chính quyền Texas cùng là giám đốc các nhà quàn tại tiểu bang này hiện đang chuẩn bị thêm các túi đựng xác và xe đông lạnh để giữ thi hài, nhằm chuẩn bị đối phó với tình trạng tử vong do COVID-19 trở nên trầm trọng hơn.

    Tính đến hôm Thứ Năm, 16 Tháng Bảy, đã có 3,770 người chết vì COVID-19 tại tiểu bang Texas.

    Cơ quan Điều Hành Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang (FEMA) gửi 14 xe đông lạnh để chứa xác tới Texas trong tuần tới, thêm vào tám xe đã gửi trước đó, để dùng làm nơi quàn tạm thời. Trong khi đó, một số nhà quàn cũng đặt thuê các xe đông lạnh của họ từ các công ty tư nhân, theo bản tin của CNBC hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Bảy.

    Ông Gene Allen, chủ tịch Hiệp Hội Giám Đốc Nhà Quàn Texas, nói: “Các giám đốc mà tôi có dịp nói chuyện trong tuần qua đều cho biết là đang ở mức chứa tối đa hoặc vượt quá mức tối đa, đó là lý do khiến họ phải gọi thêm các xe đông lạnh.”

    Travis County, nơi có thành phố Austin, hiện đang tìm cách thuê thêm ba xe đông lạnh, “để bảo đảm là đủ chỗ chứa xác,” theo lời giới chức liên lạc công chúng Hector Nieto của quận hạt này trong cuộc phỏng vấn.

    Ông Seth Christensen, phát ngôn viên cơ quan điều hành trường hợp khẩn cấp tiểu bang Texas, nói rằng tiểu bang hiện chưa cần có thêm các xe chứa xác, đây chỉ là dự phòng để giúp các chính quyền địa phương trong trường hợp khẩn cấp.

    FEMA gửi 10 xe chứa xác tới Texas vào đầu Tháng Tư, thời điểm mà tiểu bang báo cáo số ca bệnh mới mỗi ngày ở mức dưới 1,000.

    Từ đó đến nay, số ca bệnh đã tăng cao, lên tới con số kỷ lục là 10,791 ca bệnh trong một ngày, hôm Thứ Tư tuần này.

    Số người phải vào bệnh viện điều trị do COVID-19 ở Texas cũng tăng mạnh, lên tới 10,457 hôm Thứ Năm, tăng hơn gấp bốn lần so với con số 2,518 chỉ một tháng trước đây.

    Số người thiệt mạng cũng đang khởi sự tăng cao, trung bình là 93 người chết mỗi ngày, tính đến hôm Thứ Năm tuần này, so với con số trung bình là 20 một ngày, một tháng trước đây, dựa theo các con số của Johns Hopkins University.

    Khu vực ở vùng Nam Texas, gần biên giới Mexico, là nơi có dịch bệnh trầm trọng nhất, với Hildago County hôm Thứ Ba báo cáo có tất cả 150 người chết vì COVID-19, tăng hơn gấp 3 lần kể từ ngày 1 Tháng Bảy.

  6. #256
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  7. #257
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    “Đường nào cũng tới La Mã”. Nhưng ngài chỉ thích đi đường vòng thay vì đi thẳng. Lý do thích đi vòng vì niềm tin vu vơ ngớ ngẩn ngốc nghếch của chính mình bất chấp lời khuyên của các cố vấn giỏi của một quốc gia vĩ đại (từ lâu).

    Ngài đã từng không muốn đeo khẩu trang vì trông nó yếu ớt làm mất vẻ oai phong của tổng tư lệnh, hơn nữa đeo là chấp nhận là sự thật Corona không phải là Hoax của đám Dân chủ. Nhưng cuối cùng thì ngài cũng tuyên bố hùng hồn rằng “Đeo khẩu trang là yêu nước”.

    Ngài cố gắng lạc quan và tỏ ra không tin tình trạng dịch bệnh càng ngày càng tồi tệ của nước Mỹ. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này lẽ ra cần đoàn kết thì ngài không ngừng gây chia rẽ. Lẽ ra cần khích lệ các cố vấn y tế, là các tướng lãnh trong mặt trận chống dịch bệnh thì ngài chửi bới họ. Rồi thì ngài cũng phải thừa nhận đại dịch sẽ tồi tệ hơn “trước khi tốt lên” (ha ha rang vớt vát phần “tốt lên”, bởi đã từng phán không cần sờ mu rùa “tin tôi đi, một ngày nào đó nó sẽ biến mất …”)

    Đừng tin những gì Trump nói hôm nay, mà hãy chờ xem những gì ngài nói ngược lại vào một ngày khác.

    VIRUS CORONA: TRUMP THỪA NHẬN ĐẠI DỊCH SẼ 'TỒI TỆ HƠN TRƯỚC KHI TỐT LÊN'


    Tổng thống Donald Trump cảnh báo đại dịch virus corona tại Mỹ có thể sẽ "tồi tệ hơn trước khi tốt lên", khi ông phục hồi các cuộc họp ngắn về virus với phát biểu giờ đây theo đúng kịch bản hơn.

    Ông Trump cũng yêu cầu tất cả người Mỹ đeo khẩu trang, nói khẩu trang ''hữu hiệu'' trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, và rằng điều đó thể hiện "tinh thần yêu nước".

    Tổng thống, người không đeo khẩu trang trong cuộc họp, trước đây đã chê bai là khẩu trang mất vệ sinh.

    Các trợ lý của ông đã nhiều lần ép ông nên áp dụng một cách tiếp cận ''cân nhắc'' hơn khi số người nhiễm virus corona tăng đột biến trên khắp Hoa Kỳ.

    Các cuộc họp báo hàng ngày của Nhà Trắng về virus kết thúc ngay sau khi ông Trump đề nghị trong tháng Tư, với những nhận xét bừa bãi từ bục giảng rằng, virus có thể được điều trị bằng cách tiêm thuốc khử trùng vào người.

    Trong cuộc họp báo về virus corona tại Nhà Trắng lần đầu tiên trong nhiều tháng hôm thứ Ba, một vị tổng thống trầm ngâm hơn, lặp lại những gì các quan chức y tế công cộng trong lực lượng đặc nhiệm đại dịch nói, khi cảnh báo:

    "Một cái gì đó tôi không thích nói, nhưng tình hình nó là như vậy."

    Ông nói thêm: "Chúng tôi đang yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi không thể giãn cách xã hội, hãy tìm lấy khẩu trang cho mình.''

    "Dù quý vị có thích khẩu trang hay không, chúng có tác động, chúng có tác dụng làm giảm lây lan, và chúng ta cần mọi thứ có thể có được."

    Trong phòng họp, ông Trump - người đã hơn một lần gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc" - lấy khẩu trang từ trong túi ra, nhưng không đeo nó vào.

    Tổng thống đang phải đối mặt với một cuộc đua leo dốc khó khăn để mong tái đắc cử vào tháng 11, đối đầu với ứng cử viên đảng Dân chủ, Joe Biden, người ông dẫn ông khá xa, theo các cuộc thăm dò dư luận.

    Ông Biden hôm thứ Ba cáo buộc ông Trump đã thất bại trong việc xử lý đại dịch. "Ông ấy từ bỏ quý vị, ông ấy từ bỏ đất nước này", cựu phó tổng thống Mỹ phê bình.

    THEO ĐÚNG KỊCH BẢN
    Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ


    Buổi họp báo buổi chiều về virus corona của Donald Trump đã trở lại hôm thứ Ba. Bất kể những gì tổng thống nói trong lần xuất hiện ngắn ngủi này, thực tế đơn giản về sự trở lại của những buổi họp này, nói lên nhiều điều về quá trình ảm đạm mà đại dịch diễn ra ở Mỹ trong ba tháng qua.

    Số người bị nhiễm virus đang gia tăng, đặc biệt là ở phía nam và phía tây, có lẽ trực tiếp nhất là vì kết quả việc chính quyền hỗ trợ các tiểu bang dỡ bỏ phong tỏa hay các biện pháp giảm thiểu trước khi tiêu chuẩn y tế công cộng được đáp ứng.

    Và vì vậy, tổng thống, lần này, theo sát bài diễn văn đã được soạn sẵn, phát biểu một cách u sầu rằng mọi thứ sẽ ''trở nên tồi tệ hơn trước khi tốt lên". Sau khi tấn công một phóng viên đeo khẩu trang là "chính trị", giờ đây chính ông khuyến khích mọi người đeo khăn che mặt.

    Một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ hỗ trợ của công chúng về việc xử lý virus corona của Trump bị sụt giảm mạnh, kéo xuống theo triển vọng tái đắc cử của ông. Nhà Trắng hy vọng việc đưa tổng thống trở lại trước người dân Mỹ sẽ giúp dựng lại niềm tin của họ vào sự lãnh đạo của ông.

    Tuy nhiên, giải pháp thực sự cho tình trạng tiến thoái lưỡng nan của tổng thống sẽ không xảy ra, cho đến khi số người nhiễm virus corona một lần nữa giảm xuống, các bệnh viện trống chỗ, người Mỹ quay lại làm việc, trường học mở cửa trở lại, và cuộc sống trở lại bình thường. Ngày đó dường như vẫn còn rất xa, trong khi ngày bầu cử đang lừng lững đến gần.

    Ông Trump xuất hiện không có các chuyên gia y tế, những người thường phát biểu trong các cuộc họp báo, đứng cạnh. Ông phát biểu ngắn gọn và tập trung, tránh cãi vã với các phóng viên khi họ đưa ra một vài câu hỏi.

    Ông nói tiếp: "Chúng tôi đang yêu cầu người Mỹ sử dụng khẩu trang, áp dụng giãn cách xã hội và giữ gìn vệ sinh - rửa tay mỗi khi có cơ hội, trong khi bảo vệ cho những người có nguy cơ cao.''

    "Chúng tôi đang kêu gọi những người Mỹ trẻ tuổi tránh các quán bar chật cứng và các cuộc tụ tập đông người bên trong nhà. Hãy giữ an toàn và thông minh."

    Ông Trump trước đây không muốn đeo khẩu trang trước giới truyền thông, tuyên bố rằng một số người chỉ đeo khẩu trang như một tuyên bố chính trị chống lại ông. Báo chí gần đây đăng hình ông đeo khẩu trang lần đầu tiên khi đến thăm một bệnh viện quân đội.

    Khi được hỏi hôm thứ Ba về sự thay đổi quan điểm với khẩu trang, tổng thống chỉ ra rằng ngay cả các chuyên gia y tế cũng đã thay đổi suy nghĩ của họ.

    Hồi tháng Ba, cả tiến sĩ Anthony Fauci, một trong những thành viên hàng đầu của lực lượng đặc nhiệm virus corona của tổng thống, và bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ Jerome Adams nói không có lý do gì mọi người ở Mỹ phải đeo khẩu trang.

    Kể từ ít nhất là tháng Tư, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã khuyến nghị người Mỹ nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

    Tiến sĩ Fauci hiện lập luận rằng các nhà chức trách Mỹ nên "mạnh mẽ" hơn trong việc bắt người dân đeo khẩu trang, mặc dù ông Trump đã khước từ kêu gọi là Nhà Trắng ban hành lệnh quốc gia về vấn đề này.

    Trong cuộc họp giao ban, tổng thống tiếp tục khẳng định rằng virus sẽ một ngày nào đó "biến mất".


    Ông Trump cũng tuyên bố sai rằng Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong vì corona thấp hơn so với "hầu hết mọi nơi khác trên thế giới".

    Theo Đại học Johns Hopkins, tỷ lệ tử vong của Hoa Kỳ được xếp hạng thứ 10 trong số 20 quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.

    Hoa Kỳ đã ghi nhận gần 3,9 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và hơn 141.000 tử vong - cao nhất theo khối lượng trên thế giới.

  8. #258
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Công nhận bài phát biểu kêu gọi liên minh chống Trung Quốc này của Pompeo rất hay.

    Nhưng quá trễ, chỉ còn có hơn 3 tháng. Lẽ ra phải làm cách đây hơn 3 năm, trước khi ngài Trump phá tanh bành mối quan hệ đồng minh trên toàn thế giới. Chứ trong lúc tình bạn đã ghẻ lạnh do kiểu cư xử "tiền đâu?" của Trump thì còn ai hưởng ứng.

    Nga là nước đầu tiên đã lên tiếng phản đối:
    http://kinhtedothi.vn/my-keu-goi-don...oi-391007.html

    Người ta nói đây là chiêu trò để ngài ấy đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của tổng tư lệnh trong đại dịch nhằm vớt vát thêm ít phiếu, khi mà thăm dò đang cho thấy đối thủ Biden đang vượt xa mình về mức ủng hộ.

    TOÀN VĂN PHÁT BIỂU KÊU GỌI CHỐNG 'TRUNG QUỐC CHUYÊN CHẾ' CỦA POMPEO

    Ngoại trưởng Mỹ Pompeo mô tả mối đe dọa từ Trung Quốc với nền kinh tế và chính trị Mỹ trong bài phát biểu tại Thư viện Nixon ngày 23/7.

    Thật vinh dự khi được có mặt tại Yorba Linda, nơi sinh ra và lớn lên của cố tổng thống Richard Nixon. Xin cảm ơn những nhân viên và ban điều hành Trung tâm Nixon, những người giúp tổ chức sự kiện ngày hôm nay, vốn diễn ra trong giai đoạn rất khó khăn.

    Chúng tôi cũng rất vinh dự được thấy những người rất đặc biệt có mặt tại sự kiện, gồm Chris Nixon, người tôi quen biết từ lâu. Tôi cũng muốn cảm ơn Tricia Nixon và Julie Nixon Eisenhower vì sự ủng hộ của họ.

    Tôi cũng muốn nhắc tới nhiều người bất đồng chính kiến Trung Quốc đã tới đây sau một hành trình dài. Và xin cảm ơn tất cả các vị khách đã có mặt ở đây, cũng như những người theo dõi qua truyền hình trực tiếp.

    Cuối cùng, như thống đốc vừa nói, tôi được sinh ra ở Santa Ana, cách đây không xa. Vợ chồng em gái tôi cũng ngồi dưới hàng ghế khán giả. Cảm ơn hai người đã có mặt, tôi đoán là cả hai không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ đứng trên này.


    Ngoại trưởng Pompeo phát biểu tại Thư viện Nixon, bang California, ngày 23/7. Ảnh: AFP.

    Bài phát biểu của tôi xếp thứ tư trong loạt bài phát biểu về Trung Quốc mà tôi đề nghị Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Chris Wray và Bộ trưởng Tư Pháp William Barr đưa ra.

    Chúng tôi có mục đích và nhiệm vụ rất rõ ràng. Đó là giải thích nhiều mặt khác nhau của quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, sự mất cân bằng nghiêm trọng đã tích tụ suốt hàng thập kỷ qua, cũng như mục tiêu hướng đến chế độ chuyên chế của Trung Quốc.

    Mục tiêu của chúng tôi là làm rõ mối đe dọa mà chính sách về Trung Quốc của Tổng thống Trump đang tìm cách giải quyết, cũng như chiến lược của chúng ta nhằm bảo đảm quyền tự do.

    Cố vấn O'Brien nói về hệ tư tưởng. Giám đốc Wray đề cập tới hoạt động gián điệp. Bộ trưởng Barr nhắc đến nền kinh tế. Còn tôi muốn tổng hợp mọi thứ cho người dân Mỹ, đề ra chi tiết về mối đe dọa của Trung Quốc với kinh tế và tự do của chúng ta, cũng như tương lai của nền dân chủ toàn cầu.

    Năm sau sẽ đánh dấu tròn nửa thế kỷ diễn ra nhiệm vụ bí mật của Tiến sĩ Kissinger đến Trung Quốc, trong khi năm 2022 sẽ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của cố tổng thống Nixon.

    Thế giới khi đó rất khác ngày nay.

    Chúng ta đã kỳ vọng kết giao với Trung Quốc sẽ mang tới một tương lai đầy hứa hẹn về sự thân thiện và hợp tác.

    Nhưng giờ đây tất cả chúng ta đều vẫn phải đang đeo khẩu trang và chứng kiến số người chết vì đại dịch tăng từng ngày vì Trung Quốc đã thất hứa với thế giới. Chúng ta mỗi ngày đều đọc những bài báo về tình hình đàn áp ở Hong Kong và Tân Cương.

    Chúng ta chứng kiến những thống kê sửng sốt về việc Trung Quốc lạm dụng thương mại, khiến người Mỹ mất việc làm và giáng nhiều đòn nặng nề vào nền kinh tế khắp nước Mỹ, bao gồm cả khu vực nam California. Chúng ta cũng thấy quân đội Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và rõ ràng là ngày càng trở nên hăm dọa.

    Tôi sẽ nhắc lại câu hỏi trong tâm trí người Mỹ từ California đến Kansas và nhiều nơi khác: Người dân Mỹ phải thể hiện gì sau 50 năm kết giao với Trung Quốc? Liệu những lý thuyết về sự phát triển hướng đến tự do và dân chủ tại Trung Quốc do các lãnh đạo của chúng ta đề xuất đã trở thành sự thật? Đây có phải định nghĩa của Trung Quốc về tình huống hai bên cùng có lợi hay không?

    Đứng trên quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ, liệu nước Mỹ có an toàn hơn không? Liệu chúng ta có khả năng xây dựng nền hòa bình cho mình và những thế hệ tiếp theo hay không?

    Chúng ta phải thừa nhận một sự thật phũ phàng. Nó sẽ dẫn đường cho chúng ta trong hàng chục năm tới nếu chúng ta muốn một thế kỷ 21 tự do, thay vì hoàn thiện giấc mộng của ông Tập Cận Bình. Mô hình quan hệ mù quáng với Trung Quốc sẽ không làm được điều đó. Chúng ta không được nối tiếp, không được quay trở lại với nó.

    Tổng thống Trump đã khẳng định rằng chúng ta cần chiến lược bảo vệ nền kinh tế và lối sống Mỹ. Thế giới tự do phải chiến thắng chủ nghĩa chuyên chế mới này.

    Trước khi tôi bị cho là quá hào hứng phá bỏ mọi di sản của Tổng thống Nixon, tôi muốn làm rõ là ông ấy đã làm những điều được coi là tốt nhất với người dân Mỹ vào thời điểm đó, rất có thể ông ấy đã đúng.

    Ông ấy là học trò xuất sắc của Trung Quốc, một chiến binh lạnh lùng nhưng đầy mạnh mẽ, cũng là người rất ngưỡng mộ người dân Trung Quốc, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều như vậy. Ông ấy đáng được tôn vinh nhờ nhận ra tầm quan trọng của Trung Quốc, ngay cả khi đất nước này bị suy yếu vì những vấn đề nội tại.

    Nixon đã giải thích chiến lược tương lai trong một bài viết rất nổi tiếng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1967. Ông ấy cho rằng "về tầm nhìn dài hạn, chúng ta không thể để Trung Quốc đứng ngoài đại gia đình các quốc gia. Thế giới không thể yên bình cho tới khi Trung Quốc thay đổi. Mục tiêu của chúng ta là tác động đến những sự kiện, đích đến là thúc đẩy sự thay đổi".

    Tôi nghĩ rằng câu chủ chốt trong toàn bộ bài viết chính là "thúc đẩy sự thay đổi". Với chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh, Tổng thống Nixon đã khởi động chiến lược hợp tác của chúng ta. Ông ấy theo đuổi thế giới tự do và an toàn hơn, đồng thời hy vọng đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đồng tình với quyết tâm này.

    Khi thời gian trôi qua, các nhà xây dựng chính sách Mỹ ngày càng tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ mở cửa và tự do hơn khi trở nên thịnh vượng, bớt là mối đe dọa ở nước ngoài và ngày càng thân thiện hơn. Tôi nghĩ rằng mọi thứ khi đó dường như sẽ chắc chắn xảy ra.

    Tuy nhiên, giai đoạn đó sẽ chấm dứt. Hình thức hợp tác mà chúng ta theo đuổi đã không mang tới những thay đổi trong nội bộ Trung Quốc mà Tổng thống Nixon hy vọng sẽ tạo ra.

    Sự thật là những chính sách của chúng ta và những quốc gia tự do đã hồi sinh nền kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc, để rồi Bắc Kinh quay lại lấy oán trả ân.

    Chúng ta chào đón công dân Trung Quốc, để rồi thấy chính quyền của họ lợi dụng xã hội tự do và mở cửa của chúng ta. Trung Quốc cử những chuyên gia tuyên truyền vào các hội thảo báo chí, trung tâm nghiên cứu, cơ sở giáo dục và cả những cuộc họp phụ huynh trong trường học.

    Chúng ta đẩy những người bạn ở Đài Loan sang bên lề, nhưng họ vẫn phát triển.

    Chúng ta cấp ưu đãi kinh tế đặc biệt cho Trung Quốc, để rồi chứng kiến họ yêu cầu các công ty phương Tây làm ngơ hành động vi phạm nhân quyền nếu muốn đặt chân vào thị trường này.

    Cố vấn O'Brien đã đề cập một số ví dụ như Marriott, American Airlines, Delta và United phải xóa mọi thông tin về Đài Loan trên website để tránh làm Trung Quốc tức giận. Hollywood, trung tâm của nền sáng tạo và công lý xã hội của Mỹ, cũng chứng kiến việc che giấu những thông tin không có lợi cho Trung quốc.

    Điều này cũng diễn ra trên khắp thế giới.

    Sự nhiệt thành thế này đã hoạt động như thế nào? Liệu sự nịnh hót có được khen thưởng? Tôi sẽ trích một câu nói trong bài phát biểu của Bộ trưởng Barr tuần trước: "Tham vọng tột độ của giới lãnh đạo Trung Quốc không phải giao thương với Mỹ, mà là tấn công nước Mỹ".

    Trung Quốc sao chép những bí mật kinh tế và tài sản sở hữu trí tuệ của chúng ta, khiến hàng triệu người mất việc khắp nước Mỹ. Họ hút sạch những chuỗi cung ứng khỏi Mỹ và sử dụng cả lao động cưỡng bức. Họ khiến những tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới trở nên kém an toàn hơn cho thương mại quốc tế.

    Tổng thống Nixon từng nói ông sợ rằng đã tạo ra một "Frankenstein" khi mở cửa thế giới với Trung Quốc, và giờ chúng ta ở đây.

    Những người thiện chí sẽ tranh luận về việc những nước tự do để điều tồi tệ đó diễn ra suốt bao năm. Có thể chúng ta quá ngây thơ về Trung Quốc hoặc ngủ quên trên thắng lợi Chiến tranh Lạnh, hoặc bị đánh lừa bởi phát biểu của Trung Quốc về "sự trỗi dậy hòa bình".

    Dù lý do là gì đi nữa, Trung Quốc ngày càng độc đoán trong nước và hung hăng ở nước ngoài. Và Tổng thống Trump đã nói: đủ rồi.

    Tôi không nghĩ nhiều người sẽ tranh cãi về những sự thật mà tôi đề cập hôm nay. Nhưng thậm chí ngay bây giờ, vẫn có người muốn chúng ta duy trì mô hình đối thoại chỉ vì mục đích đối thoại.

    Chúng ta sẽ tiếp tục đối thoại, nhưng nội dung sẽ khác. Tôi đến Honolulu cách đây vài ngày để gặp Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì. Nó vẫn là câu chuyện quen thuộc, rất nhiều lời nói nhưng không có đề xuất nào nhằm thay đổi hành vi.

    Lời hứa của ông Dương, cũng giống chính quyền Trung Quốc, là trống rỗng. Ông ấy dường như kỳ vọng tôi sẽ chấp thuận yêu cầu của Bắc Kinh, vì nói thật đây là điều quá nhiều chính quyền tiền nhiệm đã làm. Tôi thì không, Tổng thống Trump cũng sẽ không như vậy.

    Như cố vấn O'Brien đã giải thích, Tổng bí thư Tập Cận Bình là người rất tin tưởng vào ý thức hệ toàn trị đã cũ nát. Đây là ý tưởng thúc đẩy tham vọng hàng chục năm của ông ấy về chế độ chuyên chế toàn cầu của Trung Quốc. Nước Mỹ không còn có thể phớt lờ khác biệt cơ bản về chính trị giữa hai nước.

    Kinh nghiệm của tôi khi còn ở Ủy ban Tình báo Hạ viện, sau đó là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và hơn hai năm làm Ngoại trưởng đã dẫn tới kết luận sau:

    Cách duy nhất để thực sự thay đổi Trung Quốc không phải hành động dựa trên lời nói của giới lãnh đạo, mà là cách họ hành xử. Các bạn có thể thấy chính sách của Mỹ phản ứng với nhận định đó. Tổng thống Ronald Reagan từng cho biết ông đối phó với Liên Xô dựa trên nền tảng "tin tưởng nhưng phải chứng thực". Với Trung Quốc, tôi nghĩ chúng ta cần "mất tin tưởng và chứng thực".

    Chúng ta, những quốc gia yêu tự do, phải thúc đẩy Trung Quốc thay đổi như mong muốn của Nixon. Chúng ta phải hối thúc Bắc Kinh thay đổi bằng những cách sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi hành động của họ đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta.

    Chúng ta phải bắt đầu bằng cách thay đổi góc nhìn của người dân và đối tác về Trung Quốc, không thể coi đó là một quốc gia bình thường như các nước khác.

    Chúng tôi hiểu rằng giao thương với Trung Quốc không giống những nước bình thường, tuân thủ luật pháp. Bắc Kinh coi các thỏa thuận quốc tế như công cụ để thống trị toàn cầu.

    Nhưng việc theo đuổi những điều khoản công bằng, như cách đại diện thương mại của chúng ta làm khi đạt thỏa thuận kinh tế giai đoạn một, có thể buộc Trung Quốc tính toán hành động đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và những chính sách làm hại người lao động Mỹ.

    Chúng ta hiểu rằng làm ăn với công ty Trung Quốc khác với doanh nghiệp Canada. Họ không thuộc quyền quản lý của những hội đồng độc lập, nhiều công ty trong số đó được chính quyền tài trợ và không cần theo đuổi lợi nhuận.

    Một ví dụ cụ thể là Huawei. Chúng ta đã ngừng coi Huawei là một công ty viễn thông vô tội vốn chỉ xuất hiện để bảo đảm các bạn có thể nói chuyện với người thân. Chúng tôi đã gọi đúng bản chất của nó là một mối đe dọa an ninh quốc gia và hành động tương xứng.

    Nếu các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc, họ có thể vô tình hoặc cố ý hỗ trợ những hoạt động vi phạm nhân quyền.

    Bộ Tài Chính và Bộ Thương mại đã áp lệnh cấm vận, liệt nhiều quan chức và tổ chức Trung Quốc vào sổ đen vì lạm dụng quyền cơ bản của con người. Nhiều cơ quan đã phối hợp để bảo đảm lãnh đạo doanh nghiệp nắm được cách chuỗi cung ứng của họ hoạt động tại Trung Quốc.

    Chúng ta cũng biết rằng không phải tất cả sinh viên và người lao động Trung Quốc là những người bình thường, đến đây chỉ để kiếm một chút tiền và thu thập kiến thức. Quá nhiều người đến Mỹ để đánh cắp tài sản trí tuệ và mang về quê nhà.

    Bộ Tư pháp và nhiều cơ quan đang tìm cách trừng phạt những tội phạm đó.

    Chúng ta biết rằng quân đội Trung Quốc không phải đội quân bình thường. Nhiệm vụ của họ là mở rộng đế chế Trung Quốc, chứ không phải bảo vệ người dân.

    Bộ Quốc phòng Mỹ đã đẩy mạnh các nỗ lực, cũng như những chiến dịch duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan. Chúng ta đã thành lập Lực lượng Vũ trụ để răn đe Trung Quốc trên ranh giới cuối cùng.

    Chúng tôi cũng xây dựng loạt chính sách mới để đối phó Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao, thúc đẩy mục tiêu của Tổng thống Trump về công bằng và có đi có lại, điều chỉnh thâm hụt đã mở rộng suốt hàng chục năm qua.

    Ngay trong tuần này, chúng tôi đã yêu cầu Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston đóng cửa, vì nó là trung tâm hoạt động gián điệp và đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.

    Cách đây hai tuần, chúng tôi đã đảo ngược 8 năm làm ngơ vấn đề luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Chúng tôi cũng kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh năng lực hạt nhân, tuân thủ những thực tế chiến lược trong thời đại này.

    Mọi cấp của Bộ Ngoại giao trên khắp thế giới đã giao tiếp với những người đồng cấp Trung Quốc để đòi hỏi sự công bằng, có đi có lại.

    Tuy nhiên, cách tiếp cận của Mỹ không thể chỉ xoay quanh hành động cứng rắn, điều đó khó lòng mang đến kết quả chúng ta mong đợi. Chúng ta cũng phải tiếp xúc với người dân Trung Quốc.

    Điều đó bắt đầu với chính sách ngoại giao gặp mặt trực tiếp. Tôi đã gặp nhiều người Trung Quốc tài giỏi và cần cù ở khắp mọi nơi.

    Tôi đã gặp những người Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Kazakh rời khỏi Tân Cương. Tôi đã nói chuyện với các lãnh đạo phong trào dân chủ Hong Kong như Hồng y Zen, Jimmy Lai và Nathan Law.

    Hồi tháng trước, tôi đã nghe những câu chuyện của những người từng có mặt trong sự kiện Thiên An Môn. Một trong số đó đang có mặt tại đây.

    Hãy tưởng tượng thế giới và Trung Quốc sẽ tốt hơn đến thế nào nếu chúng ta được nghe tiếng nói của các bác sĩ ở Vũ Hán, cũng như họ được phát cảnh báo về bùng phát đại dịch do nCoV.

    Suốt hàng chục năm, các lãnh đạo của chúng ta đã phớt lờ hoặc giảm nhẹ những tiếng nói chỉ trích dũng cảm tại Trung Quốc, những người đã cảnh báo về chính quyền chúng ta đang đối mặt.

    Chúng ta không thể phớt lờ điều đó nữa. Tất cả đều hiểu rằng chúng ta không thể quay về trạng thái cũ.

    Nhưng thay đổi cách hành xử của đảng Cộng sản Trung Quốc không phải nhiệm vụ của riêng người dân Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải hành động để bảo vệ tự do. Đó không phải điều dễ dàng.

    Tôi tin rằng chúng ta có thể thay đổi Trung Quốc, tôi có niềm tin vì chúng ta đã từng làm điều đó. Tôi có niềm tin vì Trung Quốc đang lặp lại nhiều sai lầm của Liên Xô, như xa rời các đồng minh tiềm tàng, gây mất niềm tin trong và ngoài nước.

    Tôi có niềm tin. Tôi có niềm tin bởi thấy nhiều quốc gia đã thức tỉnh và hiểu rằng không thể trở lại quá khứ giống cách chúng ta đang thực hiện ở Mỹ. Tôi tin chúng ta có thể bảo vệ nền tự do vì chính sức hấp dẫn của nó. Hãy nhìn những người biểu tình Hong Kong vẫy cờ Mỹ.

    Thực tế là vẫn có những khác biệt. Trung Quốc tích hợp sâu vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng Bắc Kinh phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là chiều ngược lại.

    Tôi bác bỏ quan điểm rằng chúng ta đang sống trong thời đại không thể thay đổi, rằng một số cạm bẫy đã được thiết lập sẵn và sự thống trị của Trung Quốc chính là tương lai. Cách tiếp cận của chúng ta khó lòng thất bại chỉ vì Mỹ đang suy thoái. Thế giới tự do vẫn đang chiến thắng. Chúng ta chỉ cần tin tưởng và tự hào về điều đó. Nhiều người trên khắp thế giới vẫn muốn đến sinh sống ở một xã hội cởi mở. Họ đến đây để học tập, làm việc và xây dựng cuộc sống. Họ không tìm mọi cách để tới định cư tại Trung Quốc.

    Đã đến lúc rồi. Thật tuyệt khi ở đây hôm nay. Thời điểm hoàn hảo. Đã đến lúc các quốc gia tự do hành động. Không phải nước nào cũng tiếp cận Trung Quốc theo cách giống nhau, họ cũng không nên làm vậy. Mỗi nước cần tự thấu hiểu cách bảo vệ chủ quyền, sự thịnh vượng kinh tế và lý tưởng trước Trung Quốc.

    Dù vậy, tôi vẫn kêu gọi lãnh đạo mọi quốc gia bắt đầu hành động như Mỹ, đơn giản là theo đuổi sự có đi có lại, minh bạch và có trách nhiệm từ Trung Quốc.

    Những tiêu chuẩn đơn giản và mạnh mẽ đó sẽ mang lại kết quả tuyệt vời. Chúng ta đã để Trung Quốc kiểm soát điều khoản hợp tác quá lâu, nhưng điều này sẽ chấm dứt. Các quốc gia cần hoạt động theo cùng nguyên tắc.

    Chúng ta phải vạch ra những đường hướng chung, không bị cuốn theo những đề xuất béo bở của Trung Quốc. Đó là điều Washington đã làm khi bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông. Chúng tôi cũng hối thúc các nước trở thành Các quốc gia Trong sạch để thông tin cá nhân của người dân không rơi vào tay Trung Quốc. Chúng ta làm vậy bằng cách đề ra tiêu chuẩn.

    Điều này sẽ rất khó khăn với một số nước nhỏ. Họ sợ bị cô lập, không có khả năng hoặc không đủ dũng khí để đứng cùng nước Mỹ vào thời điểm này.

    Chúng ta có một đồng minh trong khối NATO không đứng lên theo cách cần có về vấn đề Hong Kong, vì họ sợ Bắc Kinh sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường. Đây là hành động sẽ dẫn đến thất bại lịch sử và không được lặp lại.

    Chúng ta không thể mắc những sai lầm trong quá khứ. Thách thức từ Trung Quốc đòi hỏi nỗ lực từ nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ và đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.



    Nếu không hành động ngay bây giờ, Trung Quốc sẽ làm xói mòn nền tự do và trật tự thượng tôn pháp luật mà chúng ta gây dựng. Nếu chịu khuất phục, con cháu chúng ta có thể phải hứng chịu những hậu quả từ Trung Quốc.

    Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ không trở thành người vĩnh viễn điều hành cả trong và ngoài Trung Quốc, trừ khi chúng ta để điều đó xảy ra.

    Đây không phải vấn đề kiềm chế và kiểm soát, mà là hàng loạt thử thách mới mẻ và phức tạp và chúng ta chưa từng đối mặt. Liên Xô đóng cửa với thế giới bên ngoài, trong khi Trung Quốc đã hiện diện trong biên giới của chúng ta.

    Vì vậy nước Mỹ không thể một mình đối mặt thử thách này. Liên Hợp Quốc, NATO, các nước G7 và G20, nền kinh tế, ngoại giao và sức mạnh quân sự của chúng ta sẽ đủ sức đối phó thử thách nếu chúng ta chọn đúng hướng đi.

    Có thể đã đến lúc thành lập một nhóm với các quốc gia có quan điểm tương đồng, một liên minh mới của những nền dân chủ. Chúng ta có công cụ, tôi biết chúng ta làm được điều đó. Chúng ta chỉ cần có đủ ý chí. Xin trích dẫn Kinh Thánh, tôi muốn hỏi liệu "tinh thần của chúng ta mạnh mẽ nhưng thể xác lại yếu đuối"?

    Nếu thế giới tự do không thay đổi, không chịu thay đổi, Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta. Bảo đảm tự do trước đảng cầm quyền Trung Quốc là mục tiêu trong thời đại này, và nước Mỹ đang ở vị trí hoàn hảo để dẫn đầu xu thế đó nhờ các giá trị của chúng ta.

    Như tôi đã giải thích ở Philadelphia tuần trước, khi đứng ở Hội trường Độc lập, đất nước chúng ta được thành lập dựa trên nền tảng rằng mọi người đều có những quyền bất khả xâm phạm. Công việc của chính phủ là bảo vệ những quyền đó, đây là sự thật đơn giản và mạnh mẽ. Điều đó biến chúng ta thành ngọn đèn dẫn đường tự do cho người dân toàn thế giới, trong đó có cả những người ở Trung Quốc.

    Richard Nixon đã đúng khi viết rằng "thế giới không thể an toàn trừ khi Trung Quốc thay đổi". Đã đến lúc chúng ta thực hiện lời của ông ấy.

    Hôm nay hiểm họa đã rõ ràng. Hôm nay sự thức tỉnh đang diễn ra. Hôm nay thế giới tự do phải hành động. Chúng ta không thể trở lại quá khứ.

    Cầu Chúa phù hộ các bạn. Cầu Chúa phù hộ người dân Trung Quốc. Cầu Chúa phù hộ người dân Mỹ.

    Xin cảm ơn tất cả các bạn.

    *Tricia Nixon và Julie Nixon Eisenhower là con gái cố Tổng thống Nixon, Chris Nixon là con của Tricia.

    Vũ Anh (dịch)

    Theo VnExpress

  9. #259
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Biết ngay là khi mở lại họp báo về đại dịch Corona ngài sẽ tiếp tục tấu hài và quảng cáo Sơn Đông Mãi Võ.

    Tội nghiệp nước Mỹ tanh bành té bẹ trong tay một tay lãnh đạo bất tài vô học, chưa từng có kinh nghiệm chính trường, tay với miệng nhanh hơn não, “đã ngu mà hay tỏ ra nguy hiểm”.

    VIRUS CORONA: TRUMP KIÊN QUYẾT BẢO VỆ VIỆC DÙNG THUỐC SỐT RÉT ĐỂ ĐIỀU TRỊ COVID-19



    Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quan điểm sử dụng hydroxychloroquine để điều trị virus corona, điều mâu thuẫn với lời khuyên của các chuyên gia y tế làm việc cho ông.

    Ông Trump cho rằng thuốc trị sốt rét bị loại khỏi việc điều trị Covid-19 chỉ vì ông đã gợi ý dùng nó.

    Nhận xét của ông Trump được đưa ra sau khi Twitter cấm con trai cả của ông đăng một đoạn clip khen ngợi thuốc hydroxychloroquine.

    Không có bằng chứng thuốc trị sốt rét có thể chống lại virus corona, và giới thẩm quyền cảnh báo nó có thể gây ra các vấn đề về tim.

    Tháng trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về việc sử dụng thuốc sốt rét để điều trị virus corona, sau khi có các báo cáo rằng thuốc này có thể gây ra "các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim" và các vấn đề sức khỏe khác.

    FDA cũng thu hồi ủy quyền sử dụng khẩn cấp đối với thuốc này để điều trị Covid-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết "hiện tại không có bằng chứng" cho thấy thuốc này hiệu quả như một phương pháp điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19.

    Các nghiên cứu do WHO, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ và các nhà nghiên cứu y tế khác trên thế giới thực hiện không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy hydroxychloroquine - khi được sử dụng cùng hoặc không với kháng sinh azithromycin, như được Tổng thống Trump khuyến nghị - giúp điều trị virus corona.

    Hydroxychloroquine được ông Trump, 74 tuổi, khuyến nghị sử dụng để điều trị Covid-19. Hai tháng sau, ông làm các nhà báo ngạc nhiên khi nói rằng ông đã bắt đầu dùng thuốc chưa được kiểm chứng để phòng tránh virus.

    Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng: "Tôi chỉ có thể nói điều đó từ quan điểm của mình, và dựa trên việc đọc rất nhiều và rất nhiều kiến thức về nó, tôi nghĩ rằng nó có thể có tác động rất tích cực trong giai đoạn đầu .

    "Tôi không nghĩ bạn có gì để mất khi dùng thuốc này, ngoài vấn đề chính trị ra thì thuốc này dường như không quá phổ biến."

    Ông nói thêm: "Khi tôi đề xuất một cái gì đó, thì người ta thường thích nói 'đừng dùng nó' ''.

    Tổng thống Trump và con trai Donald Trump Jr là một trong số những người dùng mạng xã hội hôm thứ Hai để chia sẻ video của một nhóm được gọi là Bác sĩ Mặt trận Tuyến đầu (Frontline Doctor) của Mỹ ủng hộ hydroxychloroquine như một phương pháp điều trị Covid-19.

    Facebook và Twitter đã xóa nội dung, gắn cờ rằng đây là thông tin sai lệch, nhưng trước đó khoảng hơn 17 triệu người đã xem một trong những clip này.

    Twitter cũng cấm con trai cả của tổng thống Mỹ tweet trong 12 giờ như một hình phạt cho việc chia sẻ clip.

    Đoạn video được đề cập cho thấy các bác sĩ phát biểu bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tại một sự kiện do Tea Party Patriots Action tổ chức. Đây là một nhóm đã giúp tài trợ cho một ủy ban chính trị ủng hộ Trump.

    Trong video, bác sĩ Stella Immanuel, từ Houston, nói rằng bà đã điều trị thành công cho hơn 350 bệnh nhân nhiễm virus corona bằng hydroxychloroquine.

    Tổng thống Trump nói hôm thứ Ba: "Tôi nghĩ họ là những bác sĩ rất đáng kính. Có một phụ nữ đã đưa ra bài phát biểu ngoạn mục về điều đó."

    Theo Daily Beast, Tiến sĩ Immanuel trước đây từng tuyên bố chính phủ được điều hành bởi "các loài bò sát" và rằng các giới khoa học đang phát triển một loại vaccine để ngăn chặn mọi người theo tôn giáo, cùng có các quan điểm kỳ quái khác.

    Simone Gold, người sáng lập ra Frontline Doctor, cáo buộc các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội đã có hành vi kiểm duyệt khi xóa những video về hydroxychloroquine.

    "Các lựa chọn điều trị cho COVID-19 nên được nói tới và được tranh luận giữa các đồng nghiệp của chúng tôi trong lĩnh vực y tế", bà tweet. "Tuy nhiên, họ không bao giờ nên bị kiểm duyệt và bị buộc im lặng."

    Cuối ngày thứ Hai, ông Trump cũng đăng một số tweet chỉ trích ông Anthony Fauci, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona của Nhà Trắng.

    Nhưng trong cuộc họp báo hôm Ba, Tổng thống Trump phủ nhận việc chỉ trích ông Anthony Fauci, người đồng thời là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, bằng cách nhấn mạnh: "Tôi rất hợp với ông ấy."

    Hôm thứ Ba, khi được hỏi về hydroxychloroquine, bác sĩ Fauci cho biết thuốc này không phải là phương pháp điều trị thích hợp cho Covid-19.

    Ông nói với chương trình Chào buổi sáng của ABC News rằng loại thuốc này "không hiệu quả trong việc điều trị bệnh virus corona".

    Tại cuộc họp giao ban ngày thứ Ba, ông Trump đã đặt câu hỏi tại sao chuyên gia virus corona của Nhà Trắng và thành viên lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona, ông Deborah Birx lại nổi tiếng, nhưng chính quyền của ông thì không.

    Ông nói: "Họ rất hay được nhắc đến nhưng không ai ưa tôi cả. Đó chỉ có thể là do tính cách của tôi, thế thôi."

    Hoa Kỳ hiện có hơn 4,3 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận và hơn 149.000 tử vong.

  10. #260
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Các nước có lãnh đạo là nữ như Đức, New Zealand, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy cho đến lãnh thổ Đài Loan đều ứng phó tốt với đại dịch Covid-19.

    Trong khi đó hành động chống dịch kiểu “sáng nắng chiều mưa/tiền hậu bất nhất/đổ thừa nhận vơ/Sơn Đông mãi võ/ …” của ngài “thiên tài ổn định” Trump chỉ đem lại sự ngao ngán cho dân Mỹ, (trừ những vị cuồng, ha ha đã cuồng thì “u u mê mê không phân biệt được đúng/sai xấu/tốt thật/láo” gì nữa, sh!t ngài ấy lúc nào cũng thơm phức!)

    ĐỨC TỎA SÁNG GIỮA LÚC MỸ 'MẤT ĐIỂM'
    Trái với mức tín nhiệm ngày càng giảm do cách ứng phó với Covid-19 của Mỹ, vị thế của Đức tiếp tục được củng cố, một phần nhờ bà Merkel.

    Kết quả khảo sát thường niên của Gallup về mức độ tín nhiệm đối với vai trò lãnh đạo của 4 cường quốc Mỹ, Đức, Trung Quốc và Nga năm nay đánh dấu lần thứ ba liên tiếp Đức chiếm vị trí dẫn đầu, với tỷ lệ tín nhiệm trung bình toàn cầu là 44%. Những người tham gia khảo sát tới từ 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Trong khi đó, Mỹ xếp thứ hai với tỷ lệ thấp hơn nhiều, ở mức 33%, chỉ cao hơn một chút so với tỷ lệ 32% của Trung Quốc. Nga đứng cuối với mức tín nhiệm 30%.

    "Mở đầu thập kỷ mới, hình ảnh toàn cầu của Mỹ hiện nay yếu thế hơn so với hai chính quyền tiền nhiệm", báo cáo của Gallup có đoạn, chỉ ra những tác động tiêu cực từ chủ nghĩa đơn phương và bài ngoại của Tổng thống Donald Trump đối với hình ảnh của Mỹ trên thế giới.


    Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Anh hồi tháng 12/2019. Ảnh: Reuters.

    Các cuộc thăm dò khác gần đây cũng chứng minh xu hướng này. Theo khảo sát của Pew tại 32 quốc gia, 64% người tham gia cho biết họ không tin tưởng Trump với tư cách là người lãnh đạo nước Mỹ.

    Quan điểm này đặc biệt gay gắt ở châu Âu, nơi cựu tổng thống Mỹ Barack Obama chiếm được cảm tình hơn nhiều so với Trump. Hồi tháng 12/2019, cuộc khảo sát của YouGov tại Đức cho thấy Trump thậm chí bị coi là mối đe dọa lớn hơn so với các lãnh đạo Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

    Các khảo sát đều được tiến hành trước khi Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu. Theo bình luận viên Ishaan Tharoor của Washington Post, cuộc khủng hoảng khiến thế giới càng thêm ấn tượng không tốt về nước Mỹ dưới thời Trump. Quốc gia này đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với khoảng 4,5 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 152.000 người chết và dường như chưa thể thấy hồi kết.

    "Mọi người cảm thấy ngỡ ngàng trước tác động của việc thiếu năng lực dẫn dắt, hoặc sự lãnh đạo gây chia rẽ, không thể thống nhất các lực lượng để giải quyết vấn đề về đại dịch", Thomas Kleine-Brockhoff, phó chủ tịch Quỹ Marshall của Đức, cho hay. "Tất nhiên, điều đó ảnh hưởng tới cách mọi người nhìn nước Mỹ. Quyền lực mềm của họ đang sụp đổ".

    Trong khi Mỹ "mất điểm" vì cách xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19, nước Đức của Thủ tướng Angela Merkel lại "tỏa sáng" khi được đánh giá là kiểm soát Covid-19 hiệu quả dựa vào các biện pháp khoa học và sự đoàn kết của người dân, điều hoàn toàn không xuất hiện tại Mỹ.

    "Phản ứng của Đức trước đại dịch đã làm nổi bật những điểm mạnh vốn có. Đó là chính phủ hoạt động hiệu quả, nợ thấp, uy tín về sự xuất sắc trong các lĩnh vực công nghiệp giúp bảo vệ ngành xuất khẩu, ngay cả khi thương mại toàn cầu sụp đổ. Năng lực thành lập các hãng công nghệ nội địa cũng ngày càng tăng, dù Mỹ và Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực này", Ruchir Sharma, chiến lược gia toàn cầu tại ngân hàng Morgan Stanley, nhận xét.

    Sự lãnh đạo chính trị cũng được cho là yếu tố quan trọng giúp Đức "ghi điểm" với thế giới. "Dù mọi người yêu hay ghét, Merkel, thủ tướng lâu năm của Đức, vẫn là một trong những lãnh đạo ổn định nhất giữa lúc trật tự châu Âu và toàn cầu cực kỳ vô định", Mohamed Younis, tổng biên tập của Gallup, nêu ý kiến.

    Điều này được chứng minh rõ ràng qua cuộc khủng hoảng Covid-19, khi mức tín nhiệm trong nước của bà Merkel tăng vọt ngay buổi "hoàng hôn nhiệm kỳ". "Những tính cách làm nên tên tuổi của Merkel đã để lại dấu ấn trong đại dịch. Đó là cách lãnh đạo thận trọng, dựa vào thực tế và dữ liệu, hướng về đồng thuận", Constanze Stelzenmulle, chuyên gia cấp cao tại Viện nghiên cứu Brookings ở Mỹ, nhận định.

    Khác với Trump, bà Merkel điều hành hệ thống chính trị liên bang phức tạp của Đức một cách khéo léo, kiên quyết thúc đẩy các biện pháp hạn chế và phong tỏa nghiêm ngặt hơn so với ý định của một số lãnh đạo cấp bang.

    Kết quả là, cùng với vai trò dẫn dắt trong việc đạt được một thỏa thuận ngân sách quan trọng của EU tuần trước, bà Merkel dường như sẽ rời chính trường với một di sản đẹp đẽ hơn nhiều so với những gì mà nhiều người chỉ trích bà, bao gồm cả Trump, từng dự đoán.

    "Có lẽ đây là lần đầu tiên sau 16 hoặc 15 năm, bà Merkel có cơ hội bước vào một buổi hoàng hôn rực rỡ thay vì giông bão", Stefan Kornelius, người viết tiểu sử được ủy quyền của Thủ tướng Đức, cho hay.

    Tuy nhiên, điều tương tự chưa chắc đã đến với Trump, khi chiến dịch tái tranh cử của ông vấp phải một thảm họa y tế công cộng. "Nhiều nguồn tin giấu tên thân cận với Trump cho biết Tổng thống Mỹ không thể giải quyết triệt để khủng hoảng do ông gần như không sẵn sàng nhận lỗi, cùng với những bản đánh giá và dữ liệu quá tích cực từ đội ngũ cố vấn và Fox News", Washington Post đưa tin.

    "Trớ trêu là chỉ cần Trump bỏ một chút công sức và nói vài lời về đoàn kết quốc gia, ông ấy thực sự có thể đứng ở vị thế vô cùng vững chắc, nền kinh tế có thể tái mở cửa và người dân kiếm được việc trở lại. Vậy mà ông ấy không thể làm việc đó", Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia cho Obama, nêu quan điểm.

    Tuy nhiên, ngoài đại dịch, giới chuyên gia đánh giá Trump chỉ là "chất xúc tác" cho sự thay đổi quan điểm toàn cầu về quyền lực trên thế giới của Mỹ. "Tôi cho rằng nước Mỹ dường như chỉ đang mải mê soi xét bản thân, như thể phần còn lại của thế giới không thực sự tồn tại", Robin Niblett, giám đốc nhóm cố vấn Chatham House ở Anh, nhận định.

    "Còn ai có thể nhìn nhận nước Mỹ một cách nghiêm túc sau những gì đã xảy ra", Matt Duss, cố vấn chính sách đối ngoại của thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders, nói về cách chính quyền Trump ứng phó với Covid-19. "Quan điểm rằng Mỹ là bá chủ toàn cầu không có đối thủ đã hết rồi".

Trang 26 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 162425262728 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •