Trang 23 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 132122232425 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 221 đến 230 / 322

Chủ đề: Múa gậy vườn hoang

  1. #221
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Ngài Trump chịu khó chui ra khỏi hầm bay đến gặp anh Ủn bạn thân của ngài vỗ về ảnh một chút cho tình hình bán đảo Triều Tiên bớt căng thẳng. Biết đâu nhân dịp này ngài lại được “Noble” hòa bình không chừng.

    TRIỀU TIÊN CHO NỔ 'KHỦNG KHIẾP' LÀM SẬP VĂN PHÒNG LIÊN LẠC VỚI HÀN QUỐC

    Hãng tin Yonhap đưa tin Hàn Quốc ngày 16-6 xác nhận vụ nổ tại văn phòng liên lạc liên Triều ở khu công nghiệp chung Kaesong, trong khi hãng tin KCNA miêu tả vụ nổ là "khủng khiếp”.


    Hàn Quốc xác nhận vụ nổ diễn ra lúc 14h49 ngày 16-6 tại văn phòng liên lạc liên Triều - Ảnh: Yonhap

    Hãng tin Yonhap dẫn lời Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 16-6 xác nhận Triều Tiên đã cho nổ văn phòng liên lạc liên Triều ở khu công nghiệp chung Kaesong lúc 14h49.

    Sau vụ nổ, các quan chức Hàn Quốc cho biết quân đội nước này đã tăng cường giám sát và sẵn sàng cho khả năng xảy ra đụng độ gần khu vực biên giới.

    "Cho đến bây giờ, chưa có gì bất thường, chúng tôi đã nắm bắt các động thái quân sự cụ thể của quân đội Triều Tiên. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ", một quan chức thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói.

    Phía Triều Tiên ngày 16-6 cũng xác nhận đã đánh sập hoàn toàn văn phòng liên lạc liên Triều tại khu công nghiệp Kaesong. Hãng thông tấn KCNA thông báo việc phá hủy văn phòng này nhằm cắt đứt hoàn toàn các đường dây liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc.

    "Vụ việc nhằm thể hiện tư tưởng của người dân đang nổi giận muốn bọn cặn bã và những kẻ che chở cho bọn cặn bã ấy phải trả giá cho tội ác của chúng”, KCNA này đưa tin, ám chỉ những người đã đào tẩu sang Hàn Quốc đang gửi truyền đơn về chống Bình Nhưỡng.

    Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc sau đó đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp và cho biết Seoul sẽ đáp trả một cách nghiêm khắc nếu Triều Tiên tiếp tục gây căng thẳng.

    Việc phá hủy văn phòng "đã phá vỡ sự mong đợi của những người hi vọng phát triển quan hệ liên Triều và hòa bình lâu dài trên bán đảo", hãng tin Reuters dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim You Geun.

    "Chúng tôi đang làm rõ rằng Triều Tiên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những hệ quả mà việc này có thể gây ra", ông Kim cho biết.

    Điện Kremlin của Nga cũng vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình trên bán đảo Triều Tiên và kêu gọi sự kiềm chế từ hai phía. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga đang theo sát các diễn biến trên bán đảo Triều Tiên nhưng chưa có kế hoạch liên hệ ngoại giao cấp cao để giảm bớt căng thẳng.


    Quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc khai trương văn phòng liên lạc ở Kaesong năm 2018 - Ảnh: AP

    Trước đó, liên quan đến việc Bình Nhưỡng tuyên bố "sẵn sàng hành động", định đưa quân vào khu phi quân sự liên Triều, Seoul cũng đã tuyên bố đang cùng Mỹ theo dõi sát tình hình.

    "Chúng tôi rất nghiêm túc. Hàn Quốc và Mỹ đang hợp tác chặt chẽ để theo dõi sát và phát hiện các động thái quân sự của Triều Tiên", người phát ngôn Chok Hyun Soo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói, nhấn mạnh quân đội của Seoul đã sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào.

    Trước đó, Yonhap dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết một vụ nổ và khói bốc lên tại khu vực văn phòng liên lạc liên Triều ở khu công nghiệp chung Kaesong ngày 16-6. Vụ nổ xảy ra sau khi Bình Nhưỡng chỉ trích Hàn Quốc về việc gửi truyền đơn.

    Trước đó, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, cảnh báo Hàn Quốc sẽ chứng kiến "cảnh bi thảm của văn phòng liên lạc chung Nam - Bắc vô dụng này bị sụp đổ hoàn toàn".

    Triều Tiên và Hàn Quốc đang căng thẳng liên quan đến việc Bình Nhưỡng chỉ trích Seoul không ngăn những người đào tẩu sang Hàn Quốc gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng bằng bóng bay qua biên giới.

  2. #222
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    “Ồng ta là kẻ nói láo!”, một tay đại sư tổ về nói láo cho biết như vậy.

    “Ông ta” ở đây là Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, người vừa từ chức năm ngoái và sắp ra mắt cuốn hồi ký sẽ làm chấn động tòa Bạch Ốc.

    Còn đại sư tổ về nói láo không ai khác hơn là ngài Trump đương kim tổng thống Mỹ, người mà người ta đã thống kê trung bình nói láo khoảng 15 lần một ngày.

    Nếu Bolton đã nói láo, thì hóa ra ngài đại sư tổ nói láo Trump đã nói thật?

    Cho nên chắc chắn người ta sẽ tin Bolton hơn tin Trump, he he.


    “ÔNG TA LÀ KẺ NÓI LÁO!” – TRUMP CHỈ TRÍCH GAY GẮT JOHN BOLTON

    (HuffPost) – Tổng thống Donald Trump tấn công ông John Bolton trong suốt cuộc phỏng vấn vào tối thứ Tư, cho rằng, cựu cố vấn an ninh quốc gia không được phép xuất bản cuốn hồi ký về thời gian làm việc ở Toà Bạch Ốc, và vì vậy ông ta đã vi phạm luật.

    “Ông ta là kẻ nói láo,” Tổng thống tuyên bố với tờ Wall Street Journal. “Tất cả mọi người ở Toà Bạch Ốc đều ghét John Bolton,” ông Trump nói thêm.

    Tổng thống bùng phát giận dữ sau khi những chi tiết “bom tấn” từ cuốn hồi ký “The Room Where It Happened” sắp xuất bản được đăng trên tờ Wall Street Journal, New York Times và Washington Post. Bolton kể lại một số sự kiện gây kinh ngạc trong thời gian giữ chức cố vấn an ninh quốc gia ở Toà Bạch Ốc, trong đó có cả việc Trump yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hỗ trợ ông ta tái đắc cử 2020 bằng việc gia tăng mua nông sản từ các tiểu bang trọng yếu. Ông Trump còn đồng tình và thúc giục ông Tập xây trại tập trung cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

    Bolton từ chức vào tháng 9 năm ngoái sau những bất đồng về chính sách đối ngoại với Iran và Bắc Hàn, mặc dù Trump tuyên bố Bolton bị sa thải.

    “Nói về Bolton, ông ta vi phạm luật,” Trump nói với xướng ngôn viên thân thiết Sean Hannity trên Fox News vào tối thứ Tư. “Ông ta là gã chạy vặt, tôi cho ông ta cơ hội, nhưng ông ta không được Thượng viện chuẩn thuận, vì vậy tôi cho ông ta một ghế không cần Thượng viện chuẩn thuận … Tôi không mấy nhiệt tình,” Trump nói.

    Tổng thống quay sang bác bỏ những khẳng định của Bolton, tuyên bố, “không có ai” cứng rắn hơn với Trung Quốc và Nga khi họ ở Toà Bạch Ốc ngoài ông ta.

    Có một số cuốn sách được các cựu cố vấn và ký giả viết về chính phủ ông Trump, nhưng hồi ký của Bolton là cuốn đầu tiên do một viên chức cao cấp có mặt trong những quyết định chính sách quan trọng chắp bút. Bolton là nhân vật nổi tiếng trong giới bảo thủ.

    Toà Bạch Ốc đang khởi kiện, yêu cầu tòa ra án lệnh tạm thời ngăn chặn xuất bản cuốn sách với lý do ấn bản chứa đựng những thông tin mật có thể gây thiệt hại cho an ninh quốc gia. Nhưng Bolton và ban luật sư của ông ta lại cho rằng, họ đã qua một thủ tục thẩm định gắt gao, dài dòng, và Trump đang tìm cách kiểm duyệt ông ta.

    Hồi ký theo dự tính sẽ được tung ra vào ngày 23 tháng 6, nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon, và ấn bản đã được in và chuyển đến các nhà kho.

    Trích đoạn cuốn sách cho thấy những bước đi đáng ngại của ông Trump. Bolton cho rằng, Tổng thống thường xuyên tìm cách ngăn chặn các cuộc điều tra hình sự nhằm “ưu ái cá nhân cho những nhà độc tài mà ông ta ưa thích.” Cựu cố vấn an ninh cho hay, ông báo cáo những quan ngại của mình cho Tổng trưởng Tư pháp William Barr. “Khuôn mẫu trông giống như cản trở công lý trở thành lối sống, mà chúng ta không thể chấp nhận được,” Bolton viết.

    Bolton quay sang chỉ trích thủ tục luận tội của Dân chủ, cho rằng, Dân chủ đã vội vã, lẽ ra nên điều tra thêm về những hành vi lạm quyền khác liên quan đến thiên vị mà ông Trump dành cho Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

    Bolton tỏ ra rất bất mãn các nhà lập pháp trong nỗ lực luận tội, sau khi ông ta từ chối ra khai trước cuộc điều tra luận tội của Hạ viện với lý do phải chờ quyết định của tòa về việc liệu các cựu cố vấn có được phép ra làm nhân chứng hay không. Ông ta sau đó tuyên bố sẽ ra khai trước Thượng viện do Cộng hòa kiểm soát nếu nhận được trát đòi, nhưng Thượng nghị sĩ Cộng hòa đã ngăn chặn, không cho Bolton ra khai.

  3. #223
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934
    Bolton không ngu dại gì nói láo, vì nói láo trong trường hợp này sẽ đối mặt với việc bị kiện "rạt gáo". Không những không nói láo mà chính Boltan còn bị kiểm duyệt từ trước, phải "nói ít lại", do một số chuyện bị quy vào "bí mật quốc gia không được tiết lộ". Có ai lạ gì bộ mặt giả vờ chống TQ của Trump nổ! Trừ số cuồng Trump hoặc số không có điều kiện tìm hiểu kỹ và sâu, các thông tin về các mối quan hệ làm ăn buôn bán của gia đình Trump với Nga, Tàu, từ trước khi Trump ra tranh cử tổng thống. Ai mà không biết Ivanka con gái Trump có mối quan hệ làm ăn mật thiết với TQ, nhãn hiệu thời trang của Ivanka toàn hàng sản xuất từ TQ. Con rể thì qua lại với Nga, con trai cho tới hiện tại vẫn vay tiền từ ngân hàng của TQ. Bản thân Trump từng bị lôi ra vụ "mồm thì nói chống TQ nhưng THÉP thì vẫn mua của TQ để xây dựng".

    Trump với Tập, Putin thực ra là những người bạn. Chính vì vậy Putin mới ra sức giúp cho Trump thắng cử. Coi kỹ từ lúc Trump lọt vô được nhà trắng tới giờ, chưa tới bốn năm, đã báo hại nước Mỹ tàn mạt ra sao thì biết Putin và Tập có con mắt nhìn xa.

    Chính Đảng Dân Chủ, Obamba và Clinton mới chống TQ mạnh và chống có hiệu quả, chống cả Nga, nên Tập và Putin hoàn toàn không muốn bà Clinton ngồi vào ghế tổng thống. Còn Trump chỉ chống bằng cái mồm nổ, hành động hoàn toàn ngược với cái sự nổ. Ở ngoài thì cương cương, sau lưng thì XIN NGÀI TẬP GIÚP ĐỠ MUA NÔNG SẢN GIÙM, để tôi có thể tái đắc cử. Nhục ơi là nhục và cũng NGU ƠI LÀ NGU !!! Tập sói già một khi đã nắm tẩy được Trump, thì ..còn khuya Tập mới ngán, khà khà khà...

    Ông bà ta có câu "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Có lẽ vì thích NỔ và quen NỔ rồi, cho nên các " trự " gặp Trump NỔ thì thích lắm, cùng "hệ" mà! Những cái NỔ kiểu "thưa cộng sản ra tòa quốc té" rồi nào là "mua đảo lập chính phủ lưu vong" mà cái chính phủ chú phỉnh CHÁNH BỊP nổ từa lưa năm nào, cũng làm các "trự " tin sái cả cổ, cho tới lúc Chánh bịp bị Nam Hàn CHỤP CỔ, mặt mày xanh lè xanh lét tái me tái mét, cắt không còn giọt máu, thì các "trự " mới vỡ mộng...

    Được sửa bởi NaTra lúc 03:41 PM ngày 19-06-2020

  4. #224
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934
    Trump nổ toan tính bịt miệng truyền thông. Khà khà khà...
    Truyền thông Mỹ: Giám đốc RFA bị sa thải, giám đốc VOA từ chức
    Tân Tổng giám đốc Cơ quan truyền thông quốc tế của Chính phủ Mỹ (USAGM, USA Global Media) vừa sa thải bà Bay Fang, Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) và một loạt giám đốc các kênh truyền thông quốc tế hôm 18/06

    Trước đó, hôm thứ Hai 15/06, Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), bà Amanda Bennett và phó giám đốc Sandy Sugawara đều đệ đơn từ nhiệm sau khi ông Michael Pack lên nhậm chức.
    Bình luận chuyện này, nhà báo David Hutt, cây bút chuyên về châu Á, nêu lo ngại trong bài viết trên tờ Asia Times (18/06/2020) rằng “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ nay thành 'Tiếng nói Trump'”
    Bài báo “Voice of America to become Voice of Trump” cho rằng việc bổ nhiệm “một nhân vật cánh hữu” làm lãnh đạo ngành truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ “có thể sẽ không đồng điệu với 117 triệu khán thính giả tại châu Á” của các đài Mỹ.

    Ông Michael Pack, một chính trị gia được báo Mỹ như New York Times cho là “bảo thủ, thân tổng thống Donald Trump” đã sa thải cả lãnh đạo Đài Châu Âu Tự do và Radio Liberty/Radio Free Europe, ông Jamie Fly, cùng giám đốc của mạng lưới truyền thông Trung Đông (Middle East Broadcasting Network), ông Alberto Fernandez.

    Cũng trong tuần này, bà Libby Liu, giám đốc “Open Technology Fund”, quỹ phi lợi nhuận cổ vũ cho tự do Internet do USAGM giám sát, cũng từ chức.


    Bà Libby Liu từng làm Tổng giám đốc RFA trong 14 năm.
    Theo David Hutt, thì ông Michael Pack “được cho là thân cận với ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia của bộ tham mưu tranh cử cho Donald Trump, và hai ông đã từng cùng sản xuất hai phim tài liệu”.
    Ngoài ra, vẫn theo bài trên trang Asia Times, ông Pack “từng lãnh đạo Claremont Institute, một think tank theo xu hướng bảo thủ, gần gũi với phong trào Trump”.

    Theo phóng viên tự do Joaquin Hòa Nguyễn từ California thì thì việc điều ông Pack, một đồng minh của Tổng thống Trump, về đứng đầu Cơ quan truyền thông quốc tế “được xem là một hành động nhằm kiểm soát truyền thông của chính phủ Mỹ”.

    Các đài Mỹ có tiếng nói về châu Á


    Ngoài đài VOA (thành lập năm 1942) Cơ quan truyền thông quốc tế của Hoa Kỳ USAGM còn kiểm soát các kênh truyền thông khác do chính phủ Mỹ tài trợ, trong đó có RFA.

    RFA được thành lập vào năm 1996 nhằm đưa thông tin đến các quốc gia mà Hoa Kỳ cho là “độc tài, không minh bạch thông tin”.

    Đài này nói họ cổ vũ cho tự do dân chủ ở Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện.
    RFA gồm 9 ban ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Việt. Bà Bay Fang là một nhà báo chuyên nghiệp từng hoạt động ở Afghanistan, Iraq, từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Sau khi về RFA năm 2015, bà đã lên làm Tổng Giám đốc từ năm 2019.

    Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã có chương trình tiếng Việt lâu năm qua sóng phát thành, và sau này có thêm trang web cùng chương trình TV/video.

    Bài đọc nhiều nhất trên trang tiếng Việt của VOA hôm 18/06 là câu chuyện "GS. Steve Hanke phản hồi sau khi nói Việt Nam là ‘táo thối’ trong chống dịch Covid-19".
    Vẫn theo ông Joaquin Hoà Nguyễn nói với BBC từ San Francisco cuối ngày thứ Năm giờ Anh thì đài “CNN gọi đó là cuộc thảm sát” với truyền thông công của Hoa Kỳ. Có lo ngại rằng các đài này sau thay đổi lãnh đạo sẽ không quan tâm đến dân chủ nhân quyền.

    Tuy thế, tân CEO của USAMD, Michael Pack trong email thông báo cho nhân viên cuối ngày thứ Tư đã tìm cách giảm đi lo ngại của họ rằng ông “cam kết duy trì độc lập” cho các đài vốn có nhiệm vụ đưa tin độc lập tới khán thính giả trên toàn thế giới, theo trang Politico trích các nguồn thông tấn từ Hoa Kỳ.

  5. #225
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Một bài viết khá chi tiết về sự kỳ thị chủng tộc của người Việt. Họ không biết, hay cố ý làm như không biết rằng đối với dân Mỹ trắng cực đoan thì họ cũng không khác gì những người da màu, cho dù cố tắm trắng hay nhuộm tóc.

    Ai đó kết hôn với người da màu thì bị dè bỉu, còn lấy được Mỹ trắng là một vinh dự.

    (Ha ha em nhớ trong Vnphoto này cũng có bác tơ tưởng được kết thông gia với bà tiến sĩ Mỹ trắng Brix)

    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT TRƯỚC CƠN LỐC CHỐNG PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC
    Trùng Dương
    Gửi đến BBC từ Sacramento, California


    Người Mỹ gốc Việt tại một buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hồi tháng 7/2018

    Như thể đại dịch Covid-19 chưa đủ, nước Mỹ từ hơn ba tuần nay bị cuốn vào một trận dịch khác trong cơn đại dịch - trận dịch chống bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc sau cái chết tức tưởi của một người da đen dưới đầu gối của một viên cảnh sát da trắng ngày 25/5, 2020 ở thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota.

    Cơn lốc không chỉ diễn ra tại các thành phố ở Mỹ mà đã lan ra các nước khác, như Pháp, Anh, Đức, Úc, New Zealand và vài nơi khác.

    Cơn lốc dường như không ngưng ở hiện tại mà còn vươn vào cả quá khứ, khi nhiều pho tượng không chỉ của phe phiến loạn Confederate đòi ly khai trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19 bị giật đổ, mà cả những pho tượng của những nhân vật xưa tại một số thành phố ở Âu châu cũng bị chiếu cố vì đã chủ mưu, tiếp tay hay dung dưỡng nạn buôn bán nô lệ da đen và tiêu diệt các sắc dân thuộc địa vào các thế kỷ trước.

    Tất nhiên cơn lốc đã không chừa những gia đình gốc Á. Và đã hẳn người gốc Việt cũng bị cuốn vào trong đó.

    Hầu như mọi người quên hẳn Covid, mặc các chuyên viên y tế báo động về sự gia tăng của các ca nhiễm, của những ca phải vào bệnh viện chữa trị, về các con số tử vong.

    Một người bạn gửi cho tôi bản điện thư bằng tiếng Việt kèm với hình chiếc quan tài mạ vàng chở xác người đàn ông da đen chết dưới đầu gối của viên cảnh sát da trắng, đặt trong chiếc xe tang sơn trắng do ngựa kéo, đưa người quá cố tới nơi yên nghỉ cuối cùng, với những lời lẽ miệt thị, vô ý thức, như sau:

    ''Đang là 1 tội phạm ma túy phút chốc trở thành thiên thần, với quan tài mạ vàng, có xe ngựa kéo, không khác gì Tổng Thống, với hàng trăm nhân vật quan trọng trong đảng dân chủ, cùng hàng ngàn người tham dự.''

    ''Hàng trăm viên chức Chính Phủ quì mọp dưới linh cửu của ngài để tỏ lòng thành kính và ngưỡng mộ.''

    ''Quỹ tương trợ đám tang cho ngài đã quyên góp được trên 13 triệu đô la. Thành viên Dân chủ của Quốc hội Mỹ đã quỳ cầu nguyện cho ngài và phong tặng ngài là Anh Hùng liệt sỹ. Nếu đảng Dân chủ nắm đa số trong Quốc Hội, ngài sẽ được đặt tên đường. Tiểu sử của ngài tội phạm sẽ được đem dạy cho lớp trẻ. Các em sẽ theo gương ngài, không cần phải học hành. Cứ phạm tội xong vô tình tìm cách để cho cảnh sát bóp cổ chết, sẽ trở thành anh hùng đời đời đi vào lịch sử. Nếu chưa được trở thành anh hùng cũng thành triệu phú trong vài ngày.
    Hy vọng ngài sẽ hiển linh để giúp đảng dân chủ nắm quyền từ trên xuống dưới như ước mơ của đảng."


    Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

    Chắn hẳn lời "tang điếu" này đã khiến một chị bạn của tôi, một nhà truyền thông gốc Việt và là người triệt để hỗ trợ TT Trump vì tin ông chống Trung Quốc, bất nhẫn trước một viễn tượng kết quả bầu cử tổng thống sắp tới có thể ngoài ý muốn đó, đã tuyên bố là nếu ông Trump thất cử và người của đảng Dân Chủ lên, chị sẽ… dọn về Việt Nam. Ba mươi lăm năm trước, như bao người Miền Nam dạo ấy, chị đã xoay sở để di cư sang Mỹ lánh nạn cộng sản độc tài đảng trị. Tôi nghĩ chị cũng chỉ nói vậy trong cơn giận dữ.

    Gia đình tôi cũng không tránh khỏi chia rẽ, dù phần lớn ngấm ngầm. Cậu con lớn thuộc phe Cộng Hòa, tất nhiên là ít nhiều chia sẻ và hỗ trợ đường lối của chính quyền ông Trump, từ một số biện pháp chống dịch tới việc nhìn một cách tiêu cực các cuộc biểu tình của người da đen, mặc dù đã có sự tham dự của nhiều sắc dân khác, kể cả người gốc Á. Trong khi đó, hai cô em - một thuộc đảng Xanh, và một kín đáo hơn nên tôi không biết cô thuộc đảng nào - có quan niệm chính trị phóng khoáng, tất nhiên là bất đồng với cái gọi là chính sách chống dịch của chính quyền ông Trump. Và hai cô có thái độ bao dung hơn, nếu không nói là có cảm tình, đối với cuộc tranh đấu của người da đen nói riêng và da mầu nói chung, chống lại sự phân biệt chủng tộc.

    Phần tôi không thuộc đảng nào - "nonpartisan," như vẫn được ghi trên các giấy tờ bầu bán. Tôi hỗ trợ những việc làm có tính cách nhân bản, hữu ích cho xã hội nói chung, và chống lại bất cứ sự bất công đàn áp nào. Dù vậy, đôi khi giữa cậu con và tôi có những cuộc thảo luận dẫn tới bế tắc, đành đồng ý với nhau là… bất đồng ý. Các em của cậu ta thì hoàn toàn tránh tranh biện với ông anh.

    Thành ra, trong cơn đại dịch ghê gớm chưa từng có, giữa một nền kinh tế khủng hoảng, xã hội bất ổn, không biết tới bao giờ mới chấm dứt, mẹ con tôi hầu như không dựa được vào nhau ngoài những thăm hỏi xã giao lấy lệ. Cậu con tôi, dù vậy, không nhìn các cuộc biểu tình đòi được đối xử bình đẳng bằng cái nhìn nhiễm định kiến về mầu da, chủng tộc, mà với những bận tâm thực tiễn, chẳng hạn như, nếu tước đi những lựu đạn cay, những thế khóa cổ (chockhold), làm sao một cảnh sát khống chế được một đám người giận dữ, một kẻ tình nghi to lớn hung dữ, v.v...

    Tôi không có câu trả lời, chỉ nói tôi không đồng ý việc quân đội hóa cảnh sát vốn nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh cộng đồng. Tại sao cảnh sát mỗi khi nổ súng là phải chết người? Tại sao không chỉ bắn bị thương một kẻ tình nghi? Đó là câu hỏi thường đến trong đầu tôi mỗi khi nghe tin một cảnh sát bắn chết người, phần lớn là da đen.

    Tôi biết nhiều gia đình gốc Á nói chung và Việt nói riêng cũng không thuận hòa gì hơn. Trên Facebook, cô con gái út kể lại (vì tôi không dùng diễn đàn này), các cháu của tôi đang phản đối việc một cô em tôi đã đưa những hình ảnh kỳ thị người da đen lên trang của mình. Trong đám cháu này có hai cô, một sinh ra ở Pháp nhưng lớn lên tại Mỹ và một sinh ra tại Mỹ, đã tham gia Cuộc Diễn Hành của Phụ Nữ vào đầu năm 2017 phản đối ông Trump.

    Dường như cái hố ngăn cách thế hệ giữa các bậc cha mẹ di dân vốn bảo thủ và con cái - trưởng thành hoặc sinh ra tại Mỹ và chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nhân bản và khai phóng, nên phóng khoáng trong các suy nghĩ về chính trị, xã hội, và cả trong việc bảo vệ môi trường - đã thêm bị khơi rộng ra trong tình huống dịch-trong-đại-dịch hiện tại."

    Kỳ thị da đen trong cộng đồng gốc Á có căn nguyên từ huyền thoại 'dân thiểu số mẫu mực,' mà giới lãnh đạo người da trắng đã, để đối phó với phong trào đòi dân quyền vào thập niên 1960, tạo nên để gây chia rẽ giữa người Mỹ gốc Á với các dân da mầu khác," Marina Fang viết gần đây. "Nhiều di dân gốc Á đã nhập tâm cái tinh thần ấy, đã hành xử dưới cái cảm tưởng sai lầm là cứ sống 'ngoan ngoãn' thì sẽ sớm hội nhập vào với xã hội da trắng và được nhập phe với người da trắng."


    Luật sư Tín Nguyễn (phải) trao đổi với hai người Mỹ gốc Việt bị trục xuất tại TP Hồ Chí Minh ngày 19/4/2018
    Tác giả Fang cho rằng đây là nguyên nhân sâu xa của thái độ phân biệt mầu da của người gốc Á. Tất nhiên việc người gốc Á phân biệt hoặc cả kỳ thị người da đen cũng còn do những va chạm đưa tới xung đột kình chống lẫn nhau, từ đó thành định kiến, cũng có, song vấn đề đó ở ngoài phạm vi của bài này.

    Trong trường hợp người Việt thì cái nguyên nhân, theo tôi, còn sâu xa hơn là muốn làm những người gốc Á "ngoan ngoãn" để mau hội nhập.

    Người Việt đến Mỹ mang theo nhiều di sản quí giá có, mà không đáng gì cũng có. Quí giá thì là cái di sản Cộng Hòa (đúng nghĩa, không phải là cái lý tưởng Cộng Hòa đã bị sa đọa từ vài năm trở lại đây tại Mỹ) mà tôi đã đề cập tới trong bài "Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1954-1975."

    Di sản không đáng mang theo là tinh thần kỳ thị đối với những chủng tộc khác, trừ người da trắng. Ai thuộc thế hệ tôi, những người hiện ở lứa tuổi 70-80 gần đất xa trời, hẳn đều nhớ hồi ở Việt Nam, người Việt có thói quen gọi tất cả những người thuộc dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống trên cao nguyên là Mọi, không coi họ là ngang hàng với mình. Ai cũng biết con lai đã bị đối xử thế nào, dưới thời thực dân Pháp cũng như sau này trong thời kỳ quân đội Mỹ tham chiến ở Miền Nam.

    Các trẻ em lai Mỹ, nhất là Mỹ đen, đã bị hư hại tới độ nhiều em khi tới Mỹ trong chương trình Homecoming không còn có thể thích nghi, khoan nói tới hội nhập vào đời sống tại quê hương của cha, mặc cho các giúp đỡ của chính phủ và cơ hội học hành để tiến thân. Bởi vì, giản dị, nhiều em hồi còn ở Việt Nam không hề được cắp sách tới trường vì phải tranh sống và đương đầu với tinh thần kỳ thị.

    Dù đã nhiều thập niên sống tại Mỹ, chúng ta vẫn có thói quen nhìn xuống những người có mầu da đậm hơn da mình. Tôi có chị bạn kể là khi con gái chị có bạn trai là người da đen, chị buồn và lo lắm. "May sau cháu lấy một một người da trắng, lại có cấp bậc cao trong quân đội, lại vừa lên chuẩn tướng," chị hân hoan kể. Đã hẳn là chị không chịu được khi Hoa Kỳ có vị tổng thống da đen đầu tiên. Chị thù ghét vợ của ông ta tàn tệ. Tới nỗi tôi phải hỏi chị tại sao, bà ta có làm gì chị không, thì chị đáp: "Tại bà ta xấu quá"!

    Chị bạn này không phải là người bạn gốc Việt duy nhất của tôi ghét TT Obama vì ông đen, dù tổ tiên không phải là dân Phi châu bị người da trắng bắt cóc mang bán làm nô lệ bốn thế kỷ trước. Có chị bạn kết tội ông cựu tổng thống da đen là tham nhũng, tôi hỏi sao biết, thì chị nói khi lên làm tổng thống, hai ông bà nghèo rớt mồng tơi, mà giờ ngồi trên bạc triệu. Chị không biết, hay không muốn biết, là cái đống bạc triệu ấy phần lớn là từ giao kèo cho hai cuốn hồi ký của ông bà. Chị bạn còn bảo tôi "chờ vụ Obamagate đang ra ánh sáng" rồi khắc biết.

    Đấy là người gốc Việt ở Mỹ. Nhiều người Việt ở Âu châu cũng không chịu thua tinh thần kỳ thị này. Tác giả Lâm Bình Duy Nhiên, một nhà hoạt động cộng đồng sinh sống tại Thụy Sĩ, mới đây kể trong một bài viết với cái tựa vỏn vẹn chữ Mọi, một lần ông theo mấy người bạn vào một tiệm ăn Việt ăn tối:

    Khi chúng tôi vào, bà chủ quán nhìn anh bạn của tôi và nói lớn:

    - Dữ chưa, hôm nay dẫn thằng mọi nào tới vậy?

    Tôi hiểu liền, nên nói:

    - Chào cô.

    Bà chủ quán đớ người, chỉ tôi hỏi:

    - Ủa, da đen biết nói tiếng Việt hả?

    Anh bạn tôi vội vàng giải thích. Cô chủ quán buột miệng xin lỗi và cố giải thích vì nhìn thấy tôi "đen giống tụi da đen quá"!

    Sau khi kể một số những trường hợp kỳ thị mà chính mắt ông chứng kiến, tác giả thở dài:

    "Không biết bao nhiêu lần, khi trò chuyện với những người Việt trong cộng đồng, thậm chí với những người bạn, họ vẫn thường có những suy nghĩ rất lạ lùng. Thậm chí, họ còn huyên thuyên giảng dạy cho con cái họ là đừng chơi với 'bọn da đen' ở trường vì 'chúng nó ngu, dốt và lười lắm'. Còn 'bọn Rệp' thì thôi khỏi nói, toàn là bọn khủng bố cực đoan và cũng lại... ngu dốt nên cũng cần phải tránh xa, không giao du với chúng!"

    Tác giả bài "Mọi" trích một câu văn (nói là của Phan Chu Trinh, và tôi ghi lại đây vì không có phương tiện để kiểm chứng): "Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người. Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát hiện, rồi trong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy."

    Người Việt đặt chân tới Mỹ vào giữa thập niên 1970 khi cỗ bàn dân quyền dù chưa toàn hảo đã được bầy sẵn, chỉ việc ngồi vào bàn ăn. Ít ai hỏi cỗ bàn đó do đâu mà có.

    Đó là do những cuộc tranh đấu gian khổ đẫm máu của người da đen trong phong trào tranh đấu đòi quyền công dân vào giữa thập niên 1960. Đấy là chưa kể cuộc tranh đấu kéo dài trên bẩy thập niên của phụ nữ Mỹ đòi quyền đầu phiếu. Và cả những cuộc phấn đấu của người Mỹ gốc Á, cũng không ngoài mục đích đòi quyền con người không phân biệt chủng tộc hay cái giống.

    Họ phấn đấu để hoàn tất nền dân chủ chưa hoàn hảo của Hoa Kỳ vì các vị lập quốc khi viết bản Hiến Pháp 254 năm về trước chỉ mới nghĩ được tới quyền bình đẳng riêng của người đàn ông da trắng. Chính các dân thiểu số da mầu đã và đang giúp cho nền dân chủ Hiệp Chủng Quốc trở nên hiện thực và toàn hảo hơn.


    Những phụ nữ trong Quốc hội thứ 84th, trong năm 1955

    May mắn thay giới trẻ gốc Việt không chia sẻ cái nhìn thiển cận của cha anh mình. Họ không quên nhắc nhở các bậc cha anh về việc vào cuối thập niên 1970 khi hàng trăm, chục, vạn người Việt lánh nạn cộng sản bị kẹt ở những trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á, một nhóm trí thức da đen đã mua nguyên một trang báo của tờ New York Times để kêu gọi chính phủ Mỹ mở cửa giúp họ được định cư tại Mỹ.

    Trang Web diacritics.org của nhóm trẻ Diaspora of Vietnamese Artist Network cũng đã dành số đặc biệt tháng này để xác định chỗ đứng bên cạnh người da đen chống lại bạo lực của cảnh sát.

    Trang Pivot cũng có bài viết về người Việt và người da đen.

    Giới trẻ gốc Việt đã không im lặng. Tôi cảm thấy hãnh diện về họ. Cầu xin chúng ta sẽ sớm qua các cơn dịch bệnh hiện tại. [td2020-06]

  6. #226
    Tham gia
    20-05-2010
    Bài viết
    4,504
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Một bài viết khá chi tiết về sự kỳ thị chủng tộc của người Việt. Họ không biết, hay cố ý làm như không biết rằng đối với dân Mỹ trắng cực đoan thì họ cũng không khác gì những người da màu, cho dù cố tắm trắng hay nhuộm tóc.

    Ai đó kết hôn với người da màu thì bị dè bỉu, còn lấy được Mỹ trắng là một vinh dự.

    (Ha ha em nhớ trong Vnphoto này cũng có bác tơ tưởng được kết thông gia với bà tiến sĩ Mỹ trắng Brix)
    Kaka! Mình biết bác này nói ai gồi!
    Tiền không thể mua được Hạnh Phúc. Phải cần thêm Vàng, Chứng khoán & Bất động sản!

  7. #227
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  8. #228
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Ha ha tội nghiệp, đăng ký cả triệu người nhưng cuối cùng chỉ có hơn 6 ngàn người còn thích MA GÀ tới dự, làm ngài bẽ mặt quá xá chừng!

    BẦU CỬ 2020: VẬN ĐỘNG TRANH CỬ CỦA TRUMP Ở TULSA VẮNG HƠN DỰ KIẾN

    Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi Mỹ bắt đầu phong tỏa vì virus corona, với một đám đông nhỏ hơn dự kiến.


    Ông Trump khoe vào đầu tuần này rằng gần một triệu người đã yêu cầu có vé tham dự buổi vận động tranh cử của ông tại Trung tâm Ngân hàng Oklahoma tại Tulsa.

    Nhưng vận động trường 19.000 chỗ ngồi còn rất nhiều ghế trống, và kế hoạch nói chuyện với dân chúng của Trump tại một khu vực ''đầy tràn'' bên ngoài đã bị hủy bỏ.

    Đã có những lo ngại về việc tổ chức cuộc vận động tranh cử trong đại dịch.

    Người tham dự phải ký giấy đồng ý sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump chịu trách nhiệm cho bất cứ bệnh tật gì. Vài giờ trước khi sự kiện bắt đầu, ban vận động tranh cử của ông cho biết sáu nhân viên trong ban tổ chức đã xét nghiệm dương tích với virus corona.

    Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao số người tham dự thấp hơn dự kiến ban đầu. Ông Trump, người nói gần hai tiếng đồng hồ về một loạt các chủ đề, gọi người có mặt trong sân vận động là "chiến binh", trong khi đổ lỗi cho giới truyền thông và người biểu tình làm cho người ủng hộ phải tránh xa cuộc vận động. Có một số cảnh xô xát bên ngoài địa điểm tổ chức, nhưng không rắc rối nghiêm trọng nào được báo cáo.


    Nhiều người ủng hộ ông Trump không đeo khẩu trang tại cuộc vận động tranh cử

    Cuộc vận động tái tranh cử của ông Trump là một trong những cuộc tụ họp trong nhà lớn nhất được tổ chức tại Mỹ, kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tại đây, và xảy ra ngay giữa lúc số người nhiễm dịch tại tiểu bang Oklahoma đang gia tăng.

    Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ hiện có hơn 2,2 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và 119.000 tử vong.

    Ông Trump nói gì?
    Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trump nói đã có "những người rất xấu ở bên ngoài, họ đang làm những điều xấu", nhưng không nói rõ chi tiết.

    Về phản ứng với virus corona, ông Trump nói đã khuyến khích các quan chức làm chậm xét nghiệm vì nó dẫn đến nhiều trường hợp được phát hiện. Ông mô tả việc xét nghiệm như một "con dao hai lưỡi".


    Người tham dự phải ký thỏa thuận sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bệnh tật nào

    "Đây là mặt xấu của vấn đề: Khi bạn xét nghiệm đến mức đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều người hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều trường hợp bị nhiễm hơn", ông nói trước sự cổ vũ của đám đông. "Vì vậy, tôi nói 'làm chậm việc xét nghiệm xuống'. Họ cứ xét nghiệm và xét nghiệm."

    Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng tổng thống "rõ ràng là đang đùa".

    Nhắm vào ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ của mình, ông Trump mô tả Joe Biden là "con rối bất lực của phe cực đoan".

    Tổng thống cũng có một giọng điệu hiếu chiến khi nhắc đến các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc - và việc lật đổ các bức tượng - bắt đầu diễn ra sau khi một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, bị cảnh sát ở Minneapolis giết chết.

    "Đám người cánh tả quá khích đang cố gắng phá hoại lịch sử của chúng ta, mạo phạm di tích của chúng ta - những tượng đài đẹp đẽ của chúng ta - phá bỏ các bức tượng của chúng ta và bức hại bất cứ ai không tuân theo yêu cầu đòi kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của chúng. Chúng ta không làm theo'' ông nói với đám đông.

    Phân tích của Anthony Zurcher
    Phóng viên Bắc Mỹ


    Buổi vận động tranh cử của Trump ở Tulsa có tất cả màu sắc và tính cách của một trong những cuộc vận động điển hình của ông.

    Những chiếc mũ "Make America Great Again", hô hào về Hillary Clinton "nhốt bà ấy lại", âm thanh lớn thủng lỗ tai - nheo mắt, và cảm giác giống như một buổi ăn mừng ồn ào đã đưa Trump vào Nhà Trắng vào năm 2016 và đưa tổng thống đi qua những thăng trầm của nhiệm kỳ.

    Điều duy nhất còn thiếu là đám đông ngồi chật kín vận động trường, khi hàng loạt ghế màu xanh trên các tầng cao vẫn trống rỗng ngay cả khi Trump đã bước vào sân khấu.

    Đổ lỗi cho virus corona khiến mọi người không tham dự. Đổ lỗi cho người biểu tình ảo - như chiến dịch tranh cử của Trump đã làm trong một tuyên bố - là người biểu tình đã chặn lối vào. Đổ lỗi cho những người cấp tiến tinh nghịch rủ nhau vào trang mạng ồ ạt ghi danh với các yêu cầu xin vé giả, khuyến khích chiến dịch tranh cử của ông chuẩn bị cho đám đông tràn về.

    Dù lý do là gì đi nữa, những đám đông dự kiến khổng lồ đó đơn giản là không trở thành hiện thực. Số người đến tham dự không phải là tồi tệ, nhưng khi chiến dịch tranh cử của bạn tự hào với hơn một triệu RSVP, thì việc số người đến tham dự quá thấp so với mốc đó, là một cái nhìn đáng xấu hổ.

    Đối với một chiến dịch tranh cử phấn đấu để tự ổn định trong bối cảnh các cuộc thăm dò dư luận và công chúng ngày càng khó chịu về hướng đi của quốc gia, tổng thống có thể cần nhiều hơn một cuộc vận động tranh cử thoải mái, để trở lại những ngày tốt đẹp hơn.

    Bối cảnh cuộc vận động
    Cuộc vận động tranh cử được tổ chức trong bối cảnh lo ngại nó có thể trở thành một sự kiện "siêu lây lan" của virus corona.

    Trong một bài đăng trên Facebook, Thị trưởng Tulsa GT Bynum thừa nhận rằng cư dân Tulsa bị chia rẽ vì đây là thành phố đầu tiên tổ chức một sự kiện lớn như vậy.


    Mọi người phải được kiểm tra nhiệt độ trước khi có thể vào địa điểm

    "Chúng tôi làm điều này khi các trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên, nhưng trong khi bệnh viện vẫn còn nhiều chỗ trống. Một số người cho rằng điều đó thật tuyệt vời, một số người cho rằng điều đó thật liều lĩnh, chúng ta sẽ cùng đi chung với nhau như một cộng đồng, "ông viết.

    Cảm xúc cũng đang tăng cao sau vụ cảnh sát ở Minneapolis vào tháng trước, đã giết chết George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, sự kiện gây ra các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan rộng.


    Cảnh sát Tulsa đã kéo một người biểu tình từ gần địa điểm của cuộc vận động tranh cử ra ngoài

    Thị trưởng GT Bynum hôm thứ Năm tuyên bố lệnh giới nghiêm bao trùm khu vực xung quanh Trung tâm Ngân hàng Oklahoma, với lý do nguy cơ "bất ổn dân sự". Nhưng hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ vì "nhiều người ủng hộ chúng ta".

    Ông Trump ban đầu lên kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình vào thứ Sáu. Nhưng đã đổi ngày vào tuần trước sau khi biết nó rơi vào ngày 19/6, được gọi là Juneteenth, đánh dấu sự chấm dứt chế độ nô lệ ở Mỹ.

    Sự lựa chọn vị trí của cuộc vận động cũng gây tranh cãi. Năm 1921, Tulsa là nơi xảy ra vụ thảm sát, trong đó đám đông da trắng tấn công người da đen và các doanh nghiệp, giết chết khoảng 300 người.

    Tại một cuộc mít tinh yên bình ở Tulsa hôm thứ Sáu, nhà hoạt động dân quyền Al Sharpton nói rằng các nhà đấu tranh có thể "Làm cho nước Mỹ vĩ đại" lần đầu tiên cho mọi người.

  9. #229
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  10. #230
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

Trang 23 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 132122232425 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •