Trang 14 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 4121314151624 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 131 đến 140 / 322

Chủ đề: Múa gậy vườn hoang

  1. #131
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Bây giờ thì ngài Trump mới nhận ra đại dịch Corona virus là do Trung Quốc gây ra chứ không phải do Obama, do đảng Dân Chủ, do truyền thông Fake News …

    Ngài ấy liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc. Ngài ấy sẽ bắt Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho đại dịch này. Tính ngài ấy nói là làm, ngài sẽ bắt Trung Quốc trả tiền như đã từng bắt Mexico trả tiền cho bức tường biên giới.

    ÔNG TRUMP LIÊN TỤC ĐỔ LỖI CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM TRUNG QUỐC VỀ VIRUS

    Những ngày lần đây, ông Trump liên tục công kích Trung Quốc và cho rằng bệnh dịch lần này là do phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc gây ra.

    Mặc dù các nhà khoa học cho rằng khả năng cao đại dịch có nguồn gốc tự nhiên và virus lây từ động vật sang người, Tổng thống Trump ngày 30/4 tuyên bố ông đã thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

    Ông cũng nói “Mỹ đang tìm hiểu virus thoát ra ngoài như thế nào”.

    “Chuyện xảy ra thật khủng khiếp, cho dù họ đã phạm sai lầm hay nó bắt đầu như một sai lầm hay họ phạm một lỗi khác hay có người cố ý làm điều này”, ông Trump nói.


    Tổng thống Donald Trump trả lời các câu hỏi của các phóng viên trong một sự kiện về bảo vệ người cao niên trong Phòng phía Đông của Nhà Trắng ngày 30/4. Ảnh: AP.

    Cộng đồng tình báo Mỹ (IC) tuyên bố đồng tình với “niềm tin rộng rãi trong giới khoa học rằng virus Covid-19 không do con người tạo ra hoặc biến đổi gien”.

    “IC sẽ tiếp tục kiểm tra thông tin mới và tin tình báo để xác định xem liệu nguồn gốc virus là do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay là kết quả của một vụ tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”, IC tuyên bố.

    Liên tục công kích Trung Quốc

    Những ngày gần đây, chính quyền ông Trump đã dùng giọng điệu nặng nề hơn với Trung Quốc. Họ liên tục cáo buộc Trung Quốc không hành động đủ nhanh để cảnh báo về sự dịch bệnh hoặc ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

    Các quan chức Mỹ cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc “phải trả giá” cho công tác xử lý dịch của họ.


    Người bán hàng đeo khẩu trang để ngăn chặn virus lây lan trong khi họ chờ khách hàng ở lối vào một nhà hàng ở Bắc Kinh vào ngày 28/4. Ảnh: AP.

    Đây cũng là thời điểm chính quyền ông Trump tiếp tục bị chỉ trích về phản ứng ban đầu với đại dịch quá chậm và quá ít ỏi.

    Sáng 30/4, trước khi ông Trump đưa ra những bình luận trên, chính phủ Trung Quốc nói rằng bất kỳ tuyên bố nào về việc virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm đều là “vô căn cứ và hoàn toàn bịa đặt”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói giám đốc của Viện Virus học Vũ Hán (WIV), ông Yuan Zhiming, đã cho biết rằng phòng thí nghiệm thực hiện nghiêm ngặt các quy trình an toàn sinh học và không làm phát tán bất kỳ mầm bệnh nào.

    “Tôi muốn chỉ ra một lần nữa rằng nguồn gốc của virus là một vấn đề khoa học phức tạp và nó cần được nghiên cứu bởi các nhà khoa học và các chuyên gia”, ông Cảnh nói.

    Ông cũng chỉ trích những người ở Mỹ nói rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19. Ông Cảnh nói rằng họ nên dành thời gian “để kiểm soát dịch bệnh tại nhà tốt hơn”.

    Tại Nhà Trắng, ông Trump liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc trong việc xử lý ổ dịch. Ông Trump chỉ trích Trung Quốc hạn chế di chuyển trong nước để làm chậm việc virus lây lan nhưng không hạn chế di chuyển quốc tế để ngăn virus lan ra nước ngoài.

    “Chắc chắn virus có thể đã bị ngăn lại”, ông Trump nói ở Nhà Trắng. “Họ không ngăn nó vì không có năng lực hoặc họ đã để nó lan rộng”.

    “Virus thoát ra ngoài và họ đáng lẽ có thể ngăn nó”, ông Trump nói.

    'Mỹ và Trung Quốc đều sẽ liên quan'

    Nhiều nhà khoa học cho biết virus corona xuất hiện tự nhiên ở loài dơi. Mặc dù vậy, nhiều người khác đổ lỗi cho một phòng thí nghiệm trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Nơi này đã thực hiện các nghiên cứu truy tìm nguồn gốc của virus SARS, tìm ra virus trên dơi mới và cách chúng truyền sang người.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thúc ép Trung Quốc cho tiếp cận phòng thí nghiệm này để điều tra.

    “Chúng ta biết WIV (Viện Virus Vũ Hán) chỉ cách chợ hải sản vài km”, ông Pompeo nói cách đây hai tuần. WIV nằm cách chợ hải sản được xem là nơi bắt đầu dịch bệnh 13 km.

    Các quan chức Mỹ nói rằng Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh đã nêu lên lo ngại về các vấn đề an toàn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán năm 2018. Tuy nhiên, hai năm sau đó, họ vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy virus bắt nguồn từ đó.


    Tổng thống Donald Trump phát biểu trong cuộc họp về Covid-19 với thống đốc bang New Jersey Phil Murphy trong phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 30/4. Ảnh: AP.

    Các nhà khoa học nghiên cứu virus trong nhiều tháng qua đã nói rõ họ tin virus không do con người tạo ra.

    Ban đầu, chợ bán động vật sống ở Vũ Hán, nơi xuất hiện các ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12, là nơi được chú ý. Tuy nhiên, người đầu tiên mắc bệnh không có mối liên hệ nào với ngôi chợ này.

    Ông Kristian Andersen, người nghiên cứu virus tại Scripps Research ở La Jolla, California, nói khả năng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán là “một phần triệu”, nhỏ hơn nhiều so với khả năng nó xuất hiện trong tự nhiên.

    Chuyên gia về virus David O’Connor của Đại học Wisconsin-Madison cho biết ông nghĩ rằng chúng ta vẫn biết quá ít về virus để loại trừ bất kỳ nguồn gốc nào, ngoại trừ việc virus do con người tạo ra.

    “Tìm ra nguồn gốc của virus là quan trọng vì đó có thể là nơi chứa virus gây ra đại dịch tiếp theo”, ông O’Connor nói.

    Mỹ đã tài trợ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán cho nghiên cứu về virus corona, ông Michael Morell, Phó giám đốc của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cho biết hôm 30/4.

    Ông nói rằng bức điện ngoại giao cho thấy các quan chức Mỹ đã lo ngại về quy trình an toàn tại phòng thí nghiệm đó trong nhiều năm qua.

    “Nếu virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, điều này không chỉ phản ánh tiêu cực về Trung Quốc mà còn cả Mỹ vì đã tài trợ nghiên cứu cho một phòng thí nghiệm có vấn đề an toàn”, ông Morell nói trong một diễn đàn trực tuyến do Trung tâm nghiên cứu tình báo, chính sách và an ninh quốc tế Michael V. Hayden tổ chức.

    “Vì vậy, nếu virus thật sự thoát khỏi phòng thí nghiệm, chúng ta sẽ cùng bị liên quan. Không những Trung Quốc mà Mỹ cũng vậy”, ông Morell nói.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 09:55 AM ngày 02-05-2020

  2. #132
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Mỹ sẽ kiện Trung Quốc gây đại dịch Corona, còn Canada sẽ kiện Mỹ?

    BÁO CANADA NÓI "CÓ RẤT ÍT" CA NHIỄM COVID-19 Ở NƯỚC NÀY TỚI TỪ TQ, NGUỒN LÂY BỆNH TỪ MỸ LẠI CHIẾM ÁP ĐẢO


    Ảnh: Bloomberg

    Tuy đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhưng dữ liệu từ những tỉnh lớn nhất ở Canada cho thấy người Mỹ mới là nguồn lây bệnh nhiều nhất vào nước này.

    Số liệu từ Canada

    Mới đây, tờ National Post đã thu thập dữ liệu về nguồn gốc của các ca bệnh COVID-19 liên quan tới việc di chuyển ở các Ontario, Quebec, Britíh Columbia và Alberta, 4 tỉnh có số ca dương tính lớn nhất Canada.

    Canada chậm trễ hơn nhiều quốc gia trên thế giới trong việc hạn chế các hoạt động di chuyển quốc tế tới từ Trung Quốc. Việc thực hiện quét thân nhiệt ở sân bay cũng được triển khai muộn và phụ thuộc vào lời kể của hành khách về việc họ có triệu chứng virus hay không.

    Hãng hàng không Canada đã dừng các chuyến bay tới từ Trung Quốc vào hồi tháng 2, chính phủ khuyến khích người dân không bay tới Trung Quốc từ hồi tháng 1, tuy nhiên tới tận ngày 18/3 Canada mới ra lệnh cấm toàn diện và khiến số chuyến bay quốc tế giảm xuống chỉ còn 1 nửa. Khách quốc tế không được vào Canada và chỉ những công dân hoặc thường trú nhân Canada mới được phép nhập cảnh.

    Biên giới với Mỹ vẫn được hoạt động trong nhiều ngày bởi chính quyền hai nước đã thiết lập kế hoạch để đảm bảo vận chuyển và giao thương các mặt hàng thiết yếu.


    Số liệu về số ca nhiễm COVID-19 ở Canada. Nguồn: National Post

    Bộ trưởng Y tế Canada Andrian Dix cho biết đó là quyết định nghiêm trọng bởi vì Canada vẫn cho phép hành khách đi lại ở biên giới Mỹ. Khi số ca dương tính ở Washington bắt đầu tăng nhanh, ông yêu cầu hành khách người Mỹ không tới tỉnh British Columbia.

    "Chúng tôi rất quan ngại về việc hành khách từ Mỹ vẫn tiếp tục được nhập cảnh Canada. Chúng tôi nhấn mạnh rằng hành khách từ Mỹ không nên tới British Columbia".

    Tới ngày 17/4, Ontario đã xác định 1.201 ca nhiễm COVID-19 liên quan tới du khách quốc tế. Trong số đó, chỉ có 5 trường hợp tới từ Trung Quốc. Ngược lại, có tới 404 người tới từ Mỹ.

    Những "nguồn bệnh" còn lại bao gồm Anh (126 ca), du thuyền (74 ca), Mexico (68 ca) và Tây Ban Nha (49 ca). Số người nhiễm bệnh tới từ Iran và Italy còn cao hơn từ Trung Quốc, với lần lượt là 19 ca từ Iran và 7 ca từ Italy.

    Tại Quebec, 373 người nhiễm bệnh đã tới từ Mỹ và tỉnh này thông báo không có ca lây nhiễm nào liên quan tới Trung Quốc. Ngoài ra, số người nhiễm COVID-19 còn bao gồm 151 hành khách từ Pháp, 121 người từ Puerto Rico và 117 người khác từ Áo tới Quebec.

    Tỉnh Alberta không có phân tích hoàn chỉnh về các trường hợp nhiễm bệnh do di chuyển quốc tế, nhưng chỉ ghi nhận đúng một trường hợp có liên quan tới Trung Quốc, trong khi đó 36% số hành khách nhiễm COVID-19 tới từ Mỹ. Tỉnh British Columbia cũng cho biết mặc dù những ca đầu tiên tới từ nước ngoài, nhưng phần lớn nguồn lây nhiễm tới từ trong cộng đồng nước này.

    Tăng cường theo dõi dịch bệnh

    Mỹ, Anh và Trung Quốc là 3 nơi quốc gia có số hành khách tới Canada đông nhất trong năm 2018. Tiến sĩ Theresa Tam, một quan chức y tế Canada, cho biết họ đã phản ứng với thông tin có được vào thời điểm đó và bắt đầu bằng các biện pháp tăng cường cách ly cũng như quét thân nhiệt.

    "Chúng tôi tăng cường quét thân nhiệt với hành khách tới từ Trung Quốc và sau đó từ châu Âu và Iran," bà nói.

    Tất cả số ca nhiễm đầu tiên ở Canada đều liên quan tới hành khách quốc tế, nhưng sau khi các lệnh giới hạn được thực hiện, số người nhiễm bệnh là hành khách chỉ còn chiếm một phần nhỏ trong tổng số ca nhiễm.

    Ví dụ, tại Ontario, ngày 1/4, có 695 ca nhiễm liên quan tới hoạt động di chuyển và tới ngày 27/4, con số này tăng gấp đôi ở mức 1.395 trường hợp. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn này, tổng số ca nhiễm COVID-19 đã tăng xấp xỉ 5 lần.

    Mỹ và một số các quốc gia khác đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 2. Mỹ cũng đóng cửa biên giới với một số điểm nóng khác như Iran và Italy trước khi Canada thực hiện.

    Tính hết ngày 1/5, Mỹ có gần 1,1 triệu ca dương tính với virus corona trong khi Canada có hơn 53.000 trường hợp, chỉ bằng 1/20 lần số ca ở Mỹ.

  3. #133
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934
    "Kiện" TQ...


  4. #134
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Washington Post khen Việt Nam trong việc ngăn chặn Covid-19

    WAPO: CHIẾN THẮNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM LÀ "TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ" VÀ BÀI HỌC DÀNH CHO MỸ

    Việt Nam đã có những quyết định đúng đắn và nhanh chóng hành động từ rất sớm để kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, bài viết trên tờ Washington Post của Mỹ nhận định.
    Việt Nam là một trường hợp thành công "ngoại lệ"


    Nước Mỹ vừa trải qua một cột mốc đau thương trong tuần này vì đại dịch COVID-19, báo Washington Post (Mỹ) viết. Chỉ chưa đầy 3 tháng dịch bệnh bùng phát trên lãnh thổ của Mỹ, nước này đã liên tục lập những kỷ lục buồn và đứng đầu thế giới về số ca nhiễm (hơn 1,1 triệu) cũng như số ca tử vong (hơn 66 ngàn) do COVID-19.

    Trong khi đó, tình hình tại Việt Nam có thể nói là trái ngược so với Mỹ: Việt Nam đã hơn 2 tuần không có ca nhiễm mới và cũng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng mới.

    Tác giả của bài xã luận được đăng tải trên báo Washington Post hôm 30/4 vừa qua cho rằng thành công của Việt Nam có thể trở thành những "bài học" dành cho Mỹ, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch COVID-19.

    Theo lời tác giả bài viết, mặc dù Việt Nam có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc và người dân có thu nhập không cao, mật độ dân số lại dày đặc, nhưng Việt Nam đã đạt được thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và đã bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế được áp dụng từ hồi tháng 2 và cao điểm là trong tháng 4 này.

    Theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam "về cơ bản đã đẩy lùi dịch bệnh". Tác giả bài viết đã nhận định rằng Việt Nam chính là một trường hợp thành công ngoại lệ.

    Vì sao Việt Nam lại là "ngoại lệ"? Bởi Việt Nam không phải là nơi nổi tiếng về công nghệ như Hàn Quốc hay Đài Loan, và cũng không phải là nơi có diện tích nhỏ để dễ dàng kiểm soát như đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) hay Iceland... Vậy, điều gì đã làm nên thành công của Việt Nam?

    Ba chiến lược chống dịch trọng tâm của Việt Nam
    Các nhà nghiên cứu Robyn Klingler-Vidra từ trường King’s College London và Tran Ba Linh từ trường Đại học Bath đã chỉ ra 3 chiếc lược trọng tâm trong công tác ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam: kiểm tra nhiệt độ cơ thể và sàng lọc, phong tỏa theo cụm và liên tục trao đổi thông tin.

    Tất nhiên cũng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới tiến hành xét nghiệm để phát hiện người nhiễm COVID-19, và nếu xét trên tổng số xét nghiệm mà Việt Nam đã thực hiện thì con số này có phần khiêm tốn hơn rất nhiều so với những quốc gia như Mỹ (5 triệu xét nghiệm). Việt Nam chỉ tiến hành khoảng 200.000 xét nghiệm.

    Tuy nhiên, nếu xét về tỉ lệ xét nghiệm bình quân trên tổng số ca nhiễm, thì con số của Việt Nam quả thực vượt trội, "là ngoại lệ" so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, tác giả của bài viết nhận định.

  5. #135
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Có một anh bạn gửi cho bài này, thấy hay hay nên post lên đây.

    "DÂN CHỦ THỔ TẢ" - HỌ LÀ AI?


    Nhóm từ “dân chủ thổ tả” xuất hiện trên mạng Internet từ 2018 (theo bộ máy tìm kiếm Google cho biết nhóm từ này được ghi nhận sớm nhất là vào tháng 8 năm 2018) và nhóm từ này được dùng càng ngày càng nhiều.

    Nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt giai đoạn lịch sử trực tiếp liên quan đến người Việt tị nạn thì thấy:

    1) Gerald Ford (tổng thống thứ 38) giữ nhiệm kỳ từ 1974 đến 1977 là tổng thống cố gắng hết sức để vận động lưỡng viện Hoa Kỳ giúp cho VNCH những ngày đen tối và tuyệt vọng nhất. Ông cũng là người ra lệnh giúp những người Việt di tản trong những ngày cuối 30/4/1975 và là người tiếp nhận hàng ngàn người Việt tị nạn trong thời g ian ông đương nhiệm. Ông là tổng thống thuộc đảng Cộng Hoà.

    2) Jimmy Carter (tổng thống thứ 39) giữ nhiệm kỳ từ 1977 đến 1981 là tổng thống mở cửa cưu mang làn sóng người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ trong giai đoạn cao điểm nhất. Sau khi không còn làm tổng thống, ông là người hoạt động xã hội và cứu trợ cho đến khi qua đời. Ông là tổng thống thuộc đảng “dân chủ thổ tả”.

    3) Ngày 23 tháng 5 năm 1975, lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua luật Indochina Migration and Refugee Assistance Act, luật này cho phép 130 ngàn người tị nạn từ Đông Dương được nhập cảnh Hoa Kỳ, phần lớn là người Việt. Điều thú vị là luật này được Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Peter Wallace Rodino Jr., thuộc đảng Dân Chủ "thổ tả" đề đạt [1].

    – Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 246 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 135 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [2].

    – Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 46 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 30 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận và lý thú là có 2 nghị sĩ đảng Cộng Hoà phản đối [3].

    4) Ngày 3 tháng 3 năm 1980, luật Refugee Act được Lưỡng Viện Hoa Kỳ thông qua. Luật này cho phép gia tăng từ 17,400 lên thành 50,000 người tị nạn được đến Hoa Kỳ mỗi năm. Cần biết, đây là thời điểm nóng bỏng nhất trong làn sóng người tị nạn cộng sản Việt Nam vượt thoát chế độ cộng sản. Điều thú vị là dự luật này do Nghị Sĩ Ted Kennedy, thuộc đảng Dân Chủ đưa ra [4].

    – Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 51 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 33 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [5].

    – Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 220 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 108 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [6]. Điều lý thú là có đến 32 dân biểu đảng Cộng Hoà phủ quyết trong khi chỉ có 15 dân biểu đảng Dân Chủ cũng không đồng thuận dự luật này.

    Cả hai luật quan trọng nhất giúp người tị nạn đều do các ông “dân chủ thổ tả” đề đạt và cả hai luật quan trọng này đều có đa số các ông “dân chủ thổ tả” đồng thuận.

    Có bao nhiêu người còn nhớ những con người “thổ tả” ấy đã mở cửa cho mình có tự do trong những ngày tháng đen tối nhất?

    Thử hình dung, một ông “không thổ tả”, một ông “thổ tả” và cả đống các ông “thổ tả” khác không đưa ra dự luật, không thông qua dự luật và nhất định đóng cửa, không cho người Việt tị nạn vào Hoa Kỳ thì chuyện gì đã xảy ra?

    Nhưng, có lẽ khối người thản nhiên phán “dân chủ thổ tả” chẳng bao giờ biết hoặc chẳng bao giờ muốn biết những chuyện này.

    Tác giả: Hoàng Ngọc Diêu

    Chú thích:

    [1] https://www.congress.gov/bill/94th-c...ouse-bill/6755
    [2] https://www.govtrack.us/congress/votes/94-1975/h152
    [3] https://www.govtrack.us/congress/votes/94-1975/s186
    [4] https://www.congress.gov/bill/96th-c...enate-bill/643
    [5] https://www.govtrack.us/congress/votes/96-1979/s262
    [6] TO PASS H.R. 2816, REVISING THE PROCEDURES FOR THE ADMISSION ... -- House Vote #670 -- Dec 20, 1979

  6. #136
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Có một anh bạn gửi cho bài này, thấy hay hay nên post lên đây.

    "DÂN CHỦ THỔ TẢ" - HỌ LÀ AI?


    Nhóm từ “dân chủ thổ tả” xuất hiện trên mạng Internet từ 2018 (theo bộ máy tìm kiếm Google cho biết nhóm từ này được ghi nhận sớm nhất là vào tháng 8 năm 2018) và nhóm từ này được dùng càng ngày càng nhiều.

    Nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt giai đoạn lịch sử trực tiếp liên quan đến người Việt tị nạn thì thấy:

    1) Gerald Ford (tổng thống thứ 38) giữ nhiệm kỳ từ 1974 đến 1977 là tổng thống cố gắng hết sức để vận động lưỡng viện Hoa Kỳ giúp cho VNCH những ngày đen tối và tuyệt vọng nhất. Ông cũng là người ra lệnh giúp những người Việt di tản trong những ngày cuối 30/4/1975 và là người tiếp nhận hàng ngàn người Việt tị nạn trong thời g ian ông đương nhiệm. Ông là tổng thống thuộc đảng Cộng Hoà.

    2) Jimmy Carter (tổng thống thứ 39) giữ nhiệm kỳ từ 1977 đến 1981 là tổng thống mở cửa cưu mang làn sóng người Việt tị nạn đến Hoa Kỳ trong giai đoạn cao điểm nhất. Sau khi không còn làm tổng thống, ông là người hoạt động xã hội và cứu trợ cho đến khi qua đời. Ông là tổng thống thuộc đảng “dân chủ thổ tả”.

    3) Ngày 23 tháng 5 năm 1975, lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua luật Indochina Migration and Refugee Assistance Act, luật này cho phép 130 ngàn người tị nạn từ Đông Dương được nhập cảnh Hoa Kỳ, phần lớn là người Việt. Điều thú vị là luật này được Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Peter Wallace Rodino Jr., thuộc đảng Dân Chủ "thổ tả" đề đạt [1].

    – Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 246 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 135 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [2].

    – Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 46 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 30 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận và lý thú là có 2 nghị sĩ đảng Cộng Hoà phản đối [3].

    4) Ngày 3 tháng 3 năm 1980, luật Refugee Act được Lưỡng Viện Hoa Kỳ thông qua. Luật này cho phép gia tăng từ 17,400 lên thành 50,000 người tị nạn được đến Hoa Kỳ mỗi năm. Cần biết, đây là thời điểm nóng bỏng nhất trong làn sóng người tị nạn cộng sản Việt Nam vượt thoát chế độ cộng sản. Điều thú vị là dự luật này do Nghị Sĩ Ted Kennedy, thuộc đảng Dân Chủ đưa ra [4].

    – Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 51 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 33 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [5].

    – Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 220 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 108 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận [6]. Điều lý thú là có đến 32 dân biểu đảng Cộng Hoà phủ quyết trong khi chỉ có 15 dân biểu đảng Dân Chủ cũng không đồng thuận dự luật này.

    Cả hai luật quan trọng nhất giúp người tị nạn đều do các ông “dân chủ thổ tả” đề đạt và cả hai luật quan trọng này đều có đa số các ông “dân chủ thổ tả” đồng thuận.

    Có bao nhiêu người còn nhớ những con người “thổ tả” ấy đã mở cửa cho mình có tự do trong những ngày tháng đen tối nhất?

    Thử hình dung, một ông “không thổ tả”, một ông “thổ tả” và cả đống các ông “thổ tả” khác không đưa ra dự luật, không thông qua dự luật và nhất định đóng cửa, không cho người Việt tị nạn vào Hoa Kỳ thì chuyện gì đã xảy ra?

    Nhưng, có lẽ khối người thản nhiên phán “dân chủ thổ tả” chẳng bao giờ biết hoặc chẳng bao giờ muốn biết những chuyện này.

    Tác giả: Hoàng Ngọc Diêu

    Chú thích:

    [1] https://www.congress.gov/bill/94th-c...ouse-bill/6755
    [2] https://www.govtrack.us/congress/votes/94-1975/h152
    [3] https://www.govtrack.us/congress/votes/94-1975/s186
    [4] https://www.congress.gov/bill/96th-c...enate-bill/643
    [5] https://www.govtrack.us/congress/votes/96-1979/s262
    [6] TO PASS H.R. 2816, REVISING THE PROCEDURES FOR THE ADMISSION ... -- House Vote #670 -- Dec 20, 1979
    Thú vị quá bác Nguyen Phuong, vậy mà hình như đa số người Việt ở Mỹ ko thích dân chủ.

  7. #137
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  8. #138
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

  9. #139
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Ơ hơ, sao giống y như truyện Ông Vua Cởi Truồng vậy cà?

    Ngài nói ngài có mặc quần. Cận thần cũng tung hô rõ ràng ngài mặc quần rất đẹp. Nhưng đứa con nít nó buột miệng “ơ thằng này cởi truồng”

    Chắc là thằng con nít thổ tả rồi!

    TỔNG THỐNG MỸ BẢO ÔNG CÓ MANG MASK TẠI HONEYWELL – “NẾU KHÔNG THẤY THÌ CHỊU THÔI!”


    President Donald Trump participates in a tour of a Honeywell International plant that manufactures personal protective equipment, Tuesday, May 5, 2020, in Phoenix. (AP Photo/Evan Vucci)

    Tổng thống Donald Trump vào hôm thứ Ba tuyên bố, ông có mang khẩu trang khi viếng thăm nhà máy sản xuất N95 ở Arizona, nhưng mọi người không nhìn thấy thì ông đành chịu vậy.

    Phát biểu trước nhóm y tá mặc áo choàng trắng nhưng không mang khẩu trang tại Phòng Bầu dục, ông Trump nhận được câu hỏi tại sao ông không đeo mặt nạ tại nhà máy Honeywell vào hôm trước. “Tôi thực sự có một, không,” Tổng thống đáp. “Tôi có mang khẩu trang, yeah. Tôi có mang mặt nạ một lúc.”

    Khi một ký giả hỏi tiếp, vậy tại sao không có ai trong truyền thông nhìn thấy ông mang khẩu trang khi ở nhà máy. “Nếu quý vị không nhìn thấy thì tôi chịu thôi!” Trump đáp trả.

    “Ý tôi là, tôi có mang khẩu trang nhưng tôi không cần, và tôi hỏi lãnh đạo ở Honeywell: ‘Tôi có cần phải mang mặt nạ hay không?’ Ông ta bảo, ‘Ông không cần mang trong khu vực này,’ và anh biết đó, chúng tôi đứng xa mọi người, nhưng người làm khẩu trang. Họ đang làm khẩu trang,” ông Trump nói tiếp. “Nhưng tôi có mang mặt nạ vào, và đó là mặt nạ của Honeywell. Và tôi cũng có khẩu trang 3M, và tôi có khoảng 4 khẩu trang khác, nhưng tôi có mang nó vào. Tôi không biết anh có nhìn thấy không, nhưng tôi có mang.”

    Khi bị chất vấn tiếp là ông đã mang mặt nạ trong bao lâu, Tổng thống ngập ngừng đáp, “Không quá lâu.”

    “Không quá lâu, nhưng tôi có mang, tôi để nó ở phía trong, nhưng họ nói tôi không cần, vì vậy tôi không cần đến nó. Nhân tiện, anh có để ý không có ai trong đoàn mang mặt nạ cả.”

    Băng hình từ nhà máy cho thấy công nhân mang khẩu trang, và Tổng thống thừa nhận điều này. “Công nhân có mang, những người lao động ở đó. Vì họ làm việc gần nhau,” ông Trump nói.

    Khi một ký giả khác hỏi tiếp: Sẽ như thế nào nếu ông xuất hiện trước công chúng mà không mang khẩu trang hay thực hành giãn cách xã hội? Tổng thống dường như bắt đầu mất kiên nhẫn, như thường lệ, ông quay sang tấn công.

    “Tôi đang cố tử tế,” ông Trump nói. “Tôi đang ký một dự luật, và quý vị chỉ trích chúng tôi. Xem, đây là câu chuyện: Không có gì tôi có thể làm để thỏa mãn truyền thông, Dân chủ, những người tin giả. Và tôi hiểu điều đó.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 06:55 AM ngày 08-05-2020

  10. #140
    Tham gia
    20-02-2006
    Bài viết
    934

Trang 14 / 33 Đầu tiênĐầu tiên ... 4121314151624 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •