Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 96

Chủ đề: Cảm Nghĩ Về Dịch Vi Khuẩn Tàu Cộng (Coronavirus)

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Những con số mới nhất trên thế giới trong các quốc gia bị nặng nhất. Nước Mỹ đã trên 85000, nhưng vẫn còn nhỏ hơn con số từ hai nguồn worldometer và Đại Học Johns Hopkins mà em gãi tai không biết họ lấy thông tin ở đâu. Hai nguồn này cho biết tổng số bị nhiễm ở Mỹ cao hơn 100000 cách đây hai hôm. Có thể họ dùng một predictive model nào đó để mỗi ngày tăng theo một phần trăm nhất định?

    Corona 3_28_20 by Dat's Photos, on Flickr

  2. #22
    Tham gia
    20-05-2010
    Bài viết
    4,504
    Số thống kê thì chỉ khoảng chừng thôi, làm sao mà chính sác đúng được,, bác VK?

    Nó chỉ nói lên phần nào để người ta có thể định hướng thôi..
    Ngừoi ta ồ lên là USA lên trên 100.000 bảo là nhiều, nhưng nhìn vào Cases/100000 mà so với Đức, Spain, Ý thì đâu nhiều đâu..

    Mà nhiều ít thì còn tùy vào số test dược bao nhiêu nửa? Test nhiều thì con số bị bệnh sẻ nhiều hơn..
    VN chỉ có < 200 cases? Có chắc ko? Có test đại trà được ko? Di nhiên ko rồi..Muốn củng chẳng có đủ thiết bị mà test..

    Mấy con số thống kê này người ta bảo ko phản ảnh tình trạng hiện tại, mà là hiện trạng của 2, 3 tuần trước..
    Rồi con số đen ko thống kê được là bao nhiêu?
    Số người bị mà ko phát nặng, triệu chứng thì như "cảm" xoàng ở nhà uống ít viên paracetamol ...

    Mình chỉ thắc mắc là Ý với Spain so với Đức sao chết nhiều quá?
    Bảo tại nhà thương Ý dở thua Đức..
    Sai! ko đúng. Cái vùng Miland Lombady bắc Ý giàu chứ có nghèo đâu..Xóm nhà lá Ý là ở miền Nam..

    Tội cái dân 2 xứ này..Dân Ý, Spain dể thương vô cùng..
    Phỏng vấn 1 bác sỉ ở Ý, khi hỏi:
    Khi quyết định là phải dùng máy thở cho nhũng người trẻ còn cứu được, nhũng người già > 80 nói gì?
    Bác sỉ bảo là "họ" củng chả phàn nàn kêu ca gì cả. Chịu thôi..
    Bác sỉ bảo thêm là: Cái đau đớn nhất là..Người ta phải chết 1 mình âm thầm lặng lẻ.. ko 1 người thân..
    Điều này là ko chấp nhận được bởi gì theo truyền thống dân Ý chúng tôi là bao giờ củng bên nhau(together)..


    Em thương cái dân Ý..
    Mấy cái nước EU chỉ to mồn! 27 nước mà chả nước nào giúp gì..Mà chả có thấy EU hội hợp, debatt chuyện này.
    Mackeno. Nhà ai nấy sáng/tối!

    Tuần này thì còn thấy tin là Đức mang bệnh nhân Ý về chửa ở Đức. Còn tuần trước thì tuyệt đối ko.
    3 cái nước Bắc Âu: Sweden, Denmark, Norway giàu trùm. Y khoa bảo đảm chả dở..Ko bị nhiều mà chả giúp gì..

    Mẹ! Mùa Hè lúc đẹp thì dân xứ nào củng đổ sang Ý, Spain đi vacation..Khen nức nở..
    "Cháy nhà" tí thì trốn biệt!
    Tiền không thể mua được Hạnh Phúc. Phải cần thêm Vàng, Chứng khoán & Bất động sản!

  3. #23
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi phanhung View Post
    Số thống kê thì chỉ khoảng chừng thôi, làm sao mà chính sác đúng được,, bác VK?

    Nó chỉ nói lên phần nào để người ta có thể định hướng thôi..
    Ngừoi ta ồ lên là USA lên trên 100.000 bảo là nhiều, nhưng nhìn vào Cases/100000 mà so với Đức, Spain, Ý thì đâu nhiều đâu...
    Thống kê chính xác chứ vì nó dựa trên những con số thật và đôi khi cũng có ích để tiên đoán cho tương lai. Sự tiên đoán này có thể đúng nay sai tùy theo mô hình và người làm tiên đoán.

    Người ta vẫn có câu hỏi tại sao Đức, dù có tỷ lệ số người bị nhiễm trong dân số là 61/100000, một con số không nhỏ, chỉ thua Ý và TBN, nhưng tỷ lệ tử vong 0.7 % của họ thấp hơn các quốc gia chung quanh và cũng thấp nhất trong các quốc gia bị nặng. Câu trả lời khả dĩ là họ đã sớm bảo vệ người lớn tuổi bằng cách ly, không để bị lây. Câu trả lời thứ hai là can thiệp y tế sớm và hiệu nghiệm. Có hai giải thích nữa được nêu ra là họ biết làm epidemiology đúng cách để phát hiện và ngăn ngừa sớm, nhưng hai điều giải thích này không phù hợp với tỷ lệ 61/100000 trong dân số. Dù gì thì phải nhìn vào tỷ lệ tử vong của người bị nhiễm và tỷ lệ tử vong trong dân số để biết tình hình và hiệu quả của can thiệp y tế.

    Bác cũng đúng là tất cả các con số, dù bây giờ mới thể hiện đều là những con số “cũ” vì đó đều là những trường hợp bị nhiễm cách đây cũng hai ba tuần rồi. Cũng phải hai ba tuần nữa hay hơn mới biết được kế quả của những biện pháp mà hiện nay đang được dùng khắp nơi.

    Em đọc báo dw.com hằng ngày để theo dõi tình hình bên Âu. Như bác cho biết, phi cơ quân sự của Đức đã chở bệnh nhân Ý về Đức để giúp chữa trị. Hoan nghênh nước Đức! Riêng Pháp, họ đã di tản các bệnh nhân bằng xe lửa tốc hành (TGV) về các bệnh viện ở miền Tây để giảm bớt áp lực cho miền Đông. Hà Lan trả lại Trung Cộng 600000 trong số 1 triệu 3 masks vì kém tiêu chuẩn. TBN cũng hủy vài ngàn test kits nhập cảng từ Trung Cộng vì không chính xác.

    Riêng trong nước Mỹ, em tìm hiểu thêm về con số nhiễm Covid-19 đăng trong worldometer và Johns Hopkins. Hai nguồn này bao gồm luôn cả những trường hợp nghi bị nhiễm, trái với WHO chỉ đăng số bị nhiễm chính thức. Thảo nào chênh lệch quá lớn. Con số mới nhất của WHO được dùng cho bảng sau. Và em dùng các con số của nước Mỹ để tạo nên một biểu đồ cơn sốt Covid-19. Em ngứa tay nghịch chơi. Cái curve sẽ tiếp tục leo cao, không ai có thể đoán được khi nào đi ngang và bắt đầu đi xuống. Điều quan trọng trong lúc này là làm sao giữ sự quân bình về tâm thần để khỏi bị hoảng loạn.

    Corona 3_29_20 by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

    US Covid-19 Curve by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

  4. #24
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Nói thêm về biểu đồ trên: trục ngang bắt đầu vào ngày 24 tháng Giêng 2020 vì ngày đó WHO bắt đầu có dữ kiện cho nước Mỹ với ca bị nhiễm đầu tiên. Trục ngang kết thúc vào cuối tháng Tư vì trùng vào chuyến đi chơi xa em đã lên lịch vào đầu tháng 5. Em theo dõi để biết khi nào biểu đồ đi xuống để hoạch định chương trình.

  5. #25
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Tình hình hôm qua có chiều hướng xấu đi trong các quốc gia trong bảng, trừ Trung Cộng mà mức độ chính xác và tin tưởng tùy thuộc vào sự báo cáo minh bạch hay không của họ.

    Corona 3_30_20 by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

    Một tin tốt bên Mỹ là Cơ Quan FDA, dựa theo trường hợp chấp thuận khẩn cấp đã cho phép hãng Abbott bán ra thị trường máy ID NOW để thử nghiệm Covid-19. Máy này “mổ bụng” Covid-19 để so chữ ký RNA. Nếu dương tính, máy sẽ cho kết quả sau 5 phút, nếu âm tính thì máy sẽ cho kết quả sau 13 phút. Máy này sẽ được bán ra vào đầu tháng Tư và họ hy vọng sẽ đạt được 5 triệu thử nghiệm trong tháng tới. Như vậy số người được thử nghiệm sẽ gia tăng, dĩ nhiên số người bị nhiễm được phát hiện cũng sẽ gia tăng và hy vọng vì được phát hiện sớm sẽ được điều trị sớm và tỷ lệ tử vong sẽ đi xuống.

    Em sửa lại biểu đồ trên với trục Y có tỷ lệ Log10 để nhìn rõ hơn vì giải số quá lớn. Cách dùng tỷ lệ Log10 sẽ giúp nhận ra khi nào biểu đồ bắt đầu đi ngang và xuống, hy vọng chỉ 2, 3 tuần nữa. Em cũng thêm biểu đồ tỷ lệ tử vong bắt đầu vào ngày 3/3/2020, ngày WHO ghi nhận 2 cái chết đầu tiên trong nước Mỹ vì vi khuẩn trung cộng.

    US Covid Graphics by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

  6. #26
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Thêm một tin vui. Trong tình trạng khẩn cấp hiện nay, cơ quan FDA đã cho phép dùng thuốc chống sốt rét trên bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn tàu cộng. Về phương diện cân nhắc lợi ích vs rủi ro, FDA cho rằng ích lợi có thể cứu cả bao nhiêu người quan trọng hơn là cái rủi ro không đúng thuốc. FDA khuyên thuốc phải được dùng dưới sự giám sát của một bác sĩ. Xin đừng đi vơ vét để người có bệnh có cơ hội sống sót.

    Hai trang đầu của bức thư cho phép dài 7 trang. Nguyên lá thư ở đây: https://www.fda.gov/media/136534/download

    9C8FCDD0-9960-4B8E-884A-A8BC3F88B0A9 by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

    A7AE7CC7-D3E5-4D5B-9F1B-306542BB5F74 by Dat&#x27;s Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 11:14 AM ngày 31-03-2020

  7. #27
    Tham gia
    20-05-2010
    Bài viết
    4,504
    Cái thớt về Co Vi chết chóc này vắng vẻ nhể..Ai củng ngại..

    Thôi em xin tếu tí:

    Có anh kia đi khám bác sỉ về mừng bảo: Bác sỉ khám xác nhận là ko có Cô Vi mà chỉ bị Ung Thư thôi!
    Tiền không thể mua được Hạnh Phúc. Phải cần thêm Vàng, Chứng khoán & Bất động sản!

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi phanhung View Post
    Cái thớt về Co Vi chết chóc này vắng vẻ nhể..Ai củng ngại..

    Thôi em xin tếu tí:

    Có anh kia đi khám bác sỉ về mừng bảo: Bác sỉ khám xác nhận là ko có Cô Vi mà chỉ bị Ung Thư thôi!
    Ha ha ha! Trong lúc này có nhiều chuyện tếu để giải khuây, cũng được.

    Topic này khó tám vì không có tự do ngôn luận với sự kiểm soát thông tin chặt chẽ của đảng, anh Chung mà còn phải xin phép trước khi muốn nói thì khó có ai dám ho hen gì. Vì chủ đề quan trọng nên thông tin là chính để biết rõ tình hình thế giới chứ không có ý định câu view hay popularity contest. Dù gì có các bạn ảnh âm thầm đọc và ủng hộ là vui rồi.

    Hôm nay, trừ phép lạ trong Trung Cộng, tất cả các quốc gia khác đều có tỷ lệ xấu hơn hôm qua nhưng vẫn chỉ vài đơn vị sau cái chấm phân số. Chứng tỏ là các quốc gia này đang cầm cự tốt. Hai biểu đồ vẫn có hình dạng và chiều hướng không thay đổi với hai đỉnh tiếp tục lên cao, hy vọng sẽ thấy con dốc (slope) thoải hơn trong thời gian gần.

    Corona 3_31_20 by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

    US Covid Graphics by Dat&#x27;s Photos, on Flickr

  9. #29
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Trong cơn đại dịch này, hầu hết các quốc gia đều cấm đi lại trừ khi cần thiết và mọi người hoặc được hoặc bị ở nhà. Có nhiều cơ quan và nghề cần thiết phải mở cửa và nhân viên phải đi làm như nhà thương và các công ty điện nước. Riêng các bác sĩ và y tá, họ là tuyến đầu để chống trả vi khuẩn tàu cộng này. Nếu không điên đầu vì các hoạt động thường ngày đều bị đảo lộn thì bị chi phối bởi mối đe dọa bị nhiễm. Có nhiều trường hợp họ bị nhiễm vi khuẩn dù có thận trọng tối đa và điều này làm xáo trộn đời sống riêng tư và gia đình của họ. Sự hy sinh của họ cần được dân chúng tri ân và cám ơn.

    Vì luật cách ly, để tránh lây, giới khá giả ở Mỹ và Canada tìm đường “thoát hiểm” bằng cách về nhà nghỉ hè của họ ở những nơi hẻo lánh, nhà này cách nhà kia cả vài trăm mét. Có người kéo thuyền và buông neo ngoài sông, hồ, và biển để lánh xa vi khuẩn. Nhưng những người ở địa phương phản đối vì chưa chắc những người ở thị thành này không mang vi khuẩn trong người và họ có thể đem mầm móng bệnh tật về quê và hơn nữa, ở miền thôn quê họ không có cơ sở hay nhân lực để đối phó trong trường hợp bị lây từ những người thành thị này.

    Có cặp vợ chồng ở Quebec bán hết nhà cửa, lái xe hầu như xuyên Canada, đến Yukon, một miền băng giá phía Tây Bắc Canada, sau đó họ lấy máy bay nhỏ đến làng Old Crow để xin trú ngụ. Làng Old Crow chỉ có 280 dân và ai cũng biết mặt nhau. Dân làng nhận ra hai người lạ mặt và họ không muốn chứa chấp vì cả làng chỉ có một trạm cứu thương và một y tá, không có phương tiện chống lan dịch. Hai hôm sau hai vợ chồng này bị tháp tùng ra sân bay trở về lại Yukon vì vi phạm luật cấm đi lại. Thế mới biết đại dịch này làm nhiều người quá hoảng sợ đi đến hành động khó đoán.

  10. #30
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Dù đã cập nhật với các con số cho hôm nay nhưng em không đăng, tự nhiên thấy chán các con số quá! Bù vào đó là một bài viết đăng trên FB của Steve Trang. Em cũng đang rất lo cho người thân và bạn bè.

    Copy bài viết của em gái mình Trinh Trang Yarett, cùng chồng Ian Yarett, là 2 bác sỹ đang đứng ở tâm bão bệnh viện New York chống lại đại dịch Wuhan Virus. Đọc mà rơi nước mắt. 2 đứa em mình đều biết sớm muộn cũng sẽ bị bệnh nhân lây virus... Chưa bao giờ thấy tự hào và yêu em gái mình đến thế. Cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với 2 đứa em!

    “Tháng 3, trong tâm bão.

    Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ. Những ngày qua muốn viết cũng không viết nổi vì cảm xúc như đã chai sạn đi. Chỉ trong vòng 1 tháng, NYC của mình đã thay đổi đến chóng mặt, và hiện tại, ngay trong tâm dịch, mỗi ngày đi làm trong bệnh viện là lại cảm thấy như đang đi ra chiến trường, và ai cũng có chung một nỗi niềm, lo lắng và bất lực.
    Đầu tháng 3, hai vợ chồng được nghỉ và vẫn còn kéo nhau road trip xuyên bang. NYC và nước Mỹ lúc này vẫn còn hoạt động bình thường. Dịch bệnh lúc này hầu hết chỉ ở Seattle. Ngay trong bệnh viện mọi người cũng chỉ nói về Covid-19 như thể nó ở tận đâu xa lắm và không liên quan đến mình, chỉ là những ai đi du lịch từ những nước vùng dịch về thì phải cách ly 14 ngày. Hai đứa mình may mắn không lên kế hoạch đi chơi xa như mọi lần, vì cần ở lại đi ăn đám cưới bạn thân. Ngày xuất hành đi chơi cả hai còn đùa với nhau là nếu có ai đi dự đám cưới này mà bị nhiễm bệnh cũng chả sao, vì hết phân nửa khách mời là bác sĩ. Vậy mà chỉ trong vòng 10 ngày đi chơi mà mọi sự đã thay đổi đến chóng mặt.

    Ngày thứ nhất, ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở New York. Bệnh viện của hai đứa đều gửi email nhắc nhở mọi người cẩn thận, chú ý rửa tay thường xuyên.

    Ngày thứ hai, email từ bệnh viện nhắc lại từng bước mặc dụng cụ bảo hộ (PPE) trong trường hợp có bệnh nhân nghi mắc Covid-19.

    Ngày thứ ba, ca bệnh thứ hai xuất hiện, dù không phải ở trong NYC mà là ở vùng ngoại ô New Rochelle, đây lại là ca siêu lây nhiễm khi bệnh nhân này đã nhập viện từ cách đó mấy ngày với chẩn đoán viêm phổi và hoàn toàn không được cách ly. Khi đọc tin này, mình đã bắt đầu thấy rùng mình khi nghĩ đến những người thân và nhân viên trong bệnh viện đã tiếp xúc với bệnh nhân này và hoàn toàn không mặc đồ bảo hộ, và nghi là trong vài ngày tới sẽ xuất hiện thêm nhiều ca lây nhiễm từ bệnh nhân này.

    Ngày thứ tư, có 9 ca bệnh mới và đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Bệnh viện bọn mình tiếp tục gửi email nhắc nhở nên hạn chế đi du lịch đến các quốc gia có dịch, và nếu không có gì cần thiết thì đừng nên đi đâu cả. Lúc này dịch đã bùng phát mạnh mẽ tại Ý.

    Ngày thứ năm, bệnh viện email nhắc lúc nào nên dùng khẩu trang N95 và lúc nào dùng khẩu trang thường. Trong email họ cũng cấm không được lấy nước rửa tay khô trong kho ra dùng. Lúc đọc email này mình thấy buồn cười, vì nước rửa tay khô bình thường để đầy trong kho, còn phát miễn phí cho bệnh nhân nữa, cớ gì phải cấm như vậy. Nhắn tin hỏi bạn thì mới biết là do mọi người bắt đầu mua sạch sản phẩm này trong siêu thị, và bệnh nhân và người đi thăm bệnh bữa giờ đã “chôm” hết trong bệnh viện, nên bây giờ nó lại là hàng hiếm, và không được dùng thoải mái như xưa nữa.

    Ngày thứ sáu, NY có 44 ca bệnh, hầu hết đều liên quan đến bệnh nhân số 2. Email từ bệnh viện thông báo tất cả những buổi họp hay bài giảng nào có nhiều hơn 25 bác sĩ đều phải bị huỷ bỏ. Họ bắt đầu lo sợ nếu nhiều bác sĩ bị bệnh cùng lúc thì sẽ không có ai chăm bệnh nhân.

    Ngày thứ bảy, NY có 89 ca. Bệnh viên thông báo tất cả những bác sĩ và nhân viên đang làm việc ở nước ngoài đều phải quay về ngay lập tức. Bạn bè nội trú của mình đang thực tập 1 tháng ở Châu Phi cũng bị bắt quay về. Bệnh viện cũng yêu cầu các bác sĩ đang được nghỉ phép phải khai báo là đã đi đâu và định đi đâu. Cả hai đứa mình đều phải đưa ra lịch trình đi chơi, lúc này chỉ mong về nhà ngay vì cảm thấy tình hình khá căng thẳng.

    Ngày thứ tám, số ca tăng lên 106. Bệnh viên yêu cầu nhân viên nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh đều phải ở nhà, không được đi làm, để tránh lây nhiễm.

    Ngày thứ chín, 142 ca. Nước Ý thông báo giới nghiêm toàn quốc. Bệnh viện NY nhìn bệnh viện Ý bị quá tải, bắt đầu lo sợ điều tương tự sẽ xảy ra ở đây. Bệnh viện của mình thông báo PPE bắt đầu bị thiếu hụt và yêu cầu hạn chế số người ra vào phòng bệnh nhân để tiết kiệm đồ bảo hộ.

    Ngày thứ mười, 173 ca. Hai đứa mình về lại NYC, chuẩn bị đi làm lại, và bước thẳng vào tâm bão.

    Từ ngày thứ 10 đến hôm nay, mọi thứ hoàn toàn bị mất kiểm soát, và đây cũng là hiện thực cuộc sống trong tâm dịch:
    Là tất cả bệnh viện ở NYC hiện giờ đang hoàn toàn quá tải. Số ca bệnh cứ tăng lên gấp đôi mỗi 3 ngày. Số lượng bệnh nhân bị nặng và cần đặt nội khí quản khá cao, và số máy thở đang vơi dần. Khi mình viết những dòng này, thì bệnh viện của mình và của Ian chỉ còn khoảng 100 máy thở mỗi nơi. Và vấn đề không phải chỉ ở số máy thở, mà còn là thiếu hụt số phòng và số nhân viên có thể chăm sóc bệnh nhân. Hiện giờ cả khoa nhi của bệnh viên mình đã phải dọn qua bệnh viện khác để dành phòng cho bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện dã chiến đang được dựng lên khắp nơi, và chính phủ đang kêu gọi các bác sĩ đã về hưu quay lại làm việc vì không đủ bác sĩ.

    Là số đồ bảo hộ (PPE) cứ vơi dần đều. Ban đầu quy định là tất cả mọi người phải mang N95 khi khám bệnh nhân nghi nhiễm, và phải thay khẩu trang giữa các bệnh nhân. Khi số lượng N95 giảm mạnh, thì quy định mới là được phép dùng lại N95 trong một ngày, rồi lại đổi thành chỉ được dùng N95 khi đặt nội khí quản, còn lại phải đeo khẩu trang thường. Và hiện tại bây giờ, khi số lượng khan hiếm cùng cực, thì mỗi bác sĩ chỉ được phát một khẩu trang (loại dùng 1 lần) và phải dùng đúng cái khẩu trang đó đến khi nào có hàng mới về, ngày này qua ngày khác. Bình thường, chuyện dùng lại khẩu trang là chuyện không tưởng, và nếu bị bắt gặp thì sẽ bị phạt ngay, nhưng thời điểm này thì bao nhiêu quy định đều không còn tác dụng gì nữa hết.

    Là hiện thực đau lòng là hầu hết bệnh nhân Covid-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt, khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất.

    Là hầu hết nhà xác đều đã quá tải, không còn chỗ để thêm, nên bây giờ thành phố phải đem xe tải đông lạnh tới để chở xác. Và vì lệnh cấm tập trung đông người, nên người mất cũng không được có đám tang. Người nhà tới giờ vẫn không thể gặp họ lần cuối.

    Là sản phụ bây giờ phải đi sinh một mình, không được có chồng hay người nhà vào thăm để tránh lây nhiễm. Là bao nhiêu ông bố lỡ dịp không được nhìn thấy con mình ra đời.

    Là các nội trú sinh các ngành khác nhau đều được điều động đến giúp ngành đa khoa và cấp cứu, khi họ hoàn toàn kiệt quệ về sức lực và quá nhiều bác sĩ đã mắc bệnh và phải ở nhà. Là quyết định cho sinh viên năm cuối trường Y tốt nghiệp sớm để có thêm một lượng bác sĩ mới để giúp bệnh viện trong cơn đại dịch này.

    Là khi mình và bạn bè trong ngành đều không dám về nhà hay gặp người nhà, vì bọn mình đã mặc định là chắc chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không đứa nào muốn để lây cho ba mẹ và ông bà. Cả tuần nay mẹ chồng mình đều tới nhà, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách vài mét và chỉ được nhìn và nói chuyện với hai đứa mình qua cửa sổ. Hôm qua bà lại đòi vào nhà, và Ian phải nói, “Mẹ không được để bị lây bây giờ, nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì mẹ phải vào một mình, và nếu phải lựa chọn giữa mẹ và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc chắn bác sĩ sẽ đưa máy thở cho người kia, vì cơ hội sống cao hơn. Nếu chuyện đó xảy ra vì con lây cho mẹ thì con sẽ ko bao giờ tha thứ cho mình được”. Thế là bà lại phải quay ra.

    Là khi bọn mình phải sống trong nỗi sợ là sẽ lây bệnh cho chồng/vợ/người yêu, những người đang sống ngay trong nhà. Bạn bè mình có người phải xuống ở tầng hầm, ngủ giường riêng, có người phải ra thuê khách sạn hoặc airbnb ở, đứa nào có con thì phải gửi con về ở với ông bà và tuyệt đối không dám gặp con. Hay đứa mình vì cùng là bác sĩ nên không có đường nào thoát, và cứ mặc định là đứa nào bị trước cũng sẽ lây cho đứa kia thôi.

    Là khi dịch bệnh khiến người ta phải lường trước tình huống xấu nhất. Các bác sĩ đều đang hối hả lập di chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng phải dặn nhau trước là nếu đến lúc hoàn toàn hôn mê thì có nên đặt nội khí quản không, hay là cứ để cho ra đi thanh thản. Lời nói đùa mọi khi “Nếu em có chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi” trong thời điểm này lại thành ra nói thật.

    Là các ông bố bà mẹ có con đi làm trong bệnh viện là cứ như đang ngồi trên đống lửa. Mẹ chồng mình thì mua đủ thứ thuốc bổ khác nhau bắt hai đứa uống, và mỗi ngày đều tiếp tế lương thực, nhưng chỉ dám để trước cửa vì không được vào nhà gặp mặt. Mẹ đứa bạn mình, mỗi khi nó trực đêm là bà thức nguyên đêm nói chuyện cùng nó vì bà lo đến không ngủ được. Ba đứa khác thì năn nỉ nó xin nghỉ làm đến khi nào hết dịch rồi quay lại. Nhưng thời điểm này không ai nỡ xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.
    Nhưng trong thời điểm khó khăn này, lại làm mình thêm trân quý những gì mà gia đình, bạn bè, và cộng đồng đang chung tay góp sức giúp bọn mình chống dịch:

    Là khi nhận được tin từ bệnh viện là chỉ còn đủ 1 khẩu trang cho mỗi bác sĩ, mình đã gửi tin nhắn cầu cứu đến một loạt bạn bè, hỏi xin nếu đứa nào còn khẩu trang thì cho mình mua lại. Vậy mà chỉ trong vòng mấy ngày, bọn bạn mình đã hỏi dò người quen và bằng cách nào đó mỗi đứa đều kiếm ra được vài chục khẩu trang gửi về cho mình. Ba mẹ cũng chạy khắp thành phố kiếm chỗ bán khẩu trang để gửi lên. Giờ vậy mà mình đã có đủ khẩu trang ít nhất đến khi có hàng mới về bệnh viện.

    Là khi hàng loạt các nhà hàng và dịch vụ giao thức ăn đều quyết định tặng phần ăn cho bác sĩ và y tá để bọn mình tập trung làm việc. Từ UberEats, Sweet Greens, rồi bao nhiêu tiệm bánh nổi tiếng, chỉ cần đưa thẻ ID bệnh viện ra là sẽ được ăn miễn phí, mà còn được giao tới tận bệnh viện nữa. Rồi thì nhãn hiệu giày và quần áo cũng tặng sản phẩm cho nhân viên y tế. Cả thành phố bây giờ đều dồn lực và hi vọng về các bệnh viện.

    Là khi cả thành phố hẹn nhau chiều nay đúng 7h cùng nhau vỗ tay cảm ơn và cổ vũ đội ngũ y tế trong bệnh viện. Tới đúng giờ, ngồi trong bệnh viện nhìn ra là thấy một loạt người dân đứng ở ban công vỗ tay náo nhiệt, và vẫn giữ đúng luật không đi ra đường và không đứng gần nhau, lại cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.

    Và vì tất cả những điều đó, mình tin là NYC sẽ qua được đại dịch này. Cuộc chiến này còn kéo dài bao lâu nữa thì không ai biết được, nhưng Covid-19 sẽ qua đi, và thành phố này sẽ trở lại như xưa, vì ở đây có những con người luôn hết mình vì nó và luôn có một niềm tin bất diệt vào thành phố không bao giờ ngủ.

    Bài viết cho một tháng 3 đầy bão táp”

Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •