Trang 21 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 111920212223 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 201 đến 210 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #201
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đây là vài tấm ảnh em chụp được khi trời sáng. Lúc ấy Cha dắt đoàn đi ngang qua con đường Via Dolorosa.
    Mỗi chặng được đánh dấu như thế này trên tường.
    Via Dolorosa by Joseph luong, on Flickr


    Chặng thứ III và IV
    Via Dolorosa by Joseph luong, on Flickr

    Ở chặng III có một nhà nguyện nhỏ với bức tranh nghệ thuật rất độc đáo.
    Via Dolorosa by Joseph luong, on Flickr

    Via Dolorosa by Joseph luong, on Flickr

    Via Dolorosa by Joseph luong, on Flickr

    Một đoàn hành hương khác đang đi Đàng Thánh Giá lúc trời sáng. Ảnh chụp smartphone của một người trong đoàn.



    Cha Tầm Thường đã viết về Via Dolorosa như sau:

    Đường thánh giá bắt đầu từ đền Flagellation, nghĩa là đền thờ Chúa bị đội mạo gai và đánh đòn lên núi Gôngôtha. Con đường trong nội thành Giêrusalem này mang tên Via Delorosa. Via Delorosa là Đường Đau Khổ. Ngày xưa Chúa vác thập giá từ đây lên đồi Gôngôtha. Bấy giờ Gôngôtha là ngoại thành cho dù đi không đầy nửa tiếng. Hôm nay, đường Via Dolorosa tấp nập người qua lại, hai bên là quán xá, cửa hàng. Và dĩ nhiên họ cũng bán muôn vàn thứ thập giá từ gỗ đã đến kim cương.
    Tại đền thờ Flagellation, các thầy Dòng Phanxicô đã làm sẵn những cây thập giá gỗ để khách hành hương vác đi Đàng Thánh Giá. Đến Giêrusalem, người ta sẽ bắt gặp từng nhóm người, đông có, ít có, họ đi từ dinh Philatô, nghĩa là từ đền Flagellation này lên Núi Sọ. Đường đi không dài, nhưng rất chật chội. Đường thánh giá ngày xưa bây giờ không là đường đau khổ nữa. Tấp nập chung quanh là quán hàng. Ai vác thánh giá thì vác, ai đi Đàng Thánh Giá thì đi. Phố xá, các thứ quán hàng hai bên ồn ào chen lấn tấp nập. Chào mời đủ mọi thứ âm thanh. Mỗi chặng đàng được đánh dấu bằng một hình thập giá gắn trên tường đá. Có khi cũng có chặng đàng được một khoảng trống, bên trong có nến hoa, bàn thờ với tượng Chúa, làm thành một nhà nguyện nhỏ. Hầu hết đều bé nhỏ. Nhiều chặng đàng bị che kín lối vào ví các sạp hàng.
    Người ta không thể đến Giêrusalem này để đi Đàng Thánh Giá bằng suy niệm trong thinh lặng. Đủ mọi thứ máy quay phim chụp hình. Chen nhau mà đi. Đẩy nhau mà tới. Giành giật nhau chỗ đứng. Chính trong bối cảnh này, ta có thể hỏi đường Via Delorosa thật sự là gì.
    Người ta nói quá dễ dãi về đường lên Núi Sọ. Họ bảo đấy là đường đau khổ. Ra khỏi Giêrusalem. Trở về cuộc sống của riêng mỗi người. Ta thấy gì trên đường đời ta đi. Đường Via Dolorosa riêng của mỗi người là đường đau khổ hay hạnh phúc? Sự thường, người ta phân định đau khổ và hạnh phúc bằng một danh từ ngắn gọn. Hạnh phúc và đau khổ không thể như hai danh từ diễn tả hai pháo đài độc lập lẻ loi. Trong đời sống, ít có hạnh phúc nào và đau khổ nào riêng lẻ. Tất cả như đều có mầm sống chen lẫn vào nhau. Có thể trong hạnh phúc này đã gieo mầm đau khổ. Có thể từ đau khổ kia đang nuôi mầm hạnh phúc. Ra khỏi Giêrusalem, trở về đường đời ta đi. Ta đi tìm ý nghĩa đường thập giá cho riêng ta.

    *** ***

    Con chồn nghển đầu cố nhìn qua hàng rào. Mùi hương của mật nho chín trong vườn làm nó chảy rãi. Qua cái lõ nhỏ của chân tường, nó chúi đầu chui vào. Mùi mật của vườn nho làm nó càng tham, sân, si. Lầm lũi, ngày ngày nó đếm ướm mình vào lỗ chui ở chân tường. Không chui nổi. Nó nhịn ăn cho đến một ngày gầy đủ để lách qua, chui vào vườn nho. Một ngày hân hoan. Nó tưởng như thiên đàng bất tận. Mùa nho sai chín. Nó say sưa ăn uống cho thỏa mãn dục vọng, cho đã những ngày thèm khát chờ mong.
    Bất chợt ngày kia có tiếng động rất lạ. Mùa gặt đến. Các tá điền bắt đầu theo chủ đi hái nho. Cái bất tận của thiên đàng không còn nữa. Mỗi ngày tá điền càng đến gần khu vườn nho nó đang náu thân. Ánh trăng không còn an bình. Đêm về nó nơm nớp lo lâu. Liệu ngày mai nhóm tá điền đến khu an toàn nó náu thân chưa? Bây giờ hương thơm của mùi mật trở thành chán ngấy. Mỗi ngày đám tá điền ồn ào gậy gộc đến gần chỗ nó ẩn náu. Nó trở về góc tường ngày xưa. Tìm về lỗ chân tường ngày xưa chui vào. Than ôi, cái béo phì không đẩy được thân xác ra nữa. Ai sẽ cứu nó? Cái bừng tỉnh của nó, bây giờ làm sao thoát thân?
    Có những thèm muốn đưa đời đến dang dở. Có ước mơ ôm vào là rơi xuống những tham, sân, si khổ lụy. Chỉ còn con đường hạnh phúc là tìm cách chui qua lỗ chân tường. Trở về kinh nghiệm ngày xưa. Ngày đó nó nhịn ăn cho ốm người để chui vào. Bây giờ nó lại nhịn ăn để chui ra.
    Nó nhất quyết nhịn ăn.
    Gầy ốm dần, tiêu đi chiếc bụng chềng bềnh, một hoàng hôn nọ, nó lách được mình qua lỗ hổng chân tường, biến ra ngoài. Hú hồn, nó chặ thẳng cẳng, thoát chết.
    Một đêm trăng vắng yên lặng, nó ngồi nhìn ánh trăng mênh mông. Trong bóng đêm vằng vặc, con chồn nhìn lại đời nó, nó nói với đời:
    - Tất cả chỉ có thế. Cái khổ lụy như mồi chài bắt bóng.
    Thoát chết chui được ra ngoài. Bấy giờ nó mới thấy cái hương mật của mùa nho không là hạnh phúc. Ngồi một mình trên tảng đá cao. Đêm trăng êm đềm đổ xuống cánh đồng. Nó nhìn bóng nó in trên nền cỏ thinh vắng, hướng về vườn nho. Vườn nho vẫn nhẹ nhàng tỏa hương thơm mặn mà. Nó nói với đời:
    - Tất cả chỉ có thế. Băn khoăn khốn khổ vì hương thơm và rồi khốn khổ để thoát khỏi mùi hương.
    Những ngày ăn uống thỏa thuê trong vườn nho, nó tưởng là bất tận. Nó thấm thía về những ước mơ. Tại sao ngày nào mùi mật là thèm muốn mà hôm nay là chán bứa. Tại sao ngày nào hương thơm là khoái lạc mà hôm nay là ghê tởm. Nó ngồi trên ghềnh đá nhìn về khu vườn mà kinh hoàng. Nó hiểu thấm thía, mùi hương không thay đổi. Mùi mật không biến thể. Tùy cõi lòng mà nó thấy là thèm muốn hay chán bứa. Tùy tâm đạo mà miếng ăn là sự sống hay cõi chết. Nó nói với bóng nó mà như nói với đời:
    - Hạnh phúc không phải là thỏa mãn nhu cầu. No thỏa của tâm trí khác với no thỏa của thân xác. No thỏa của thân xác là một ồn ào réo gọi. No thỏa của tâm linh là một êm đềm chọn lựa. Sung mãn của tâm hồn là một chọn lựa riêng tư. Sung mãn của thân xác là một xô đẩy của đám đông.
    Hôm nay, người ta khó nhìn thấy cái riêng tư của tâm hồn, vì ồn ào của đám đông quá rực rỡ. Những ngày trong vườn nho, tôi chỉ ăn và no say. Tôi mất ánh trăng. Tôi chụm mình trong mật, tôi mất lối mòn thong thả ngoài cánh rừng. Cuộc đời không oan trái, oan trái là lòng mình. Ai trong mình cũng có một năng lực khổng lồ. Tôi nhịn đói để chui mình vào được. Tôi cũng có thể nhịn đói để thoát thân. Năng lực, khả năng đó là ép thân xác mình. Cùng một năng lực ép xác nhưng một lần là đưa đời vào cõi chết, một lần đi tìm tự do.
    Bởi thế, không ngoan và khờ dại không hệ tại cạm bẫy của đời mà là tự mình nhìn đời thế nào. Đừng trách cứ cuộc đời.
    Nó hiểu thế nào là đường hẹp. Nó lững thững bước theo lối mòn trở về rừng. Nó hiểu con đường hạnh phúc của nó là những con đường mòn.

    *** ***

    Ta cần một tâm hồn tỉnh thức. Không thể nói cách thiếu suy nghĩ rằng theo Chúa thì phải chấp nhận đau khổ. Ta cần một tâm hồn để hiểu con đường hẹp theo Chúa là đường hạnh phúc. Ước mong được đau như người lực sĩ chịu tập luyện, chứ đau không là hình phạt.
    Làm sao có thể hiểu Chúa tuyệt vời trong tiến trình đi tìm hạnh phúc. Và phải hiểu rằng để hạnh phúc ta phải beiest yêu bầu trời tự do của lương tâm. Đau để lách vào vườn nho mồi chài bắt bóng của con chồn, khác với nỗi đau sám hối tìm đường thoát ra.
    Lạy Chúa,
    Con cần một trái tim dũng cảm để thoát khổ bằng nỗi đau.
    Thì con cũng cần một tâm hồn để biết lựa chọn vì không phải cứ đau là thoát khổ. Con cần phân biệt giá trị những nỗi đau. Cái đau nhịn ăn để chui vào vườn nho khác cái đau nhịn ăn để thoát ra.
    Và khi con hiểu cuộc đời nhiều khi chỉ thoát được khổ bằng nỗi đau, thì con sẽ thấy con đường hẹp không phải là đường khổ đau nữa mà là hạnh phúc.
    Chúa luôn luôn tuyệt vời vì Chúa hiểu thế nào là đau, thế nào là khổ. Chúa đã khổ, đã đau. Còn con, con lẫn lộn đau với khổ, lẫn lộn hạnh phúc với khoái lạc.

    *** ***

    Lạy Chúa,
    Để bớt lẫn lộn, con cần xét lại cách con cử hành Bí Tich, tha thiết hay sợ mất thì giờ. Con cần xét lại cách con hiểu Lời Chúa chỉ là lề luật trói buộc mình hay là bảng chỉ đường khôn ngoan. Con cần nhìn cách con đi Đàng Thánh Giá là lối sống tôn giáo của mình như con chồn, im lặng dước ánh trăng nhìn bóng mình mà nói: Đừng trách cứ cuộc đời.
    Cả hai, chặng đàng thập giá vất vả và chặng đàng thánh giá vinh quang làm nên một đường đời.

    _________ trích Kẻ Đi Tìm
    hm...

  2. #202
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Nhà thờ Mộ Chúa
    Church of The Holy Sepulchre


    Năm chặng cuối cùng của Đàng Thánh Giá nằm ở trong Nhà thờ Mộ Chúa. Đây chính là cao điểm của chuyến hành hương Đất Thánh. Nơi đây Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh, chết, táng xác và Phục Sinh.

    Niềm tin của Kitô giáo là ở nơi đây. Là tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nếu Chúa không sống lại thì Kitô hữu là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nếu Chúa không Sống Lại thì những khái niệm về linh hồn, dạy từ bỏ hưởng thụ thú vui, tội lỗi, vv, chỉ là những trò bịp bợm. Vì chết rồi là hết, không có sự sống đời sau. Nếu đời chỉ là vậy thì thật là một bất hạnh.
    Chúa đã chịu chết để đền bù tội lỗi của con người. Quan trọng hơn, Chúa Giêsu đã Sống Lại. Ngài đã chiến thắng tử thần và qua đó là một sự sống mới mà mọi người được mời gọi dự phần vào cuộc sống ấy; bằng cách Tin vào Chúa Giêsu.

    Vì vậy đối với Kitô giáo, nơi quan trọng nhất trên thế giới chính là ở đây: Nhà thờ Mộ Chúa - Church of The Holy Sepulchre (phát âm là "sep-pô-cơ")


    Vào thời xưa nơi đây là mỏ đá để dùng trong việc xây dựng trong Giêrusalem. Sau đó nơi đây trở thành nghĩa trang. Vào thời Chúa Giêsu, nơi đây nằm ngay ngoài cổng thành và được quân Roma dùng làm nơi đóng đinh các tử tội Do Thái. Chúa Giêsu vì thế mà đã bị đưa đến đây để đóng đinh.
    Hình đồi Gôngôtha vào thời Chúa bị đóng đinh. Cho thấy nơi Chúa bị đóng đinh và mộ Chúa. Cistern là một hồ chứa nước.



    Nơi quan trọng này đã có sự hiện diện của các Kitô hữu ngay từ thời sơ khai.
    Vào thế kỷ thứ 2, sau khi cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba của Do Thái bị dập tắt thì hoàng đế Hadrian đã đuổi tất cả dân Do Thái ra khỏi Giêrusalem. Mặc dù những người tin vào Chúa Giêsu không tham gia cũng như ủng hộ cuộc khởi nghĩa này nhưng vì họ cũng là người Do Thái nên cùng chung một số phận.
    Vào năm 135, đồi Gôngôtha được xây lên một ngôi đền thờ thần Venus và Jupiter.
    Đồi Gôngôtha được xây lắp và một tượng thờ Jupiter nằm trên nơi Chúa bị đóng đinh.



    Mục đích của hoàng đế Hadrian là biến đổi những nơi thờ phượng các tôn giáo thành nơi thờ phượng những vị thần La Mã. Nhưng việc đó lại giúp ích cho Kitô hữu vì ngôi đền thờ này đánh dấu và bảo vệ nơi đây để rồi 200 năm sau Thái hậu Helena, mẹ hoàng đế Constantine, đã đến Đất Thánh và xây lên nền đất này một ngôi đền thờ Kitô giáo. Đền thờ được thánh hiến năm 335.
    Phần màu xám trong hình là phần núi bị san bằng. Chỉ chừa lại phần mộ Chúa và đồi Gôngôtha nơi Chúa bị đóng đinh.



    Đến năm 614, quân Ba Tư tàn phá đền thờ. Đền thờ mới hơn được dựng lên lại nhưng rồi cũng bị phá tan bởi người Hồi giáo vào năm 1009.
    Năm 1099, quân Thập Tự Chinh chiếm lại Giêrusalem. Họ xây một ngôi nhà thờ mới lớn hơn vào năm 1149. Qua hằng bao thế kỷ với những thiên tai, hỏa hoạn và chiến tranh nhưng nhà thờ vẫn đứng vững. Đa số phần lớn của Nhà thờ ngày nay là từ thời Thập Tự Chinh.
    Đây là nhà thờ xây thời Thập Tự Chinh, cũng là Nhà thờ hiện nay với hai mái vòm màu xanh dương.
    hm...

  3. #203
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Bên trong Nhà thờ có hơn 30 nhà nguyện và bàn thờ lớn nhỏ, thuộc 6 Giáo hội Kitô giáo khác nhau cai quản. 3 nhóm lớn là Chính Thống giáo Hy Lạp, Giáo hội Armenia, Công Giáo Roma (còn gọi là Latin). 3 nhóm nhỏ thuộc Giáo hội Syria, Coptic và Ethiopia.
    Đây là bản đồ bên trong nhà thờ Mộ Chúa. Các màu đánh dấu những nơi nào do ai cai quản.
    Em đánh dấu thêm 'X' là sân trước cửa Nhà thờ. Cùng với số 1-3 là ba nơi quan trọng nhất trong Nhà thờ.


    Để các bác dễ hình dung hơn về Nhà thờ, em cũng post lên đây một bản đồ cut out 3D. Em cũng đánh dấu 'X' và 3 nơi quan trọng nhất trong Nhà thờ (như bản đồ ở bên trên).



    Bên ngoài Nhà thờ Mộ Chúa:
    Từ nơi 'X' nếu quay lưng lại sẽ thấy góc này, có hai lối trái và phải dẫn đến khuôn viên Nhà thờ.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    Lúc này là chiều Thứ Sáu. Là buổi chiều cuối cùng ở Đất Thánh. Tranh thủ còn chút thời gian nên em đã đi đến Nhà thờ lần cuối trước khi lên máy bay sáng sớm hôm sau.
    Lúc này về chiều nhưng vẫn đông các tín hữu hành hương.
    Đây là bên trái nhà thờ nhìn lên tháp chuông. Có nửa vòm bị bịt kín. Chứng tỏ nơi đây khi xưa cũng là một cổng nhà nguyện nào đó.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    Đây là cửa chính của Nhà thờ.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  4. #204
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn bác vời nhiều thông tin chi tiết. Rất nhiều điều hoàn toàn mới mẻ với em.

  5. #205
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    @bác ASAV: Em cũng đã học hiểu thêm được rất nhiều điều trong chuyến hành hương này. Vẫn thấy tiếc là không thể ở Giêrusalem lâu hơn để viếng nhà thờ Mộ Chúa nhiều hơn. Nếu biết trước em đã book chuyến bay trễ lại vài ngày.
    hm...

  6. #206
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Trở lại tấm photo cửa chính của Nhà thờ, các bác có thấy cái thang gỗ nằm ngay dưới cửa sổ của Nhà thờ không?
    Không ai biết rõ tại sao lại có cái thang này, từ khi nào và ai đã đặt nó?

    Có một bức tranh khắc ngôi Nhà thờ Mộ Chúa vào năm 1728 và trong bức khắc cũng đã có chiếc thang này. Nhưng nó còn đứng vững đến ngày hôm nay là do Hiệp Ước Status Quo được ký vào năm 1757. Status Quo là tiếng Latin, nghĩa là giữ nguyên hiện trạng. Em có nhắc đến Status Quo khi ở nhà thờ Giáng Sinh trang 11. Một trong những điều quan trọng trong Status Quo là tất cả mọi thứ đều phải được giữ nguyên hiện trạng. Nếu thay đổi thì phải cần sự đồng ý của tất cả 6 Giáo hội Kitô giáo. Vì vậy dù là một viên đá, cái ghế, hay trong trường hợp này là cái thang nếu muốn đưa đi cũng phải cần sự đồng ý của tất cả.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    Đây là góc rộng hơn chụp cảnh trước Nhà thờ Mộ Chúa. Bên phải là một nhà nguyện nhỏ gọi là Chapel of the Franks. Tuy có bậc thang đi lên nhưng em thấy lúc nào cũng đóng cửa. Chỉ thấy mở năm nay vào Tuần Thánh. Nơi đó chính là chặng thứ 10: Quân lính lột áo Chúa Giêsu. Và đó cũng chính là đồi Gôngôtha.
    Đằng sau bức tường, tức là phần bên trong Nhà thờ chính là nơi Chúa đã chịu đóng đinh.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr

    Cửa gỗ của Nhà thờ. Nhà Thờ Mộ Chúa là của Kitô giáo, nhưng người giữ chìa khóa cửa lại là 2 gia đình Hồi giáo. Cứ đến giờ thì họ đến mở cửa, sau đó chiều tối thì đến đóng cửa. Điều này cũng có trong Hiệp ước Status Quo. Nhưng truyền thống này đã có từ năm 1246.
    nhà thờ Mộ Chúa by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #207
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Em post lại tấm bản đồ 3D của Nhà thờ.

    Số 1 là Đồi Gôngôtha
    2 là Viên đá nơi liệm xác Chúa
    3 là Mộ Chúa

    Khi bước qua cửa chỉ cần quay sang bên phải thì sẽ thấy một cầu thang xoắn bằng đá đi lên. Tầng nằm bên trên chính là đồi Gôngôtha.
    Đây là góc chụp từ bên trong Nhà thờ nhìn lên đồi Gôngôtha. Nơi ánh sáng hắt vào là từ cửa chính. Chỉ cách khoảng chừng 10m. Và nơi mọi người đang quỳ chính là số 2, viên đá nơi liệm xác Chúa. Ở bên trái nằm ngoài khung hình còn có thêm một cầu thang để lên xuống đồi Gôngôtha.
    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr




    Đồi Gôngôtha
    Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Híp-ri là Gôngôtha. (Ga 19:17)


    Nơi đây ngày xưa là một cái đồi có hình giống cái sọ người. Tiếng Híp-ri là gulgōleṯ. Tiếng Latin là Calvariæ. Tiếng Việt phiên âm là Gôngôtha và Canvê. Vì vậy người Công Giáo Việt Nam dùng các từ núi Sọ, đồi Canvê hay Gôngôtha đều cùng chỉ một ngọn đồi: nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết trên thập giá.

    Trên đây có 2 nhà nguyện. Bên phải là nhà nguyện Chúa chịu đóng đinh vào thập giá - Chapel of the Nailing to the Cross. Nhà nguyện này thuộc Công Giáo Roma cai quản, và cũng là chặng thứ XI của Chặng Đàng Thánh Giá.
    Bên trái là Chapel of Crucifixion, tức là nơi cắm Thánh Giá Chúa. Nơi đây Chúa đã trút hơi thở.
    Hiện nay nơi đây do Chính Thống Giáo Hy Lạp làm chủ, và là chặng thứ XII của Chặng Đàng Thánh Giá.


    Khi Công Giáo dâng lễ trên đồi Gôngôtha thì sẽ ở bên phải mà dâng lễ, vì đó là phần của Công Giáo Roma. Và cũng tương tự như lúc dâng lễ ở Hang Đá Giáng Sinh, đoàng cũng không được hát vì tuân theo hiệp ước Status Quo.
    Đây là một video clip của đoàn Kẻ đi tìm năm 2019. Các bác có thể vào xem sẽ thấy khi bắt đầu lễ thì Cha Tầm Thường không có xướng nhưng chỉ nói. Và đoàn cũng đáp trả tương tự.
    https://youtu.be/xYvUDNwD-YE
    hm...

  8. #208
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sáng sớm thứ sáu sau khi đi Chặng Đàng Thánh Giá thì đoàn cùng lên đồi Gôngôtha dâng lễ lúc 5:30. Được dâng lễ ngay dưới chân Thánh Giá là một kỷ niệm không thể quên. Mỗi ngày Công Giáo chỉ được một vài Thánh Lễ mà thôi và các đoàn Kẻ đi tìm hầu như chưa bao giờ mất Thánh Lễ ở đây.
    Đây là tấm ảnh của một bác trong đoàn chụp, khi đoàn Kẻ đi tìm dâng lễ. Hôm đó em không mang camera theo.
    photo by NTV w/ EOS RP by Joseph luong, on Flickr


    Bên trái khung hình ở trên là giữa 2 nhà nguyện. Nơi đây có một bức tượng Đức Mẹ được lồng kiếng. Đây cũng là chặng XIII của Chặng Đàng Thánh Giá.

    Sau khi sinh hạ Đức Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đem Ngài lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa như Lề Luật dạy. Khi ở Đền Thờ họ gặp một ngôn sứ tên là Si-mê-ôn. Và ông đã nói tiên tri với Đức Mẹ:

    Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. (Lc 2:34-35)

    Một số nhà chú giải Thánh Kinh xem câu cuối là lời tiên báo Cuộc khổ nạn của Chúa, và Đức Mẹ sẽ phải chứng kiến những điều ấy.
    Tượng này người Việt gọi là tượng Đức Mẹ Sầu Bi - Our Lady of Sorrows.
    photo by NTV w/ EOS RP by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  9. #209
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đây là bên Công Giáo, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá.
    Nửa phần trên của nhà nguyện tất cả đều là những tác phẩm nghệ thuật mosaic rất đẹp.
    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr


    Trên trần, ở vòm đầu tiên có một tấm mosaic màu lợt bị mất vài mảng. Đó là tấm mosaic Chúa Thăng Thiên, là tấm mosaic duy nhất còn sót lại từ thời Thập Tự Chinh. Nếu biết trước điều này em đã đến chụp thêm một tấm gần hơn.

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr


    Close up bức mosaic hoa ở giữa 2 nhà nguyện.

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr



    Đây là giữa 2 nhà nguyện. Các bác có thể thấy sự khác biệt về trang trí cũng như nghệ thuật giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.

    đồi Gôn-gô-tha by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #210
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Trần nhà nguyện với trang trí nghệ thuật Chính Thống Giáo.

    Golgotha by Joseph luong, on Flickr


    Nơi mọi người hướng đến chính là nơi đã cắm Thánh Giá Chúa Giêsu.
    Tuy đã về chiều nhưng đồi Gôngôtha vẫn luôn tấp nập tín hữu hành hương đổ về.
    Golgotha by Joseph luong, on Flickr


    Crucifixion - Chúa chịu đóng đinh vào thập giá:

    Đóng đinh là cách tử hình man rợ. Người bị đóng đinh chắc chắn phải chết. Nhưng chết từ từ trong đau đớn. Có khi hàng giờ hoặc đến 3 ngày sau mới chết. Và không lúc nào mà không ngừng đau đớn.

    Theo các chuyên gia ngày nay thì Chúa Giêsu không thể bị đóng đinh vào lòng bàn tay, vì nơi đó không thể nào gánh nổi sức nặng của cả thân thể kéo xuống khi bị treo lên thập giá.

    Trước tiên quân Roma sẽ trói chặt tay Chúa vào thanh ngang của thập giá. Sau đó sẽ tìm ở cổ tay, khoảng giữa hai khúc xương quay và xương trụ (radius & ulna bone), và đóng mạnh xuống một cây đinh dài 6 in/ 15 cm. Cây đinh sẽ xuyên qua da thịt và cả dây thần kinh tạo nên một cơn đau khủng khiếp. Và quân hành hình sẽ tiếp tục đóng đinh với cánh tay kia.


    Sau đó họ mới treo thanh ngang vào thanh dọc đã được dựng sẵn. Kế đến là đóng đinh hai chân Chúa vào thanh dọc của thập giá.
    Khi bị treo trên thập giá như vậy, Chúa sẽ bị ngạt thở. Muốn thở Chúa phải gồng lên, đấy thân người lên mới thở được. Nhưng khi làm vậy thì sẽ đau đớn tột cùng vì tay chân đang đinh đóng vào cột. Thở được nhưng quá đau nên phải thả người xuống. Rồi lại khó thở. Cứ như vậy cho đến khi nào đuối sức không thể đẩy người lên nữa thì sẽ chết vì ngạt thở.
    hm...

Trang 21 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 111920212223 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •