Trang 19 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 91718192021 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 181 đến 190 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #181
    ảnh đẹp . Thank bạn :D

  2. #182
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    ...
    Em thấy ảnh chụp Biển Chết có mấy tinh hạt (crystals), mấy hạt đó có phải tinh hạt muối không bác? Nếu đúng thì muối trong nước biển đã đạt được đến độ bão hoà.

    Số báo National Geographic December 2019 có nói về thành phố cổ dưới TP Jerusalem hay lắm và em thấy trong ảnh của bác Wilson Arc bị chôn nhiều, chỉ còn thấy một phần của cánh cung phía trên thì thật là uổng.
    Em nghĩ mấy hạt crystals đó là muối đó bác. Khi google về Biển Chết em có xem một clip mà các nhà khoa học thả dây xuống biển (để đo đạc gì đó em không rõ) và khi kéo lên thì crystal muối đóng dày cộm trên dây. Nhìn như là một lớp băng.

    Em cũng mới vừa đọc xong bài viết về một thành phố cổ bên dưới Jerusalem mà bác đề cập. Phải nói là khắp nơi bên dưới Thành Cổ Jerusalem đều là một kho tàng khảo cổ đang chờ khám phá. Ai đam mê khảo cổ thì chắc đây là thiên đàng của họ.
    National Geographic có những bài viết và những hình minh họa rất đẹp. Những ai thuộc loại visual learner như em thì rất thích vì dễ hiểu.
    Một trong những nguồn em dùng viết bài là từ một cuốn sách do National Geographic xuất bản: "In the footsteps of Jesus: A chronicle of His Life and the origins of Christianity" của Giáo sư Jean-Pierre Isbouts. Tuy là một người Công Giáo, nhưng ông viết theo khía cạnh một sử gia "from a nondenominational perspective" nên dù khác tôn giáo vẫn có thể đọc để tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có tên là Jesus.
    Ông còn viết thêm 4 cuốn sách khác nữa liên quan đến lịch sử, khảo cổ Thánh Kinh, và Kitô Giáo mà em vẫn chưa có dịp mua đọc. Chắc trong tương lai khi có thời gian sẽ mua về đọc thêm.

    Tường Than Khóc em xem nhiều trong hình và video, nhưng đến nơi mới thấy được nó to cao như thế nào. Và nhìn thấy Wilson's Arch và hình model thì em có thể tưởng tượng được kích thước của Đền Thờ thời Chúa Giêsu. Quá vĩ đại.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:50 PM ngày 13-05-2020
    hm...

  3. #183
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sau khi ra khỏi hồ Siloê, đoàn lên xe bus để đi đến một địa điểm cũng đặc biệt không kém: giếng Giacóp - Jacob's Well.
    Giếng Giacóp nằm ở giữa Nazareth và Giêrusalem.


    Đây cũng là một nơi mà hầu hết các đoàn hành hương không thực hiện vì nằm sâu trong đất Palestine. Không những xa xôi, nhưng nếu xe bus thuộc một công ty Do Thái thì còn nguy cơ bị người Palestine ném đá vào xe. Vì vậy các tour du lịch không muốn mạo hiểm đến đây.

    Có nhiều sự kiện xảy ra ở quanh vùng này được nhắc đến trong Thánh Kinh. Một vài sự kiện xảy ra trong Cựu Ước và sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra ở giếng nước này vào thời Chúa Giêsu.

    Để hiểu rõ hơn trong Cựu Ước, em đánh dấu 4 nơi trên bản đồ:
    Từ Sikhem đến giếng Giacóp chỉ khoảng 2.5km.


    Sikhem chính là vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa cho tổ phụ Abraham:
    Ông Áp-ram đi qua đất ấy, đến nơi gọi là Si-khem, đến cây Sồi Mô-re. Thời bấy giờ, người Ca-na-an đang ở trong đất ấy. ĐỨC CHÚA hiện ra với ông Áp-ram và phán: “Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi.” Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính ĐỨC CHÚA, Đấng đã hiện ra với ông. (St 12:6-7)


    Đến đời cháu là Giacóp thì Thánh Kinh có ghi:
    Khi ở Pát-đan A-ram về, ông Gia-cóp đến thành Si-khem, trong đất Ca-na-an, bình an vô sự, và ông cắm trại đối diện với thành. Ông tậu của con cái ông Kha-mo, cha của Si-khem, một thửa đất, nơi ông đã căng lều, với giá một trăm đồng bạc. (St 33:18-19)


    Tại đây tổ phụ Giacóp đã đào một cái giếng, và giếng ấy theo truyền thống chính là giếng Giacóp ngày hôm nay.

    Sau đó đến chương 35, Giacóp đã được đổi tên:
    Thiên Chúa phán với ông: "Tên ngươi là Giacóp, nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Giacóp nữa, mà tên ngươi sẽ là Israel." Và Người đặt tên cho ông là Israel. (St 35:10 - xem thêm St 32:28-29)


    Có lẽ rất ít người biết Israel là từ Giacóp mà ra. Và cũng từ Giacóp mà ra đời 12 chi tộc Israel. Vì vậy đối với người Do Thái, giếng nước này mang một ý nghĩa lớn.

    Đến thời ông Moses giải cứu dân Do Thái khỏi ách nô lệ và vào Đất Hứa, thì người kế vị ông là Giôsuê - Joshua đã hai lần tập họp dân ở giữa núi Êvan - Ebal và núi Gơridim - Gerizim để cùng lập lại giao ước với Thiên Chúa:

    Lần thứ nhất -
    Bấy giờ, ông Giô-suê dựng bàn thờ kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en, trên núi Ê-van, theo lệnh ông Mô-sê, tôi trung của ĐỨC CHÚA, đã truyền cho con cái Ít-ra-en, như đã chép trong Sách Luật Mô-sê: đó là một bàn thờ bằng đá nguyên vẹn, chưa có đồ sắt chạm tới. Trên đó, người ta dâng lễ toàn thiêu kính ĐỨC CHÚA và dâng lễ kỳ an.

    Ông Giô-suê cho khắc bản sao Luật Mô-sê trên những tảng đá; ông Mô-sê đã viết Luật đó trước mặt con cái Ít-ra-en. Toàn thể Ít-ra-en, các bậc kỳ mục, kinh sư và thẩm phán đều đứng hai bên Hòm Bia, đối diện với các tư tế Lê-vi khiêng Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA, người ngoại kiều cũng như người bản xứ, một nửa đứng trước núi Gơ-ri-dim, một nửa đứng trước núi Ê-van, để theo lệnh ông Mô-sê, tôi trung của ĐỨC CHÚA, dân Ít-ra-en được chúc phúc trước. Sau đó, ông Giô-suê đọc mọi lời của Lề Luật, -những lời chúc phúc và những lời nguyền rủa-, theo như mọi điều đã ghi trong Sách Luật. Không có lời nào ông Mô-sê đã truyền viết ra, mà ông Giô-suê lại không đọc trước mặt toàn thể cộng đồng Ít-ra-en, gồm cả đàn bà, trẻ con và ngoại kiều cùng đi chung với họ. (Gs 8:30-36)


    Lần thứ hai -
    Ông Giô-suê quy tụ ở Si-khem mọi chi tộc Ít-ra-en và triệu tập các kỳ mục Ít-ra-en, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng trước nhan Thiên Chúa.
    “Bây giờ anh em hãy kính sợ ĐỨC CHÚA, hãy chân thành và trung tín phụng thờ Người. Anh em hãy vất bỏ các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả và ở Ai-cập, và hãy phụng thờ ĐỨC CHÚA. Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ ĐỨC CHÚA, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người E-mô-ri mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA.”

    Dân đáp lại: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ ĐỨC CHÚA để phụng thờ các thần khác!
    Ông Giô-suê nói với dân: “Anh em hãy cam đoan với chính mình là anh em đã chọn ĐỨC CHÚA để phụng thờ.” Họ nói: “Xin cam đoan!” Ông Giô-suê nói: “Bây giờ, anh em hãy vứt bỏ các thần ngoại đang ở với anh em, và hướng lòng về ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en.” Dân nói với ông Giô-suê: “Chúng tôi sẽ phụng thờ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng tôi, và chúng tôi sẽ nghe lời Người.”

    Trong ngày ấy, ông Giô-suê thay mặt dân kết giao ước, ông đưa ra quy luật và điều luật ở Si-khem.(Gs 24:1, 14-16, 22-25)
    hm...

  4. #184
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đến thời Chúa Giêsu, Ngài cũng đã đến giếng nước này. Ta hãy đọc lại câu chuyện này theo Tin Mừng Gioan:

    Đức Giê-su bỏ miền Giu-đê mà trở lại miền Ga-li-lê. Do đó, Người phải băng qua Sa-ma-ri. Vậy, Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa.

    Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống!” Lúc đó, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do-thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao?” Quả thế, người Do-thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: “Cho tôi chút nước uống”, thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống.” Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ chúng tôi là Gia-cóp, người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”

    Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây.” Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng.” Đức Giê-su bảo: “Chị nói: “Tôi không có chồng” là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và người hiện đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.” Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ…Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do-thái. Nhưng giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.”

    Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy?” Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” Họ ra khỏi thành và đến gặp Người.
    Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (Ga 4:2-30, 39-40)

    Tuy đã đọc câu chuyện Chúa Giêsu ở giếng nước này không biết bao nhiêu lần, nhưng bây giờ liên kết với những sự kiện xảy ra ở đây trong Cựu Ước, từ Abraham cho đến Giôsua, em thấy câu chuyện này hay và ý nghĩa hơn.
    Người đàn bà Samari, theo truyền thống Chính Thống Giáo, đã tử đạo dưới thời hoàng đế Nero. Bà được tuyên thánh với tên gọi là Photina, nghĩa là người được soi sáng - the enlightened one.

    Vì vậy ngôi nhà thờ bao quanh giếng Giacóp có tên là nhà thờ Thánh Photina. Nhưng có lẽ tên quen thuộc hơn là nhà thờ giếng Giacóp, hoặc vắng tắc là Giếng Giacóp. Nhà thờ thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp cai quản. Được xây năm 2007 trên tàn tích của một ngôi nhà thờ thời Thập Tự Chinh.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  5. #185
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Như em có nói ở trên, đây là vùng đất Thiên Chúa ban cho tổ phụ Abraham. Sau đó giếng nước này là của tổ phụ Giacóp đã đào có. Giacóp đã đổi tên thành Israel. Vì vậy nơi đây có lịch sử và ý nghĩa quan trọng đối với người Do Thái.
    Cũng vì lý do đó mà có một số thành phần cực đoan đã nhiều lần ra tay phá hoại nơi đây. Vị linh mục tiền nhiệm đã tử đạo tại đây. Còn linh mục hiện nay đã bị thành phần cực đoan đột nhập và ám sát 15 lần. Nhưng ngài vẫn ở lại nơi đây. Nghĩ rằng rồi có thể sẽ theo bước chân cha tiền nhiệm nên ngài đã cho xây trước phần mộ của mình nằm ngay bên ngoài cửa chính của nhà thờ.
    Đây là hình em scan từ sách Kẻ Đi Tìm.


    Phần mộ đã chuẩn bị trước nằm ngay bên cạnh lối vào nhà thờ. Nay bị cây xanh che khuất.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  6. #186
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đoàn cùng bước vào bên trong nhà thờ. Phải nói rằng quá đẹp. Hầu như tất cả các nhà thờ Chính Thống Giáo em đi qua, dù nhỏ đến đâu vẫn đẹp và đầy màu sắc.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr

    Bên phải nhà thờ là phần mộ của Cha tiền nhiệm: Archimandrite Philoumenos đã tử đạo vào tháng 11 năm 1979. Sau đó Cha đã được Giáo hội Chính Thống Giáo tuyên thánh năm 2009.
    Đây là hình em lấy từ trang seetheholyland.net, cho thấy nơi an nghỉ của Thánh Philoumenos.


    Còn đây hình Cha bên cạnh giếng nước Giacóp. Hình từ wiki.


    Giếng nước Giacóp nằm ở bên dưới Cung Thánh của nhà thờ. Có hai cầu thang hai bên dẫn xuống. Vị linh mục già ngồi ở dưới bên cạnh chiếc bàn ở một cửa ra vào. Đoàn cùng Cha già Chính Thống Giáo chụp một tấm hình kỷ niệm.
    Sau đó Cha Tầm Thường cùng đoàn đến miệng giếng và múc nước. Ai đem theo bình thì có thể hứng nước kéo lên từ giếng. Em cũng mang theo một bình uống nước nhỏ, nhưng rồi không dùng vì ở đây cũng có bán những bình sành nhỏ đã đựng sẵn nước giếng Giacóp rồi. Chỉ $5/bình. Em mua vài bình về làm kỷ niệm. Rất quý. Giờ nghĩ lại thấy tiếc sao lúc đó không mua nhiều thêm.
    Em chụp close up nên thấy to. Bình này nhỏ, chỉ cao khoảng 8cm / 3in thôi. Quý lắm nên em giữ luôn bao nylon.
    DSC04244 by Joseph luong, on Flickr


    Phúc Âm đã ghi rằng "giếng này sâu" (xem cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari ở post trên), Cha Tầm Thường múc một ly nước và đổ xuống để cho đoàn nghe xem giếng bao sâu. Em đếm nhẩm thì khoảng 4-5s sau khi đổ thì nghe tiếng chạm nước.
    Nếu lấy 4s làm thời gian thì mực nước hôm đó đến miệng giếng phải là 78m/ 257ft.
    Còn nếu lấy thời gian là 3s (cho là em đếm nhanh), thì độ sâu là 44m/ 145ft. Nói chung giếng này sâu thật.
    Em không có chụp hình ở bên dưới vì không gian nhỏ và đông người. Lúc đó nhóm thì múc & hứng nước, và nhóm thì tụ tập lại bàn của Cha già để mua những bức icon tuyệt đẹp theo truyền thống Chính Thống Giáo. Em thì lẹ tay nên đã mua xong nên lợi dụng còn lại vài phút trước khi ra về thì lên trên chụp vài tấm bên trong nhà thờ.

    Bức icon câu chuyện Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari. Tiếc là không có CPL filter để cắt bớt ánh sáng phản chiếu.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #187
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Trên trần nhà và các vòm của nhà thờ cũng rất đẹp.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr

    Ban đầu em không biết rõ hình trần nhà ở bên trên đang tả câu chuyện nào trong Thánh Kinh, hay là câu chuyện của vị Thánh nào Chính Thống Giáo? Sao lại có cái hòm rồi một xác chết được quấn vải trùm như vậy. Về xem lại hình, zoom vào thì mới thấy bên trong hòm đâu có xác. Chỉ là 2 miếng vải thôi. Đây chắc hẳn là câu chuyện Chúa Phục Sinh. Em xem lại phần Chúa Phục Sinh trong 4 Phúc Âm thì Phúc Âm theo Thánh Mác-cô ghi rõ nhất. vd, có 3 bà, có Thiên thần, "chỗ đặt Người đây này".
    Vừa hết ngày sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
    Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phê-rô rằng Người sẽ đến Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.”(Mc 16:1-8)


    Một điều em cũng mới biết nên kể với các bác luôn. Chiếc khăn liệm xác Chúa thì quá nổi tiếng rồi. Tiếng Anh gọi là Shroud of Turin, vì hiện đang được bảo quản tại nhà thờ Chính Tòa Turin ở miền bắc nước Ý. Nhưng ngoài chiếc khăn liệm xác ấy ra còn một chiếc khăn nữa đã dùng quấn đầu của Chúa Giêsu, gọi là Sudarium of Oviedo, hoặc Shroud of Oviedo, vì được bảo quản ở nhà thờ Chính Tòa San Salvador ở Oviedo, Tây Ban Nha.
    Phúc Âm theo Thánh Gioan có ghi: "Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi." (Ga 20:6-7)
    Bức tranh trên trần có vẽ hình chiếc khăn liệm xác cùng với chiếc khăn che đầu Đức Chúa Giêsu.
    Nếu có dịp đến Turin hoặc Oviedo thì em sẽ kể thêm về 2 Thánh Tích đặc biệt này.


    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr

    Để hiểu rõ hơn về 2 tấm dưới, em post tấm hình minh họa từ wiki về cách trang trí của một ngôi nhà thờ Chính Thống Giáo:


    Mái vòm chính của nhà thờ.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr

    Đây là góc nhìn đứng dưới mái vòm nhìn lên "Templon".
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr

    Còn đây là góc nhìn ra cửa chính nhà thờ.
    Church of St Photina by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  8. #188
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Một điều mà em chưa kể là hôm đó đoàn bị trễ lịch trình khi đến giếng Giacóp. Đáng lý nhà thờ sắp đóng cửa sẽ không đón thêm đoàn nào nữa nhưng vì hai Cha quen nhau đã lâu nên mới nhà thờ mới đồng ý cho đoàn vào. Xe bus dừng, Cha phone vô rồi họ mở cửa. Mọi người lập tức thật nhanh xuống xe và đi thẳng một mạch vào trong sân nhà thờ.

    Vùng này không phải Do Thái cai quản nên không chắc chắn được về vấn đề an ninh, nhất là trời đã về chiều. Khi ra về cũng vậy. Để tránh những trường hợp ngoài ý muốn có thể xảy ra, mọi người tập trung lại trước sân và khi cửa mở thì thẳng một mạch nối nhau lên xe.

    Đây là hình chụp cửa sắt của nhà thờ nhìn từ bên trong. Những lỗ chi chít trên cửa trước là lỗ đạn. Đây cũng chính là lý do tại sao hầu hết những đoàn hành hương không ghé nơi đây.
    cửa nhà thờ Giếng Giacóp by Joseph luong, on Flickr


    Có một kỷ niệm buồn em vẫn nhớ khi ở nơi đây. Đó là khi đoàn bước ra và hướng thẳng xe bus mà đi thì trước cửa bên ngoài có một em bé trai chừng 5-6 tuổi đang đứng. Một tay cầm một hộp màu trắng nhỏ, nhìn giống như hộp xà bông. Tay kia xách một bịch đồ đầy những hộp ấy. Quần áo lam lũ. Tay bé cứ chìa hộp ra và miệng thì nói những câu Palestine. Chắc em bé đang mời mua. Quá vội và bất ngờ nên em tiếp tục theo đoàn lên xe bus mà không kịp phản ứng.
    Trên đường xe chạy về Giêrusalem, em cứ nhớ cháu bé ấy. Nghĩ về thân phận của cháu. Thương cháu quá. Tuổi thơ của cháu là những ngày tháng lam lũ như thế này sao? Phải chi chú gặp cháu ở thời điểm khác thì chắc chú sẽ mua hết cho cháu. Phải chi…
    Hôm nay viết lại những dòng này vẫn không khỏi bồi hồi xúc động.
    hm...

  9. #189
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Giếng Giacóp là điểm cuối cùng trong ngày. Ngày hôm sau là ngày cuối của chuyến hành hương và điểm đến sẽ liên quan trực tiếp đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Chỉ có một địa điểm tuy nằm trong Thành Cổ Giêrusalem nhưng không thuộc về cuộc khổ nạn của Chúa nên em sẽ post trước.
    Đó là Nhà thờ Thánh Annahồ Bếtdatha/ Bêtsaiđa.

    Nhà thờ Thánh Anna là ngôi nhà thờ được xây từ thời Thập Tự Chinh vào năm 1140. Đến năm 1189, quân Hồi Giáo với sự chỉ huy của hoàng đế Saladin đã chiến thắng quân Thập Tự Chinh và chiếm được Giêrusalem. Họ đã cho tàn phá các nhà thờ Kitô giáo nhưng lại cho giữ duy nhất ngôi nhà thờ này để dùng làm nơi dạy luật Hồi. Vì vậy, đây là kiến trúc Thập Tự Chinh nguyên vẹn nhất ở Giêrusalem, và có thể cả Đất Thánh.

    Vào năm 1856 vùng đất của nhà thờ được quốc vương Ottoman tặng lại cho Pháp để cám ơn Pháp đã giúp đỡ trong cuộc chiến Crimean chống lại Nga.
    Pháp đã cho tu sửa phục hồi nguyên trạng ngôi nhà thờ này sau gần 3 thế kỷ hoang phế.
    Vì vậy, giống như nhà thờ Kinh Lạy Cha trên núi Ôliu, ngày hôm nay bước vào vùng đất này cũng là đang đứng trong nước Pháp rồi.
    Đây là bên ngoài cổng của nhà thờ.

    Tấm hình dưới: trên cửa vòm có ghi "Pères Blancs", là tên của một dòng tu. Nơi đây đã được giao cho dòng này cai quản. Dòng bắt nguồn từ Châu Phi và trang phục của dòng là một áo dài của dân tộc Algeria, và màu trắng. Nên từ đó dòng có tên gọi là Pères Blancs, nghĩa là White Fathers.
    Nơi đây còn có một tu viện của Giáo hội Công Giáo Hy Lạp - Seminaire Grec Catholique.
    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    les Pères Blancs by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #190
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Qua một khoảng sân rộng thì đến nhà thờ Thánh Anna. Theo truyền thống, đây chính là nhà của Thánh Gioakim và Anna, song thân của Đức Mẹ.
    Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu đã sinh ra và lớn lên tại đây.

    Bên ngoài nhà thờ.
    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr


    Bước vào nhà thờ.
    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    Dưới cuối nhà thờ bên ta trái là một bức tượng trắng tinh. Có lẽ từ đá cẩm thạch carrara. Tượng khắc về thời ấu thơ của Đức Mẹ với bà thánh Anna.
    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr
    hm...

Trang 19 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 91718192021 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •