Trang 7 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 5678917 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #61
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đến gần ta sẽ thấy ở dưới nhà thờ mới có 3 vòng bát giác. Đây chính là những gì còn sót lại của một nhà thờ Byzantine vào khoảng thế kỷ 4-5 để đánh dấu nơi nhà của Thánh Phêrô. Trong nhà, khảo cổ tìm thấy những vết khắc trên tường của các tín hữu sơ khai với những lời nhắc đến tên Giêsu và Phêrô.
    Capharnaum by Joseph luong, on Flickr

    Capharnaum by Joseph luong, on Flickr


    Chúa đã làm phép lạ tại nhà Thánh Phêrô

    Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. (Mc 1:29-31)



    Một chi tiết thú vị: từ câu Phúc m trên: "Vừa ra khỏi hội đường Capharnaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và An rê."
    Theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn: "Và ra khỏi hội đường, lập tức Ngài đến nhà của Simon và Andrê.
    Bản tiếng Anh:" On leaving the synagogue he entered the house of Simon and Andrew. "
    Phải đến Capharnaum mới thấy được. Từ Hội đường Do Thái đến nhà ông Phêrô (Simon) cách nhau dưới 20m. Bởi vậy Thánh Kinh ghi vừa ra khỏi Hội đường Chúa Giêsu đến nhà ông Phêrô thấy rất đúng.
    hm...

  2. #62
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Ở đây người ta khai quật lên rất nhiều nhà cửa được xây bằng đá basalt. Đây là vật liệu chủ yếu dùng để xây nhà vào thế kỷ 1 ở vùng này vì basalt được tìm thấy nhiều ở đáy hồ. Tuy nhiên có 2 nhược điểm: 1) khó khăn trong việc khai thác và sản xuất đá basalt và 2) những viên đá dài hơn 4ft/ 1. 2m sẽ bị nứt. Vì 2 nhược điểm này mà thiết kế nhà cũng khác. Vì phải dùng ít gạch và không thể dùng viên gạch dài dẫn đến những phòng nhỏ hẹp. Bù lại họ để một sân lộ thiên và xây những phòng nhỏ bao quanh sân.

    Về mái nhà thì họ dùng những cây gỗ bắc ngang làm xà, và sau đó lợp bằng các cây lau, sậy, cỏ trộn với bùn.
    Đây cũng chính là lọai mái nhà mà người ta đã dỡ ra để thả người bại liệt xuống cho Chúa chữa.



    Capharnaum by Joseph luong, on Flickr

    Capharnaum by Joseph luong, on Flickr

    Mời các bác nghe lại câu chuyện ấy, xảy ra cũng chính ngay tại nhà ông Phêrô.

    Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi. Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ !”




    Ở Capharnaum này em cũng học thêm được một điều thú vị nữa về Chúa Giêsu. Xưa nay trong đầu em (và có thể nhiều người nữa) cứ nghĩ là Chúa Giêssu nghèo một phần là vì hoàn cảnh.
    Chúa sinh ra trong hang lừa. Cái nôi là máng cỏ. Khi rao giảng có lúc phải ngủ trong hang. "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9:57-62). Đến khi chết cũng không có mộ chôn. Phải chôn nhờ mộ người khác.
    Nhưng sau khi đến nơi đây và nghe bài suy niệm của Cha thì mới biết chưa chắc vậy là đúng.

    Capharnaum là một thành phố giàu có vì vị trí nằm ngay trên con đường Via Moris kết nối 3 châu - Phi, Á và Âu. Hai anh em Phêrô và Anrê có nhà ở nơi đây, và địa chỉ thì ở rất gần bên Hội đường Do Thái thì làm sao họ có thể thuộc thành phần nghèo về phương diện kinh tế. Cho dù không giàu nhưng ít nhất phải khá giả.
    Ở đây, tông đồ Matthew (người viết Phúc Âm Matthew) đã được Chúa gọi. Trong Phúc Âm cho biết rằng ông làm nghề thu thuế. Một người thu thuế thì không thể nào nghèo. Mà đây là một người thu thuế ở trong một thành phố như Capharnaum thì chắc hẳn Matthew phải thuộc thành phần "con ông cháu cha" hoặc ít ra quen biết tầm cỡ mới được vào chức vụ này.
    Nếu Chúa có những tông đồ như vậy thì Ngài có thể chọn một lối sống "khá" hơn nhiều. Nhưng không. Chúa đã sống một cuộc sống khó nghèo. Chúa có điều kiện, nhưng Ngài đã chọn con đường khó nghèo. Vì sao? Có lẽ nên dành cho mỗi người tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

    Một bức tượng bằng đồng do một nghệ nhân người Canada tạc và đặt ở cửa ra vào Capharnaum. Tên của tác phẩm này là Homeless Jesus.
    Capharnaum by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  3. #63
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Capharnaum là địa điểm cuối cùng của ngày cũng như ở miền Galilê này.
    Sáng sớm hôm sau, mọi người mang hành lý check out hotel và từ giã Nazareth. Rời hang đá Truyền Tin ở đây, đoàn sẽ về ở 3 đêm cũng bên cạnh một hang đá khác: hang đá Giáng Sinh ở Bêlem.
    Chương trình của ngày hôm nay tương đối nhẹ. Nghĩ lại Cha Tầm Thường tính cũng hay. 10 ngày ở đây mà ngày nào cũng quá chú tâm hành hương thì không khéo mọi người sẽ bị overload mất.
    Hôm nay rời Nazareth, đoàn sẽ đi men theo bờ biển trước khi về Bêlem.


    Địa điểm đầu tiên là núi Cát Minh hay còn gọi là Carmelô - Mount Carmel ở Haifa.
    Haifa là thành phố cảng lớn thứ ba của Israel.
    Cảnh từ trên đường lên núi nhìn xuống Haifa.
    Haifa by Joseph luong, on Flickr


    Trên núi Carmel hiện nay là một tu viện với một ngôi nhà thờ lớn tên là Stella Maris - Đức Mẹ Sao biển. Nhà thờ hướng ra Địa Trung Hải với Đức Mẹ Sao Biển là Đấng bảo trợ cho những ngư dân cũng như những người đi biển.
    Từ thế kỷ 12, quân Thập Tự Chinh chiếm núi này và từ đây ra đời dòng tu Cát Minh. Và từ dòng Cát Minh này đã ra đời Cỗ Áo Đức Bà - Brown Scapular.

    Cánh cửa chính của nhà thờ.
    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Nói về Cỗ Áo Đức Bà, Cha có kể rằng Thánh Giáo Hoàng John Paul II rất quý mến Cỗ Áo Đức Bà. Ngài đã đeo từ khi còn đi lính.
    Hôm ngài bị ám sát tại quảng trường thì sau khi lên bàn mổ các bác sĩ cần phải cắt lớp áo trên người để mổ. Nhưng khi sắp cắt dây đeo Cỗ Áo Đức Bà thì GH John Paul II (lúc ấy đang nửa tỉnh nửa mơ) đã lấy tay chụp lại không cho họ cắt. Và họ đã mổ lấy viên đạn ra khi vẫn còn đeo Cỗ Áo Đức Bà.
    (ảnh từ internet)
    hm...

  4. #64
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Haifa by Joseph luong, on Flickr


    Bên trong nhà thờ đẹp lộng lẫy. Trên Cung Thánh là Tượng Đức Mẹ và Hài Nhi Giêsu trên tay cầm Cỗ Áo Đức Bà.
    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Haifa by Joseph luong, on Flickr


    Vòm nhà thờ
    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Haifa by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  5. #65
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Nhưng điểm quan trọng cũng như lý do chính mà quân Thập Tự Chinh lập nhà dòng là vì câu chuyện trong Cựu Ước xảy ra vào thế kỷ 9 TCN.
    (1V 18:16-39)
    Ông Ô-vát-gia-hu đi gặp vua A-kháp và báo cho vua biết sự việc. Vua A-kháp đi đón ông Ê-li-a. Khi nhận ra ông Ê-li-a, vua A-kháp nói với ông rằng: “Tên mang hoạ cho Ít-ra-en, nhà ngươi đấy phải không ?” Ông đáp : “Tôi không mang hoạ cho Ít-ra-en, nhưng chính là ngài và nhà thân phụ ngài, vì các người đã bỏ không giữ mệnh lệnh ĐỨC CHÚA truyền, còn ngài thì đã đi theo các othần Ba-an. Bây giờ, ngài hãy cho triệu tập toàn dân Ít-ra-en lại bên tôi ở núi Các-men, cùng với bốn trăm năm mươi ngôn sứ của thần Ba-an và bốn trăm ngôn sứ của thần A-sê-ra , những người được hưởng lộc của bà I-de-ven.”

    Vua A-kháp sai người đi mời toàn thể con cái Ít-ra-en và triệu tập các ngôn sứ trên núi Các-men. Bấy giờ, ông Ê-li-a đến bên dân và nói : “Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho tới bao giờ? Nếu ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, hãy theo Người ; còn nếu là Ba-an thì cứ theo nó !” Nhưng dân chúng không đáp lại lời nào. Ông Ê-li-a lại nói với dân : “Chỉ sót lại mình tôi v là ngôn sứ của ĐỨC CHÚA, còn ngôn sứ của Ba-an có những bốn trăm năm mươi người. Hãy cho chúng tôi hai con bò mộng; họ hãy chọn lấy một con, chặt ra và đặt trên củi, nhưng đừng châm lửa ; tôi cũng làm thịt con bò kia, rồi đặt trên củi, nhưng sẽ không châm lửa. Đoạn các ngươi hãy kêu cầu danh thần của các ngươi ; còn tôi, tôi kêu cầu danh ĐỨC CHÚA. Vị thần nào đáp lại bằng lửa thì vị đó chính là Thiên Chúa. Toàn dân trả lời và nói : “Đề nghị hay đó !” Bấy giờ, ông Ê-li-a nói với các ngôn sứ Ba-an: “Các người chọn lấy một con bò và làm trước đi, vì các người đông hơn. Rồi hãy kêu cầu danh thần của các người nhưng đừng châm lửa.” Vậy, họ lấy con bò người ta đưa cho họ, làm thịt, rồi kêu cầu danh thần Ba-an từ sáng tới trưa: “Lạy thần Ba-an, xin đáp lời chúng tôi!” Nhưng không một tiếng nói, không một ai trả lời, và họ nhảy khập khiễng bên cạnh bàn thờ họ đã dựng y. Đến trưa, ông Ê-li-a chế nhạo họ rằng: “Kêu lớn tiếng lên, vì người là một vị thần mà! Người đang mải suy nghĩ, hay là đi vắng hoặc trẩy đường xa; có khi người đang ngủ, thì sẽ thức dậy thôi !” Họ càng kêu lớn tiếng hơn và theo thói tục của họ, họ dùng gươm, giáo rạch mình đến chảy máu. Quá trưa rồi mà họ vẫn tiếp tục nói liên miên cho tới ogiờ dâng lễ; nhưng vẫn không một tiếng nói, không ai trả lời, không người để ý.
    Bấy giờ ông Ê-li-a nói với toàn dân: “Các người hãy lại đây.” Toàn dân tiến lại gần ông. Ông dọn lại bàn thờ ĐỨC CHÚA đã bị phá huỷ. Ông Ê-li-a lấy mười hai phiến đá, theo số các chi tộc con cháu ông Gia-cóp, người đã được ĐỨC CHÚA phán bảo rằng: “Tên ngươi sẽ là Ít-ra-en.” Ông dùng các phiến đá ấy xây lại một bàn thờ kính ĐỨC CHÚA. Ông đào một đường mương chung quanh bàn thờ rộng cỡ hai thúng hạt giống. Ông xếp củi lên, rồi làm thịt con bò mộng và đặt trên đống củi. Ông nói: “Hãy đổ nước đầy bốn lu và tưới lên lễ vật và củi.” Họ làm như vậy. Ông nói : “Lần thứ hai nữa”, họ làm lần thứ hai. Ông lại nói : “Lần thứ ba !” và họ làm lần thứ ba. Nước chảy tràn quanh bàn thờ, khiến đường mương cũng đầy nước. Đến giờ dâng lễ, ngôn sứ Ê-li-a tiến ra và nói: “Lạy ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en! Ước chi hôm nay người ta biết rằng trong Ít-ra-en, Ngài là Thiên Chúa và con là tôi tớ Ngài. Cũng vì lời Ngài phán mà con đã làm tất cả các việc này. Xin đáp lời con, lạy ĐỨC CHÚA, xin đáp lời con, để dân này nhận biết Ngài là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa thật, và Ngài đã khiến họ thay lòng đổi dạ.” Bấy giờ olửa của ĐỨC CHÚA ập xuống, thiêu rụi của lễ, củi, đá và bụi, cả nước trong mương cũng hút cạn luôn. Toàn dân thấy vậy, liền phủ phục sát đất và nói : “ĐỨC CHÚA quả là Thiên Chúa ! ĐỨC CHÚA quả là Thiên Chúa !”

    Một điểm mà có lẽ ít người biết đến đó là thần Baan là vị thần của mưa và sương. Người xưa tin rằng thần nào "chuyên" về phương diện nào thì sẽ mạnh hơn khi ở trong môi trường đó. Núi Carmel là một núi có nhiều mưa và sương hơn tất cả các vùng lân cận. Vì lý do đó nên họ đã thờ kính thần Baan trên núi này.
    Và ngôn sứ Êlia - Elijah đã thách thức 450 ngôn sứ của thần Baan ngay tại nơi "đất nhà" của họ.

    Ở dưới bàn thờ là một hang động. Truyền thống cho rằng tiên tri Êlia đã sống tại hang động nơi đây.
    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    Haifa by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  6. #66
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sau khi viếng và dâng thánh lễ tại nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển trên núi Carmel, đoàn được Cha dắt ra biển chơi!
    Aqueduct Beach
    Trước bãi biển là một công trình aqueduct từ thời La mã còn sót lại. Các bác có lẽ không lạ gì với aqueduct. Công trình này nằm ngay bờ biển nên ngắm aqueduct thì ít, chứ ra sát biển thì nhiều.
    Biển ở đây đẹp. Đẹp là vì ở Đất Thánh. Và cũng vì em rất thích biển. Đây cũng là lần đầu được tiếp xúc với Địa Trung Hải. Biển không có cát. Chỉ toàn đá sỏi nhưng rất nhẵn. Gió biển mặn, khác với gió hồ. Chỉ cần đứng đây vài phút hít thở khí biển là khuôn mặt giãn nở ra dễ chịu vô cùng.
    Sẵn có những viên đá đẹp nên em lấy máy ra thử tính năng close focus của chiếc lens Tamron mới mua. Đây cũng là một lý do em chọn lens này.

    Bãi biển Aqueduct by Joseph luong, on Flickr

    Bãi biển Aqueduct by Joseph luong, on Flickr

    Video



    Trước khi rời bãi biển em cũng chụp vài tấm aqueduct. Aqueduct này cũng có liên hệ với núi Carmel và địa điểm kế tiếp: Caesarea Biển - Caesarea Maritima.

    Bãi biển Aqueduct by Joseph luong, on Flickr

    Bãi biển Aqueduct by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #67
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post

    Trên núi Carmel hiện nay là một tu viện với một ngôi nhà thờ lớn tên là Stella Maris - Đức Mẹ Sao biển. Nhà thờ hướng ra Địa Trung Hải với Đức Mẹ Sao Biển là Đấng bảo trợ cho những ngư dân cũng như những người đi biển.
    Từ thế kỷ 12, quân Thập Tự Chinh chiếm núi này và từ đây ra đời dòng tu Cát Minh. Và từ dòng Cát Minh này đã ra đời Cỗ Áo Đức Bà - Brown Scapular.

    Cánh cửa chính của nhà thờ.
    Haifa by Joseph luong, on Flickr

    ]
    Cám ơn bác josheph.luong về post này. Ngày xa xưa em theo học ở trường Stella Maris - Sao biển ở Nha Trang.
    Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm mà thôi.

  8. #68
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Cám ơn bác josheph.luong về post này. Ngày xa xưa em theo học ở trường Stella Maris - Sao biển ở Nha Trang.
    Bây giờ chỉ còn là kỷ niệm mà thôi.
    @ bác ASAV: Không ngờ Stella Maris gợi lại cho bác kỷ niệm xa xưa. Không biết trường Stella Maris ở Nha Trang giờ là gì.
    hm...

  9. #69
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Gọi là Caesarea Biển là để phân biệt với Caesarea Phillipi.
    Caesarea Phillipi là thượng nguồn của hồ Galilê nằm về hướng bắc, thuộc vùng núi Banias trên cao nguyên Golan. Đây chính là nơi mà Chúa Giêsu hỏi Phêrô: "Con bảo Thầy là ai?" và đã trao chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô. (Mt 16:13-20)
    Những đoàn hành hương trước đã có đi đến đây nhưng vì đường quá xa nên năm nay đã không đi nữa. Trước khi đi thì em cũng đã tìm hiểu về nơi này, giờ không được đến thì cũng hơi tiếc.

    Trở lại với Caesarea Biển. Hôm nay nơi đây là một Công viên quốc gia và toàn bộ công viên này đều là những di tích khảo cổ đã và vẫn đang tiếp tục được khai quật và tìm hiểu.

    Herôđê Đại Đế - Herod The Great vốn thích nghệ thuật cũng như văn hóa Châu Âu nên ông đã chọn nơi này để cho xây một thành phố với đầy đủ những công trình kiến trúc tráng lệ như Rome vào thời đó. Vào thế kỷ 1, bước đi trong thành phố này ta sẽ cảm giác như đang ở chính Rome. Thành phố được xây khoảng năm 20-10 TCN. Khi hoàn tất Caesarea có một nhà hát 4000 chỗ với sàn nhà được lót bằng đá cẩm thạch.
    Một cung điện nguy nga ngay trước mặt biển dành cho vua cũng như những vị khách quý của ông. Bên cạnh là một trường đua - hippodrome dùng để đua xe ngựa. Các bác nào đã xem qua phim Ben-Hur thì sẽ hình dung được ngay.

    Vật liệu cho các công trình được nhập về từ Châu Âu. Và vua Herôđê đã cho xây một bến cảng tại đây. Bến cảng này là công trình vĩ đại nhất của Caesarea.
    Nơi mà vua Herôđê chọn xây lại đầy những bãi đá ngầm rất nguy hiểm cho tàu bè. Nhưng vua đã muốn thì phải làm được. Ông cho xây 2 con đê. Một đê dài 1800 ft/ 549m và một đê dài 600 ft/ 183m. Sau đó ông cho người vét đáy biển để tạo thành một vịnh nhân tạo để tàu lớn có thể cập bến. Nền móng của hai con đê này được dùng loại xi măng có thể kết cứng được ở dưới đáy biển. Và một trong những nguyên liệu chính là pozzolana, một loại tro núi lửa ở Ý. Để hoàn thành công trình này, nhà vua đã cho chở từ Ý 44 chiếc tàu, mỗi chiếc chở 440t pozzolame về đây để xây vịnh nhân tạo. Khi hoàn tất Caesarea trở thành bến cảng lớn thứ hai trên toàn cõi đế quốc Roma.
    Nhưng tất cả công trình này giờ đã nằm dưới lòng biển sau một trận động đất năm 130.

    (2 ảnh từ internet minh họa bến cảng thời thịnh vượng và ảnh chụp satelite ngày nay)





    Với một thành phố cảng lớn như thế này thì nước sinh hoạt là một điều thiết yếu cần giải quyết. Vì vậy vua đã cho xây hệ thống dẫn nước - aqueduct từ ngay dưới chân núi Carmel đến Caesarea. Những aqueduct ở biển em chụp là dùng cho dẫn nước đến thành phố này.

    Và đây là các hình ở Caesarea National Park
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Đường đua xe ngựa - hippodrome. Màu đen thẫm dưới đất chính là tường ở giữa để các xe chạy vòng quanh.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Phần nhà tắm của cung điện vua Herôđê.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #70
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sau khi vua Herôđê băng hà và đến thời Roma cai trị cùng đất này thì nơi đây trở thành tổng hành dinh của họ. Phongxiô Philatô - Pontius Pilate, quan tổng trấn và cũng là người kết án đóng đinh Chúa Giêsu, đã ở nơi đây. Lý do là vì nơi đây như một Rome thứ hai, không nơi đâu bằng nơi này. Khi có việc thì ông mới đi đến Jerusalem. Nhưng sau khi xong việc thì ông sẽ về lại đây. Ở Caesarea khảo cổ đã tìm được một tảng đá còn khắc tên Philatô.

    Tảng đá này là bản sao. Tấm đá thật đã được mang về viện bảo tàng.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr


    Về Giáo Hội thì hai ông thánh Phêrô và Phaolô đều đã ở đây.
    Ông Phêrô qua một thị kiến đã đến Caesarea này và đã rửa tội cho một đại đội trưởng của quân đội Roma tên là Cornelio. Các vị lãnh đạo Giáo hội thời sơ khai lúc bấy giờ tất cả là người Do Thái và đang rao giảng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Chuộc cho người Do Thái mà thôi. Chính Phêrô đã nói: "Quý vị thừa biết giao du hay vào nhà một người khác chủng tộc là điều cấm kỵ đối với người Do Thái." (Cv 10:28) Mà đây còn là một đại đội trưởng người Roma nữa. Nhưng qua thị kiến, Phêrô đã được Thiên Chúa cho thấy và hiểu hơn về việc Nước Trời là cho tất cả mọi người.
    Ông đã nói tiếp: "Nhưng tôi thì Thiên Chúa đã cho tôi thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch. Quả thật tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận" (Cv 10:28, 34-35)

    Khi về đến Giêrusalem thì Thánh Phêrô bị nhiều người chỉ trích. Nhưng sau khi được nghe kể lại câu chuyện thì họ đã nói: "Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sự sống!" (Cv 11:18)
    Từ đây Giáo hội đã học được bài học từ Thiên Chúa và đã hiểu rằng tất cả mọi người đều được mời gọi để tin vào Thiên Chúa. Các bác có thể đọc sách Công Vụ Tông Đồ chương 10 & 11 về câu chuyện này.


    Về phần Thánh Phaolô - St. Paul: Sau khi nghe tin có nhóm người ở Giêrusalem muốn giết ông thì ông đã nhờ quân Roma đưa về Caesarea để được bảo vệ. Phaolô tuy là người Do Thái, nhưng có quốc tịch Roma từ khi sinh ra. Vì vậy quân Roma đã đưa ông đến đây để tránh việc một công dân Roma bị ám sát.
    Ông đã bị giam lỏng nơi đây 2 năm trước khi lên tàu đến Rome. Câu chuyện này rất dài. Các bác có thể đọc từ chương 21 trở đi trong sách Công Vụ Tông Đồ.

    Những gì còn sót lại của cung điện ở trên.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Ở đây khảo cổ tìm thấy nhiều đầu cột đá từ các thời khác nhau.
    Đây là cột đá thịnh hành vào thể kỷ thứ 1, tức thời Herôđê và quan tổng trấn Philatô.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Còn đây từ thời sau này. Các bác thấy có hình thánh giá trên đó.
    Caesarea Maritima by Joseph luong, on Flickr

    Sau khi tham quan Caesarea Biển, đoàn lên xe đến địa điểm cuối cùng của ngày cũng nằm sát bờ biển: Jaffa.
    hm...

Trang 7 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 5678917 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •