Trang 9 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 789101119 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 81 đến 90 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #81
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Sắp đến ngày Lễ Lá 5/4 và Tuần Thánh Bát Nhật Phục Sinh mà không được đến nhà thờ tham dự các thánh lễ thì em và người Công Giáo nói chung ai cũng buồn cả. Lên diễn đàn được theo chân bác joseph.luong hành hương dần tiến về đền thánh Jerusalem theo chân Chúa Giê Su thì coi như em cũng được an ủi rất nhiều. Một lần nữa cám ơn bác đã chia sẻ thớt.
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  2. #82
    Tham gia
    09-03-2008
    Location
    Biên Hoà
    Bài viết
    283
    Chuyến đi qua ảnh của anh joseph.luong tuyệt vời. Ước ao được 1 lần đến trong đời. Một mùa Chay và Phục Sinh không bao giờ quên.
    Cám ơn anh joseph.luong. Mến chúc anh và gia đình luôn An Bình.
    Máy: có 1 cái, Ống: còn thiếu mấy cái.

  3. #83
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi windypham View Post
    Sắp đến ngày Lễ Lá 5/4 và Tuần Thánh Bát Nhật Phục Sinh mà không được đến nhà thờ tham dự các thánh lễ thì em và người Công Giáo nói chung ai cũng buồn cả. Lên diễn đàn được theo chân bác joseph.luong hành hương dần tiến về đền thánh Jerusalem theo chân Chúa Giê Su thì coi như em cũng được an ủi rất nhiều. Một lần nữa cám ơn bác đã chia sẻ thớt.
    Quote Được gửi bởi hien2008 View Post
    Chuyến đi qua ảnh của anh joseph.luong tuyệt vời. Ước ao được 1 lần đến trong đời. Một mùa Chay và Phục Sinh không bao giờ quên.
    Cám ơn anh joseph.luong. Mến chúc anh và gia đình luôn An Bình.
    Em cám ơn hai bác windypham và hien. Có lẽ chuyến hành hương này là hành trang cho riêng em chuẩn bị đối phó với đại dịch này. Không còn được dự thánh lễ, không còn rước Mình Thánh đã khiến em suy nghĩ lại về việc quan trọng của Mình Thánh đối với riêng bản thân em.

    Và đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại đức tin của mình, và là cơ hội để học hỏi thêm nhiều điều cũng như thực hành đời sống đức tin. Nhìn lại, mỗi một biến cố trong cuộc đời đã giúp cho em tiến xa hơn trong hành trình đức tin của mình. Em chắc các bác cũng như vậy.

    Trong chuyến đi hành hương, tại nơi chầu Thánh Thể ở Bêlem em đã cảm nghiệm được sự bình an. Một sự bình an trong tâm hồn "không theo kiểu thế gian".
    Tặng các bác tấm hình Thánh Thể ở trong hang đá sữa Đức Mẹ tại Bêlem. Nơi đây có dòng nữ chầu Mình Thánh 24/24!

    Holy Eucharist by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  4. #84
    Tham gia
    14-01-2009
    Bài viết
    74
    Hi Bác Joseph Luong,
    Cám ơn bác đã share ảnh chuyến đi hành huơng Do Thái của bác. Hình ảnh của bác rất đẹp, Năm 2013, em cũng là một trong những "kẻ đi tìm" (mà vẫn ... chưa/không thấy). Chuyến đi đó, em cũng đi theo linh mục Nguyễn Tầm Thường. Con đường em đi năm 2013 hơi khác chuyến đi của bác. Sau 11 ngày làm "kẻ đi tìm", vc em cung vc người bạn, ra phi trường Tel Aviv Ben Gurion, mướn xe, lái xuống Eilat sau khi vào công viên quốc gia Timna. Sau đó, "vượt biên" qua Jordan và đi tiếp Wadi Rum, Petra..... Hồi em đi, em mang theo mấy cái máy ảnh compact nên không đẹp như của bác.

    Em đi năm 2013 mà vẫn thích đọc mấy bài của bác viết. Rât chi tiết và rất đáng suy niêm (không như em, khô khan lắm). Tên của bác cũng là tên thánh của em đấy.

    seagull

  5. #85
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Quote Được gửi bởi seagull View Post
    Hi Bác Joseph Luong,
    Cám ơn bác đã share ảnh chuyến đi hành huơng Do Thái của bác. Hình ảnh của bác rất đẹp, Năm 2013, em cũng là một trong những "kẻ đi tìm" (mà vẫn ... chưa/không thấy). Chuyến đi đó, em cũng đi theo linh mục Nguyễn Tầm Thường. Con đường em đi năm 2013 hơi khác chuyến đi của bác. Sau 11 ngày làm "kẻ đi tìm", vc em cung vc người bạn, ra phi trường Tel Aviv Ben Gurion, mướn xe, lái xuống Eilat sau khi vào công viên quốc gia Timna. Sau đó, "vượt biên" qua Jordan và đi tiếp Wadi Rum, Petra..... Hồi em đi, em mang theo mấy cái máy ảnh compact nên không đẹp như của bác.

    Em đi năm 2013 mà vẫn thích đọc mấy bài của bác viết. Rât chi tiết và rất đáng suy niêm (không như em, khô khan lắm). Tên của bác cũng là tên thánh của em đấy.

    seagull

    Nếu bác seagull làm kẻ đi tìm mà chưa tìm thấy thì em nghĩ bác nên….email cho Cha xin full refund! :-)
    Nói về Thánh Giuse thì không biết lúc ấy bác có đi đến nhà của Thánh Gia ở Nazareth không? Em tuy không được đến nhưng bù lại thì có một kỷ niệm đáng nhớ cũng liên quan đến Thánh Giuse. Em xin chia sẻ với bác cùng các bác nào cùng lấy Thánh Giuse làm thánh bổn mạng.
    Số là đêm cuối cùng ở Nazareth thì hotel nơi đoàn ở bị overbook. Họ cần một vài phòng nên hỏi đoàn xem có vài cặp nào có thể dọn sang ở một hotel khác của một dòng nữ tu ở gần đó, cách độ chừng 3 phút đi bộ . Vc em volunteer.

    Nơi ở là của dòng tu Sisters of Nazareth. Họ có nhiều tầng và dành khoảng 2 tầng cho khách hành hương. Điều đặc biệt mà ít người biết đến đó là ở dưới tu viện này là một kho tàng đang chờ khám phá. Khảo cổ sơ bộ cho thấy có vết tích của một đền thờ thời Byzantine. Mà bác biết là nếu có đền thờ Byzantine thì hẳn nơi đây phải có gì quan trọng. Chung quang nơi đây họ tìm thấy nhiều ngôi mộ, cho thấy rằng có thể nơi đây là ranh giới của ngôi làng Nazareth ngày xưa. Điều quan trọng là họ tìm thấy một ngôi mộ mà trên đó có viết "Người Công Chính".

    Mà Người Công Chính thi trong Công Giáo ai cũng biết là danh từ dùng có lẽ dành riêng cho một người: Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu.

    Dòng Sisters of Nazareth hiện nay đang cai quản nơi đây. Muốn xuống dưới xem cần phải được dòng cho phép. Họ vẫn đang chờ một ngày nào đó khi thời điểm thuận tiện thì sẽ khai quật và tìm hiểu thêm. Tất cả vẫn còn đang nằm trong lòng đất.

    Đây là tượng Thánh Gia đặt trước khuôn viên của dòng. Ngôi mộ nằm ngay dưới khuôn viên này.

    Sisters of Nazareth Convent by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  6. #86
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sau khi kính viếng nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra, đoàn sang nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng ở bên kia lưng đồi. Từ bên này sang bên kia độ chừng 10 phút đi bộ.

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Cảnh nhìn xuống thung lũng. Sau lưng là cổng chính của nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr


    Khi thiên thần đến truyền tin cho Đức Mẹ cũng có nói rằng bà Elisabeth đã có thai được sáu tháng. Các bác có thể đọc lại câu chuyện ấy ở phần Đại Thánh Đường Truyền Tin ở Nazareth em đã viết lúc đầu.
    Sau khi sứ thần từ biệt ra đi thì đây là câu chuyện nối tiếp:

    Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà ođược đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.

    Bài ca “Ngợi Khen” (Magnificat)
    Bấy giờ bà Ma-ri-a nói :
    “Linh hồn tôiongợi khen Đức Chúa,
    thần trí tôi ohớn hở vui mừng
    vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
    Phận nữ tỳ hèn mọn,
    Người đoái thương nhìn tới ;
    từ nay, hết mọi đời
    sẽ khen tôi diễm phúc.
    Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
    biết bao điều cao cả,
    danh Người thật chí thánh chí tôn !
    Đời nọ tới đời kia,
    Chúa hằng thương xót
    những ai kính sợ Người.
    Chúa giơ otay a biểu dương sức mạnh,
    dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
    Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
    Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
    Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
    người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
    Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
    như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
    vì Người nhớ lại lòng thương xót
    dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
    và cho con cháu đến muôn đời.”
    (Lc 1: 39-56)




    Và khi bước qua cổng nhà thờ thì ta sẽ bắt gặp một bức tường với rất nhiều bản kinh Magnificat của các ngôn ngữ khác nhau.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr


    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Bản kinh Magnificat tiếng Việt nằm ở hàng trên cùng. Thứ 2 từ phải đếm sang.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #87
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Nhà thờ có 2 phần. Nhà thờ chính và bên cạnh là một nhà nguyện nhỏ.

    Nhà nguyện nhỏ có 3 bức tranh rất đẹp được vẽ trên cao của bức tường nhà nguyện.
    Ông Dacaria dâng hương Đền Thờ
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng bà Elisabeth
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Sau khi Chúa Giêsu sinh ra thì vua Herôđê đã cho giết tất cả các trẻ em từ hai tuổi trở xuống. Thánh Giuse đã đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập. Nhưng còn Thánh Gioan Tẩy Giả thì sao. Nếu các bác để ý bức tranh dưới thì thấy thiên thần đang bảo vệ bà Elisabeth và Gioan.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr


    Và cũng trong nhà nguyện này có một tảng đá mà theo truyền thống thì bà Elisabeth đã dấu em bé Gioan vào một hang đá và dùng tảng đá này che cửa hang để tránh quân Hêrôđê tìm được.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr
    Nhà nguyện cũng có một góc nhỏ với nhà tạm.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  8. #88
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Bước vào nhà thờ chính là một không gian rộng lớn. Từ cửa nhà thờ, chung quanh tường, mái nhà đến cung thánh đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    cuối nhà thờ
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  9. #89
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Tường nhà thờ.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Có một điều thú vị sau này em mới biết. Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng này được thiết kế bởi kts người Ý tên là Antonio Barluzzi (1884-1960). Ông ta được biết đến là vị kts của Đất Thánh. Những kiến trúc nổi tiếng của ông ở Đất Thánh này bao gồm:
    - nhà thờ Chúa Hiển Dung trên núi Tabor, nhà thờ vườn Giệtsimani, nhà thờ Chúa chịu đánh đòn, nhà thờ Tám Mối Phúc Thật ở Galilê, nhà thờ Chúa Khóc Thương Gierusalem, nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng.
    Ngoài ra ông còn tham gia trùng tu những công trình như nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển núi Carmel, nhà nguyện trên đồi Valvary, nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.

    Và trên tường ở trong nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng này lại có tấm hình của kts Barluzzi. Hình ông nằm ở trong tấm hình thứ 2 từ trái trong tấm tường nhà thờ ở trên.

    Đây là bức hình đó. Ông đứng bên trái, bên cạnh cô áo vàng. Cả hai tấm này em chụp vội quá nên bị blur.
    Đức Mẹ Thăm Viếng by Joseph luong, on Flickr

    Sau khi kính viếng Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng, đoàn lên xe bus và đi đến điểm kế tiếp: Shepperd's Field. Tiếng Việt gọi là cánh đồng chiên hay cánh đồng thiên thần.
    hm...

  10. #90
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Trong chương viết về Ein Karem, cha Tầm Thường có một bài viết về Ơn Xá mà em thấy hay. Nhưng bài vừa dài và vừa đào sâu về đạo Công giáo nên em phân vân không biết có nên post hay không.
    Tuy nhiên trong mùa đại dịch này, khi Tòa Thánh ban ơn toàn xá cho bệnh nhân nhiễm virus và các tín hữu, và ban phép lành đặc biệt Urbi et Orbi trong tuần trước (khi phép lành này thường chỉ ban vào lễ Phục Sinh và Giáng Sinh) thì em nghĩ cũng là cơ hội để tìm hiểu thêm về Ơn Xá.

    Nên em sẽ post bài này để các bác nào muốn tìm hiểu thêm thì có thể đọc.




    Từ Nazareth xuống Giêrusalem, khoảng 100km. Ein Karem nằmg ngoài Giêrusalem chừng gần chục cây. Như thế Đức Mẹ đi từ Nazareth đến thăm bà Elizabeth, nếu đi bằng lừa thì cũng mất hơn mười ngày. Nếu tính trung bình 10 cây số một ngày trên đường núi.

    Bà Maria ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà. (Lc 1:56)

    Những nơi thánh địa tôi đã đi qua. Có lẽ Ein Karem là nơi êm đềm nhất. Không nhiều du khách. Địa điểm trên núi, xa thành phố. Ít tiếng ồn ào vì không có xe cộ chạy qua. Đền thờ biệt lập trên núi, không có đường xe đi lại. Phong cảnh nơi đây rất bình an, gió núi nhẹ nhàng. Một buổi trưa êm ả.
    Khi Đức Mẹ đến thì Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ mình là bà Elizabeth. Đó là ơn sủng. Là những cánh huệ trắng ngần. Đó là những món quà bắt đầu của bình minh nhân loại. Gioan được sạch tội tổ tông trước khi sinh ra nhờ Ơn Xá này. Trên núi đồi này Gioan đã lớn lên, chơi đùa, chạy nhảy với bạn bè, với suối nước giữa rừng thông.
    Nói về những ơn sủng thiêng liêng, chúng ta ít để cập tới một ơn rất đặc biệt đó là Ơn Xá. Tôi nghĩ đây là khía cạnh cần được nhắc tới trong giáo lý và tu đức người Công Giáo. Nhiều người không hiểu rõ Ơn Xá là gì. Trong khi đó, ơn này cần thiết vì liên quan tới Luyện Tội và Bí tích Hòa Giải.

    Ơn Xá
    Bước vào năm thánh 2000, một thời được nhắc tới Ơn Xá khá nhiều. Qua rồi, những gì học hỏi về Ơn Xá cũng tan theo. Thật ra, Ơn Xá cần được nhắc tới hằng ngày. Nỗ lực đi tìm Ơn Xá là điều cần thiết. Tín lý của Tin Lành chống lại giáo lý Công Giáo về vấn đề Ơn Xá. Dựa vào thư gởi Roma: Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: Người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì Luật dạy (Rom 3:28). Đối với Tin Lành, tất cả được cứu độ qua đức tin mà thôi nên không có ơn sủng cần cho cứu độ đến từ việc làm. Đây là điều rất khác biệt với Công Giáo. Trong khi đó, giáo lý Công Giáo dạy rằng đức tin cần thiết, nhưng cần đi với việc làm, dựa vào thư thánh Giacôbê (James):

    Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có ongười anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?
    Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết. Đàng khác, có người sẽ bảo: “Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin. Bạn tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Bạn làm phải. Cả ma quỷ cũng tin như thế, và chúng run sợ.” Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không? Ông Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta, đã chẳng được nên công chính nhờ hành động, khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao? Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo. Như thế ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép : Ông Áp-ra-ham tin Thiên Chúa, và vì thế Thiên Chúa kể ông là người công chính và ông được gọi là bạn của Thiên Chúa.
    Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi. Ra-kháp, cô gái điếm cũng vậy: há chẳng phải nhờ hành động mà đã được nên công chính, vì đã đón tiếp các sứ giả và đưa họ đi lối khác sao? Thật thế, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức tin chết.
    (Gc 2:14-26)

    Giáo lý Công giáo còn dựa vào hai tín điều sau đây nữa để khẳng định Ơn Xá cần thiết. Luyện Tội và Các Thánh Cùng Thông Công.

    Luyện Tội
    Luyện tội không phải là nơi người ta chịu hình phạt. Luyện tội là ơn sủng để người ta được thanh tẩy. Thiên đàng không phải là “phần thưởng”. Sinh ra là để sống hạnh phúc và thiên đàng là quê hương ta đi về. Thiên đàng là nối tiếp cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Vì tội lỗi và yếu đuối con người không sống hạnh phúc như đáng được. Tội lỗi này cản ngăn cuộc sống hạnh phúc của thiên đàng.
    Thí dụ ta vào phi trường, đương nhiên có quyền bước qua cổng an toàn. Nhân viên còn mời ta vào. Nhưng nếu có vũ khí, máy dò sẽ báo động. Bỏ vũ khí đi, ta sẽ bước vào thản nhiên. Bản chất thiên đàng là yêu thương, không có đố kỵ bất công. Khi ta mang theo những thứ này, ta không hợp với thiên đàng. Thiên Chúa không cấm cản. Ta không thích hợp vì tự bản chất thiên đàng như thế. Luyện tội là thời gian ta bỏ những thứ không thích hợp, giống như ta dừng lại bỏ vũ khí, rồi thản nhiên bước qua cổng an toàn của phi trường. Bỏ vũ khí để bước vào cổng an toàn phi trường, cái từ bỏ đó không phải là hình phạt mà là ơn sủng. Nhân viên phi trường sẵn lòng chờ đọi và còn giúp ta bỏ những gì không thích hợp. Ta phải hiểu luyện tội là ơn sủng sau cùng Chúa tìm cách cho ta trở về quê hương thật là thiên đàng. Kẻ ở luyện tội là người chết trong ơn sủng nhưng chưa hoàn hảo. Họ ao ước được thanh tẩy. Ta có kinh nghiệm thực tế, một người đang mặc quần áo dơ bẩn, tự họ, họ không muốn chụp hình chung với nhóm người mặc đẹp đẽ. Ta mời họ chụp hình chung. Tự họ, họ từ chối. Kẻ có tội đứng trước vẻ đẹp thiên đàng cũng vậy, tự bản chất là không thích hợp. Chính trong ý chí tự do, họ ao ước được thanh tẩy. Luyện tội cần thiết và là ơn sủng trong ý nghĩa đó.

    Các Thánh Cùng Thông Công
    Nói tới Ơn Xá, cần đưa vào liên hệ với tín điều Các Thánh Cùng Thông Công trong Kinh Tin Kính. Thí dụ tôi làm tổn thương giá trị tinh thần, hay vật chất, hoặc xúc phạm một cách nào đó với một người. Vì thiệt hại, người ấy không đạt được hạnh phúc như đáng nhẽ họ phải được. Tôi sám hối. Nhưng hậu quả còn đó, tôi tìm cách đền trả. Nghĩa là chữa cái hậu quả xấu kia. Nhưng người này chết rồi. Làm sao tôi đền trả?
    Tôi vẫn có thể chữa được hậu quả kia vì qua tín điều trong Kinh Tin Kính là Các Thánh Cùng Thông Công. Chúng ta có ba Giáo Hội: Các thánh trên thiên đàng là Giáo Hội vinh quang. Các linh hồn trong luyện tội là Giáo Hội thanh tẩy. Chúng ta trên trần gian là Giáo Hội chiến đấu. Ba chiều kích của những Giáo Hội này làm thành Giáo Hội duy nhất trong Chúa Kitô. Qua tín điều này, kẻ chết, kẻ trên trời, người xa cách, kẻ trong luyện tội, vẫn liên hệ với nhau. Chúa Kitô là đầu, tất cả mọi phần tử liên hệ với nhau qua Chúa Kitô. Nhờ tín điều này ta mới không thất vọng vì vẫn có thể báo hiếu ông bà, tổ tiên khi các ngài đã chết. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung (1 Cor 12:25-26).
    Có những người con không ý thức đủ, hoặc vì hoàn cảnh không báo hiếu bố mẹ lúc còn sống thì vẫn có thể báo hiếu khi các ngài qua đời. Nếu không có tín điều Các Thánh Cùng Thông Công, thì thật sự là một bất hạnh đến tuyệt vọng, vì con người không thể sửa sai được những gì mình gây ra cho nhau. Ta có thể báo hiếu bằng những Ơn Xá ta làm.

    Ơn Xá Trong Lịch Sử Giáo Hội
    Nổi bật nhất, ta lấy thời điểm Luther để xét. Vào thế kỷ mười sau, năm 1517 Đức Giáo hoàng Leo X ban hành Ơn Xá cho ai dâng cúng tiền của để xây Đền Thánh Phêrô. Vị giảng tuyết dòng Đaminh thời danh là John Tetzed, người Đức, được giao phó việc rao giảng về các Ơn Xá. Linh mục này đã đi quá xa đến độ liệt kê tội thành một danh sách, và mỗi tội tương xứng với bao nhiêu Ơn Xá cần làm. Ơn Xá lúc này được hiểu như nhiều ít là tùy vào bao nhiêu tiền của dâng cúng. Câu giảng thuyết thời danh của ông được lịch sử ghi lại là “As soon as a coin in the coffer rings / the rescued soul from purgatory springs.” Người công khai chống lại là Luther. Luther dán 95 điều chống đối lên cửa nhà thờ ở Wittenberg. Nhiều người cho rằng việc làm của Tetzed đã là nguyên nhân cho Luther viết 95 thệ phản rồi đưa đến ly khai Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề ly khai của Luther không đơn giản, còn nhiều yếu tố khác. Nhưng về Ơn Xá, thật sự là một nguyên nhân. Bấy giờ không phải chỉ có Tetzed mà bất cứ nơi nào muốn có nhiều tiền bạc thì các đấng bản quyền đều kêu gọi cách này cách khác như thế. Việc lãnh Ơn Xá dính bén quá nhiều vào thế tục. Điều sai trái này làm đau lòng một thấy dòng nhân đức là Luther. Tôi đã đến Wittenberg, kính viếng nơi Luther ở. Một phòng nhỏ đơn sơ trên lầu của một nhà thờ cổ khiêm tốn. Đi lại trên cầu thang gỗ, tôi cố hiểu những ngày đó tâm hồn Luther đã hoang mang thế nào về những sai lầm đang diễn ra trong Giáo Hội mà ông đã một thời yêu thương.
    Ngày hôm nay, vấn đề tiền bạc, vấn đề gây quỹ bác ái cũng vẫn luôn là đề tài có thể gây nhiều hoang mang trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam. Từ lịch sử, ta thấy hai bài học tỉnh thức là: Biến ơn Chúa thành kinh tế thị trường và sự chia rẻ.
    Sau biến cố Luther tách rời Giáo Hội Công Giáo. Ngày 16.7.1562 Công Đồng Trent đã chấn chỉnh lại những lạm dụng này. Năm 1567, Đức Giáo hoàng Pius V hủy bỏ hết những Ơn Xá liên quan đến tiền bạc và vật chất dâng cúng. Thời gian kế tiếp, cùng với hội đồng Hồng y, Giám mục qua nhiều triều đại Giáo hoàng, vấn đề Ơn Xá được bàn hỏi cẩn thận hơn. Đến năm 1915, Đức Giáo hoàng Benedicto XV ban hành chỉ thị Ơn Xá được trực thuộc phòng bộ Apostolic Penitentiary. Trách nhiệm về mọi điều liên quan đến Ơn Xá đều trực thuộc quyền Tòa Thánh. Để tránh lạm dụng, chỉ Đức Giáo hoàng mới được ban quyền Ơn Xá và những ai được ngài chỉ định. Dù Luther từ bỏ Giáo Hội Công Giáo, dù ông là người đối đầu công khai với Tetzed, lúc Tetzed sắp chết trên gường bệnh, Luther đã viết cho Tetzed một cánh thư với những lời lẽ êm ái.

    Định nghĩ Ơn Xá
    Ơn Xá là ơn được tha hình phạt tạm thời do hậu quả của tội gây ra. Gọi là hình phạt tạm thời để khác với hình phạt đời đời là hỏa ngục. Thí dụ một tội nhân bi tù mười năm, được ân xá ba năm, nghĩa là bớt được ba năm tù. Một tử tội được ân xá thoát chết. Chúng ta vẫn thấy các xã hội trần thế áp dụng luật Ơn Xá này cho các phạm nhân. Vì thế Ơn Xá tha bớt hình phạt.
    Tội có thể được tha. Nhưng hậu quả của tội vẫn còn. Thí dụ tôi đánh bài thua hết tiền mua quần áo cho con cái. Tôi xinh lỗi gia đình, tội này có thể được tha, nhưng hậu quả là tôi vẫn không lấy lại được tiền. Con tôi bị hậu quả là không có quần áo. Bí tích giải tội tha thứ tội ta phạm nhưng không cất nhắc được hậu quả. Thí dụ ta xin lỗi Chúa về tội nói xấu một người. Tội được tha, nhưng hậu quả là những người nghe ta nói xấu về người nào đó vẫn luôn nghĩ xấu về họ. Nghĩa là người bị nói xấu vẫn chịu hậu quả bất công kia. Vì thế ta được tha tội, nhưng vì hậu quả còn nên ta vẫn mang theo “vạ” do hậu quả kia để lại. Ơn Xá cần thiết để cất nhắc “vạ” này nơi ta. Vì thế, cần nói tới Ơn Xá hằng ngày trong cuộc sống tại thế.

    Điều cần biết
    1. Ơn Xá chỉ ban cho chính người thi hành và người thi hành có thể xin nhường Ơn Xá đó cho người chết mà thôi. Không nhường Ơn Xá cho người còn đang sống. Người sống, họ phải làm cho chính họ.
    2. Ơn Xá không tha tội. Phải sạch tội mới được lãnh nhận Ơn Xá.
    3. Việc đền tội khi xưng tội là một phần của bí tích Hòa Giải. Làm việc đền tội để lãnh nhận bí tích Hòa Giải cách trọn vẹn để được tha tội. Khi tội được tha, ta không còn đáng xa Chúa nữa. Nhưng Thiên Chúa là Đấng Tốt Lành, vướng mắc nợ kia làm ta chưa hoàn hảo để có khả năng thích hợp với thiên đàng. Ta cần ơn thanh tẩy. Tội được tha rồi, nhưng phần hậu quả của tội là “nợ” là “vạ” vẫn còn. Ơn Xá là phương tiện để xóa, để chữa phần “nợ”, phần “vạ” đó.
    Trong cuộc sống bình thường người ta cũng vẫn trả nợ cho người đã chết. Thí dụ, có khi bố mẹ mượn tiền bạc của người hàng xóm. Chưa kịp trả thì qua đời, chúng ta thấy nhiều người con đã nhân danh cha mẹ mà trả cho người hàng xóm đó. Đấy là một xã hội bình thường chưa nói đến tôn giáo. Cho nên việc người Công Giáo cầu nguyện cho kẻ đã chết, nhường Ơn Xá cho họ là điều dễ hiểu.
    Ơn Xá là điều cần thiết ta phải đi tìm cho chính ta. Và tìm kiếm cho những người ta muốn báo hiếu, đền ơn, chữa lành, nhưng họ không còn trên cõi đời nữa.
    (trích Kẻ Đi Tìm)
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 11:42 AM ngày 06-04-2020 Reason: typo
    hm...

Trang 9 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 789101119 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •