Trang 22 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 122021222324 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 211 đến 220 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #211
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Cả 4 sách Phúc Âm trong Thánh Kinh đều ghi lại Cuộc khổ nạn của Chúa. Riêng Phúc Âm theo thánh Gioan có ghi thêm câu chuyện sau:

    Đức Giê-su bị lưỡi đòng đâm thâu

    Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su. Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.

    Tại sao phải đánh giập ống chân?
    Ngày sa-bát của người Do Thái là một ngày dành cho Thiên Chúa. Không được làm việc gì cả mà chỉ dành cho phụng sự Thiên Chúa thôi. Đến ngày hôm nay, nếu các bác đến Đất Thánh thì đến ngày sa-bát, các cửa tiệm, xe bus, điện ngầm đều đóng cửa.

    Thứ bảy là ngày sa-bát. Theo phong tục người Do Thái, khi mặt trời lặn là bắt đầu một ngày mới. Vậy ngày sa-bát bắt đầu lúc chiều hoàng hôn thứ sáu. Mà ngày lễ lớn, trùng với ngày sa-bát Gioan nói đến chính là Lễ Vượt Qua.
    Luật Do Thái cũng buộc xác tử tội không được để qua đên trên cây (xem Đnl 22:23). Vì các lý do đó nên người Do Thái mới xin Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh. Nếu đánh giập ống chân thì người treo trên thập giá sẽ bị sức nặng của thân thể kéo xuống, không thể đứng lên để thở. Và chỉ một lát sau thì tử tội sẽ chết.
    Nhưng khi thấy Chúa đã chết thì quân lính mới lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người thay vì đánh giập ống chân. Và những việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời tiên tri trong Thánh Kinh Cựu Ước.

    **

    Đây là tấm hình gần hơn bàn thờ nơi cắm Thánh Giá Chúa. Tất cả đều làm bằng bạc.
    Golgotha by Joseph luong, on Flickr



    Giờ đây mời các bác đọc đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca tường thuật lại ngày Chúa bị đóng đinh trên thập giá.



    Đức Giê-su chịu đóng đinh vào thập giá
    Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.

    Đức Giê-su bị nhục mạ

    Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!”38 Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.”

    Người gian phi sám hối

    Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”

    Đức Giê-su trút hơi thở cuối cùng

    Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Nói xong, Người tắt thở.

    (Lc 23:33-46)
    hm...

  2. #212
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Dưới bàn thờ Thánh Giá có một đĩa bạc đánh dấu nơi cắm Thánh Giá Chúa Giêsu. Ở giữa có một lỗ nhỏ vừa lọt một cánh tay thông xuống dưới. Dưới nền nhà nguyện là tảng đá nguyên thủy của đồi Gôngôtha. Đặt tay qua đĩa bạc là sẽ chạm vào tảng đá ấy.

    Các tín hữu lần lượt đến quỳ dưới bàn thờ, nơi 2000 năm trước Đức Giêsu Kitô đã hiến mình chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ. Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa Tội Trần Gian...

    Ngày nay các tín hữu vẫn có thể nhìn xem tảng đá nguyên thủy ấy.
    Đây là góc nhìn từ nơi Viên đá liệm xác Chúa. Trước mặt vị tu sĩ dòng Phanxicô đang đứng là cầu thang thứ 2 để đi lên xuống đồi Gôngôtha.
    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr


    Sau lưng thầy dòng, nơi một nhóm hành hương đang đứng nhìn vào tấm kính nhô ra chính là tảng đá đồi Gôngôtha. Khi sờ tay qua lỗ đĩa bạc dưới bàn thờ Thánh Giá là ta chạm vào tảng đá này.
    Golgotha by Joseph luong, on Flickr

    Golgotha by Joseph luong, on Flickr


    Đây là hình cut-out Nhà thờ Mộ Chúa với phần màu xám là đồi Gôngôtha. Là tảng đá hai tấm hình trên.



    Nhà thờ có 2 mái vòm. Mái vòm lớn là ngay trên Mộ Chúa. Mái vòm nhỏ ngày nay là một nhà thờ Chính tòa của Chính Thống Giáo Hy Lạp, gọi là Katholikon hoặc Greek Choir.
    Đây là góc nhìn từ đồi Gôngôtha nhìn sang bên Katholikon.
    dome of Greek Choir by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 09:17 PM ngày 31-05-2020 Reason: thêm photo
    hm...

  3. #213
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Cũng từ góc chụp trên, nếu nhìn xuống sẽ thấy Viên đá liệm xác Chúa. Nơi ánh sáng xanh ở hậu cảnh là Mộ Chúa. Tín hữu hành hương xếp hàng dài quanh Mộ Chúa cho đến ngoài.
    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr

    Tin Mừng theo Thánh Gioan:

    Đức Giê-su được mai táng

    Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó.
    (Ga 19:38-42)



    Viên đá liệm xác Chúa - Stone of Anointing nằm trước cửa Nhà thờ. Bước vào là thấy ngay. Theo truyền thống sau khi ông Joseph thành Arimathê hạ Chúa xuống khỏi Thánh Giá thì đã đặt và liệm xác Người nơi đây trước khi đưa vào huyệt mộ.
    Stone of Anointing by Joseph luong, on Flickr

    Stone of Anointing by Joseph luong, on Flickr


    Từ bức hình Viên đá liệm xác ở trên, các bác có thấy một tranh mosaic sau cái thang không? Đây là một bức tranh mosaic rất lớn, chiếm cả bức tường dài phía sau. Bức tranh mô tả việc hạ xác Chúa, liệm xác và cuối cùng là an táng Chúa.
    hm...

  4. #214
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Đây là toàn cảnh bức mosaic theo phong cách nghệ thuật Hy Lạp.

    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr

    Gần hơn từ phải sang trái:
    Hạ xác Chúa.
    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr

    Liệm xác Chúa.
    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr

    An táng Chúa.
    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr

    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr


    Church of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  5. #215
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    *Edit: Em quên thêm video clip em quay nhìn về Đồi Gôngôtha.
    Bắt đầu các bác sẽ thấy trên đồi, khi em zoom ra thì bên góc phải là cầu thang xoắn đi lên. Bên trái khung hình là cầu thang thứ 2 và là nơi khách hành hương có thể xem tảng đá nguyên thủy của đồi. Kết thúc Viên đá liệm xác Chúa.
    Video clip: Đồi Gôngôtha by Joseph luong, on Flickr


    Từ Viên đá liệm xác Chúa đi về bên trái, ngược với hướng Đồi Gôngôtha sẽ đưa đến Mộ Chúa.
    Trước khi đến Mộ Chúa thì sẽ thấy một bức mosaic lớn lấp đầy cả một bức tường.
    Nơi đây thuộc Giáo hội Armenia. Ngôi đền nhỏ trước tường mosaic là để tôn kính các phụ nữ dưới chân Thánh Giá gọi là Station of the Holy Women.

    - Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Maria Mácđala. (Ga 19:25-26)

    - Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa. Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. (Mt 27:55-56)


    Station of the Holy Women by Joseph luong, on Flickr

    Từ tấm hình trên, quẹo phải là đến Mộ Chúa.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:55 PM ngày 01-06-2020 Reason: add video
    hm...

  6. #216
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Mộ Chúa

    Công trình kiến trúc bao quanh Mộ Chúa được gọi là Rotunda. Người ta tìm thấy phần tường bao quanh bên ngoài của Rotunda là từ Nhà thờ đầu tiên ở thế kỷ 4.

    Mộ Chúa ở giữa được gọi là Edicule, nghĩa là một ngôi đền nhỏ.

    Mái vòm lớn của Nhà thờ Mộ Chúa bao phủ ở đây.
    dome of Holy Sepulchre by Joseph luong, on Flickr



    Để hiểu rõ hơn tục lệ mai táng Do Thái thời Chúa Giêsu, và để dễ hình dung ngôi mộ Chúa ở thế kỷ 1 nhìn ra sao, em post lên đây tấm hình này.



    Ngày xưa người Do Thái an táng người chết ở trong hang động. Bên trong hang có 2 phần. Có những huyệt đã được đào sẵn. Sau khi liệm xác họ sẽ đặc người chết vào đó.
    Trước huyệt là khoảng trống, là nơi dùng cho việc liệm xác, hoặc là không gian cho thân nhân kẻ chết đứng khi an táng.

    Sau một năm, người thân sẽ đến và lấy xương cốt và đặt vào bình hoặc hộp đựng hài cốt gọi là ossuary. Sau đó họ đặt ossuary vào một huyệt nhỏ khác với những ossuary tiền nhân của gia đình.

    Vì cần phải ra vào hang mộ nên họ không thể bịt kín luôn. Vì vậy họ dùng những tảng đá tròn có thể lăn ra khi họ đến thăm viếng người quá cố, lấy xương cốt, hoặc an táng thêm kẻ chết.
    Tảng đá tròn lấp cửa mộ ngày xưa nhìn như thế này.
    (ảnh từ internet)



    Ngôi mộ trống
    Trình thuật Tin Mừng theo Thánh Luca và Gioan:

    - Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Nhưng khi bước vào, họ không thấy thi hài Chúa Giê-su đâu cả. Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: “Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Ga-li-lê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại.”
    (Lc 24:1-7)

    - Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
    Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.
    (Ga 20:1-10)


    Mộ Chúa, hay Edicule, có 2 gian. Gian bên ngoài được gọi là Chapel of the Angel - Nguyện đường Thiên Thần. Nơi đây là nơi Thiên thần đã hiện ra với các bà như trình thuật Tin Mừng ở trên.
    Qua một vòm cung thấp chính là nơi đặt thi hài Chúa.
    hm...

  7. #217
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Sáng sớm thứ năm, buổi sáng đầu tiên ở Giêrusalem, đoàn được dâng lễ ngay bên trong Mộ Chúa. Rất đặc biệt. Đây là những giây phút quý giá. Là trải nghiệm tuyệt vời nhất của chuyến hành hương và có thể nói là trong đời.

    Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 8250 người đổ về Nhà thờ Mộ Chúa. Mỗi sáng Công Giáo được 3 thánh lễ trong Mộ Chúa. Mỗi lễ trung bình 35 người. Em là 1 trong 105 người Công Giáo được diễm phúc dâng lễ trong Mộ Chúa ngày hôm đó!

    Những tín hữu thường phải xếp hàng dài mới vào được Mộ Chúa. Khi vào trong chỉ được có vài giây ngắn ngủi trước nơi đặt thi hài Chúa. Còn trong thánh lễ của đoàn, Cha đã sắp xếp để đoàn luân phiên di chuyển vòng tua để ai cũng có thể vào được trong Mộ Chúa. Mỗi nhóm 8 người vào trong Mộ Chúa. Phần còn lại đứng ngòai Nguyện đường Thiên Thần. 4 người quỳ xuống trước bậc đá nơi Chúa nằm. 1 phút sau thì nhường lại cho 4 người kia. Sau đó nhóm này ra thì nhóm khác vào. Cứ như vậy cho đến hết lễ. Trung bình mỗi nhóm vào được 2 lần. Nhóm nào may mắn thì được 3 lần. Em đã được tổng cộng 4 phút, bao gồm 2 phút quỳ ngay trước nơi an táng Chúa.

    Tương tự như hôm đi Đàng Thánh Giá, em không mang theo máy. Để hiểu rõ hơn những gì em vừa kể, mời các bác xem đoạn video clip nhóm hành hương Kẻ Đi Tìm dâng lễ trong Mộ Chúa vào Tuần Thánh năm 2019.
    Đây là phần description của video:
    Tuần Thánh năm nay 2019 một kỷ niệm quý là nhóm hành hương Việt Nam đã được dâng lễ trong Mộ Chúa. Đây là nơi dâng lễ khó xin nhất. Mỗi lễ được 25 phút. Mỗi sáng Công Giáo được 3 thánh lễ trong Mộ. Thời gian còn lại cả ngày do Chính Thống Giáo Hy Lạp canh giữ. Mộ Chúa có hai phần:
    - Phần ngoài rộng bằng mấy manh chiếu. Nơi đây Tin Mừng tường thuật thiên thần hiện ra với mấy người ra Mộ vào sáng sớm. Phần này có một bàn thờ nhỏ bằng đá cẩm thạch ở giữa phòng. Trong bàn thờ cẩm thạch này có chứa một phần đá của Phiến Đá Lấp Cửa Mồ của Chúa.
    - Phần trong là nơi táng xác. Phần này rất nhỏ. Đến giờ Công Giáo dâng lễ thì đặt một tấm gỗ làm bàn thờ. Nơi táng xác Chúa là phần hòm đá cẩm thạch bên dưới. Hết giờ lễ của Công Giáo thì cất bàn thờ này đi để người hành hương hôn kính phần Mộ, hay đặt các ảnh tượng mang theo. Vì thế, tôi phải xếp đặt anh chị em từ phần gian bên ngoài lần lượt vào. Tối đa được 8 người. Trong vòng 25 phút, mỗi người được khoảng 6 phút. Vào được 3 lần. Mỗi lần 2 phút. Tuần Thánh năm nay, số người hành hương quá đông. Ban ngày, có những người phải đợi 3 tiếng mới vào được trong Mộ. Trong đoạn video này có một người không biết quốc tịch nào, đứng đợi từ bao giờ, nhưng đã không được vào. Họ phải đợi đến giờ công cộng dành cho khách hành hương vào ban ngày.
    Jerusalem 2019
    L.m. Nguyễn Tầm Thường
    hm...

  8. #218
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Trùng tu Mộ Chúa
    Đến năm 2016 thì Mộ Chúa đã xuống cấp nghiêm trọng. Có nguy cơ bị sụp đổ. Mộ Chúa khi ấy phải được gia cố bởi các thanh trụ sắt. Còn lớp đá cẩm thạch đã bị ám đen vì khói sau bao thế kỷ.



    Mộ Chúa cần phải được trùng tu. Sau nhiều cuộc thương thảo thì ba Giáo hội lớn là Hy Lạp, Latin và Armenia đã cùng nhau ký quyết định tiến hành sửa chữa lại Mộ Chúa. Công việc bắt đầu vào 22 tháng 3, 2016 do National Technical University of Athens chịu trách nhiệm. Người đứng đầu là Giáo sư Antonia Moropoulou.

    Lần đầu tiên sau hơn 2 thế kỷ, ngôi Mộ Chúa được trùng tu. Hai lần trước kia là vào năm 1555 và 1809.

    Trong khi sửa chữa thì gặp những khám phá mới. Một trong những phát hiện gây ngạc nhiên là giữa 2 bức tường của Mộ Chúa là hai tường đá nguyên thủy của ngôi Mộ. Điều này có nghĩa là khi xây ngôi Mộ Chúa đầu tiên, vào thời hoàng đế Constantine, thì họ đã giữ lại tường đá nguyên thủy bao quanh Mộ Chúa.

    Giáo sư Antonia Moropoulou phải nói rất giỏi trong việc ngoại giao khi thuyết phục được cả ba Giáo hội cho phép gỡ miếng đá ở nơi linh thiêng nhất. Một điều không thể tin nổi. Miếng đá này được đặt lên Mộ Chúa từ 1555.
    Các Giáo hội đồng ý nhưng bắt phải trả lại nguyên vẹn sau 60 tiếng.
    National Geographic cùng với chuyên gia khảo cổ riêng của họ, Fredrik Hieberk cũng được tham gia vào công trình trùng tu này. Họ đã ghi lại hình ảnh + video khi tấm cẩm thạch được gỡ ra.

    Các bác có thể đọc thêm bài viết: https://www.nationalgeographic.com/n...oly-sepulchre/
    Họ cũng có làm một tập phim tựa đề "The Secrets of Christ's Tomb" được chiếu trên truyền hình vào cuối 2017. Các bác có thể google để tìm xem.
    National Geographic còn có một trang với hình ảnh minh họa rất chi tiết về Mộ Chúa qua các thời kỳ: https://www.nationalgeographic.com/m...is-jesus-tomb/


    Thật bất ngờ khi gỡ tấm cẩm thạch thì họ phát hiện có một tấm cẩm thạch khác. Trên tấm cẩm thạch này có khắc một dấu Thánh giá thời Thập Tự Chinh.
    (Ảnh từ National Geographic)

    Dưới tấm cẩm thạch này là nền đá nguyên thủy. Lần đầu tiên trong bao nhiêu thế kỷ chúng ta được thấy nền đá mà tin rằng chính thi hài Chúa đã đặt lên.

    Họ cũng lấy mẫu từ đá cẩm thạch mới phát hiện, cùng với lớp vữa nối kết tấm cẩm thạch này với nền đá nguyên thủy để xét nghiệm tìm hiểu thêm. Sau này họ đã xác minh được rằng lớp vữa này đã có từ năm 352, tức là vào thời hoàng đế Constantine.

    Việc trùng tu hoàn tất tốt đẹp theo dự tính và kết thúc vào 22 tháng 3, 2017. Ngày 27 tháng 5, 2019 các Giáo Hội đã thống nhất sẽ tiếp tục trùng tu đợt 2. Lần này sẽ sữa chữa lại nền móng nơi Mộ Chúa và phần sàn của toàn thể Nhà thờ. Tin rằng trong tương lai gần đây sẽ còn có thêm nhiều khám phá mới nữa về thời kỳ Giáo hội sơ khai ở nơi Đất Thánh này.
    hm...

  9. #219
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Ngày nay, ngôi Mộ Chúa được tu sửa lại như thời ban đầu. Không ai có thể ngờ rằng các tấm cẩm thạch bao quanh Mộ đã có từ năm 1809.
    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr

    Trước cửa Mộ Chúa có 3 cặp đèn đặt hai bên đại diện cho 3 Giáo hội: Chính Thống Hy Lạp, Công Giáo Roma và Chính Thống Armenia. Khi có Thánh Lễ của Giáo hội nào thì đèn đại diện Giáo hội đó sẽ bật lên.
    Cây đèn của Công Giáo Roma là cây màu trắng. Nếu zoom vào các bác sẽ thấy phù hiệu với 2 biểu tượng. Bên dưới là cây Thánh Giá Giêrusalem. Thánh giá này có từ thời Thập Tự Chinh và là biểu tượng cho Vương quốc Giêrusalem sau khi quân Thật Tự Chinh làm chủ được Đất Thánh.
    Còn bên trên hình Thánh Giá Giêrusalem là biểu tượng cho dòng Phanxicô, tiếng Việt còn gọi là dòng Phan Sinh. Dòng Phanxicô từ năm 1342 đã được Giáo Hoàng Clement VI xác nhận là Giám Hộ của Đất Thánh - Custody of the Holy Land. Và phù hiệu của họ chính là biểu tượng của dòng + Thánh Giá Giêrusalem.

    Còn 2 cặp đèn kia thì em vẫn chưa biết được cặp nào đại diên cho Giáo Hội Chính Thống nào.
    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr

    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #220
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Đây là một tu sĩ thuộc Chính Thống Giáo Hy Lạp đứng trước Mộ Chúa.
    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr


    Còn đây là một tu sĩ dòng Phanxicô.
    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr


    Edicule - Mộ CHÚA by Joseph luong, on Flickr
    hm...

Trang 22 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 122021222324 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •