Trang 3 / 25 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #21
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Bàn thờ đánh dấu nơi biến cố trọng đại xảy ra với dòng chữ Latin: Verbum Caro Hic Factum Est – Ngôi Lời đã biến thành Xác Thân
    Em thấy Kinh Thánh Công Giáo dịch là Ngôi Lời đã làm người , có lẽ là súc tích và ngắn gọn nhất, dù từ ấy có thể hiểu là xác thân, xác phàm, nhục thể...
    Góp ý nhỏ của em nên mong là không ảnh hưởng thread tuyệt vời của bác.
    Được sửa bởi windypham lúc 10:21 AM ngày 11-03-2020
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  2. #22
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Quote Được gửi bởi windypham View Post
    Bàn thờ đánh dấu nơi biến cố trọng đại xảy ra với dòng chữ Latin: Verbum Caro Hic Factum Est – Ngôi Lời đã biến thành Xác Thân
    Em thấy Kinh Thánh Công Giáo dịch là Ngôi Lời đã làm người , có lẽ là súc tích và ngắn gọn nhất, dù từ ấy có thể hiểu là xác thân, xác phàm, nhục thể...
    Góp ý nhỏ của em nên mong là không ảnh hưởng thread tuyệt vời của bác.
    Em cám ơn bác. Vì góp ý của bác, và hy vọng còn nhiều góp ý từ cũng như câu hỏi của mọi người trong tương lai, giúp em học thêm những điều mới. Nhờ góp ý của bác mà em cần phải tìm hiểu cặn kẽ hơn. Nếu sai thì cần thiết phải sửa lại. Chỉ sợ khi mình sai mà không biết và không ai chỉ giúp.

    Em xem lại thì có thiếu sót. Sau khi tìm hiểu thêm, em nghĩ câu Latin này từ Phúc Âm Gioan 1,14.
    Theo bản dịch thịnh hành hiện nay của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ thì được dịch là: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm"
    Theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn (online) thì được dịch là: "Và Lời đã thành xác phàm"
    Và chữ 'hic' của Latin có nghĩa là Here = Nơi đây, tại đây.
    Vì vậy em sẽ theo bản dịch của nhóm CGKPV và thêm chữ 'Nơi đây'.

    Nơi đây, Ngôi Lời đã trở nên người phàm
    hm...

  3. #23
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Bên cạnh VCTĐ Truyền Tin là một ngôi nhà thờ khác với tên gọi Church of Joseph. Theo truyền thống thì đây chính là nhà của Thánh Gia.

    Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nadarét, miền Galilê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. (Lc 2:39-40)


    Tiếc rằng lịch trình những ngày đầu hành hương có chút thay đổi nên lúc chiều về khi đoàn tính sang thăm viếng thì nhà thờ đã đóng cửa.

    Một điểm hành hương khác ở Nazareth là Hội đường Do Thái. Ngày nay nơi đây thuộc Chính Thống giáo cai quản và ngay bên cạnh được xây thêm 1 nhà nguyện nhỏ gọi là Synagogue Church.
    Do Thái từ chỉ có 1 Đền Thờ duy nhất ở Jerusalem. Đền Thờ bị người La mã phá hủy năm 70. Nay mảnh đất này lại bị Hồi giáo chiếm. Em sẽ kể thêm khi về đến Jerusalem. Rải rác khắp đất nước là những Hội đường Do Thái - Synagogue. Đây là nơi tụ họp để học Thánh Kinh, hoặc để nghe các thầy Rabbi giảng.

    Bên trong Synagogue Church. Nhà thờ tuy nhỏ nhưng trang trí theo Chính Thống giáo rất đẹp. Những bức tranh treo trên tường chung quanh là những tác phẩm nghệ thuật Byzantine, gọi là icon. Rất đẹp.
    Synagogue Church by Joseph luong, on Flickr


    Chúa Giêsu ở làng Nazareth từ nhỏ đến lớn nên chắc chắn rằng Ngài đã đến nơi đây để học Thánh Kinh như bao đứa trẻ khác.
    Và khi bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Ngài, Chúa Giêsu cũng đã trở về Hội đường này như Phúc Âm đã viết:

    Rồi Đức Giêsu đến Nadarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.
    Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
    (Lc 4:1-22; Mt 13:53-58; Mc 6:1-6)

    Hội đường Nazareth. Được xây kết hợp với những tàn tích từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh.
    Hội đường Do Thái Nazareth by Joseph luong, on Flickr


    Và nơi cuối cùng khách hành hương có thể viếng thăm ở Nazareth là Nguyện đường Sứ thần Gabriel. Trong lòng nhà nguyện có một giếng nước của làng. Nơi đây được gọi là giếng nước Đức Mẹ. Vì khi ở Nazareth thì chắc chắn Đức Mẹ phải đến đây kín nước. Hiện nay nơi này do Chính Thống Giáo cai quản.

    Sau khi dâng lễ ở hang đá Truyền Tin thì đoàn cùng lên xe bus để rời Nazareth mà đi đến những điểm lân cận. Nơi đầu tiên là núi Tabor.
    hm...

  4. #24
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Hay quá còn đang hot, vì ngày 8/3 rồi Giáo Hội mới làm Lễ thường niên Suy niệm việc Chúa biến hình hay Chúa hiển dung , Người tỏ mình, thân xác vinh quang cho 3 môn đệ thân tín trên núi Tabor.
    Được sửa bởi windypham lúc 03:53 PM ngày 13-03-2020
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  5. #25
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Galilee được chia ra Thượng và Hạ - Upper & Lower Galilee. Từ biển hồ Galilee trở xuống là vùng Lower Galilee.
    Các bác thấy Nazareth ở góc dưới bên tay trái, lên một chút sẽ là Cana. Ở hướng Bắc biển hồ Galilee là những nơi quan trọng khác khi Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng.
    Hôm nay điểm đầu tiên là chấm đỏ ở phía dưới bản đồ núi Tabor



    Núi Tabor nằm ở phía bắc thung lũng Jezral. Có độ cao 1930 ft/ 590m và có hình dáng đặc trưng. Từ xa có
    thể phân biệt núi Tabor với những đồi núi chung quanh.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr



    Trước khi Chúa Giêsu về Jerusalem lần cuối để chịu cuộc tử nạn. Người đã đem 3 ông tông đồ là Phê-rô (Peter), Gio-an (John) và Gia-cô-bê (James) lên núi Tabor và đã Hiển Dung để cho các ông thấy vinh quang của Người, giúp các ông biết tin tưởng vào vinh quang và quyền năng của Chúa Giêsu.
    Tin mừng Luca thuật lại câu chuyện xảy ra ở đây:

    Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem. Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người. Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông không biết mình đang nói gì. Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người !” Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy. (Lc 9:28-36)



    Xe bus chỉ đưa đoàn đến dưới chân núi. Từ đây đi lên còn đường ngoằn ngoèo với nhiều khúc cua hẹp, chỉ có thể lọt 1 xe. Vì vậy mọi người phải xuống xếp hàng và đón xe nhỏ để đi lên.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr

    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  6. #26
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Đây là một trong nhiều khúc cua để lên và xuống núi Tabor. Em chụp lúc trên đường xuống núi.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr

    Còn đây là clip ngắn.
    hm...

  7. #27
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Tháng 2 khí trời se lạnh và cũng đang sắp sang xuân. Đọc đường rất nhiều cây đã trổ bông xum xuê. Hôm nay lên núi nhìn xuống một màu xanh thẳm đầy sức sống.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr

    Nhìn xuống chân núi Tabor
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Gần đến đỉnh núi thì đã thấy một phần cửa thành đá còn lại từ thời Thập Tự Chinh thế kỷ 13. Tên của cổng này là Gate of the Wind. Em tạm dịch là Phong Môn. Qua khỏi Gate of the Wind một đoạn ngắn là đến. Nơi đây còn rất nhiều dấu vết cổ xưa của một thời hủy hoàng.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Và đây là Nhà thờ Chúa Hiển Đúng / Chúa Biến hình - Church of Transfiguration. Nhà thờ được xây vào năm 1924 trên nền nhà thờ cũ từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  8. #28
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Nhà thờ thiết kế liên hệ với con số 3. Ba phần, mỗi phần có 3 cửa sổ. Ba mái - tượng trưng cho 3 chiếc lều ông Phê-rô tính dựng lên.
    Con số 3 thường là tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng trong câu chuyện trên núi Tabor con số 3 còn tượng trưng cho 3 vị tông đồ Chúa Giêsu dắt lên đây. Khi Chúa Hiển Dung thì có 2 ông Moses và Êlia - Elijah cùng đàm đạo với Người = 3 người.
    2 tháp chuông hai bên có 2 nguyện đường nhỏ tôn kính ông Moses và ngôn sứ Êlia.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr



    Bên trên cửa chính của Nhà thờ có 4 tảng đá được khắc bằng tiếng Latin. Đây là đoạn Tin Mừng theo sách Matthew, chương 17, câu 1-9 (Mt 17:1-9)

    Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là oCon yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người !” Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi dậy đi, đừng sợ !” Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi.
    Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng : “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy.”

    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Nhà thờ chia làm 2 phần. Ở phía trên có những dãy ghế để mọi người có thể ngồi cầu nguyện. Đến gần bàn thờ thì khu vực tầng dưới này được ngăn lại. Đây là nơi dành cho các nhóm hành hương dâng lễ.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 07:37 AM ngày 15-03-2020 Reason: typo
    hm...

  9. #29
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Và có lẽ ai cũng hướng về bức tranh mosaic sáng rực trên mái vòm chính diện, mô tả cuộc Biến Hình của Chúa Giêsu. Đây là ảnh zoom gần hơn của bức tranh mosaic tuyệt vời ấy. Các bác có thể click vào photo để zoom gần hơn nữa.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Trần nhà thờ
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Vòng ra ngoài bao quanh ngọn núi ta vẫn còn thấy tường thành của thời Thập Tự Chinh.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr


    Người Công Giáo nào cũng biết chuyện Chúa Hiển Dung trên núi Tabor, nhưng ít người biết (hoặc nhớ) đến câu chuyện của bà Deborah (Đơ-vô-ra) là ngôn sứ của Israel cùng với ông Barak đã chiến thắng quân Canaanites (Ca-na-an) tại nơi đây.

    Người ta báo tin cho Xi-xơ-ra rằng : “Ông Ba-rắc, con ông A-vi-nô-am, đã lên núi Ta-bo”. Tướng Xi-xơ-ra liền tập trung tất cả các chiến xa, chín trăm xe sắt và toàn bộ lực lượng dưới quyền ông, đưa từ Kha-rô-sét Ha Gô-gim đến suối Ki-sôn. (Tl 4:12-13)


    10 000 quân Do Thái này là bộ binh nên họ đã chiếm đỉnh núi Tabor. Quân Canaan dùng chiến xa nên đóng ở vùng đồng bằng dưới thung lũng. Cả hai đều không muốn rời địa hình có lợi của mình để tiến đánh bên đối phương.
    Nhưng Đức Chúa, qua ngôn sứ Deborah đã kêu ông Barak đứng lên và xông vào quân Canaan dưới thung lũng. Lúc này đột ngột có một cơn mưa lớn dữ dội đổ xuống. Số lượng nước đổ xuống quá nhiều trong thời gian ngắn đã khiến nước dâng lên, vô hiệu hóa các chiến xa. Do Thái thắng trận. Câu chuyện lịch sử trong Kinh Thánh đã dạy cho dân Do Thái cũng như các Kitô hữu một bài học về sự tin tưởng và cậy trông vào Đức Chúa ngay khi trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr

    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:43 AM ngày 15-03-2020
    hm...

  10. #30
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,348
    Trở về với Chúa Giêsu Biến Hình trên núi Tabor, em mời các bác đọc một đoạn suy niệm của Cha Tầm Thường.

    Dấu vể những cuộc biến hình
    Biến là thay đổi. Biến hình là làm cho hình dạnh đó đổi thay. Như thế có thể thay đổi từ hình thù ma quái thành thiên thần. Và thay đổi từ thiên thần thành ác quỷ cũng là biến hình...
    ...Cuộc biến hình trong đời sống thường nhật mới thật là biến hình. Phải trở về cõi trần để biến hình. Trong đời sống ai cũng có lúc biến hình. Họ biến hình hằng ngày, có khi hàng giờ. Biến hình trước vợ chồng. Biến hình ngoài đường. Biến hình trong nhà thờ. Biến hình trong cuộc thương thuyết. Linh mục biến hình. Chính trị gia biến hình. Người xin ăn biến hình. Biến hình ngoài chợ. Giáo dân biến hình. Tu sĩ biến hình. Có vô vàn cách, vô vàn khuôn mặt biến hình. Biến hình trong tình yêu. Biến hình trong nhân đức.
    Phúc Âm đã đề cập đến những cuộc biến hình tiêu biển như sau:
    - Các người nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. (Mt 23:14)
    - Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. (Mt 23:25)
    - Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. (Mt 23:23)
    - Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà. (Mt 23:24)
    - Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọt thử ô uế. (Mt 23:27)
    - Bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác! (Mt 23:28)
    Biến hình thì bao giờ cũng để lại dấu vết. Một là vết thương đau, hai là vết hạnh phúc. Biến hình vào ánh sáng hay vào bóng tối. Phải xuống khỏi Tabor. Trở về gia đình. Vợ chồng trong đời sống chung thủy họ biến hình ra sao. Biến đổi để chung thủy hay biến hình để người ta không biết mình có thủy chung. Vì nhân đức mà phải biến hình, thì cũng có người biến hình để người ta gọi mình là nhân đức. Có rất nhiều thứ biến hình. Phải xuống Tabor để nhìn những cuộc biến hình của chính mình.

    Chúa đã Phục Sinh sau cái chết như lời Ngài loan báo. Nhưng những câu chuyện Chúa hiện ra với các môn đệ thật là thú vị khi nói về biến đổi của cuộc biến hình. Cái biến đổi nơi Chúa Kitô được môn đệ gọi là ma.
    - Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la lên. (Mt 14:26)
    - Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (Lc 24:36)
    - Bà Maria Mácđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc...Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?”...bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Bà Maria tưởng là người làm vườn. (Ga 20:11-15)
    Đức Kitô đã biến hình. Cuộc biến hình trọn vẹn qua phép mầu của Phục Sinh. Mà sao bi đát quá vậy. Chúa biến hình thế nào mà người ta gọi là ma. Biến hình thế nào mà người ta tưởng là ông làm vườn.
    Xuống khỏi núi Tabor, ta thấy rõ những cuộc biến hình trong đời sống của ta. Ngày Chúa biến hình trên núi Tabor chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua. Mầu nhiệm Phục Sinh mới là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của ai theo Người. Nhưng quá bi đát. Cái bi đát ở đây không phải là Chúa biến hình nhưng tôi đã nhìn sai. Khi tôi không nhìn thấy, hoặc tôi nhìn sai tức là tôi biến hình người khác. Đây là nỗi bất hạnh cho cả hai. Khi tôi biến hình Chúa thành ma, thành ông làm vườn, tôi đánh mất Chúa. Những cuộc biến hình nhau này xảy ra trong đời sống của chúng ta. Vợ chồng biến hình nhau thành ma, thành kẻ nợ nần. Giáo dân, linh mục biến hình nhau thành tội nợ tôi đòi.
    Tôi có thể biến hình người khác trong cách nhìn để họ không còn là họ.
    Tôi có thể biến hình từ con sâu thành cánh bướm. Tôi có thể biến hình từ tiếng hót lanh lảnh thành xác ve không hồn. Tôi có thể biến hình như con tắc kè để người khác lầm lẫn. Tôi có thể biến hình vì yếu đuối. Tôi có thể lấy khôn ngoan mà biến hình. Cuộc sống là một hành trình dài của những chuỗi ngày biến hình.
    Biến hình trong ơn sủng
    Cho dù Đức Kitô thật sự là Thiên Chúa. Nhưng vẫn bị người ta gọi là ông làm vườn. Cho dù Phục Sinh đưa Đức Kitô vào ánh sáng nhưng vẫn bị gọi là ma. Bởi đó, trong cuộc sống ta cũng phải chấp nhận những cái nhìn của người chung quanh khi họ muốn biến hình mình.
    Sau khi Thánh Thần thở hơi xuống trên các tông đồ bằng hình lưỡi lửa thì cái nhìn của các ông mới trung thực. Nói cách khác là bấy giờ các ông mới được biến hình trong Chúa. Chỉ khi nào gặp ơn sủng ta mới được biến hình. Và từ cái biến hình nội tại này ta mới có khả năng biến hình thế giới chung quanh thành thế giới của niềm vui và sự thật.
    Kinh nghiệm cho thấy có những hoàn cảnh rất thương đau nhưng nhờ ta có khả năng biến hình mà hoàn cảnh trở nên lạc quan hùng tráng. Có những lúc đời không giông bão nhưng trong ta không có khả năng biến hình nên ta thấy mỏi mệt, và đời vẫn là ngày tháng dài của đêm mưa ủ dột.
    Kinh nghiệm cho thấy khi ta biến kẻ khác thành những tấm hình lầm lẫn thì chỉ ta sống trong cái lầm lẫn của bóng hình mình, chứ không vì thế mà cuộc đời thành lầm lẫn. Đức Kitô không thể là ông làm vườn. Cho dù bà Maria có biến đổi hình Ngài.
    Kinh nghiệm cũng cho thấy, ta có nhiều khả năng biến hình người khác trong cái nhìn tiêu cực của ta. Còn chính ta lại thiếu khả năng biến hình chính mình trong cái nhìn tích cực người khác mong muốn.
    Môn đệ Tôma khắc khoải về niềm tin cho đến khi được đụng chạm vào thầy mình. Các môn đệ tưởng Chúa là ma cho đến khi được ăn. Họ không nhận ra Chúa cho đến khi nghe được Chúa gọi tên.
    Biến hình của Phục Sinh trở nên dửng dưng, không niềm vui, không ơn cứu độ cho đến khi các môn đệ được biến đổi. Sự biến đổi này trở thành vô cùng siêu bạo. Các ông đã giã từ nhau ra đi khắp chân trời, vui chan hòa trong bước chân, hạnh phúc trong cuộc sống. Sự biến đổi này xảy đến khi các ông được ăn, được đụng chạm, được ngồi cùng bàn, được nói chuyện, nghe được tiếng Chúa gọi tên. Nói một cách khác là cảm nghiệm được Chúa.
    Đi tìm con đường cảm nghiệm, được đụng chạm, được ăn, ngồi đồng bàn với Chúa là con đường hành hương ý nghĩa của một kẻ đi tìm. Bởi, họ đi tìm con đường biến hình trong cuộc sống của họ.
    (Trích Kẻ Đi Tìm)
    Mt Tabor by Joseph luong, on Flickr
    hm...

Trang 3 / 25 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •