Trang 20 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 101819202122 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 191 đến 200 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #191
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Bên phải phía cửa ra vào của nhà thờ là một cầu thang đi xuống một hầm đá. Truyền thống cho rằng đây là nhà của ông bà Thánh Gioakim và Anna. Đoàn đã xuống và quây quần bên bàn thờ nhỏ ở dưới. Cũng như bao lần đến một nơi liên quan đến Mẹ, đoàn cùng nhau đọc kinh cầu nguyện và cất lên lời hát: "Cung chúc trinh vương không hề nhiễm tội truyền. Thật mẹ là mẹ Thiên Chúa. Mẹ khiết trinh trọn đời…." (Cung Chúc Trinh Vương của Hoài Đức)

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr


    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  2. #192
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353

  3. #193
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Sau khi viếng dưới hầm đá, đoàn lên trên tham quan nhà thờ. Bên trên nhà thờ có 2 đặc điểm. Các cột trụ xây lệch , không đối diện nhau và kích thước cũng không cân xứng. Ngay cả các cửa sổ cũng không có cái nào cùng một kích cỡ cả.

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr


    Nhưng nhiều người đến đây cũng vì đặc điểm thứ 2. Không biết do thiết kế hay ngẫu nhiên mà khi đứng trước bàn thờ cất tiếng hát thì âm thanh vang dội khắp nhà thờ.
    Vì vậy các đoàn hành hương khi đến hay thay phiên nhau đứng trước bàn thờ và cất cao tiếng hát.
    Đoàn Kẻ đi tìm cùng nhau đứng trước bàn thờ và cất tiếng hát vút cao, gởi gắm tâm tình hân hoan và tạ ơn của đoàn khi hôm nay được đến nhà Mẹ yêu dấu.
    St. Anne's church in Jerusalem by Joseph luong, on Flickr

    Bài hát của linh mục Thành Tâm - Mẹ Đầy Ơn Phúc.
    Video clip: Mẹ Đầy Ơn Phúc by Joseph luong, on Flickr


    Còn đây là một tấm của một bác trong đoàn. Chụp với Canon RP
    hm...

  4. #194
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Ngay sát bên cạnh nhà thờ là hồ Bết-sai-đa - pool of Bethesda. Tiếng Việt còn có những phiên âm khác là Bết-da-tha, Bết-khét-đa hoặc Ben-dê-tha..

    Hồ này đã có trước nhà thờ Thánh Anna hơn cả 1800 năm. Hồ được xây vào thế kỷ 8 TCN, và đến thế kỷ 2 TCN thì có thêm một hồ mới được xây ngay bên cạnh. Cả hai cái hồ liền nhau này được gọi là hồ Bêtsaiđa.
    Hồ Bêtsaiđa nằm ở hướng bắc ngay cạnh Đền Thờ. Vào thời Chúa Giêsu được dùng làm nước sinh hoạt cho dân trong thành Giêrusalem. Ngoài ra, những người lên Đền Thờ mang theo chiên cừu tế lễ thì sẽ vào cửa thành cách đó chỉ khoảng 50m và dùng nước hồ này để rửa sạch lễ tế sắp dâng lên Đền Thờ. Vì vậy cửa thành thời đó được gọi là Cửa Chiên. Ngày nay là Lion's gate trên bản đồ.
    Các bác có thể thấy được khuôn viên Đền Thờ, Tường Than Khóc, và Cửa Đông (Golden Gate) trên bản đồ để dễ hình dung hồ Bêtsaiđa vốn nằm ngay sát Đền Thờ vào thời Chúa Giêsu.



    Đây là mô hình của hồ Bêtsaiđa. Mô hình này là một phần của một mô hình của Thành Giêrusalem thời Đền Thờ thứ II - 516 TCN đến 70 CN. Mô hình có tỷ lệ 1:50 và được trưng bày ở Israel Museum ở Giêrusalem.
    Hình từ wikipedia. Cửa ở bên trên góc trái của hình em nghĩ rất có thể là Cửa Chiên, tức Lion's Gate ngày nay.



    Ngày nay hồ Bêtsaiđa còn lại những tàn tích của một ngôi nhà thờ từ thời Byzantine. Du khách có thể đi theo cầu thang xuống gần hơn khu di tích hồ.
    hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda by Joseph luong, on Flickr

    hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda by Joseph luong, on Flickr

    hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda by Joseph luong, on Flickr

    Những gì còn lại của một ngôi nhà thờ Byzantine. Dưới chân trụ đá còn khắc hình Thánh giá thời Byantine.
    hồ Bêtsaiđa - pool of Bethesda by Joseph luong, on Flickr


    Chúa Giêsu đã làm phép lạ tại nơi đây và câu chuyện ấy được ghi lại trong Phúc Âm của thánh Gioan:

    Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, (chờ cho nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên; khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi). Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.

    Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: “Anh hãy vác chõng mà đi!” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: “Vác chõng mà đi”?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.1 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát. Nhưng Đức Giê-su đáp lại: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Bởi vậy, người Do-thái lại càng tìm cách giết Đức Giê-su, vì không những Người phá luật sa-bát, lại còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, và như thế là tự coi mình ngang hàng với Thiên Chúa.(Ga 5:1-18)
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:14 PM ngày 23-05-2020 Reason: typo
    hm...

  5. #195
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Từ đầu chuyến hành hương Đất Thánh thì em đã đi qua nơi Chúa sinh, lớn lên, những nơi Chúa đã rao giảng và làm phép lạ. Giờ đây em mời các bác cùng bước vào Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu - Passion of Christ.

    Em scan tấm hình minh họa từ sách Kẻ Đi Tìm để tóm tắt về Cuộc khổ nạn của Chúa.
    Hướng bắc là bên phải khung hình. Đây là bản đồ tường thành thời Chúa Giêsu. Khi ấy đồi Gôngôtha nằm ở ngoài cửa thành.

    Tóm tắt:

    6pm Thứ Năm: [1] - Chúa Giêsu và các môn đệ ăn lễ Vượt Qua tại phòng Tiệc Ly - Upper Room.

    8pm: [2] - Chúa cùng các môn đệ đi đến vườn Giêtsimani ở dưới chân núi Ôliu. Ở đây Chúa cầu nguyện 3 lần và đã đổ mồ hôi máu.
    - Giuđa phản bội Chúa, dắt quân lính đến bắt Chúa.
    - [3] Chúa bị đưa về dinh Caipha và bị nhốt vào ngục. Nơi đây Phêrô đã chối Chúa ba lần.
    Lúc này cũng khoảng 2-3 giờ sáng Thứ Sáu.

    6am Thứ Sáu: - Chúa bị điệu ra trước Thượng Hội Đồng ở trong Đền Thờ.

    7am: [4] Chúa bị đưa đến tổng trấn Phongxiô Philatô.

    8am: [4] Philatô áp giải Chúa đến vua Hêrôđê Antipas. Chúa bị chế giễu và cho trả về quan Philatô.

    9-10 am: [5] Chúa bị xử, chịu nhục hình và sau đó bắt đầu vác thánh giá lên đồi Canvê.

    12-3pm: [5] Chúa chịu đóng đinh.

    3pm: Chúa trút hơi thở.

    Các câu chuyện Chúa ở Bữa Tiệc Ly, vườn Giêtsimani, và ở dinh Caipha (tức là nhà thờ Gallicantu) em đã trình bày ở trang 13 và 14. Giờ em sẽ tiếp tục với phần sáng sớm Thứ Sáu. Mời các bác chương 23 & 24 của Tin Mừng theo thánh Luca:

    Đức Giê-su ra trước Thượng Hội Đồng
    Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng và hỏi: “Ông có phải là Đấng Mê-si-a thì nói cho chúng tôi biết!” Người đáp: “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng.” Mọi người liền nói: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?” Người đáp: “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.” Họ liền nói: “Chúng ta cần gì lời chứng nữa? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói!”

    Đức Giê-su ra trước tòa tổng trấn Phi-la-tô
    Toàn thể cử tọa đứng lên, điệu Đức Giê-su đến ông Phi-la-tô. Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: “Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xê-da, lại còn xưng mình là Mê-si-a, là Vua nữa.” Ông Phi-la-tô hỏi Người: “Ông là Vua dân Do-thái sao?” Người trả lời: “Chính ngài nói đó.” Ông Phi-la-tô nói với các thượng tế và đám đông: “Ta xét thấy người này không có tội gì.” Nhưng họ cứ khăng khăng nói: “Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giu-đê, bắt đầu từ Ga-li-lê cho đến đây.” Nghe nói thế, ông Phi-la-tô liền hỏi xem đương sự có phải là người Ga-li-lê không. Và khi biết Người thuộc thẩm quyền vua Hê-rô-đê, ông liền cho áp giải Người đến với nhà vua lúc ấy cũng đang có mặt tại Giê-ru-sa-lem.

    Đức Giê-su ra trước mặt vua Hê-rô-đê
    Vua Hê-rô-đê thấy Đức Giê-su thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả.10 Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hê-rô-đê cũng như thị vệ đều khinh dể Người ra mặt nên khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Phi-la-tô. Ngày hôm ấy, vua Hê-rô-đê và tổng trấn Phi-la-tô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.

    Đức Giê-su lại ra trước tòa tổng trấn Phi-la-tô
    Bấy giờ ông Phi-la-tô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: “Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hê-rô-đê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Phi-la-tô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: “Giết nó đi, thả Ba-ra-ba cho chúng tôi!” Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.

    Ông Phi-la-tô muốn thả Đức Giê-su, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: “Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá!” Lần thứ ba, ông Phi-la-tô nói với họ: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

    Ông Phi-la-tô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giê-su thì ông trao nộp theo ý họ muốn.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:54 PM ngày 23-05-2020
    hm...

  6. #196
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Sáng sớm Thứ Sáu, Đức Chúa Giêsu bị điệu đến Thượng Hội Đồng Do Thái ở trong Đền Thờ Giêrusalem.
    Sau đó được đưa đến tổng trấn Philatô. Vậy Philatô ở đâu trong Giêrusalem?

    Trước đến nay các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cũng như các sử gia, khảo cổ học vẫn chưa biết chính xác nơi Philatô ở đâu khi đến Giêrusalem. Vào những ngày thường thì có lẽ tổng trấn Philatô sẽ ở cung điện của Vua Hêrôđê Cả ở Caesarea Biển (em đã có viết về nơi này ở trang 7). Lý do là vì khí hậu tốt hơn và thành phố này như là một Rome thứ hai. Philatô là người Roma nên ở nơi đây là một điều dễ hiểu. Khi có công việc thì ông mới đến Giêrusalem. Và khi ở Giêrusalem thì có 3 nơi mà các chuyên gia nghĩ là Philatô sẽ dùng làm nơi nghỉ. Một trong 3 nơi đó chính là Antonia Fortress - Pháo đài Antonia, chỉ cách Hồ Bêtsaida vài phút đi bộ.

    Nơi đây có 2 lợi thế:
    - Antonia Fortress được xây ngay ở góc Tây Bắc giáp với Đền Thờ. Các tháp còn được xây cao hơn cả tường thành Đền Thờ. Từ đây có thể quan sát cả toàn thể khu vực của Đền Thờ Giêrusalem.
    - Quân đội Roma đóng quân ở đây.

    Vì vậy bất cứ động tĩnh gì của người Do Thái, nhất là ở khu vực Đền Thờ thì ở Antonia Fortress đều có thể nhìn thấy. Và nếu cần thì có thể điều động quân lính ngay lập tức.

    hình từ internet




    Trở về với thời điểm Chúa bị bắt. Lúc đó dân Do Thái ăn mừng Lễ Vượt Qua. Đây là một trong những ngày lễ lớn của người Do Thái. Có rất nhiều người sẽ tụ về Đền Thờ Giêrusalem. Quan Philatô nhất định sẽ có mặt ở Giêrusalem, và như em đã phân tích, có thể nơi ông ở là Antonia Fortress.
    Sau khi biết được Chúa Giêsu là người Nazareth, thuộc miền Galilê thì quan Philatô đã cho áp giải Người đến tiểu vương Hêrôđê. Đây là Hêrôđê Antipas, một trong các người con của Hêrôđê Cả. Vua Hêrôđê Cả là người đã xây những công trình tráng lệ bậc nhất thời bấy giờ, trong đó có Thành phố cảng Caesarea Biển và Đền Thờ Giêrusalem. Đến đời con thì trở nên bất tài và dần dần bị người Roma thay thế. Hêrôđê Antipas lúc bấy giờ đang cai trị miền Galilê ở miền Bắc Do Thái. Nhưng lúc này Hêrôđê có mặt tại Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua. Nơi ông ở rất có thể là dinh của vua cha ở gần cổng Jaffa. Ngày nay nơi đây được gọi là Tower of David.

    Đây là Tower of David ngày nay.
    Tower of David by Joseph luong, on Flickr

    Antonia Fortress cũng như Đền Thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Nơi kính nhớ Chúa Giêsu chịu nhục hình ngày nay được gọi là Đền thờ Flaggellation vốn được xây trên tàn tích của một đền thờ thời Thập Tự Chinh. Trong khuôn viên có 2 nhà nguyện đối diện nhau:
    - Chapel of Flaggellation - Nhà nguyện Chúa chịu nhục hình
    - Chapel of Condemnation - Nhà nguyện Chúa bị kết án.
    Không xa là Vương Cung Thánh Đường Ecce Homo.

    Cha Tầm Thường đã có viết về nơi đây:
    __________
    Từ cửa thành Giêrusalem, đi một khúc ngắn thì tới đền thờ Chúa chịu đội mạo gai. Đền thờ Flagellation. Flagellation có nghĩ là nhục hình.
    Sau khi bị Caipha trao cho Philatô thì Chúa Giêsu bị điệu về đây. Vùng đất hôm nay mang tên đền thờ Flaggellation. Phúc Âm tường thuật như sau:
    Vậy, người Do-thái điệu Đức Giê-su từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?” Họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan.” (Ga 18:28-30)


    Từ dinh Caipha đi bộ đến đền thờ Flagellation khoảng ½ tiếng. Dinh Caipha ở sát tường thành Giêrusalem phía Tây Nam. Dinh Philatô ngược lại, phía Đông Bắc. Như một bàn cờ, ta đi một gạch chéo từ góc này về góc kia. Toàn khu vực này đầy dẫy dấu vết do các nhà khảo cổ tìm ra. Vào năm 1857 Cha Ratisbonne đào móng xây trường học, không ngờ bắt gặp những phiến đá đã âm thầm chờ đơi hai nghìn năm nay để nói cho con người về dấu ấn lịch sử cứu độ. Nơi đây, trong quần thể rộng hơn một sân bóng đá là dinh Philatô. Hôm nay, khu này được chia làm hai. Vương cung thánh đường Ecce Homo với tu viện Nữ Tu Sion chiếm một phần. Khu đền thờ Flagellation, Chúa bị đánh đòn, do các tu sĩ Phanxicô coi sóc, là phần còn lại.

    Ecce Homo, tiếng Latin có nghĩa “Đây là Người”. Nơi này Philato đã điệu Chúa ra và trao cho dân Do Thái với câu nói đó. Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Đây là người!” (Ga 19:5)

    Trong quần thể này, tu viện Sion được xây trên những di tích vô cùng quý giá. Ngày nay người ta còn nhìn thấy cả một hệ thống dẫn thủy. Đường dẫn và hồ chứa nước cho đền thờ. Đó là di tích quan trọng. Nhiều phần của tu viện được xây nổi, để qua nền nhà bằng kính, người ta có thể còn nhìn thấy bên dước là những phiến đá này. Thí dụ những phiến đá mang dấu vết bàn cờ mà có thể quân lính Roma chơi lúc canh gác. Những phiến đá khổng lồ làm đường dẫn vào đền thờ xưa. Những phiến đá làm nền chợ. Chúng còn sót lại như những chứng nhân lặng lẽ nằm dưới đất 2000 năm. Chính chúng đã nghe, sau khi Philatô nói “Ecce Homo”. Người Do Thái đáp:
    “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Philatô bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh” (Ga 19:6).

    Gioan đã tường thuật trong Phúc Âm của Người như thế. Và hôm nay, những phiến đá này xin làm chứng. Trong quần thể này, cách đền thờ Ecce Homo mấy chục mét là đền thờ Flagellation, nơi tôi dâng lễ. Đền thờ mang tên Flagellation,nghĩa là Đền thờ Chúa bị đội mạo gai và đánh đòn. Tóm lại là nhục hình. Nơi này, hai nghìn năm trước đã xảy ra câu chuyện sau đây:
    Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giê-su vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế đức vua dân Do-thái!” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (Mt 27:27-30).

    Thứ Sáu Tuần Thánh, chặng Đàng Thánh Giá trọng thể khởi đầu từ nơi đây. Vì chính nơi này Chúa nhận thập giá rồi bị dẫn lên Núi Sọ.
    Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. (Mt 27:31)
    ______________trích Kẻ Đi Tìm
    hm...

  7. #197
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Đây là sân trước nhà nguyện Chúa chịu nhục hình. Hôm đó có một nhóm hành hương khác đang dùng nên đoàn không thể vào tham quan.
    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr


    Đợi một lát thì đoàn được dẫn vào Chapel of Condemnation đối diện, tức là nhà nguyện Chúa bị kết án để cùng cầu nguyện.
    Cả hai nhà nguyện đều có những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, giúp đưa các tín hữu trở về không gian và thời gian khi Chúa đã chịu những roi đòn xé thịt, bị quân Roma kết những cây gai nhọn dài làm triều thiên mà ghim vào đầu Chúa.

    Mái vòm nhà nguyện Condemnation.
    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr

    Đây là bàn thờ nhà nguyện.
    Khi về đọc thêm thì mới biết những bức tượng trong nhà nguyện nơi đây được làm bằng paper mâché - giấy bồi.
    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr


    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr

    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  8. #198
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Một tác phẩm nghệ thuật sống động nữa. Thánh Maria Mađalena ôm giữ Đức Mẹ trong khi Thánh Gioan tông đồ lấy khăn che mặt Mẹ để tránh đừng nhìn thấy cảnh Chúa vác thập giá đi đến nơi đóng đinh. Hậu cảnh hình nửa mái vòm, là cảnh của tu viện Ecce Homo ngày nay, cũng là một phần của Antonia Fortress ngày xưa.

    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr


    Nói đến Chúa chịu đòn thì vũ khí lính Roma dùng là dây roi được gọi là Roman flagrum. Vũ khí này dùng để tra tấn phạm nhân. Cây roi có nhiều tua và cột ở cuối đuôi là những cục xương nhỏ hoặc những miếng chì. Khi quất lên người thì những mảnh xương, viên chì sẽ xé một mảng thịt da gây đau đớn tột cùng. Họ sẽ quất ở lưng vì như vậy phạm nhân sẽ đau đớn nhưng không thể chết vì mất máu.



    Quân Roma sẽ trói Chúa vào một cột đá và quất vào lưng Người. Cứ mỗi một tiếng vút của sợi dây là những mảng da thịt bị xé rách. Họ sẽ đánh làm sao để gây đau đớn nhất. Và họ sẽ đánh thật nhiều. Mục đích của cuộc tra tấn này là làm cho tội nhân yếu đi trước khi đem đi đóng đinh vào thập giá.




    Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. (Ga 19:2)
    Nếu muốn xem cây gai này như thế nào thì ngày nay khách hành hương có thể đến nhà thờ Dominus Flevit ở núi Ôliu. Đây là một cành gai ấy. Em đã có viết về nơi đây ở trang 12.
    Dominus Flevit by Joseph luong, on Flickr

    Em cũng được một cành nhỏ đem về. Nếu các bác để ý thì chỉ cành nhỏ này thôi đã có đến 3 gai nhọn. Chiếc dài nhất khoảng chừng 2 đốt ngón tay.
    một cành gai by Joseph luong, on Flickr

    Và đây là những cây nhỏ đã được sấy khô bày bán cho du khách ở bên ngoài nhà nguyện.
    Mão gai Chúa Giêsu by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  9. #199
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Vậy, Đức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: "Đây là người!". (Ga 19:5)

    Ecce Homo - Đây là người.
    Lối vào VCTĐ Ecce Homo. Nơi đây là một tu viện của dòng Sisters of Our Lady in Zion.
    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr


    Đường đi vào VCTĐ có một tượng Chúa Giêsu. "Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy" (Mt 27: 28-29)
    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr

    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr


    VCTĐ Ecce Homo được xây kết hợp với những di tích cổ xưa.
    VCTĐ Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr

    VCTĐ Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr

    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr


    Khi bước vào cửa tu viện, nếu đi thẳng men theo hành lang thì sẽ gặp tượng Chúa Giêsu và sau đó là vào đến nhà thờ. Nếu từ cửa chính tu viện rẽ phải thì có một con đường đi sâu hơn xuống lòng đất. Nơi đây ta sẽ thấy nền đá Roma. Có một tảng đá nền được bao lại. Trên mặt đá vẫn còn khắc một loại hình cờ của quân Roma.
    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr

    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr


    Ở nơi đây rất yên tĩnh. Khác hẳn với cái ồn ào của những đoàn hành hương tấp nập đến và đi ở nhà nguyện Flaggelation. Những ai thích yên tĩnh, ngồi suy tư, chiêm niệm về cuộc khổ nạn của Chúa thì đây là nơi thật lý tưởng.
    Em xin kết thúc tu viện Ecce Homo bằng một bức mosaic Chúa Giêsu vác thánh giá, được gắn lên ở khu vực nền đá này.

    Chapel of Flaggelation by Joseph luong, on Flickr

    Ecce Homo by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #200
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Via Dolorosa
    Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá. (Mc 15:20)

    Con đường Chúa vác thập giá lên đồi Gôngôtha, nghĩa là núi Sọ, ngày nay gọi là Via Dolorosa - Way of Sorrows. Tiếng Việt gọi là Chặng Đàng Thánh Giá.
    Việc các Kitô hữu đi trên con đường tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa đã được ghi lại từ thời Byzantine. Vào Thứ Năm Tuần Thánh (tức thứ Năm trước Chúa Nhật Phục Sinh) thì các tín hữu khởi đầu từ nhà thờ Eleona (tức nhà thờ Kinh Lạy Cha ngày nay) đi xuống vườn Giêtsimani ở dưới chân núi Ôliu. Sau đó thì đi đến nhà thờ Mộ Chúa ở trên đồi Gôngôtha.
    Thói quen dần rồi trở thành truyền thống, nhưng con đường cũng như số chặng dừng thay đổi nhiều lần từ thế kỷ 4 cho đến thế kỷ 19.
    Đến thế kỷ 8 thì các chặng dừng được biết qua tên gọi "Stations of the Cross" - Chặng Đàng Thánh Giá. Vào thế kỷ 14 thì có 8 chặng. Đến thế kỷ 19 thì hình thành 14 chặng cho đến ngày nay.
    Đây là 14 Chặng Đàng Thánh Giá:
    I - Chúa Giêsu bị kết án tử hình
    II - Chúa Giêsu vác Thánh giá
    III - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
    IV - Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài
    V - Ông Simon vác Thánh giá đỡ Chúa Giêsu
    VI - Bà Verônica lau mặt Chúa Giêsu
    VII - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
    VIII - Chúa Giêsu an ủi những phụ nữ thành Giêrusalem
    IX - Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
    X - Quân lính lột áo Chúa Giêsu
    XI - Chúa Giêsu chịu đóng đinh vài thập giá
    XII - Chúa Giêsu chết trên Thánh giá
    XIII - Chúa Giêsu được đưa xuống khỏi thập giá
    XIV - Chúa Giêsu được mai táng trong mồ
    Đây là bản đồ (từ internet) các chặng trong Giêrusalem:


    5 chặng cuối đều nằm bên trong nhà thờ Mộ Chúa.

    Vì các chặng nằm ngay ngoài đường nên đến giờ mở cửa tiệm thì con đường tấp nập người qua lại. Hỗn tạp ồn ào. Muốn thật sự cảm nghiệm Đàng Thánh Giá thì chỉ có một cách. Đi thật sớm khi các hàng quán vẫn chưa mở cửa.
    Đoàn ngày hôm đó tập họp dưới sảnh hotel lúc 3:30 sáng để đi Đàng Thánh Giá. Lý do sớm như vậy là vì đến 5:30 sẽ được dâng lễ ngay trên đồi Gôngôtha, nơi Chúa chịu đóng đinh.
    Em để camera trong hotel. Muốn tận hưởng trọn vẹn những giây phút quý giá mà chắc chỉ được một lần trong đời. Đây là những gì em học được khi đi Đàng Thánh Giá sáng sơm hôm ấy.
    Lần này các bác đành phải dùng trí tưởng tượng thay cho hình ảnh.

    - Từ chặng I đến II chỉ khoảng 10m

    - II đến III thì chỉ cách nhau độ chừng 50m.

    - III: Chúa ngã xuống đất.
    Nhiều người (trong đó có em) vẫn thường hình dung rằng Chúa Giêsu khi đi thì phải vác nguyên cả cây thập giá. Nhưng ngày nay nhiều chuyên gia cho rằng không phải vậy. Nếu một người bị tra tấn xẻ thịt thì làm sao còn đủ sức để vác nguyên một cây thập giá nặng như vậy?
    Quanh vùng Giêrusalem khan hiếm gỗ. Khi quân Roma bao vây Giêrusalem vào năm 70 đã phải cho quân lính đi xa hàng mấy dặm chỉ để tìm gỗ xây vũ khí công thành. Vì vậy, rất có thể Chúa Giêsu lúc đó chỉ vác thanh ngang. Còn thanh dọc đã nằm chờ sẵn ở đồi Gôngôtha.
    Quân Roma sẽ đặt thanh ngang lên vai và trói tay Chúa vào thanh gỗ. Cả một sức nặng của một thanh gỗ lớn đè lên vai. Chỉ còn đôi chân ráng vừa đi vừa giữ cân bằng. Người đuối sức. Đến đây mất thăng bằng hoặc quân Roma đẩy Chúa và Chúa đã ngã. Và nếu hai tay bị trói chặt vào thanh gỗ thì chắc hẳn Chúa đã phải ngã sóng soài xuống mặt đường. Cả khuôn mặt phải đập mạnh vào nền đá cứng.
    Đến đây thì làm sao Đức Mẹ có thể đứng nhìn Chúa Giêsu ngã như vậy. Mẹ phải chạy đến Người.
    Vì vậy, chặng III và IV, Chúa Giêsu gặp Mẹ Ngài, là cùng ở một nơi.

    - V: Simon vác thập giá cho Chúa. Thánh Kinh có ghi lại: "Đang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simon; chúng bắt ông vác thập giá của Người" (Mt 27:32)
    Đường từ nơi đây bắt đầu lên dốc. Chắc quân lính sợ Chúa chết, nên bắt một người vác đỡ.

    - VII: Chúa ngã lần thứ hai.
    Ngày xưa nơi đây là cổng thành Giêrusalem. Từ đây dốc cao hơn. Đồi Gôngôtha rất gần trước mắt. Chúa chắc thấy được nơi sẽ bị đóng đinh. Qua cổng này là đầy mồ mả.

    - VIII: Chúa Giêsu an ủi những phụ nữ thành Giêrusalem. Chỉ cách chặng VII một quãng ngắn. Có thể những người chạy theo Chúa bị ngăn lại. Họ khóc. Chỗ này Chúa yên ủi, "vĩnh biệt" họ.

    - IX: Chúa ngã lần thứ ba. Chỉ còn mười mấy bước chân là đến đồi Gôngôtha.
    hm...

Trang 20 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 101819202122 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •