Trang 18 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 81617181920 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 171 đến 180 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #171
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Người Do Thái quấn lên người chiếc khăn tallit. Trên đầu là 1 trong 2 hộp tefillin. Tefillin kia thì quấn ở cánh tay trái. Trong hộp tefillin đựng những câu từ Thánh Kinh.

    - Ngươi sẽ coi đó như là dấu ở tay ngươi, là kỷ vật đeo trên trán, để cho Luật của ĐỨC CHÚA ở trên môi miệng ngươi, bởi vì ĐỨC CHÚA đã dùng cánh tay mạnh mẽ mà đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. (Xh 13:9)

    - Đó sẽ là dấu ở tay ngươi, và là phù hiệu trên trán ngươi, vì ĐỨC CHÚA đã dùng cánh tay mạnh mẽ mà đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.” (Xh 13:16)

    - Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em). Những lời này tôi truyền cho anh (em) hôm nay, anh (em) phải ghi tạc vào lòng. Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh (em), và lên cửa thành của anh (em). (Đnl 6: 4-9)

    - Những lời tôi nói đây, anh em phải ghi lòng tạc dạ, phải obuộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu. (Đnl 11:18)

    Tường Than Khóc by Joseph luong, on Flickr

    Họ đang ôm một hộp đựng cuộn sách Torah. Torah là 5 cuốn sách đầu của Thánh Kinh, còn được gọi là Ngũ Thư - Pentateuch. Ngũ Thư gồm có: Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Đệ Nhị Luật.

    Tường Than Khóc by Joseph luong, on Flickr

    Tường Than Khóc by Joseph luong, on Flickr

    Tường Than Khóc by Joseph luong, on Flickr

    Ngày xưa nơi đây là thung lũng nên vẫn còn một phần tường thành nằm dưới đất. Du khách có thể đi xuống dưới tham quan. Trong đó có một nơi ở góc tường có những viên đá rất to. Viên to nhất ước tính nặng khoảng 570 tấn!

    Ở góc trái của tấm hình dưới, các bác sẽ thấy một vòm cung. Đó chính là Wilson'c arch.
    Tường Than Khóc by Joseph luong, on Flickr

    Đây là hình từ Wikipedia cho thấy thung lũng ngày xưa với chiếc cầu bắc ngang, để so sánh với Tường Than Khóc ngày nay.



    Đối với Kitô hữu thì chính Chúa Giêsu là vị Thượng Tế mới và là Thánh Điện mới. Để hiểu rõ hơn thì cần phải đọc chương 8-10 của thư gởi tín hữu Do Thái trong Thánh Kinh. Link: https://augustino.net/kinh-thanh-tan...huu-do-thai/8/
    hm...

  2. #172
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    ... Người ta vẫn dùng danh từ "Good Samaritan" để chỉ một người không quen biết đã làm một việc nhân ái giúp đỡ một người khác trong cơn hoạn nạn. Các bác vẫn hay thường nghe trên các báo và tv. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới còn có đạo luật mang tên "Good Samaritan Law".

    Cám ơn bác joseph.luong tiếp tục post nhiều chi tiết rất hay, nhất là cho những người nguội lạnh như em. Em save thread này để nghiên cứu thêm và đọc lại cho cho kỹ, vì hay quá.

    Ở Mỹ có nhiều bệnh viện được đặt tên là "Good Samaritan Hospital", có lẽ khoảng vài chục bệnh viện.

  3. #173
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Cám ơn bác ASAV vẫn thường xuyên ghé thớt em. Chuyến này thì chắc chỉ 1 lần trong đời. Và vì đã biết trước hơn 1 năm nên cũng có nhiều thời gian cho em nghiên cứu. Em hơi tham lam nên research kỹ từng địa điểm một. Nhưng thông tin quá nhiều và rồi rốt cuộc đến nơi hành hương thì chẳng nhớ cái gì :-)

    Giờ về soạn lại ảnh và xem lại từng địa điểm thì từ từ chi tiết nó mới xuất hiện. Cũng có 2 nơi ban đầu lịch trình sẽ tham quan nhưng sau đó thay đổi. Đó là Caesarea Philippi: nơi Chúa hỏi các môn đệ: "Anh em bảo Thầy là ai?". Còn nơi kia là Masada.

    Trên kênh Youtube Kẻ Đi Tìm có post video của chuyến hành hương Kẻ Đi Tìm năm 2009. Ngày thứ 7 có đến Caesarea Philippi và Cha có giải thích về nơi đó. Bác có thể xem ở đây: https://youtu.be/KtRJrornChc?t=2160
    Còn Masada thì ở ngày thứ 5. Thấy trong video lúc này Cha còn đeo trên cổ một chiếc Nikon dslr. Xem các tấm hình chụp in trong sách Kẻ Đi Tìm thì biết ngay Cha là một người thích/biết chụp ảnh.
    hm...

  4. #174
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Hôm nay em đang soạn ảnh cho các điểm kế tiếp, nên chỉ có 2 tấm.
    Đây là cảnh em gặp ngày hôm đó khi trên đường từ Tường Than Khóc xuôi về hướng thành David. Đi ngang qua Thành Cổ thì bắt gặp một nhóm người đánh trống thổi kèn hát rất xôm tụ.
    Họ đang mừng lễ Bar Mitzvah. Theo luật Do Thái thì cha mẹ là người sẽ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của con mình. Đến khi 13 tuổi thì đứa trẻ đã đủ trí khôn và sẽ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, liên quan đến mọi khía cạnh cuộc sống. Có thể hiểu Bar Mitzvah là một lễ Thành Nhân của người Do Thái.

    Bar mitzvah by Joseph luong, on Flickr

    Bar mitzvah by Joseph luong, on Flickr

    đoàn đi đến 2 địa điểm nằm cạnh nhau: Đường hầm nước Hezekiahhồ Siloê.
    hm...

  5. #175
    Tham gia
    30-03-2008
    Bài viết
    228
    Cám ơn bác joseph.luong rất nhiều.
    Em đọc thật chậm, thật chậm bài viết này của Bác
    vì em sợ hết.

    P.S. : lâu nay em làm mất acc của mình trên VNphoto, hôm nay mới phục hồi được để nói lời cám ơn
    đến những người mà mình yêu mến trên forum này

  6. #176
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Chào bác hieuthien. Lâu quá không thấy bác vào forum thì ra là vì mất acc.
    Cám ơn bác đã ghé vào và để lại lời nhắn rất chân tình.

    Như bác Văn Khoa có nói ở mục "Kauai & Hawaii", quả thật các bác là nguồn động lực để em share và kể chuyện về chuyến đi. Chuyến này tuy đã gần 3 tháng trôi qua rồi nhưng xem lại hình và kể lại câu chuyện khiến em cảm giác như chỉ mới ngày hôm qua.

    Chúc bác cùng gia đình một tuần vui vẻ và bình an.
    hm...

  7. #177
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Sau khi tham quan Tường Than Khóc, đoàn đi đến 2 địa điểm nằm cạnh nhau:
    - Đường hầm nước Hezekiah - Hezekiah's Tunnel
    - hồ Siloê/ Siloác - pool of Siloam/ Shiloah.

    Đường hầm nước Hezekiah này được nhắc đến trong sách Sử Biên Niên 2 trong Thánh Kinh:

    - Chính vua Khít-ki-gia đã ngăn đầu nguồn nước suối Ghi-khôn, rồi dẫn nước chảy xuôi xuống phía tây Thành vua Đa-vít. Vua Khít-ki-gia thành công trong mọi điều toan tính.(2 Bn 32:30)

    * Khít-ki-gia tiếng Anh là Hezekiah.

    Cuối nguồn của đường hầm nước là hồ Siloê, hay Siloác. Đây chính là nơi mà Chúa Giêsu đã chữa người mù từ thuở mới sinh:


    Đi ngang qua, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đức Giê-su trả lời: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian.”

    Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được. (Ga 9:1-7)


    Đầu nguồn của đường hầm là suối Gikhôn - Gihon spring, nằm ở ngoài thành David. Đây là hình đường hầm từ đầu suối Gikhôn dẫn nước vào trong thành.


    Mời các bác đọc một đoạn viết về đường hầm Hezekiah và hồ Siloê:
    _____________________

    Có một phép lạ Chúa làm liên quan đến một địa danh vô cùng đặc biệt ở Giêrusalem. Đó là hồ Silôê. Câu chuyện Chúa chữa người mù trong Phúc Âm Gioan ở hồ Silôê là câu chuyện thời danh mà ta phải tìm về khảo cổ, lịch sử và tôn giáo xa xưa mới thấy tại sao Chúa không bảo người mù đến một thứ nước nào khác. Phải ở hồ Silôê.
    Niên biểu lịch sử Do Thái liên quan đến hồ Silôê
    1000 BC: Ghikhôn, vua David chiếm đóng nước này để lập quốc.
    970 BC: Ghikhôn, bên dòng nước này con David là Salômôn được phong vua.
    837 BC: : Ghikhôn, Hezakiah xây đường hầm dẫn nguồn nước này vào thành: Silôê
    Thời Chúa Giêsu: Người mù đến Silôê

    Ghikhôn: David lập quốc bên dòng nước 1000 BC

    Một nghìn năm trước Chúa Giêsu, vua Đavit chiếm dòng nước Ghikhôn dước chân đồi Giêrusalem. Một dòng nước duy nhất để khai sinh dân tộc Do Thái. Chúa bảo người mù đến Silôê là trở về nhận lại giấy khai sinh của mình. Dòng nước định mệnh giữa sống và chết của dân tộc anh ta.
    Dân tộc Do Thái chỉ thật sự được khai sinh thành một dân tộc với ba yếu tố này:
    - Hòm Bia.
    - Đền Thờ.
    - Thủ Đô.

    Đavit di dân từ miền Nam, chiếm vùng đất Giêrusalem làm Thủ Đô. Vua con là Salômôn xây Đền Thờ và rước Hòm Bia về. “Vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ.” Bây giờ Thiên Chúa của họ hiện diện giữa họ nơi Hòm Bia trong Đền Thờ, họ có Thủ Đô, có nơi cho Chúa của họ ngự. Một dân tộc ra đời.
    Khởi đầu, Đavit đến dòng nước Ghikhôn. Nơi đây ông thiết lập “Thành Đavit”. Thành này ở dưới thung lũng. Đến đời vua con là Solomon, ông leo lên đồi Giêrusalem, xây Đền Thờ. Và bây giờ là Đền Thờ Giêrusalem. Từ thung lũng với dòng nước Ghikhôn, chỉ nửa tiếng là leo lên tới đồi Giêrusalem. Hôm nay, đứng trên cổng tường thành Giêrusalem phía nam, ta có thể thấy dấu tích cổ thành Đavit dưới thung lũng trước mặt. Xét như thế, ta mới thấy lúc khai sinh ra dân tộc này, dòng nước Ghikhôn quan trọng như thế nào. Thành Đavit, dân tộc họ vây quanh có dòng nước này thôi.
    Ta thấy vương quyền trên dân tộc Do Thái chuyển ngôi từ Đavit cho con là Solomon đã được khai sinh bên dòng nước. Vua cha là Đavit đến bên dòng nước, chọn nơi này định cư. Ông làm tờ khai sinh cho dân tộc. Bên dòng nước, vua con là Solomon xây Đền Thờ. Ông lấy Thiên Chúa chứng giám cho tờ khai sinh. Bắt đầu từ những biến cố quan trọng của lịch sử Do Thái, ta thấy đều xảy ra bên dòng nước Ghikhôn.
    Tên gọi của dòng suối là Ghikhôn bây giờ chuyển thành Silôê. Vì ngọn nguồn nước Ghikhôn sẽ bị lấp giấu, nước được dẫn chảy vào hồ Silôê. Đây là một thời lịch sử rất bi hùng tráng của dân tộc Do Thái.

    Câu chuyện Hezekiah đào đường hầm nước Silôê (726-697 BC)

    Thành Đavit nhỏ bé luôn bị nạn xâm lăng đe dọa. Vua Hezekiah thấy hiểm họa quân thù. Cả thủ đô chỉ có nguồn nước duy nhất là Ghikhôn. Nếu bị vây hãm, Giêrusalem sẽ chết vì không có nước. Ta nên nhớ, Solomon xây Đền Thờ trên đồi Giêrusalem. Dòng suối Ghikhôn ở dưới thung lũng, ngoài thành, nghĩa là còn ở phần đất Đavit mới lập quốc. Nếu quân thù vây dưới chân thành, thì trên đồi Giêrusalem lấy đâu nước? Kế hoạch của Hezekiah là lấp đất phía đầu nguồn dòng suối để quân thù không có nước. Ông đào ngầm dưới lòng đất sâu chuyển nước xuống phía tây của thành Đavit vào hồ Silôê.
    Đường hầm nước này dài hơn nửa cây số, 530 mét. Để công việc được nhanh chóng, hầm nước được đào từ hai phía. Có thể đấy là một lý do tại sao đường hầm cong co dích dắc. Khảo cổ học tìm được bằng chứng là họ đã khắc lên tường đá chỗ hai toán thợ đào gặp nhau. [tức là "meeting point ở tấm hình em post bên trên]
    Khi người mù đến Silôê, anh ta trở về cội nguồn căn tính của dân tộc anh ta. Nơi này cha ông anh ta lập quốc. Nơi này quân thù bách hại. Nơi này cuộc chiến bi hùng tráng xảy ra. Người mù được Gioan nói rất chi tiết là mù “từ lúc mới sinh”. Anh trở về nhận tờ khai sinh lập quốc của cha ông anh ta, như trở về với căn tính rửa tội của mình.

    Cuộc đối diện

    Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giêsu trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
    Qua câu chuyện, ta thấy niềm tin của người mù phát triển qua ba giai đoạn. Từ không biết ông ấy ở đâu, cho đến ông ấy là một ngôn sứ, rồi sấp mình thờ lạy Ngài. Sự tiến triển này đến qua những lần thử thách. Nghĩa là càng gặp thử thách thì niềm tin này càng sáng lên. Ta thấy người mù trung thành với cảm nghiệm của mình.

    Ba yếu tố làm nên dân tộc Do Thái

    Đất: Giêrusalem với nguồn nước.
    Đền Thờ: Trung tâm sinh hoạt.
    Luật: Hòm Bia Giao Ước.
    Sau khi Đavit chiếm được đất và nguồn nước. Điều quan trọng kế tiếp là xây Đền Thờ để Hòm Bia Giao Ước là Lề Luật Chúa ngự. Người mù bị thử thách, lịch sử Do Thái cũng bị thử thách như thế bên dòng nước này.

    Giã từ Giêrusalem

    Nhiều lần tôi đọc câu chuyện người mù trong Tin Mừng Gioan, tôi không thể hình dung được hồ Silôê thế nào. Công trình đào hầm nước này của Hazekiah thật sự là một thiên tài về kỹ thuật. Không có dân tộc nào chiến tranh về nước như dân tộc Do Thái. Đặt dòng nước Silôê vào bối cảnh lịch sử của họ tôi thấy dòng nước Silôê quá huyền diệu. Nó là dòng nước khai sinh dân tộc này. Nó là đánh dấu cuộc suy tàn của mười chi tộc Samari miền bắc. Nó là dòng nước nuôi dưỡng những kẻ sống sót của miền nam Giuđa. Những kẻ sống sót làm thành dân tộc Do Thái hôm nay. Khi Đức Kitô bảo người mù đến Silôê là đến một sự sống huyền diệu của ngọn nguồn dân tộc của anh ta. Đức Kitô muốn anh ta thấy sự sống của Silôê ngày xưa thế nào thì “Chính kẻ đang nói với anh đây” là nước Hằng Sống cho anh như thế đó. Tất cả thăng trầm bên dòng nước ngày xưa với niềm tin và thử thách đều xảy ra cho người mù.
    Đọc chuyện người mù Silôê hôm nay là tôi trở về với căn tính bí tich Rửa Tội của tôi. Nhìn nhận lại tờ khai sinh Kitô hữu của mình.
    Tôi giã từ Giêrusalem với nhiều kỷ niệm. Riêng với dòng nước Silôê, dòng nước này bắt tôi suy nghĩ nhiều. Nó mang quá nhiều dấu tích ơn cứu độ trong lịch sử của một dân tộc. Nhưng nếu có thể tóm gọn lại, tôi vẫn có thể dựa vào Tin Mừng Gioan khi Tin Mừng này nói về nước:
    Ai uống nước này, sẽ lại khát.
    Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.
    Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời. (Ga 4:13)


    ___________________ trích Kẻ Đi Tìm: chương đặc biệt - hồ Siloê
    hm...

  8. #178
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,349
    Đoàn từng người một nối đuôi nhau bước vào đường hầm nước. Đây là chương trình mà các đoàn hành hương khác ít thực hiện.

    Đường hầm nước dài 533m/ 1750 ft. Chiều cao trung bình của đường hầm là khoảng 2 m/ 16.5 ft. Mực nước cao nhất trong đường hầm khoảng 70cm/ 2.8 in. Hôm lội đường hầm thì trung bình mực nước khoảng hơn mắt cá chân.
    Nơi hẹp nhất chỉ có 60cm/ 2ft. Bởi vậy đường hầm đi chỉ có một chiều. Đã vào rồi thì phải đi thẳng cho đến hết.
    Làm sao họ có thể tìm được nhau từ hai đầu vẫn là một dấu hỏi cho các nhà nghiên cứu. Nhất là khi công trình này được đào từ hơn 2700 năm trước.

    Đường hầm tối om. Không một tia sáng. Đưa bàn tay sát mắt cũng không thấy được ngón tay nào. Chỉ là bóng đen mù mịt. Đi mò mẫm từng bước trong bóng tối mà tưởng chừng không có lối ra. Một nỗi sợ khủng khiếp. Đây cũng là một trải nghiệm mà phải chính bản thân thử qua mới có thể hiểu được.

    Đoàn chia làm 3 nhóm. Những ai nghĩ rằng không thể vượt qua nỗi sợ sẽ đi đầu và dùng đèn pin mà coi lối. Nhóm ở giữa thì thuộc loại "dở dở ương ương", lúc tắt lúc bật. Và những ai muốn thật sự trải nghiệm cảm giác đi hoàn toàn trong tối tăm thì theo nhóm cuối.
    Đoàn phải mất khoảng 45 phút để đi trên một con đường dài chỉ có nửa cây số!
    Em cất máy trước khi vào cửa vì không muốn đeo máy trên cổ và cũng vì muốn thật sự trải nghiệm trọn vẹn đường hầm này.

    Chỉ có một tấm hình cell phone của một thành viên trong đoàn chụp.



    Khi bước ra thì mặt ai cũng giản nở cười toe tét. Chưa bao giờ vui sướng vì đươc thấy ánh sáng như ngày hôm đó.
    Ở cửa ra có một cái hồ nhỏ. Truyền thống từ xưa cho rằng đây là hồ Siloê. Vẫn còn những cột trụ di tích của một ngôi nhà thờ ở đây.
    hồ Siloê cũ by Joseph luong, on Flickr

    hồ Siloê cũ by Joseph luong, on Flickr


    Năm 2004 trong khi đào đất để sửa chữa đường ống dưới đất thì tình cờ họ đào lên một góc hồ. Qua nghiên cứu cùng với những đồ vật tìm thấy thì họ tin rằng đây mới chính là hồ Siloê, nơi Chúa sai người mù đến rửa mắt.
    Đây là một góc hồ được khai quật. Có thể trong tương lai họ sẽ tiếp tục khai quật lên những phần còn lại của hồ Siloê.
    Thành phố nằm trên đồi là một phần của Thành David cũ. Ngày nay người Hồi Giáo đang sống ở đó, nhưng phải chịu nhiều áp lực từ phía Do Thái. Cũng có lần bên đó ném đá sang và cảnh sát Do Thái đáp trả bằng cách bắn sang bên đó.
    Người Do Thái gây áp lực để mong họ sẽ từ từ bỏ đất đó mà đi sinh sống nơi khác.
    hồ Siloê by Joseph luong, on Flickr

    Một góc hồ đã được khai quật. Đây là những bậc đá đã có từ thời Chúa Giêsu.
    hồ Siloê by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  9. #179
    Tham gia
    30-03-2008
    Bài viết
    228
    Quote Được gửi bởi joseph.luong View Post
    Chào bác hieuthien. Lâu quá không thấy bác vào forum thì ra là vì mất acc.
    Cám ơn bác đã ghé vào và để lại lời nhắn rất chân tình.

    .
    Hi Bác joseph.luong,
    Em chưa đọc đến trang 18 của thread này, nhưng em phải vọt lên đây để trả lời.
    Em vẫn còn nhớ nguyên lời hứa hẹn với Bác về việc lập một chủ đề tương tự.
    Nhưng do em còn một mắc nợ trong thread của bác VK nên chưa lập được thread mới đó.

    Còn với chuyến hành hương đến miền đất Thánh này, em đọc rất chậm, không bỏ sót chữ nào.
    Vừa đọc vừa chiêm nghiệm. Tất cả đều rất hay đối với em.

    Đó cũng là lý do khiến em thích forum trên VNphoto mà FB không làm thay được như bác VK đã từng nhắc đến.
    Em chúc Bác một ngày mới bình an.

  10. #180
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Hôm nay em hắt xì vài lần, hóa ra là ...

    Em vẫn mê mẩn với chuyến hành hương của bác Joseph.luong, mê ở điểm được nghe kể chuyện có khoa học, lớp lang, nhiều chi tiết đâu vào đó cùng với những ảnh chỉ dẫn. Bác JL đang làm một chuyện rất khó sau một chuyến đi và điểm khó nhất là trong đầu vẽ lại từng chặng của chuyến đi từ đầu đến cuối và soạn/chọn ảnh sao cho phù hợp, có thứ tự ngoài cái đọc thêm sách vở/Internet để bổ túc thêm thông tin. Tất cả những công việc đó đều đòi hỏi kiên nhẫn vì nó mất nhiều thì giờ, nhưng bù lại thì được một thú vui là tạo nên một du ký rất có giá trị mà nhiều người thích trong đó có các bác đã để lại thịnh tình, dĩ nhiên không trừ em :-)

    Em thấy ảnh chụp Biển Chết có mấy tinh hạt (crystals), mấy hạt đó có phải tinh hạt muối không bác? Nếu dúng thì muối trong nước biển đã đạt được đến độ bão hoà.

    Số báo National Geographic December 2019 có nói về thành phố cổ dưới TP Jerusalem hay lắm và em thấy trong ảnh của bác Wilson Arc bị chôn nhiều, chỉ còn thấy một phần của cánh cung phía trên thì thật là uổng.

    National Geographic by Dat's Photos, on Flickr
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 11:12 AM ngày 13-05-2020

Trang 18 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 81617181920 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •