Trang 13 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 3111213141523 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 121 đến 130 / 243

Chủ đề: 02-2020 Hành hương về Đất Thánh

  1. #121
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Đoàn rời đền thờ Dominus Flevit và đi xuống điểm cuối cùng chân núi Ôliu: vườn Giếtsimani.
    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Trong tiếng Hípri “Gethsemane” có nghĩa là “ép dầu”. Nơi đây khi xưa đã có những máy ép dầu từ trái ôliu. Đến ngày nay các trái ôliu vẫn được các thầy dòng Phanxicô ép thành dầu để dùng đốt đèn trong cung thánh. Còn hạt thì các thầy đan thành chuỗi hạt Mân Côi.

    Tiếng Việt gọi là vườn Cây Dầu hoặc Giêtsimani, Giệtsimani, Ghếtsêmani.

    Vườn Giêtsimani chia làm 2 nơi:

    hang Giêtsimani - grotto of Gethsemane
    nhà thờ Các Dân Tộc - church of All Nations



    Hai nơi rất gần. Cách nhau chỉ chừng vài chục mét.


    Ta hãy đọc lại câu chuyện xảy ra nơi đây:

    Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức.” Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn.” Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: “Si-mon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao? Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ, vì mắt họ nặng trĩu. Các ông chẳng biết trả lời làm sao với Người. Lần thứ ba, Người trở lại và bảo các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Thôi, đủ rồi. Giờ đã điểm. Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!” (Mc 14:32-42)

    Đoàn đi vào hang Giêtsimani trước.
    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  2. #122
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Trước cửa hang Giêtsimani. Ở trên có tấm bảng viết 3 đoạn Kinh Thánh bằng tiếng Latin:

    - Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.” Lc 22:39-40
    - Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện.” Mt 26:36
    - Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Ga 18:2-6

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Nơi đây bây giờ là một nhà nguyện nhỏ. Có một bàn thờ để các đoàn hành hương có thể dâng. Ở dưới bàn thờ có 2 tượng thánh tông đồ diễn tả các ông đang ngủ khi Chúa đang trong cơn bồi hồi xao xuyến như Thánh Kinh diễn tả.
    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Các tấm trên hơi mờ vì cả ngày lội mưa ướt cả máy lẫn lens. Hơn 10 ngày thì chỉ có ngày hôm đó mưa dai từ sáng đến chiều. Một kỷ niệm cũng khó quên.
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 08:48 PM ngày 17-04-2020
    hm...

  3. #123
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Sau đó đoàn đi về nhà thờ Các Dân Tộc. Ngay bên cạnh nhà thờ là một khu vườn ôliu. Những cây ôliu già cằn cỗi to lớn khiến khách hành hương phải chùn bước mà tưởng tượng cái đêm buồn rầu sầu khổ ấy của Chúa Giêsu. Tự hỏi "không biết có cây nào trong vườn này đã chứng kiến thời khắc kinh hoàng ấy?"
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Vườn hôm nay được các thầy dòng Phanxicô bao lại. Chỉ những lúc đặc biệt thì mới mở cửa cho nhóm hành hương mà thôi. Hoặc những ngày lễ lớn như trong tuần Thánh.

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    vườn Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  4. #124
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Điểm quan trọng nhất ở nơi đây chính là phiến đá nguyên thủy nhô lên bên trong nhà thờ. Theo truyền thống thì đây chính là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện 3 lần trước khi bị bắt.
    Ta hãy nghe lại Tin Mừng theo Thánh Luca:

    Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ.”

    Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha.” Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.

    Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền,46 Người liền nói với các ông: “Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ.” (Lc 22:39-46)

    Trước đến giờ em cứ nghĩ Chúa đổ mồ hôi máu là cách viết văn chương diễn tả tâm trạng hãi hùng xao xuyến. Nhưng sau này đọc lại Thánh Kinh và phần chú giải thì mới biết đây là một tình trạng có thật. Tra nhanh wiki: "mồ hôi máu (hematidrosis) là tình trạng rất hiếm gặp xảy ra ở người khi đang trong trạng thái tâm thần, cảm xúc và căng thẳng thể lý một cách cực độ, ví dụ như đang đối diện với cái chết, làm họ tiết ra mồ hôi máu."

    Nơi đây Chúa Giêsu đã đổ mồ hôi máu.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Vì vậy, nhà thờ Các Dân Tộc còn được gọi là Basilica of Agony - Vương Cung Thánh Đường Thống khổ, hay VCTĐ Hấp Hối.
    Chân bàn thờ được làm theo hình chén thánh, như Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22:42)

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 10:12 PM ngày 20-04-2020 Reason: typo
    hm...

  5. #125
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Nhà thờ thiết kế với khung cảnh tối, ảm đạm. 12 mái vòm màu xanh đậm với những nhánh ôliu và các vì sao lấp lánh thể hiện khung cảnh bầu trời đêm khi Chúa Giêsu cầu nguyện nơi đây.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Nơi cung thánh là bức mosaic lớn mô tả câu chuyện Chúa đang cầu nguyện đổ mồ hôi máu - Christ in Agony.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr


    Bên tường nhà thờ cũng có 2 bức mosaic mô tả câu chuyện Chúa bị Giuđa phản bội và bị bắt:

    Người còn đang nói, thì Giu-đa, một người trong nhóm Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế và kỳ mục trong dân sai đến. Kẻ nộp Người đã cho họ một dấu hiệu, hắn dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các anh bắt lấy!” Ngay lúc đó, Giu-đa tiến lại gần Đức Giê-su và nói: “Ráp-bi, xin chào Thầy!”, rồi hôn Người. (Mt 26:47-49)
    kiss of Judas - nụ hôn của Giuđa
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Đức Giê-su biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giê-su Na-da-rét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giu-đa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. (Ga 18:4-6)
    Ego Sum - I am - Chính tôi đây
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    __________

    Mời các bác đọc một đoạn suy niệm Cha viết khi ở nơi này:

    Từ Bêtania lên đỉnh núi là đền thờ Kinh Lạy Cha, Pater Noster. Đứng trên đây ta nhìn về phía Tây, Giêrusalem ở ngay trước mặt, khoảng ba cây số. Đi về hướng Giêrusalem, xuống một cây số là đền thờ Dominus Flevit, Chúa khóc thương Giêrusalem. Đi xuống thêm một đoạn nữa là đền thờ Mađalenna. Từ đền thờ này xuống chân núi là vườn Giếtsimani. Đến vườn Giếtsimani, chỉ cần hai mươi phúc đi bộ, qua thung lũng Kidron là cổng thành Giêrusalem rồi.

    Bước vào đền thờ Giếtsimani, tôi bâng khuâng hỏi: Nơi này Thiên Chúa đã thật sự quỳ cầu nguyện sao? Tôi không thể hình dung nổi, trên mặt đất, nơi tôi đang đứng, Chúa đã cầu nguyện và buồn sầu. Một đêm không giống những đêm khác. Một đêm kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Tôi khó hình dung được, nơi này Thiên Chúa đổ mồ hôi như những giọt máu. Tôi đang đứng trên một vùng đất vô cùng lịch sử.

    Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Giếtsimani. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến (Mc 14:32-33)


    Nơi đây Thiên Chúa hãi hùng và xao xuyến. Con người làm gì mà Thiên Chúa phải hãi hùng và xao xuyến? Con người có quyền năng như thế sao? Hay Thiên Chúa hãi hùng và xao xuyến vì không thể tưởng tượng nổi con người dám hành động kinh hoàng đến thế? Cái hãi hùng và xao xuyến của Chúa nói với con người điều gì?

    Khách hành hương từng nhóm, cũng vào đền thờ như tôi. Nhiều người quỳ cúi mặt sát đất, hôn trên tảng đá trước bàn thờ. Tôi vẫn không tưởng tượng được nơi này Thiên Chúa quỳ như con người, tâm thần xao xuyến và buồn như con người. Tại sao một Thiên Chúa quyền năng lại để con người hành hạ như thế? Tại sao Thiên Chúa lại để con người xét tội? Thiên Chúa khổ đâu như một con người sao.
    Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được”. (Mc 14:34)


    Theo lịch sử, đền thờ đầu tiên được xây năm 379-395. Vương cung thánh đường hiện nay xây năm 1919-1924, do các tu sĩ Phanxicô quản nhiệm. Xét về trang trí bên trong, đây là đền thờ toàn thể vòm trần là mosaic, gồm mười hai vòm tròn, tượng trưng cho mười hai tông đồ. Ít ánh sáng, mục đích để tạo một khung cảnh u buồn. Có góc tường được giữ nguyên bằng đá núi. Đặc biệt nhất là trước bàn thờ. Trong gian cung thánh, trước bàn thờ là một phiến đá núi tự nhiên. Khi xây đền thờ, họ để phiến đá này lộ ra tự nhiên từ mặt đất. Chung quanh phiến đá được trang trí bằng một hàng rào cao khoảng hai gang tay, hình vương miện mạo gai. Trên hàng rào là hình chén lễ với hai chim bồ câu chầu bên chén thánh.

    Lạy Chúa, con đến đây từ xa xôi,
    Hai nghìn năm trước Chúa nói:
    Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối (Mc 14:38).

    Con hiểu điều này trong thân phận của con.
    Hai nghìn năm trước những gốc ôliu đã chứng kiến câu chuyện này:
    Ông Simôn Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mancô. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18:10).

    Lạy Chúa, con đang đứng trong khu vườn mà câu chuyện trên đã xảy ra.
    Có gươm.
    Có toan tính.
    Có tâm thần xao xuyến.
    Có ngủ vùi yếu đuối.
    Có chạy trốn.
    Có dũng cảm bước đi.
    Có mồ hôi và máu.
    Câu chuyện bi thương là Phêrô tưởng mình cứu Thầy. Ai ngờ chính Thầy lại cứu trò. Chúng con hôm nay cũng lại vẫn mọt não trạng ấy thôi.
    Chúng con hay nói: “Hãy nỗ lực xây dựng Nước Chúa cho Chúa được vinh quang!”
    Như vậy, không có chúng con thì Chúa không ving quang sao?
    Như vậy, những người khác tôn giáo với chúng con không làm cho Chúa vinh quang sao?
    Chúng con phải hiểu như thế nào về vinh quang Nước Chúa và cách xây dựng?
    Chúng con cần hiểu đúng trong ngôn ngữ trưởng thành. Chúng con không thể nói người này, kẻ kia là “không có đạo”. Tất cả đề có “ĐẠO”. Họ chỉ khác tôn giáo thôi. Chúa đã chẳng từng nói đến ngày chết: “Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó phải khóc lóc”, (Mt 8:11-12) đó sao.

    Bao lần vì não trạng “làm cho Chúa được vinh quang” mà chúng con làm người khác hiểu sai về Chúa trong những cách hành xử cạnh tranh nhau.
    Chúng con hay suy nghĩ là phải bảo vệ Giáo Hội.
    Chúng con có những thanh gươm.
    Chúng con tưởng là mình có sứ mạng phải sửa sai Giáo Hội điều này, sửa sai người kia.
    Cứ nhìn các tông đồ, rồi họ chạy hết. Đó là những ảo tưởng sứ mạng tiên tri.
    Chúng con hay nói với nhau là: “Hãy ca tụng Chúa để Danh Chúa được sáng.”
    Chúng con đâu biết rằng ca tụng Chúa là chúng con bớt đi tối tăm chứ chúng con có thêm gì ánh sáng cho Chúa đâu.
    Phêrô nghĩ rằng bảo vệ Chúa để Chúa được sống. Ông rút gươm.
    Phải chăng xách theo gươm là che giấu sự yếu đuối của mình, mình muốn sống?
    Trong cách rút gươm của ông đã tố cáo cái vụng về của ông. Ông không chém được ai sáng giá cả, chỉ chém được người đầy tớ. Sao không chém những người có gươm giáo? Người đầy tớ thì chém làm gì. Phúc Âm cũng nói rõ, ông chém đứt tai (Ga 18:10). Sao không chém vào cổ mà chỉ chém đứt cái tai? Ôi! Sao quá vụng về.
    Xin Chúa thương xót để con tựa vào Chúa.
    Xin Chúa thánh hóa để con biết mình vụng về.
    Xin Chúa uốn lòng để con khiêm tốn trong tiếng gọi tông đồ.

    __________ trích Kẻ Đi Tìm
    hm...

  6. #126
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Nhà thờ Các Dân Tộc - Church of All Nations có cái tên này là vì những đóng góp của nhiều quốc gia khi xây dựng nhà thờ:
    12 vòm trần nhà là đóng góp của 12 quốc gia gồm Argentina, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Anh, Pháp, Đức, Ý, Mexico, Tây Ban Nha, và Mỹ. Ở tấm hình em post vòm trần nhà có hình cờ Pháp là vậy.

    3 bức tranh mosaic em post: bức Christ in Agony - từ Hungary, bức kiss of Judas - Ái Nhĩ Lan, và bức Ego Sum - Ba Lan.

    Hàng song sắt chung quanh phiến đá như Cha có kể ở trên là đóng góp của Úc. Vì nhà thờ quá tối, mọi người đều luôn phiên đến thờ kính tấm đá (trong đó có em) nên em đã quên chụp.

    Nhà thờ thiết kế cũng bởi kts lừng danh Barluzzi. Bên ngoài rất to lớn.
    Lens 28mm chẳng thấm vào đâu. Cũng may đang đợi xe bus đến nên em có thời gian chụp vài tấm để ghép pano.

    Góc nhìn từ vườn Giêtsimani.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Nhìn từ cổng trước. 4 bức tượng trên 4 cột trụ là 4 Thánh sử Tin Mừng: Mattheo, Máccô, Luca và Gioan. Bên trên là một bức mosaic ánh vàng rất lớn.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #127
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Mọi người tụ họp ở ngay trước cửa vườn Giêtsimani để lên xe đến điểm kế tiếp. Từ đây nhìn sang cửa Đông rất gần.
    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Giêtsimani by Joseph luong, on Flickr

    Đoàn sẽ qua bên kia thung lũng Kidron, tức là bắt đầu tiến gần về thành cổ Giêrusalem.
    Từ nơi xuống xe bus nhìn qua bên kia là núi Ôliu với cánh đồng Giôsaphát mà người Do Thái chôn kẻ chết để chờ ngày vị Cứu Tinh quang lâm. Nếu zoom lại gần các bác sẽ thấy ở giữa phần trái của khung hình là nhà thờ Dominus Flevit.
    Overlooking Mt Olive by Joseph luong, on Flickr
    Được sửa bởi joseph.luong lúc 11:52 PM ngày 18-04-2020
    hm...

  8. #128
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Điểm kế đến là nhà thờ Đức Mẹ Ngủ - Dormition Abbey.
    Đạo Công Giáo có 4 tín điều - dogmas về Đức Mẹ:
    - Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa
    - Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh
    - Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
    - Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời
    Nhà thờ này liên quan đến tín điều 4. Ai cũng tin rằng Đức Mẹ được diễm phúc là được Thiên Chúa đưa cả hồn lẫn xác lên thiên đàng. Theo truyền thống thì Đức Mẹ đã an giấc tại nơi này.
    Theo một truyền thống nữa là các tông đồ đã an táng Đức Mẹ nhưng lúc đó ông Thánh Tôma không có mặt. Khi về đến nơi, vì yêu quý Đức Mẹ, nên xin được vào mộ mà viếng Đức Mẹ lần cuối. Nhưng khi vào mộ thì thấy mộ trống không như việc Chúa Phục Sinh. Ngôi mộ ấy hiện nay nằm ngay bên cạnh vườn Giêtsimani và do Chính Thống Giáo trông coi.
    Nơi nhà thờ Đức Mẹ ngủ này là núi Sion - mount Zion, là điểm cao nhất của Giêrusalem thời xưa. Theo truyền thống Kitô giáo tuyên xưng Đức Mẹ là nữ tử Sion, là nữ tử được tuyển chọn của Israel thì thật ý nghĩa khi có một nhà thờ tôn kính Đức Mẹ được xây ngay nơi đây.

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Nhà thờ đầu tiên được xây vào triều đại hoàng đế Constantine thế kỷ 5. Tên nhà thờ này là Hagia Sion - Holy Zion. Nhưng bi san bằng vào năm 614. Đến thời Thập Tự Chinh, một nhà thờ lớn hơn được xây lên với tên gọi Santa Maria in Monte Sion - Our Lday of Mount Zion - Đức Mẹ núi Sion. Nhưng rồi cũng bị phá nát vào năm 1187.
    Mãi đến 1898 thì mảnh đất này được vua Thổ Abdul Hamid II tặng cho vua Đức Wilhelm II. Vua Wilhelm II đã tặng lại cho Giáo Hội và một ngôi vương cung thánh đường đã được xây lên vào năm 1910. Hiện nay do các thầy dòng Biển Đức - Benedictine cai quản.

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr


    Nhà thờ có 2 tầng. Bên trên là cung thánh với bàn thờ để dâng lễ.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr
    Bên dưới bức tranh ở cung thánh là câu Thánh Kinh tiếng Latin: "Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen." (Is 7:14)

    Vài hình ảnh chụp tầng trên.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    mosaic Thánh Gioan Tẩy Giả
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    mosaic sàn nhà
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Tầng trên nhà thờ cũng có những bức mosaic khác nữa nhưng vì em dành hầu hết những thời gian ở dưới hầm nên khi lên trên thì đã gần hết giờ. Hơn nữa lúc đó có một nhóm hành hương nói tiếng Hàn đang ở trên đó. Không biết rõ họ từ Hàn Quốc hay quốc gia nào nên em cũng hạn chế giữ khoảng cách và không ở lại quá lâu. Dịch lúc đó mới phát ra ở Hàn Quốc. Em sẽ kể thêm ở phần cuối ngày mục sau.
    hm...

  9. #129
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Cuối nhà thờ có 2 cầu thang xoắn dẫn xuống tầng hầm.
    Lúc này dưới đây cũng có một nhóm người Phi. Họ vây quanh lại nơi tâm điểm của nơi này cầu nguyện và hát ca. Đến phiên đoàn Việt Nam mình thì cũng như vậy. Cả nhóm cùng đọc kinh và hát những bài ca về Mẹ. Lúc này hầu như không có đoàn nào khác nên mọi người có thêm thời gian ở dưới đây.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr


    Ở giữa nơi đây là một bức tượng Đức Mẹ làm bằng gỗ và ngà, mô tả Đức Mẹ đang an giấc. Bức tượng được đặt cao trên một phiến đá cẩm thạch và mọi người có thể đứng chung quanh mà chiêm ngắm và tôn kính Đức Mẹ.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr


    Trên vòm trần nơi Đức Mẹ ngủ là một bức mosaic với Chúa Giêsu ở trung tâm.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  10. #130
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,353
    Bao quanh là 6 phụ nữ từ Thánh Kinh Cựu Ước:
    Evà (sách Sáng Thế), Miriam (sách Xuất Hành), Giaên - Yael (sách Thẩm Phán/Thủ Lãnh), Rút -Ruth (sách Bà Rút), Étte - Esther (sách Ét-te), Giuđitha - Judith (sách Giu-đi-tha)
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Chung quanh tầng hầm có những bàn thờ nhỏ với những tranh tượng nghệ thuật về Chúa, Mẹ Maria và các Thánh.
    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr

    Dormition Abbey by Joseph luong, on Flickr
    hm...

Trang 13 / 25 Đầu tiênĐầu tiên ... 3111213141523 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •