Trang 5 / 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 160

Chủ đề: Trở Lại Ecuador và Thăm Amazon Rừng Sâu Nước Độc

  1. #41
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    #62. Mealy Parrot - Amazona farinosa

    Có nhiều loại parrots, và Mealy Parrot khá pổ biến. Mấy con này khi bay thì xòe màu đỏ trong cánh.





    #63. Many-banded Aracari - Pteroglossus pluricinctus

    Khác với con Aracari máy trang trước, con này có 2 vạch ngang trước bụng, nhưng lại được cái tên "Many-banded"





    #64. Yellow-billed Nunbird - Monasa flavirostris

    Nhìn con chim thì biết tại sao họ đặt tên như vậy.


  2. #42
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Các tháp này thường được làm cạnh một cây Ceiba, lý do là dùng thân cây để giữ cái tháp, và chim thường ghé tới nhưng cây lớn này. Ceiba rất cao, nhìn quanh rừng cây nào cao vượt trên tất cả là Ceiba.

    Thêm vài cảnh từ tháp.


    #65.





    #66. Mắt trời vừa ló dạng.




    #67. Río Napo

    Dòng sông Napo này sẽ đổ vào đất nước Perú. Nếu hôm đó em gép một cái bè và thả trôi theo dòng nước thì chắc sẽ thấy gia đình bác Văn Khoa đang dạo chơi đâu đó.





    #68. Cây Ceiba kế bên tháp





    #69. Javier đang kiếm chim

    Được sửa bởi ASAV lúc 09:45 PM ngày 30-12-2019

  3. #43
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Clay Lick

    Một trong những cao điểm của các tour xem chim ở Yasuní là đi xem Clay Licks. Vậy Clay Licks là gì?

    Người ta quan sát thấy rằng chim macaws và parrots thường xuyên rủ nhau từng đàn ghé đến một vài địa điểm trong rừng để liếm đất sét (clay lick) hay uống nước gần đó. Tại sao chúng làm như vậy?

    Ban đầu người ta nghĩ thế này: Để bảo vệ hột, các cây cối sinh ra một chất chát (tannin) trong vỏ trái cây, để chim bớt ăn. Khi ăn hột thì chim cũng ăn phải chất chát này, và ngoài đó còn có những độc tố khác trong các thức ăn của chim trong rừng. Thế là mấy ngàn năm trước, macaws và parrots lập một phòng thì nghiệm, và chúng thấy rằng nếu ăn thêm một chút đất sét thì có thể trung hoà các chất độc ăn phải khi ăn trái cây. Và chúng truyền kiến thức đó lại cho con cháu từ tao thiên lập địa đến nay.

    Nhưng gần đây có nhiều nhà khoa học muốn biết chính xác nguyên do nào làm chim đến liếm đất sét và muốn chứng minh những phát hiện của họ bằng bằng chứng cụ thể. Và họ đã thấy giả thuyết ăn đất sét để giải độc trên kia là không đúng. (Tuy nhiên trong nhà xem chim ở Clay Lick, họ vẫn còn để những thông tin không chính xác này.) Các nhà khảo cứu này tìm thấy rằng những chim này tìm đến đây để ăn thêm một chất rất quan trọng cho cơ thể, đó là muối.

    Các bác nào có đọc thread du lịch Perú của Bác Văn Khoa thì cũng đã thấy dân Inca cũng đã kiếm cách làm ao muối từ dòng suối nước muối từ trong núi.

    Vài thông tin 2 xu của em:

    Muối (NaCl) là nguồn của chất điện phân (electrolyte) Na+ rất quan trong cho sự hoạt động của của hệ thống thần kinh (nervous system) và các bắp thịt (muscles) của cơ thể của con người cũng như loài vật, và quan trọng nhất là giữ cho trái tim có thể đập. Dịch trong cơ thể con người có nồng độ 0.9% muối (tương đương với 9 grams muối trong 1 lít nước). Bên VN ta hay nghe nói “chuyền nước biển” cho người bệnh, mà tại sao không có chuyện “chuyền nước sông”? Chữ “nước biển” đó phát xuất từ “0.9% nồng độ muối.” Và dịch “nước biển” có nồng đột 0.9% muối thì trong tiếng Anh được gọi là normal saline, vì nó cùng nồng độ với dịch trong cơ thể chúng ta.

    Và từ tao thiên lập địa, macaws và parrots đã biết là chúng cần muối để sinh tồn.


    Trong rừng Amazon thì có rất nhiều địa điểm mà chim đến ăn đất sét, nhưng trong Công Viên Quốc Gia Yasuni (Parque Nacional Yasuní) thì chỉ có hai nơi mà khách có thể đến quan sát hiện tuợng này.

    1. Clay Lick trên bờ sông Napo.

    Là một địa điểm không có gì đặc biệt và nằm ngay trên bờ đất cạnh mép nước. Hàng ngày các loại parrots đến đây khoảng từ 8:00 đến 9:30 sáng mà thôi. Khách muốn xem thì phải ghé qua trong khoảng thời gian đó. Và chỉ có thể quan sát hay chụp hình từ trên thuyền, chứ thuyền không thể và cũng không được phép ghé lại gần. Nước sông nơi đó chảy rất xiết, nên ông lái tàu vẫn phải giữ máy chạy để giữ con thuyền khỏi trôi theo dòng nước xiết. Chụp hình từ trên những chiếc thuyền thế này thì … ngoài khả năng của em.


    #70. Khoảng trống bên sườn đất đó là Clay Lick.
    Nước sông chảy mạnh, thuyền chòng chành.





    #71. Cảnh parrots đang liếm đất sét





    #72. Loại đầu xanh là Blue-headed Parrots. Loại d0uôi vàng là Mealy Parrots


  4. #44
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    2. Clay Lick trong rừng gần Napo Wildlife Center.

    Thuyền chạy thêm 5-10 phút nữa thì ghé trạm để đi bộ khoảng gần 1 cây số vào Clay Lick thứ nhì. Nó chỉ là một cái lỗ trên bờ đất và 1 vũng nước trong một khoảnh đất cở 50 mét vuông. Thổ dân khám phá ra nơi này rồi khai đường dẫn vào từ bờ sông, và xây một căn nhà không vách bằng bê tông để làm nơi cho khách ngồi quan sát. Điểm đặc biệt là ngoài parrots thì đây có 1-2 loại macaws cũng ghé đến. Và chúng thường ghé vào gần trưa.

    Tụi em tới nơi khoảng 10 giờ sáng, chưa có ai nên mình có thể chọn chỗ tốt để chụp hình. Khoảng 1 tiếng sau thì đầy nhà, khoảng 30-40 khách, và ai cũng hoàn toàn im lặng, chỉ trừ mấy khách từ … Chị Na. Và parrots cũng xuất hiện. Chúng đậu trên các ngọn cây rồi từ từ quan sát và chuyền cành xuống, cũng mất khoảng nửa tiếng thì chúng mới xuống đến tầm quan sát. Sau đó đến lượt một cặp macaws cũng từ từ sà xuống. Anh Tim năm ngoái ghé đây hai lần nhưng macaws không tới.


    #73. Clay Lick. Chỉ là một khoảnh đất sình lầy, nhưng khách tứ phương đổ đến ngồi chờ xem ...





    #74.





    #75. Cobalt-winged Parrot





    $76. Scarlet Macaws đang chuẩn bị xuống





    #77. Scarlet Macaw - Ara Macao




    #78.





    Những tay chuyên nghiệp như Daniel (Đa-ni-el, đọc theo tiếng Tây Ban Nha) thì đã từng đến đó vài chục lần trong 10 năm qua, và họ đã có sẵn trong đầu những settings để chụp các tấm ảnh mà họ muốn. Em thì là lần đầu tiên ...

    Macaws xuống uống nước rồi lại lên chóp cây ngồi chờ, một hồi lại xuống lần nữa. Chúng ở đó khoảng nửa tiếng.
    Được sửa bởi ASAV lúc 06:19 PM ngày 03-01-2020

  5. #45
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Em mê chuyến đi và cách kể chuyện của bác ASAV. Xui cái lúc bác rủ thì trùng với chương trình cho hai chuyến đi cuối năm nên bị conflict. Quá tam ba bận, để kỳ tới ra sao. Em nghĩ sẽ còn đủ sức leo tháp cao. 😤😤

    KKK, em giăng lưới, chờ bác mãi ở bờ sông dưới Perú mà không thấy thuyền trôi xuống. Cám ơn bác đã có những câu chuyện với ảnh đẹp về đời sống và habitats của các loài chim vùng Amazone. Rất hay và bổ ích.

  6. #46
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Thanks bác Asav , em vâñ luôn theo chân bác , he he

  7. #47
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn hai bác Văn Khoa và langthangsg06 vẫn theo dõi chuuến đi của em.

  8. #48
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Ngày thứ 2 ở Amazon:

    Đêm hôm trước Javier dặn là sáng hôm nay sẽ không ăn sáng và sẽ khởi hành lúc 4:30 AM, vì muốn tới tháp của Sani Lodge lúc 6:30 sáng, cách khoảng 1 tiếng bằng thuyền. Christian sẽ mang theo mọi thức ăn trọn ngày.

    Hai giờ sáng em thức dậy vì trời mưa lớn, gió mạnh làm cây rừng hú lên. Phải nói là mưa như trút! Em cũng tự hỏi không biết mưa sẽ dứt cho mình đi không. Nhưng 4 giờ em cũng thức dậy và chuẩn bị sẵn sàng. Họ đã chạy máy điện. Em nhìn về phía nhà bếp thì cũng thấy yên tĩnh. Mưa vẫn tiếp tục trút xuống.

    Trước khi đi em cũng sợ là sẽ bị mưa nên đã mua một cái poncho, loại vải dù như của lính, và vài cái áo mưa cho máy và lens (rain sleeves). Javier hỏi ý kiến của Raul và ông lái tàu xem có nên đi trong mưa lớn như thế này không. Họ bảo đi được.

    Xuống thuyền trời còn tối mù phải xài headlight để đi. Thế mà ông lái tàu đưa thuyền ra và chạy ngon lành, vì thuyền phải tránh những ụ đất chìm hoặc những đống thân cây kẹt giữa dòng sông.

    Lên bờ thì đi bộ khoảng 10 phút đến một bờ hồ. Có người của Sani Lodge và một cái xuồng chèo tay đang chờ sẵn. Đi xuồng này khoảng 15 phút thì đến bờ, đi bộ một khoang thì đến tháp. Lối đi ngập nước và sình lầy. Mưa tiếp tục đổ. Đến chân tháp, Raul nói sẽ ăn sáng trên tháp vì chân tháp toàn sình lầy. Em thuờng mang theo kẹo chocolate phòng khi đói bụng; em đưa mỗi người vài cái ăn tạm lấy sức trước khi leo tháp. Lên tới đỉnh thì trời vẫn mưa tầm tả. Tháp này có một sàn rộng, khách có thể di chuyển thoải mái để chụp chim, nhưng mưa quá chẳng có chim nào ra. Chỉ có một con Potoo đứng như khúc gỗ không nhúc nhích suốt 2-3 tiếng, vì nó là loài chim ngủ ngày và đi kiếm ăn ban đêm.


    #79. Tháp Sani Lodge (hình trên internet)
    Bác Văn Khoa leo nỗi tháp này không?





    #80. Sàn trên đỉnh tháp (hình từ internet)





    #81. Great Potoo - Nyctibius grandis





    #82. White-tailed Trogon - Trogon chionurus


  9. #49
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Đây là tấm hình của tụi em chụp ở chân tháp làm kỷ niệm. Lúc đó đã hết mưa nên mọi người cởi poncho.
    Từ phài: Javier, Raul (áo đỏ), yours truly (em), và Christian. Daniel chụp hình.

    Hôm đi xem Macaws thì em ngồi kế bên một cặp vợ chồng từ London. Hai hôm sau em gặp lại họ ở một nơi khác. Ông ta nói với em thế này: Tao thấy mấy nhóm kia có 5-6 người khách và chỉ có một guide. Còn ở đây chỉ có mình mày là khách mà lại có 4 guides!!

    #83. Chân tháp Sani, trong sình lầy.




    Về nhà em kể chuyện cho BX nghe. BX bảo em điên, trả bao nhiêu tiền để sang đó bị hành xác!! Haha.
    Được sửa bởi ASAV lúc 11:43 AM ngày 06-01-2020

  10. #50
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    KKK, nghe bác kể chuyện và xem ảnh làm em nghĩ đến hai tấm ảnh của đầy tớ nhân dân: một ảnh cho thấy một đầy tớ được nhân viên cõng vào đến cửa trụ sở vì lụi lội và một đầy tớ bước trên hàng ghế để vào sở cũng vì lụt lội. Một mình bác với 4 tour guides mà không được cõng lên đến đỉnh tháp thì bác chưa đạt được trình độ đầy tớ của nhân dân ... Ecuador.

    Hahaha, em không biết tháp này cao đến đâu nhưng nếu thấp hơn tầng thứ nhì của Tour Eiffel thì em leo được. Em đang thèm được leo, lội nhưng phải chờ đến tháng 5 mới có cơ hội.

Trang 5 / 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •