Trang 150 / 250 Đầu tiênĐầu tiên ... 50100140148149150151152160200 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1,491 đến 1,500 / 2491

Chủ đề: Đen và Trắng, cảm xúc từ sự giản đơn...

  1. #1491
    Tham gia
    13-12-2012
    Bài viết
    11,867
    Một balo, con máy trên tay.
    Người “nhiếp sĩ” quen với lang thang...

    810_7758kBW by Bao Pham HP, trên Flickr

  2. #1492
    Tham gia
    09-12-2014
    Bài viết
    1,230
    Lâu lâu rùa được tấm nét ghê!
    [IMG]DSC00090-1 by Son Nguyen, on Flickr[/IMG]

  3. #1493
    Tham gia
    13-12-2012
    Bài viết
    11,867
    Những nấc thang cuộc đời...

    780_1231BW by Bao Pham HP, trên Flickr

  4. #1494
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Grom, một tiệm kem ngon như ngày xưa (Il gelato come una volta) trong một ngõ ngay trung tâm Florence.

    DSC_3545 by Dat's Photos, on Flickr

    Ăn kem xong đi thăm Museo dell'Opera del Duomo gần đó. VBT được thiết lập vào năm 1891, nhỏ nhưng trưng bày những tượng vô giá.

    DSC_3573 by Dat's Photos, on Flickr

  5. #1495
    Tham gia
    31-08-2015
    Bài viết
    10,778
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Grom, một tiệm kem ngon như ngày xưa (Il gelato come una volta) trong một ngõ ngay trung tâm Florence.

    DSC_3545 by Dat's Photos, on Flickr

    Ăn kem xong đi thăm Museo dell'Opera del Duomo gần đó. VBT được thiết lập vào năm 1891, nhỏ nhưng trưng bày những tượng vô giá.

    DSC_3573 by Dat's Photos, on Flickr
    Em thích tone xám trong hai ảnh này,nhất là tấm #3545 độ chuyển từ xám lợt sang đậm của khung cửa và gạch lát tường đẹp quá.

    "Kem ngon như ngày xưa" ngày xưa,nhà em làm kem ngon lắm á bác!Nhớ lại vẫn còn thèm,kem sầu riêng,nhãn làm toàn từ trái cây "xịn",ngon hơn Foremost luôn...Ôi một thời đã xa.

    Em hết hình rồi,post đở ảnh con bé mắt to.Dạo này em thích màu Sepia.

    _72K2500_Sepia by Sau No, on Flickr

  6. #1496
    Tham gia
    13-12-2012
    Bài viết
    11,867
    Khi bàn cờ trở thành nơi “đợi bữa”...

    7K1_1684 by Bao Pham HP, trên Flickr

  7. #1497
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Đây có lẽ là nhóm tượng nổi tiếng nhất trong Museo dell'Opera del Duomo do Michelangelo tạc từ lúc ông 72 tuổi (1547) cho đến 80 tuổi (1555). Để phân biệt với tượng Pietà cũng do ông tạc ở Vatican, tượng này mang tên Deposition Pietà, Florentine Pietà. Michelangelo tạc tượng này cốt ý để trên ngôi mộ của mình, nhưng không hiểu sao sau 8 năm tạc, dù chưa xong, ông đập phá nó đi. Người ta cho rằng ông đã tự tạc khuôn mặt của mình thay vào khuôn mặt của Nicodemus đang đỡ Chúa Jesus đằng sau. Thật xúc cảm khi thấy và đọc các giả thuyết về nhóm tượng này. Người ta tự hỏi nhóm tượng thể hiện thời điểm nào liên quan đến Chúa sau khi bị đóng đanh? Lúc Nicodemus hạ Chúa xuống từ thập tự giá, lúc Đức Mẹ ôm Chúa đau xót (Pietà), hay lúc đem Chúa đi chôn?

    DSC_5695 by Dat's Photos, on Flickr

  8. #1498
    Tham gia
    30-06-2017
    Bài viết
    3,108
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Đây có lẽ là nhóm tượng nổi tiếng nhất trong Museo dell'Opera del Duomo do Michelangelo tạc từ lúc ông 72 tuổi (1547) cho đến 80 tuổi (1555). Để phân biệt với tượng Pietà cũng do ông tạc ở Vatican, tượng này mang tên Deposition Pietà, Florentine Pietà. Michelangelo tạc tượng này cốt ý để trên ngôi mộ của mình, nhưng không hiểu sao sau 8 năm tạc, dù chưa xong, ông đập phá nó đi. Người ta cho rằng ông đã tự tạc khuôn mặt của mình thay vào khuôn mặt của Nicodemus đang đỡ Chúa Jesus đằng sau. Thật xúc cảm khi thấy và đọc các giả thuyết về nhóm tượng này. Người ta tự hỏi nhóm tượng thể hiện thời điểm nào liên quan đến Chúa sau khi bị đóng đanh? Lúc Nicodemus hạ Chúa xuống từ thập tự giá, lúc Đức Mẹ ôm Chúa đau xót (Pietà), hay lúc đem Chúa đi chôn?
    nhìn ảnh cổ cổ hay quá anh
    “The best thing about a picture is that it never changes, even when the people in it do.”

  9. #1499
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,227
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Đây có lẽ là nhóm tượng nổi tiếng nhất trong Museo dell'Opera del Duomo do Michelangelo tạc từ lúc ông 72 tuổi (1547) cho đến 80 tuổi (1555). Để phân biệt với tượng Pietà cũng do ông tạc ở Vatican, tượng này mang tên Deposition Pietà, Florentine Pietà. Michelangelo tạc tượng này cốt ý để trên ngôi mộ của mình, nhưng không hiểu sao sau 8 năm tạc, dù chưa xong, ông đập phá nó đi. Người ta cho rằng ông đã tự tạc khuôn mặt của mình thay vào khuôn mặt của Nicodemus đang đỡ Chúa Jesus đằng sau. Thật xúc cảm khi thấy và đọc các giả thuyết về nhóm tượng này. Người ta tự hỏi nhóm tượng thể hiện thời điểm nào liên quan đến Chúa sau khi bị đóng đanh? Lúc Nicodemus hạ Chúa xuống từ thập tự giá, lúc Đức Mẹ ôm Chúa đau xót (Pietà), hay lúc đem Chúa đi chôn?

    DSC_5695 by Dat's Photos, on Flickr
    Để giải đáp thắc mắc của anh vankhoa , em mời anh đọc bài viết dài bên dưới về NicodemoGiuse Arimatheus, anh sẽ có câu trả lời.

    Việc táng xác Chúa đựơc cả bốn Phúc Âm tường trình; Giôxếp và Nicôđêmô an táng Chúa.(Mt 27,57-61; Ga 19,38-42; Lc 23, 50-55; Mc 15, 42-47)

    Vào chiều tối ngày Thứ Sáu đau thương, Giôxếp người ở xứ Arimathê đến xin Philatô cho tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Sau đó ông cùng với Nicôđêmô táng xác Chúa theo tục lệ người Do Thái thời đó: tẩm liệm xác Chúa bằng thuốc thơm, quấn khăn liệm và đặt trong mộ đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ. Mộ đá còn mới của ông Giôxếp và nằm trong thửa vườn của gia đình ông. Vườn nầy lại gần nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Lúc táng xác Chúa, có Bà Maria Mađalêna và Maria mẹ ông Giôxêt chứng kiến (Mc 15,47). Chắc là có một số người khác nữa cùng tham dự cuộc táng xác; nhất là Đức Mẹ, nhưng không thấy Phúc Âm nói đến.

    Thật lạ lùng. Khi Chúa bị bắt, bị đánh đòn, bị sỉ nhục, các môn đệ trốn chạy hết (Mc 14, 50).

    Dưới chân thập giá chỉ có Đức Mẹ, thánh Gioan, bà Maria vợ ông Cơlôpat và bà Maria Mađalêna (Ga 19, 25-26).

    Lúc táng xác Chúa, cả bốn Phúc Âm chỉ nói tơi hai người trí thức Do Thái: Giôxếp và Nicôđêmô. Ông Giôxếp đến xin Philatô và tháo xác, còn ông Nicôđêmô đem một trăm cân mộc dược trộn trầm hương để tẩm xác Chúa. Ông Giôxếp cho Chúa ngôi mộ của chính mình. Hai ông đều là thành viên Thượng Hội Đồng Tối Cao Do thái, có chức quyền và giàu có. Họ đã ái mộ Chúa từ lâu và dấu kín trong lòng. Đến khi Chúa chết, họ công khai biểu lộ lòng tin.

    Nicôđêmô.

    Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:

    Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.

    Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?".

    Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái" .

    Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng".

    Giôxếp thành Arimathê

    Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.

    Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giôxêp (27,57).

    Theo Marcô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu ( 15,43).

    Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giôxếp, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng ( 23,50-51).

    Theo Gioan: Ông Giôxếp này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).

    Giôxếp là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:

    - Là người giàu có.

    - Là người lương thiện, công chính.

    - Là thành viên thế giá trong Hội đồng.

    - Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.

    - Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.

    - Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.

    - Là người liệm xác Chúa.

    - Là người cho Chúa mượn mồ của chính mình.

    - Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.

    - Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.

    (xin xem thêm: thư gửi ông Giôxêp, Lm Nguyễn Tầm Thường, trong cuốn sách "Kẻ đi tìm", xuất bản 2009).

    Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp "quan lại" trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.

    Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!

    Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giôxếp hạ thi hài Chúa xuống, ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương; các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giôxêp "đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng". Sau cái chết của Chúa "Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu". Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.

    Nicôđêmô và Giôxếp được diễm phúc, vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.

    Nicôđêmô và Giôxếp là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. (theo Lm Piô Phúc Hậu). Nếu vậy thì có lẽ những trí thức can đảm như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Trần Luật, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo Phạm Toàn, Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Đào Hiếu, Hà Sĩ Phu... đều là môn đệ của Chúa như Giôxếp và Nicôđêmô!!! Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính.

    Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giôxếp và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.

    Chúa Giêsu chết và được mai táng trong mồ. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Các phụ nữ im lặng canh thức. Các thiên thần đứng gác bên mộ. Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Chúa Giêsu. Nấm mồ bằng đá nặng nề sẽ vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm sẽ mở tung ra. Như cánh hoa hồng, như đôi môi thắm của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Sự sống mới sẽ xuất hiện ngang qua cái chết.
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  10. #1500
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi tribpc View Post
    nhìn ảnh cổ cổ hay quá anh
    Cám ơn bạn. Ảnh trắng đen hay đơn sắc có sức quyến rũ mà ảnh màu nhiều khi không đạt đến được.

Trang 150 / 250 Đầu tiênĐầu tiên ... 50100140148149150151152160200 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •