Đi sâu vào trong Monument Valley, vùng đất tự trị của Navajo Nation. Phải có người của bộ lạc đưa vào bằng xe 4x4 với bánh xe cao.
NZ7_3866 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_3895-Edit by Dat's Photos, on Flickr
![]() |
![]() |
Đi sâu vào trong Monument Valley, vùng đất tự trị của Navajo Nation. Phải có người của bộ lạc đưa vào bằng xe 4x4 với bánh xe cao.
NZ7_3866 by Dat's Photos, on Flickr
NZ7_3895-Edit by Dat's Photos, on Flickr
Cuối tuần bận rộn bán garage sale for charity nên không có thời gian vô forum trả lời bác Văn Khoa.
Em dùng iMovie để chuyển thành trắng đen. iMovie này free cho các sản phẩm apple. Nó là clip filter nằm ở trong cái icon vent diagram của iMovie. Bác thử xem.
Tuần trước nghe nói Photoshop ra bản Beta và lần này có sử dụng AI Generative fill. Cái phần làm em thích thú nhất là nó tự tạo cảnh để fill vào khung hình. Em xin mượn tấm Xa lộ 163 của bác Văn Khoa để thử AI fill này.
Đây là tấm nguyên bản của bác Văn Khoa:
NZ7_3998 by Dat's Photos, on Flickr
Và đây là tấm được Photoshop beta fill dùng AI:
Untitled-1 by Joseph luong, on Flickr
Không ngờ có thể fill một khoảng trống khá lớn như vậy. Để lần sau em thử dùng một tấm nào khó hơn chút và "nhờ" nó fill xem ra sao.
hm...
Cám ơn bác JL đã cho biết dùng iMovie để chuyển video qua trắng đen. Em sẽ thử.
Em có nghe nói AI Generative Fill (beta) nhận “mệnh lệnh” rồi đi tìm trong thư viện ảnh những chắp nối thích hợp nhất cho ảnh rồi ghép vô. Thư viện này có thể lên đến cả mấy triệu tấm ảnh. Có thể vai trò của AI là hiểu mệnh lệnh và đi tìm. Tấm ảnh của bác JL làm cho thấy cảnh rộng ra được khoảng 15mm. Em chụp tại 102mm, bác dùng AI Generative Fill làm thành 87mm. Hay thật! Thế này thì thiên hạ chỉ cần mua một ống kính để dùng cho tất cả các tiêu cự. Hôm qua trên DPReview cũng có một bài nói về technology này. Nhưng theo ý em, càng tân tiến, càng can thiệp vào hậu kỳ thì càng mất ý nghĩa của nghệ thuật nhiếp ảnh và càng làm “mờ” cảnh thật, không biết đâu là thật/giả. Một trong những thí dụ là thay bầu trời theo ý muốn. Em sẽ tìm lại các ảnh cũ xem bên trái ảnh thực sự có giống vậy không.
Em chụp hai tấm sau trong CVQG Canyonlands, khu Needles. Trong cả nước Mỹ rộng lớn với 50 tiểu bang, Utah là tiểu bang may mắn nhất vì có nhiều CVQG thuộc hạng đẹp nhất, trong đó có Canyonlands. Du khách đến đây đều ngất ngây với các lớp vực thẳm do con sông Colorado đào khoét trong bao nhiêu triệu năm. Nơi đây, cả trăm năm trước người ta làm đường dưới đáy vực để khai thác các mỏ khoáng sản, các con đường này trở thành vết sẹo khó phai. Trong ảnh thứ nhì, em phục các tay coureurs không ngại đường khó, cứ miệt mài đạp xe.
NZ7_4056-Edit by Dat's Photos, on Flickr
L1120911-Edit by Dat's Photos, on Flickr
Em cũng nghĩ như bác Văn Khoa về sự can thiệp của hậu kỳ, nhất là khi dùng quá đà. Nhưng cũng phải công nhận kỹ thuật Generative AI mới này của Photoshop thật sự làm cho những người không rành Photoshop như em cũng dùng được quá dễ dàng. Ngoài cái fill mà em thấy hữu ích (nhất là chụp panorama) thì công cụ xóa hình em thấy cũng hay và đôi khi em cũng dùng để "nhặt rác" ra khỏi tấm hình.
hm...
Hôm đó em gắn Sigma 100-400 lên máy định chụp các tàu bè ra khơi đánh cá lúc sáng thì gặp cảnh bốc vác ghẹ này. Phải nói 100-400 Sigma này nhẹ gọn quá. Đem đi du lịch vẫn được.
"Crab Delivery: Capturing the Essence of Hard Work and Local Market Supply" by Joseph luong, on Flickr
hm...
Nhặt rác bằng cục gôm là điều bình thường ai cũng làm nếu phải làm, nhưng nó để lại cảnh 99.99% không thay đổi. Nhưng cái AI mới mẻ trong nhiếp ảnh sẽ là một thay đổi lớn lao. Có người chống AI vì cho đó là không thành thật, không thành có và có thành không. Có người bênh, nói AI dù gì cũng chỉ là một dụng cụ, thích thì dùng, không thích thì đừng đụng đến. Em vẫn dùng LR 6.14 cũ bao lâu nay cùng với các softwares tương đối còn thô sơ (trừ Topaz Suite). Em hài lòng và không có nhu cầu gì khác (trừ du lịch) nên tạm thời OK, nhưng em ước là trong tương lai, sẽ có một thỏa thuận là một tấm ảnh nên ghi lại trong EXIF những can thiệp hậu kỳ nào, nhất là AI Fill. Giống như mua một tác phẩm nghệ thuật, người mua phải được cho biết tác phẩm thật hay giả và nếu giả, cái gì giả.
Em mới DropBox cho bác JL tấm ảnh sau, 273 MB TIFF để cho bác nghịch với AI Fill. Thử thách ở đây là viền ảnh đều bị washed out, em muốn xem trí thông minh nhân tạo có nhìn ra để tìm trong thư viện cảnh tương tự. Bên trái tấm ảnh kha khá giống với tấm AI Fill của bác JL ở trên. Em nói rõ thêm về địa điểm, ảnh được chụp tại Milepost 13 trên xa lộ US-163 trong tiểu bang Utah. Em chụp cho nhanh, không thôi chiếc xe Jeep sẽ làm em trở thành một nghệ sỹ ưu tú hy sinh cho nhiếp ảnh. 🤪
NZ7_3994-Edit by Dat's Photos, on Flickr
Được sửa bởi Văn Khoa lúc 12:55 PM ngày 08-06-2023
“Tảng” đá này mang tên Chimney Rock vì cột đá cuối cùng có đỉnh giống như ống thoát của lò sưởi. Gọi là tảng cho vui chứ nó lớn lắm, em phải ghép 5, 6 tấm lại mới được. Cảnh nằm bên cạnh Xa lộ 24 ở Utah.
NZ7_4471-Pano-Edit by Dat's Photos, on Flickr
“Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời”… Nếu hỏi cục đá trong con sông cạn ở đáy vực thì nó sẽ trả lời cỡ chừng 270 đến 285 triệu năm thôi! Cảnh chụp trong Dead Horse Point State Park, Utah.
NZ7_4317-Pano-Edit by Dat's Photos, on Flickr
Được sửa bởi Văn Khoa lúc 01:03 PM ngày 08-06-2023
Chimney Rock và Dead Horse Point SP bác Văn Khoa chụp đẹp quá. Thấy rõ con sông đã cạn khô dưới đáy vực.
Em đã download ảnh test của bác và đưa vào Ps Beta để xem nó làm việc ra sao. Khi generate fill thì Ps cho 3 lựa chọn, nếu không thích thì kêu nó làm lại để cho ra thêm 3 lựa chọn nữa, đến khi nào hợp ý thì thôi. AI này chỉ biết nối tiếp các chỗ trống với những cảnh đơn giản. Tấm bị washout mất chi tiết thì Ps chỉ biết match cái style, ánh sáng, màu sắc để hợp với tấm ảnh chứ không thể sửa hay thêm chi tiết như tấm đầu em làm (vì không có nhiều thông tin ở 2 cạnh để tìm fill). AI cũng không biết mile 13 hay cảnh Utah để fill cho thích hợp. Em thử đánh thêm "mile 13, US 163, Utah" nhưng cuối cùng nó cho ra cây cột điện..... :-)
Ps beta test by Joseph luong, on Flickr
hm...
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)