Trang 1 / 9 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 81

Chủ đề: Bạc Liêu - giấc mơ tình yêu

  1. #1
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199

    Bạc Liêu - giấc mơ tình yêu

    Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc , nổi tiếng là một miền đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa. Bạc Liêu có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - ngư nghiệp , thương mại, dịch vụ và du lịch.

    Bạc Liêu là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hoá, đặc biệt là sự giao thoa giữa 3 dòng văn hoá của người Kinh, người Khmer và người Hoa đã tạo nên cho vùng đất này một diện mạo văn hóa riêng. Đó là những nền nếp sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và ngoại xâm …, tất cả đã tạo nên tính cách cũng như những nét độc đáo của con người Bạc Liêu. Người dân Bạc Liêu rất hiếu khách, nhiệt tình, quý trọng tình bạn, giàu lòng nhân ái, chuyện nhỏ dễ bỏ qua, chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Trong lao động, người Bạc Liêu rất cần cù; trong chi tiêu thì phóng khoáng, ít so đo, hơn thiệt. Người Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là bản vọng cổ và bài bản đờn ca tài tử Nam bộ, là nơi sản sinh ra bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ, là quê hương của bản Vọng cổ, điệu nói thơ Bạc Liêu và làn điệu hò chèo ghe Bạc Lieu…Về tân nhạc thì không ai không biết bài hát "Bạc Liêu hoài cổ" với câu
    Nghe danh Công Tử Bạc Liêu
    Ðốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu!"


    Lang thang nhà công tử Bạc Liêu
    _DSC9906 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC9898 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  2. #2
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Lần này gia đình em chọn điểm du lịch là Bạc Liêu. Điểm đến đầu tiên mà bọn em ghé chơi là nhà Công Tử Bạc Liêu vì nhắc đến Bạc Liêu thì thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" đây một trong những điều đầu tiên người ta nghĩ đến. Nhắc đến Công Tử Bạc Liêu" người ta nghĩ đến hình ảnh những cậu con trai các đại điền chủ, đại phú gia giàu có, thừa hưởng gia sản kết sù , ăn chơi hoang phí. Người đời đồn thổi những giai thoại như "đốt tiền nấu trứng", hay "đốt tiền nấu chè (trà) của Hắc- Bạch Công Tử . Sự thật thế nào, gia đình em cũng muốn tìm hiểu. Khi đến tham quan thì em mới biết năm nay tỉnh Bạc Liêu mới vừa xúc tiến một chương trình quảng bá và thúc đẩy du lịch Bạc Liêu nhân dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy- biệt danh Hắc Công Tử) 1919-2019

    _DSC9887 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC9888 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    P/S: Quan điểm của em về Công Tử Bạc Liêu , chúng ta là người có giáo dục , cần tôn trọng văn hóa lịch sử nước nhà, là kẻ hậu bối thì phải biết tôn kính tiền nhân, kính lão đắc thọ. Đối với em, Công tử Bạc Liêu là người đặc biệt có một không hai khi nói về gia thế, cuộc đời và những việc làm của ông và gia đình ông trong bối cảnh xã hội đầu thế kỷ 20 cho đến ngày thay đổi chế độ. Có nhiều chuyện do thời cuộc, chúng ta (ở vi trí góc nhìn của thế kỷ 21) không có quyền phán xét.
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  3. #3
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Chúng ta nói về tiểu sử của Công Tử Bạc Liêu-Hắc Công Tử -Trần Trinh Huy (1900 – 1974) hay còn gọi là Ba Huy, là một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Mức độ vung tiền tiêu xài của ông nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.

    Em trích wiki:

    "Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu.

    Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quý hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa..."
    Những món đồ cổ trong nhà Công Tử Bạc Liêu. Chiếc tivi thùng gỗ. Hehe hồi trước nhà em cũng có con Sanyo thùng gỗ giống vầy mà không cổ xưa bằng , kkk.
    _DSC9889 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Chiếc đồng hồ gỗ đã lên nước đen thui chắc nịch
    _DSC9891 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Trong nhà em không nhớ đếm được bao nhiêu bộ ghế (giường) như vầy !!!
    Bộ trường kỹ ngũ sơn , có lót mặt đá.
    _DSC9890 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  4. #4
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Trước chuyến đi thì em cũng chưa thực sự tìm hiểu về Công Tử Bạc Liêu nhiều lắm, chỉ biết những chuyện đại loại như "đốt tiền nấu trứng"mà thôi. Nên thật bất ngờ, bọn em gặp ông Trần Trinh Đức , một người con trai của ông Ba Huy (công tử Bạc Liêu). Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hai , người vợ thứ hai của Công Tử Bạc Liêu- tổng cộng có 5 người vợ và 10 người con( nay chỉ còn 6) theo lời ông Đức kể cho bọn em .
    Trích wiki:
    "Ông Ba Huy (công tử Bạc Liêu) mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Đến lượt các con ông cũng giống như cha, không có tài kinh doanh mà lại tiêu xài phung phí, nên nhà cửa cứ bán dần.
    Đến cuối những năm 1970, anh em trong nhà thống nhất bán căn nhà cuối cùng ở đường Nhất Linh (được 28 cây vàng) và chia mỗi người một phần, mỗi người tự tìm đường mưu sinh riêng.
    Ông Trần Trinh Đức nhớ lại: sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đình ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian còn mở cả nhà hàng, nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ, khiến ông phá sản. Ông Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình ông làm đủ thứ nghề để mưu sinh như bán giày cũ, chạy xe ôm... Tới đây thì chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch.[4]. Năm 2009, gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu sinh sống..."
    Ông Trần Trinh Đức - sau lưng là hình của ông .
    _DSC9892 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Giờ ông ngồi đây tiếp khách thập phương , bán những cuốn sách xuất bản viết về Công Tử Bạc Liêu, vui vẻ kể những câu chuyện gia đình dòng tộc, về gia phả thân thế và những câu chuyện về người cha của ông một thời nổi tiếng khắp miền Nam.
    Gia đình em cũng không quên xin chụp ảnh lưu niệm với ông.
    _DSC9893 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Có nhiều giai thoại kể về cuộc thi đốt tiền nấu đậu xanh gữa Hắc Công Tử và Bạch Công Tử. Chuyện kể hai người thi nhau đốt tiền để nấu chín một kg đậu xanh, ai nấu chín trước thì thắng. Không rõ hai người đã đốt bao nhiêu nhưng kết quả Bạch Công Tử thắng.[11] Nhưng về sau này, ông Trần Trinh Đức đã phủ nhận điều này. Ông nói "Sau này ba tôi nói lại rằng: Chuyện chơi ngông thì ba tôi có lúc cũng chơi ngông để cho thiên hạ chú ý tới mình, nhưng ba tôi là người có ăn học, biết chơi ngông tới đâu thì dừng lại, chứ đâu phải bị bệnh đâu mà đem tiền ra để đốt."
    _DSC9894 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  5. #5
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Chúng ta tiếp tục đi tham quan trong nhà Công Tử Bạc Liêu.
    Chiếc cầu thang "huyền thụi" . Ngôi nhà kiến trúc kiểu Tây, thoáng mát và có gió luôn.
    _DSC9899 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC9902 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC9903 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  6. #6
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Một số vật dụng quý giá trong nhà.
    Sập gỗ lim
    _DSC9895 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Bàn tam lăn xoay (được)
    _DSC9896 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Bàn này em không biết nên gọi là gì nhưng phía trên là 2 cái nón rất cổ kiểu điền chủ thời Pháp thuộc.
    _DSC9901 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    P/S: cái bình CC ma dê in tung cẩu không tính nhé !!!
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  7. #7
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ hầu như có thể thấy khắp các góc nhà.
    _DSC9900 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Đồ gỗ cũng giống như rượu quý , càng để lâu càng cứng chắc và có giá trị, trừ phi bị ngâm nước trong thời gian thật dài hehe.
    _DSC9904 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr

    _DSC9911 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  8. #8
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Hình đã post ở lượt đầu tiên. Hình Công Tử Bạc Liêu- Trần Trinh Huy thứ 4 từ trái sang. (ban đầu là tên ông là Quy, tức rùa, do ông nội ông đặt tên con cháu bằng tên các loại dưới nước, cha ông là Trạch , ông tên Quy. Do thấy chữ Quy không sang trọng cho lắm nên ông cải tên thành Huy). Phu Nhân của ông, bà Ngô Thị Đen , bên cạnh ông thứ 3 từ trái sang. Thứ năm và thứ sáu là người vợ đầm và con trai bà bên phía tay phải. Còn lại thứ nhất là Trần Thị Lưỡng, một người con gái của công tử Ba Huy, thứ hai là người vợ hai, bà Nguyễn Thị Hai, mẹ ông Trần Trinh Đức.
    _DSC9906 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Hai cụ thân sinh của Công Tử Bạc Liêu, ông (Hội Đồng) Trần Trinh Trạch(1872-1942) và bà Thân Thị Mùi (1873-1947) .
    _DSC9908 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Trần của gian thờ.
    _DSC9905 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  9. #9
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    2 công tử Bạc... Lẻ nhà em ,
    _DSC9914 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    2 công tử Bạc... Lêu đứng sao mà che mất bộ bình cổ lun !
    _DSC9912 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Xem ai cao hơn nào ...
    _DSC9909 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

  10. #10
    Tham gia
    25-01-2014
    Location
    Binh Duong
    Bài viết
    7,199
    Một cặp liễn đối bằng hán tự
    _DSC9910 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Bộ bàn ghế . Hehe bà già vợ em đứng cạnh, người ra người mà...của ra của , 2 cái nó không ăn nhập với nhau. Suỵt , khẽ khẽ không vợ em nó chém
    _DSC9915 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    Một cặp bình rất đẹp , óng ánh thay đổi màu sắc theo góc nhìn. Kế bên là giường (bàn?) đẹp miễn chê .
    _DSC9916 by Phạm Hoàng Phúc, trên Flickr
    D850+17-35G2,85N,90G2,70-200FL,200-500;Z6,24-70f2.8S,28f2AIS,50f1.4AIS

Trang 1 / 9 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •