Trang 6 / 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 77

Chủ đề: Vụ Hỏa Hoạn Rạng Đông ở Hà Nội, Thủy Ngân, và ALOHA

  1. #51
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Ăn cơm tù là sợ ngay bác crazy ơi. Sau mỗi vụ biểu tình là 1 nhóm bị nhốt. Giờ ai cũng sợ.
    Ha ha chính xác. Ngày xưa các cụ có câu “xúi trẻ ăn kít gà” cũng tương tự.
    Trích dẫn truyện ngụ ngôn Đeo Chuông Cổ Mèo:

    Vì mèo mà cuộc sống họ nhà chuột trở nên khó khăn. Ngày nào chuột cũng bị mèo săn bắt.
    Một hôm, họ nhà chuột tụ họp bàn tính xem làm cách nào để thoát được mèo. Bàn đi tính lại, chuột không nghĩ được giải pháp nào.
    Bấy giờ một con chuột nhắt mới lên tiếng:
    ─ Tôi xin có ý kiến. Sở dĩ chúng ta bị bắt là bởi vì chúng ta không biết khi nào mèo đến cạnh chúng ta. Bây giờ, chúng ta hãy đeo cái chuông này quanh cổ mèo. Như vậy, khi nào mèo đến gần, chúng ta sẽ đều nghe rõ và dễ dàng lẩn trốn.
    Lời đề nghị này được tất cả khen hay.
    Cho đến một lúc sau, một con chuột già đứng dậy và nói:
    ─ Tốt lắm, thế nhưng ai sẽ là người đeo chuông cho mèo đây?
    Lũ chuột cứ con này nhìn con kia không con nào nói gì ...

    Lời bình: chuột cũng nhát bỏ mẹ, chỉ dám đốc dám xúi không dám làm!

  2. #52
    Tham gia
    12-06-2012
    Location
    Toronto
    Bài viết
    827
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Ha ha chính xác. Ngày xưa các cụ có câu “xúi trẻ ăn kít gà” cũng tương tự.
    Trích dẫn truyện ngụ ngôn Đeo Chuông Cổ Mèo:

    Vì mèo mà cuộc sống họ nhà chuột trở nên khó khăn. Ngày nào chuột cũng bị mèo săn bắt.
    Một hôm, họ nhà chuột tụ họp bàn tính xem làm cách nào để thoát được mèo. Bàn đi tính lại, chuột không nghĩ được giải pháp nào.
    Bấy giờ một con chuột nhắt mới lên tiếng:
    ─ Tôi xin có ý kiến. Sở dĩ chúng ta bị bắt là bởi vì chúng ta không biết khi nào mèo đến cạnh chúng ta. Bây giờ, chúng ta hãy đeo cái chuông này quanh cổ mèo. Như vậy, khi nào mèo đến gần, chúng ta sẽ đều nghe rõ và dễ dàng lẩn trốn.
    Lời đề nghị này được tất cả khen hay.
    Cho đến một lúc sau, một con chuột già đứng dậy và nói:
    ─ Tốt lắm, thế nhưng ai sẽ là người đeo chuông cho mèo đây?
    Lũ chuột cứ con này nhìn con kia không con nào nói gì ...

    Lời bình: chuột cũng nhát bỏ mẹ, chỉ dám đốc dám xúi không dám làm!
    Thì khi con mèo thức dậy nó ăn hết cả đám, há há há bởi vậy cứ ngoan ngoãn mà chịu đựng đi, chứ hó hé gì nữa cho mêt.

  3. #53
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Ở Vn có 1 tình trạng nữa là xây nhà máy có đủ chức năng lọc chất thải, nhưng họ ko vận hành, hoặc vận hành 1 nửa giống cái Vinh Tân 1 kia.
    Ko biết chi phí vận hành hệ thống lọc chiếm ngân sách thế nào bác Văn Khoa, em đoán chắc cũng vài triệu đô cho 1 nhà máy lớn?

    Chuyện nhà máy nước sông Đà kia, cái nước đen ngòm trong bể chứa chung cư, vậy mà nó thoát ra được từ nhà máy nước thì em đoán là họ chả vận hành hệ thống lọc ở nhà máy, chắc quẳng 1 tý cho có mùi clo

    http://kenh14.vn/viwaco-thau-rua-be-...9194419598.chn

  4. #54
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Đoạn kết truyện ngụ ngôn Đeo Chuông Cổ Mèo: Ngàn năm sau, những con chuột nhắt đòi treo chuông cổ mèo được đầu thai thành các Keyboard Hero.

  5. #55
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Theo bác Văn khoa thì chúng nó hô lên để qua mặt trên giấy tờ, chứ ko ai biết có hay ko? Nếu có thì cũng ko hoạt động để đỡ tốn kém.
    Nói tóm lại là mô hình BOT này, VN đã chấp nhận hy sinh người dân để đổi lấy điện.

    Có lẽ những nơi khác họ đã biết nên vài địa phương sống chết ko chịu xây nhà máy. Ví dụ Long An
    https://thanhnien.vn/thoi-su/long-an...n-1008430.html

    Ít ra người lãnh đạo biết nghĩ cho dân, nhưng liệu có bao nhiêu người như vậy?
    Em ở ngoại quốc nên không biết rõ các nhà máy nhiệt điện than ở VN có và không có những bộ phận lọc khí thải gì. Các quan và quần thần thì bao giờ cũng có cùng một điệp khúc “có tất, cái gì cũng có, cái gì cũng theo đúng tiêu chuẩn”. Dân ngu cu đen đầu tắt mặt tối, ai mà để ý đến lời các quan, lo kiếm ăn còn không xong. Còn các người có tí học thức thì mấy ai dám tìm hiểu thêm, ngu gì làm phản động!

    Em treo ba tấm không ảnh lấy từ Google Maps và Earth. Tấm thứ nhất là nhà máy nhiệt điện than Intermountain Power Plant (IPP) gồm hai đơn vị ở Utah, được hoàn tất vào năm 1986 và 1987. Tấm ảnh cho thấy rõ rệt từ trên xuống dưới: lò đốt than, baghouse, FGD, và ống khói.

    D8BA6781-D963-4092-BBF3-FDD378B695DD by Dat's Photos, on Flickr

    Tấm này rõ hơn mà em chụp từ đỉnh ống khói vào năm 2007.

    PAS_1952 by Dat's Photos, on Flickr

    Sau đâu là không ảnh của những đơn vị Vĩnh Tân khoảng cùng năng xuất. Vì ảnh không rõ resolution nên em không thể đoán phần nào ra phần nào. Điều này dễ hiểu vì không nhà máy Mỹ, Việt nào giống nhau.

    Vĩnh Tân by Dat's Photos, on Flickr

    Vĩnh Tân by Dat's Photos, on Flickr

    Em tin khi các quan nói các nhà máy đều có bộ phận lọc bụi vì đây là phần dễ thấy nhất. Nhưng nhà dân chung quanh đầy bụi tro xỉ thì em không tin là các bộ phận lọc bụi (baghouse) hoạt động hữu hiệu. Rất nhiều phần trăm là baghouse không trang bị đủ túi lọc và độ hở của vải (porosity) quá lớn, để bụi bay qua dễ dàng.

    Đó là bụi, thứ dễ thể hiện nhất mà còn gian dối. Thử hỏi những khí độc vô hình khác thì sao? Ai mà thấy nó chui vào phổi, nồng độ bao nhiêu?

    Các nhà máy nhiệt điện VN bây giờ cũng tỏ ra minh bạch; dân chúng có thể xem các nồng độ bụi, khí NOx, SOx, và có thể so sánh với tiêu chuẩn của chính phủ. Càng đọc bài báo bác Accord2000 đưa ra thì em lại càng có thắc mắc. Thứ nhất, tiêu chuẩn được đặt ra dựa vào nguồn gốc, tài liệu gì? Thứ nhì, đơn vị của chính phủ là mg/Nm3 thay vì mg/kcal hay mg/, hay bất cứ đơn vị nào tương đương với mg/mmBTU mà các nhà máy bên Mỹ dùng. Sở dĩ đơn vị mg/Nm3 không hay vì các nhà máy có thể bịp một cách dễ dàng. Khi thấy nguy cơ vượt khỏi ngưỡng của chính phủ, các nhà máy sẽ thổi thêm không khí vào ống khói để “pha loãng” nồng độ để nằm dưới mức của chính phủ.

    Em thắc mắc thế thôi chứ chẳng mong ai giúp giải đáp. Em cũng cám ơn bác Accord 2000 đã cho các links để đọc tin tức về môi trường ở VN. Không có các links này thì em đâu biết tình trạng tệ đến thế. Vụ nước uống “pha” dầu thải styrene cũng làm em thắc mắc không ít và em sẽ nói qua về hệ thống nước uống bên Mỹ dựa vào kinh nghiệm làm việc về môi trường cho hãng điện nước.

  6. #56
    Tham gia
    20-05-2010
    Bài viết
    4,504
    Bác VanKhoa "soi" Vietnam dzử nha! Kaka!

    Nói chuyện Bụi, Bụi mịn..

    Đọc ở đây xém bị sặc Cafe sáng..
    https://www.quyenduocbiet.com/a7345/dinh-cao-

    Ko tin..search phát..
    Báo lề phải củng đang nè!
    https://baomoi.com/cham-quet-nha-mo-...c/31999139.epi

    Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường cho biết, nguồn phát sinh bụi trong nhà đến từ nhiều nguyên nhân như: Sơn tường, nấu nướng (đặc biệt là rán cháy), đun nấu bếp microway, quét nhà… ngay cả hành động rang lạc cũng phát sinh thêm nguồn bụi.

    "Ở nước ngoài từng có nghiên cứu trong trường học cho thấy, hành vi gãi đầu của học sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nguồn bụi mịn.” – ông Tùng nói.
    Rỏ rồi nhé!
    Đề nghị các bác Hà Lội làm ơn ít ăn Lạc rán lại nha!! Kaka..
    Bỏ luôn món khoái khẩu Tiết canh, nồng nợn đi! Vì món này hay đi kèm với Lạc rán í!
    Bỏ Tiết canh, nồng nợn, Lạc ran thì Môi trường sẻ trong lành hơn! Kaka!

    Các đc có quán triệt chưa nè??? Triển khai đi nhé!!


    Bác VK iêu nước ở nước ngoài có biết nghiên cứu nào về "hành vi gãi đầu của học sinh".. gây ra nguồn bụi mịn" thì share co anh em biế với nhé!


    Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng
    Quan này to ghê! Là (Phó) Cục trưởng của nhiều cục nhỏ nhé..


    Thêm cái clip về Rang lạc, gãi đầu gây ra ... bụi mịn
    https://www.youtube.com/watch?v=NCXELlB-kSY
    Được sửa bởi phanhung lúc 03:49 PM ngày 20-10-2019
    Tiền không thể mua được Hạnh Phúc. Phải cần thêm Vàng, Chứng khoán & Bất động sản!

  7. #57
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Lâu quá mới thấy bác phanhung nha, cái vụ bụi này thì dễ lắm, tắt hết cảm biến đo bụi thì sẽ hết bụi thôi. Bằng chứng là 2 tp lớn nhất nước nhưng ko có mấy nơi đo được, tại vì biết cũng vậy, ko biết cũng vậy, có gì khác sao?

    cái vụ nước nhiễm độc kia, có tin đồn là bị phá hoại. cạnh tranh giữa các nhà máy nước.
    Em nghĩ cũng có lý bởi vì điểm bắt đầu của dầu thải tới điểm đổ thải là 350km. Em thấy chả có thằng điên nào lái xe từng ấy chỉ để đổ chất thải trộm. Lẽ thường thì tấp bà nó vào nơi vắng vẻ, dư xăng hay sao mà đi 350km?

    Thứ 2 là có lẽ họ biết nhà máy ko lọc gì, nên chơi 1 vố cực đau. Nhớt thải chạy thẳng vào nhà dân luôn. vậy câu hỏi là nhà máy có lọc gì ko mà để lọt từng ấy bùn? Khoan nói chuyện tiêu chuẩn, kim loại nặng này nọ. Cảm quan thôi, thì phải lọc thô rồi mới lọc tinh, thì ko thể nào có nhớt chảy tới nhà dân được. Vậy thì lâu nay nhà máy lọc nước lọc cái gì?

    Lòng tin giờ hơi bị mắc đấy.

  8. #58
    Tham gia
    12-06-2012
    Location
    Toronto
    Bài viết
    827
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Đoạn kết truyện ngụ ngôn Đeo Chuông Cổ Mèo: Ngàn năm sau, những con chuột nhắt đòi treo chuông cổ mèo được đầu thai thành các Keyboard Hero.
    Há há há, thì chiếc Keyboard Hero cũng đã vạch mặt được 1 thằng việt cộng nằm vùng trong ni rồi.

  9. #59
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Ở Vn có 1 tình trạng nữa là xây nhà máy có đủ chức năng lọc chất thải, nhưng họ ko vận hành, hoặc vận hành 1 nửa giống cái Vinh Tân 1 kia.
    Ko biết chi phí vận hành hệ thống lọc chiếm ngân sách thế nào bác Văn Khoa, em đoán chắc cũng vài triệu đô cho 1 nhà máy lớn?

    Chuyện nhà máy nước sông Đà kia, cái nước đen ngòm trong bể chứa chung cư, vậy mà nó thoát ra được từ nhà máy nước thì em đoán là họ chả vận hành hệ thống lọc ở nhà máy, chắc quẳng 1 tý cho có mùi clo

    http://kenh14.vn/viwaco-thau-rua-be-...9194419598.chn
    Ngân sách riêng về cung cấp nước của Công Ty Điện Nước của thành phố Los Angeles cho tài khóa 2018-2019 là 1.54 tỉ đô la, trong đó 511 triệu đô la dành cho điều hành và bảo trì hệ thống dẫn, lọc, và phân phối nước; 891 triệu đô la cho xây cất hạ tầng cơ sở, thay ống dẫn nước, máy móc cũ, ... Sau cùng, 136 triệu đô la để mua thêm nước. Dân số phục vụ là 4 triệu người và trung bình mỗi người dùng 424 lít nước mỗi ngày, trong đó có tưới cây cỏ, vườn tược. Phẩm chất nước rất tinh khiết, vặn rô bi nê lên là uống ngay.

    Sau đây là sơ đồ của hệ thống nước từ nguồn cho đến người tiêu thụ. Tốn 1.54 tỉ đô la cho mỗi năm, vài triệu đô la chẳng làm được gì.

    LADWP Water System by Dat's Photos, on Flickr

    Nếu thải dầu từ nguồn mà hai ngày sau dầu chui vào ngay nhà dân thì cái nhà máy nước sông Đà không lọc gì hết và nó chỉ có nhiệm vụ như là một nhà máy bơm nước. Cháy nhà mới ra mặt chuột, có những chuyện như thế này mới biết các nhà máy ở VN có gì và không có gì.

  10. #60
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Vụ nguồn bị ô nhiễm dầu thải và nhà máy nước Sông Đà không phát hiện và không lọc là một bài học quý giá. Hai điều được phơi bày rõ như ban ngày là nguồn nước không được giữ an toàn và nhà máy chỉ bơm nước từ nguồn vào nhà dân chứ không lọc.

    Thật tình là em không biết cách diễn tả cảm tưởng của mình ra sao. Tất cả đều khác với những gì em đã quen thuộc ở xứ người mà nơi đó, nguồn điện nước được bảo vệ một cách cẩn mật và phẩm chất được bảo đảm một cách tối đa. Tất cả những nguồn và đường, ống dẫn nước lộ thiên ở nơi xa xôi đều được rào lại và được nhân viên đi tuần mỗi ngày.

    Nguồn nước của thành phố Los Angeles đến từ bốn nơi: sườn Đông của Rặng Sierra Nevada (Eastern Sierra), hệ thống dẫn nước của tiểu bang California (State Water Project), hệ thống nước đã được lọc và khử trùng từ Sông Colorado (qua trung gian là Metropolitan Water District, MWD), và giếng nước ngầm. Thành phố Los Angeles là chủ nhân của các giếng sâu rải rác về phía Bắc của thành phố và nguồn nước do tuyết tan từ Eastern Nevada. Các giếng này bơm nước từ mạch (aquifer) rất sâu vài trăm mét vì phẩm chất rất cao, thành phố không bơm nước từ mạch nước nông. Lý do chính là khi nước mưa trải qua cả chục năm hay mấy chục năm trong đất để xuống mạch nước sâu thì phẩm chất của nước không thể nào tốt hơn.

    Sau đây là những tấm ảnh về nguồn Eastern Sierra em chụp trong những lần “đi nhờ chuyên cơ” (đu càng máy bay trực thăng) đi thị sát mấy năm trước. Ngay sau biến cố 9/11, sở em bay tuần tiễu từ nguồn, các hồ nước, đập, cho đến nhà máy lọc Los Angeles hàng giờ; hiện nay thì chỉ bay hai lần mỗi ngày.

    Nguồn Eastern Sierra.

    DSC_5316 (2) by Dat's Photos, on Flickr

    L1020361 (2)_DxOFP by Dat's Photos, on Flickr

    Kênh lộ thiên hay ống dẫn nước dọc theo sườn núi.

    L1020411 (2) by Dat's Photos, on Flickr

    L1020260 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020271 (2) by Dat's Photos, on Flickr

    Các hồ chứa và đập ngăn nước.

    L1020184 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020180 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020307 (2) by Dat's Photos, on Flickr

    L1020311 (3)_DxOFP by Dat's Photos, on Flickr

    Và sau cùng chảy vào máy lọc nước cho thành phố với năng xuất trung bình 1765 triệu lít cho mỗi ngày.

    L1020165 by Dat's Photos, on Flickr

    L1020160 by Dat's Photos, on Flickr

    Hồ chứa nước sau khi khử trùng lần thứ nhất.

    La Reservoir 2 by Dat's Photos, on Flickr

    Tất cả được thị sát từ trên không bằng bốn chiếc trực thăng, mỗi ngày hai lần chỉ với mục đích để bảo đảm sự an toàn của nguồn nước cho bốn triệu dân.

    DSC_5445 by Dat's Photos, on Flickr

    DSC_5730 by Dat's Photos, on Flickr

Trang 6 / 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •