Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 77

Chủ đề: Vụ Hỏa Hoạn Rạng Đông ở Hà Nội, Thủy Ngân, và ALOHA

  1. #1
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830

    Vụ Hỏa Hoạn Rạng Đông ở Hà Nội, Thủy Ngân, và ALOHA

    Hôm nay em đọc báo Tiếng Dân và biết cách đây hai ngày có vụ hỏa hoạn lớn tại nhà máy Rạng Đông, một nhà máy sản xuất bóng đèn CFL và phích nước thủy tinh. Tờ báo có vài bài viết và đăng lại những khuyến cáo của chính phủ về những phương pháp để tránh nhiễm độc. Tuy chính phủ không nói đến nhiễm độc gì nhưng đọc giả nghĩ ngay đến thủy ngân, một chất kim loại lỏng được dùng trong bóng đèn CFL và lớp tráng thủy tinh của phích nước. Dựa theo tầm quan trọng hiểu ngầm trong khuyến cáo của chính phủ thì đây là một tai nạn kỹ nghệ quan trọng liên quan đến thủy ngân và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường về lâu về dài vì thủy ngân là một chất rất độc và tác động trên sức khỏe và môi trường không được thể hiện ngay mà phải chờ đến một thời gian dài sau khi bị nhiễm (latency period.)

    Bây giờ em mới nói đến chủ đề chính của thớt, đó là ALOHA, một chữ chào hỏi rất thông dụng ở Hawaii. ALOHA trong thớt này không có nghĩa chào hỏi gì hết, nó là chữ vắn tắt của Areal LOcation of Hazardous Amotspheres. Để không đi vào những chi tiết về khoa học, nói tóm tắt đây là một software được viết bởi hai cơ quan Quản Trị Không Gian và Vũ Trụ và Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (NASA và EPA). ALOHA là một cụ tối cần thiết trong việc hoạch định các hành động khẩn cấp (Emergency Reponse Planning) để đối phó với các tai nạn kỹ nghệ. Trên toàn nước Mỹ, nhà máy, xưởng kỹ nghệ nào chứa trên 25 cân Tây (11.3 kg) chất cực độc như thủy ngân hoặc trên 100 gallons (378.5 lít) chất lỏng độc hoặc dễ cháy đều phải có một Emergency Reponse Plan và phải khai báo với sở cứu hỏa địa phương để họ biết loại chất độc nào để chuẩn bị cho chữa cháy về phương diện di tản nhân viên nhà máy, dân chúng sống dưới làn gió (downwind.)

    ALOHA rất dễ dùng và hay vô cùng. Software này tiên đoán mức độ (concentrations) và tầm không gian (areal footprints) bị nhiễm độc để nhà chức trách di tản dân chúng ngay sau khi một tai nạn kỹ nghệ xảy ra. Ở bên Mỹ, ALOHA được liên kết với dữ liệu kiểm tra dân số và MARPLOT (một hình thức GoogleMaps) để biết rõ các tầm ảnh hưởng (Impact Zone, Local Area of Concern) và kết quả cho biết ngay số người, số nhà bị ảnh hưởng.

    Ngày xưa khi còn đi làm, trong mấy năm em chuyên phụ trách lĩnh vực emergency response cho các nhà máy nhiệt điện vì chứa chất hóa học dùng trong bộ phận lọc khí thải. Trong máy điện toán trên bàn và sách tay, lúc nào em cũng sẵn sàng ALOHA và MARPLOT để đề phòng khi hữu sự. Không gì ám ảnh em hơn là sau một động đất lớn, các bồn chứa chất hóa học đổ vỡ và bốc hơi và dân chúng sống chung quanh nhà máy hốt hoảng. Em chỉ đánh máy vài dữ kiện thời tiết vào software và sau đó sẽ biết các tầm ảnh hưởng từ nặng tới nhẹ và đám mây nguy hiểm bay về phía nào. Em làm việc với sở cứu hỏa địa phương và chỉ có họ mới có quyền ra lệnh di tản.

    Em nghĩ các sở cứu hỏa ở VN hãy còn thô sơ và ALOHA và MARPLOT là hai dụng cụ tối cần thiết mà họ nên nghiên cứu và áp dụng. Mỹ đã bỏ bao nhiêu công sức để bảo vệ đời sống của dân chúng chung quanh các nhà máy, cơ sở kỹ nghệ. Các dụng cụ này đều miễn phí, VN cứ tải về mà dùng.

  2. #2
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Em nghĩ rất khó áp dụng ở VN , vì tiêu chuẩn an toàn ( có thể khác nhau ) , cộng thêm một số quy trình cơ chế này nọ , cộng thêm các công ty quốc doanh thường dưới tiêu chuẩn , nhưng người lãnh đạo thì " trên tiêu chuẩn " , nói chung là rất khó đó mà ....

  3. #3
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Cái phần mềm hay vậy mà free thì ngon quá.
    Ở VN thì chắc ko sài được vì dân bao quanh nhà máy, nó mà báo di tản vài tuần thì chết. Bửa có thông báo ko ăn uống trong bán kính 1km, sau đó HN bắt gỡ ra vì ko có cơ sở nào ghi là ô nhiễm. Giờ dân tự lo, ai sợ thì đi, còn ko thì bám trụ mà buôn bán.
    Chỉ quan to mới biết độc hay ko

    Được sửa bởi Accord 2000 lúc 10:39 PM ngày 31-08-2019

  4. #4
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi langthangsg06 View Post
    Em nghĩ rất khó áp dụng ở VN , vì tiêu chuẩn an toàn ( có thể khác nhau ) , cộng thêm một số quy trình cơ chế này nọ , cộng thêm các công ty quốc doanh thường dưới tiêu chuẩn , nhưng người lãnh đạo thì " trên tiêu chuẩn " , nói chung là rất khó đó mà ....
    Em vẫn biết là hai phương trời khác biệt về tự do, độc lập, và hạnh phúc, nhưng về an toàn và sức khỏe của dân chúng và môi trường thì em mong là chỉ có một tiêu chuẩn. Một bộ software được dùng trong tất cả các cơ quan cứu hỏa trên toàn đất Mỹ và miễn phí mà không tải về để học hỏi và áp dụng thì không gì ngu xuẩn bằng. Em cố tình không đưa link để thử xem một vài bác về kỹ thuật có thật tình muốn học hỏi, nhưng làm thế thì gây khó khăn cho anh em quá. Thôi thì đây nhé, một cơ hội để mở mang trí tuệ thêm một tí.

    ALOHA: https://www.epa.gov/cameo/aloha-software

    MARPLOT: https://www.epa.gov/cameo/marplot-software

  5. #5
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Cái phần mềm hay vậy mà free thì ngon quá.
    Ở VN thì chắc ko sài được vì dân bao quanh nhà máy, nó mà báo di tản vài tuần thì chết. Bửa có thông báo ko ăn uống trong bán kính 1km, sau đó HN bắt gỡ ra vì ko có cơ sở nào ghi là ô nhiễm. Giờ dân tự lo, ai sợ thì đi, còn ko thì bám trụ mà buôn bán.
    Chỉ quan to mới biết độc hay ko

    Hai ông mặc sơ mi người thì đeo mặt nạ và người thì đeo găng tay. Còn hai ông thợ thì đeo khẩu trang. Đúng là sống chết mặc bay. Không có cơ sở nào ghi là ô nhiễm, thế thì đeo mặt nạ và đeo găng để làm gì?

    Em mách thêm phương pháp để đo nhá:

    1) Drager colorimetric tubes:ma dze in dzợc man ni, một bộ vừa bơm vừa ống đo đổi màu khi gặp thủy ngân trong không khí khoảng vài trăm đô la.

    2) Jerome Mercury Vapor Analyzer: máy đo thủy ngân trong không khí chính xác nhất hiện nay. Máy này ngày xưa em phải mua 10 ngàn đô la, bây giờ có thể rẻ hơn. Máy này là máy tiêu chuẩn của các sở cứu hỏa để đo thủy ngân. Nguyên tắc trong máy là một lớp vàng mỏng. Vàng gặp thủy ngân là bị thủy ngân tráng trên mặt và thủy ngân làm thay đổi tính cách dẫn điện của vàng. Sự thay đổi điện này tùy theo nồng độ của thủy ngân trong không khí.

  6. #6
    Tham gia
    14-01-2009
    Bài viết
    74
    Em còn nhớ hồi mới qua Canada, em làm cho một phòng lab. Công việc cũng phải dùng thủy ngân để làm việc. Em phải đeo mặt nạ 8 tiếng một ngày. Sau 1 hai ngày thì phải thay filters cho mặt nạ. Hàng ngày vẫn phải đo nồng độ thủy ngân quanh phòng thí nghiệm. Mỗi tháng em phải thử máu xem có bị nhiễm thủy ngân không. Làm được hai tháng em bỏ việc luôn. Thủy ngân cũng có thể xâm nhập vào người qua hít thở, và hơi (vapor) thủy ngân có thể thấm qua da người.

    Mấy "thằng" lãnh đạo chúng chỉ biết ăn ngập đầu thôi, có biết lo cho dân đâu! Mà không biết có tí tri thức nào để điều hành không nữa!

    Cám ơn bác VK một số chi tiết về ALOHA!

    seagull

  7. #7
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Trời, bác seagull hiền khô như cục bột mà còn nổi giận thì biết sao rồi. Nhưng còn tình cảm là một điều tốt, dù nóng giận.

    Bác seagull nghỉ là đúng rồi vì không nên giỡn với thủy ngân. Nếu bác seagull còn nhớ thì chắc bác biết là trong những cơ sở, xưởng mà TN được dùng, bao giờ người ta cũng thiết kế bộ phận điều hòa không khí rất lạnh, làm trong đó phải mặc áo lạnh dầy. Mục đích chính là để giảm thiểu TN bốc hơi vì nhiệt độ càng cao thì TN càng dễ bốc hơi. Em có nhiều chuyện kể về cách dùng TN trong các nhà máy nhiệt điện, biến điện và các giếng bơm nước ngầm chẳng qua là vì lăn lộn nhiều.

    Tiếp xúc ngắn hạn (short term exposure) với thủy ngân ở thể lỏng (elemental Hg) thì không sao, nhưng với TN ở thể khí (Hg vapor) với nồng độ cao thì nguy hiểm. Trong trạng thái áp xuất và nhiệt độ bình thường thì TN rất ít bốc hơi, nhưng trong nhiệt độ cao như cháy nhà thì bay hơi nhiều. Cách duy nhất thì kiểm điểm lại TN trong kho và trong xưởng, so sánh trọng lượng trước và sau hỏa hoạn thì biết ngay. Nhưng điều quan trọng là phải biết làm đúng và nói thật.

    Cháy đã xong rồi, chính phủ bây giờ tìm cách hoãn binh hay tìm cách tuyên bố những câu vô thưởng vô phạt là tình hình đã ổn định và nhất là không ai thiệt mạng, dân chúng đừng lo gì hết vì đã có đảng; và khi nhà nước nói không có gì nguy hại về sức khỏe và môi trường thì hãy tin nhà nước vì nhà nước chẳng bao giờ sai. Bằng chứng là sau khi Formosa xảy ra, các quan đi tắm biển và ăn hải sản ngay tại đó, có đứa nào lăn đùng ra đâu?

    Nhưng bác nào thích hay tò mò về môn khoa học kỹ thuật ứng dụng thì em thách thức. Lĩnh vực air dispersion modeling chỉ là một ứng dụng của toán học và vật lý, đây là một môn căn bản của các nhà khí tượng học tiên đoán thời tiết và các chuyên viên về ô nhiễm không khí tiên đoán về nồng độ chất ô nhiễm phát xuất từ một nguồn.

    Hai thảo chương ALOHA và MARPLOT đã có sẵn, các bác chỉ downloadrun. Khi dùng, đầu vào của ALOHA sẽ đòi hỏi chất hóa học liên quan là chất gì, trọng lượng/dung tích, hình dạng của vại/bồn chứa, miệng vại, chiều cao, ... Sau đó ALOHA sẽ xin các dữ kiện về thời tiết như sức và hướng gió, nhiệt độ, ... Các bác có thể chạy program bằng nhiều scenarios khác nhau bằng cách thay đổi đầu vào cho hợp lý và đúng thực tế nhất.

    Vì hỏa hoạn đã xong và bây giờ là làm bài tập nhiều lần cho ... thư giãn. Không cần biết chính xác sức gió, các bác khởi đầu từ 0 km/hr và lập lại cho 1, 2, 3 ,4 ,5, ... 10, 15, 20 km/hr. Các bác sẽ ngạc nhiên với kết quả nồng độ TN tại nhà máy khi trời không có gió và đám khí (plume) TN bay tới đâu với nồng dộ gì tại mỗi vận tốc gió. Các bác tin em đi, đây là một dụng cụ khoa học rất đơn sơ và dễ xài. Ngày xưa, ông boss đã vô cùng tin tưởng và nhiều lần thăng chức em vì những thứ mà em chủ động mày mò ra để áp dụng mà chính ổng cũng không biết và tiếng tăm của đơn vị càng ngày càng tăng, nhiều người biết đến vì những dịch vụ này.

    Một cách nữa để tìm hiểu ảnh hưởng về sức khỏe và môi trường của TN sau vụ cháy là làm một cuộc khảo cứu về epidemiology và thử máu trong dân chúng và đi lấy mẫu đất về thử TN. TN trong máu và trong đất không biết ăn gian nói đối, và chính phủ cũng thế, nếu họ có lương tâm và biết minh bạch là gì.

    Nếu em có hứng và rảnh thì sẽ nói qua epidemiology và cách lấy mẫu đất để thử.

  8. #8
    Tham gia
    09-12-2012
    Bài viết
    5,177
    Anh Văn Khoa,
    FYI

    Ô Mai Gát

  9. #9
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Nghe bác seagull nói mà sợ, vậy mà nhà máy cho công nhân vào sx ngay luôn. Chính họ phải hiểu họ có cái gì chứ?
    Phải bỏ tù ban giám đốc nhà máy... ah quên, ở VN thì đánh kẻ chạy đi, ko đánh người chạy lại.
    Thôi ai sống được thì sống vậy.

  10. #10
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Trở lại trường hợp hãng ngày xưa của bác seagull, khi nhân viên phải đeo mask trong 8 tiếng làm việc thì hãng đó quá dở. Mask chỉ được dùng khi không thể kiểm soát khí độc bằng phương pháp kỹ thuật ưu tiên nào đó (e.g., engineering controls) tỷ dụ như ống hút hơi tại chỗ (local exhaust hood) hoặc giảm nhiệt độ trong phòng TN được dùng để giảm TN bốc hơi. Nhưng dù gì hãng đó cũng có những biện pháp thăm dò sức khỏe nhân viên để báo động lượng thủy ngân trong cơ thể nếu lên đến độ nguy hiểm.

Trang 1 / 8 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •