Trang 3 / 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 77

Chủ đề: Vụ Hỏa Hoạn Rạng Đông ở Hà Nội, Thủy Ngân, và ALOHA

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Số liệu có thể thay đổi nếu cháy 27kg trong 15 phút, bởi vì hóa chất có thể chứa tập trung 1 chỗ, nên khi nó cháy đến thì bùng lên trong tg ngắn.
    Nên có thể nguy hiểm hơn là bác VK lấy 0.5kg/h

    Cũng may là họ ko dấu nhẹm đi, giờ họ cho điều trị miễn phí nếu ai muốn. Thấy công nhân vẫn lao vào dọn dẹp mà ko có thiết bị gì bảo vệ cả.
    Thay vì mê muội chụp choẹt, em thách các thành viên Vnphoto bỏ máy ảnh xuống và động não với ALOHA cho vui. Bác nói đúng, nếu 27 kg TN bốc hơi trong 15 phút thì kết quả khác nhiều và nguy hiểm hơn. ALOHA mặc định tiên đoán trong 1 tiếng, nếu 27 kg bị phân tán trong 15 phút thì input sẽ phải là 27x4=108 kg/hr. Có ai thử cho con số này vào ALOHA để xem các đám mây giết người AEGL-3, AEGL-2 nó phủ đến đâu không? Một cơ hội làm bài tập!

    Tiếc rằng ALOHA không có GIS của Hà Nội chứ nếu có thì biết ngay nhà cửa của các thành viên vnphoto nào nằm dưới cơn mưa từ các “đám mây hóa học” giết người này.

  2. #22
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Một điều may ở đây là đặc tính của TN. TN có vapour pressure rất thấp và có nhiệt độ sôi cao. Điều này có nghĩa là TN không dễ bốc hơi, trừ trong một đám cháy lớn, và chất này dễ đi từ thể khí về thể lỏng khi gặp lạnh. Hơi TN sẽ tụ lại và rơi xuống (atmospheric deposition). Rơi xuống đâu? Để có câu trả lời thì cần phải chạy một software thật chuyên môn về atmospheric deposition modeling mà chỉ có các viện khảo cứu mới có nhưng em cũng không chắc model này có thể được áp dụng cho Rạng Đông vì nó được dùng để khảo sát TN trong các tầng khí quyển cao và phân tán trên thế giới.

    Muốn biết TN rơi xuống đâu thì chỉ có hai cách: một cuộc khảo cứu qua thử máu và lấy mẫu nước, đất, và wipe samples về thử.

    Khảo cứu qua thử máu là một hình thức khảo cứu về dịch tễ học (epidemiology) mà bác ASAV có thể giúp em đào xâu hơn. Phương pháp khảo cứu này sẽ chủ tâm vào dân số trực tiếp bị ảnh hưởng bởi đám cháy (target population) và cần phải có một số dân chúng tương tự không bị ảnh hưởng (control population, group). Target population (target group) là số dân chúng nằm trên đường đi của đám mây AEGL-2 và AEGL-3. Control population là nhóm dân chúng có cuộc sống, sinh hoạt tương tự như dân chúng trong target population nhưng nằm ở nơi khác không bị ảnh hưởng của đám cháy. Cần bao nhiêu người trong mỗi dân số để cuộc khảo cứu có ý nghĩa với kết quả chính xác? Câu trả lời là càng nhiều càng tốt vì còn phải chia ra từng nhóm nhỏ theo tuổi vì mỗi nhóm tuổi lượng TN trong máu khác nhau, càng có tuổi thì càng có nhiều TN trong máu. Thử từ trung tâm đám cháy đi ra, khi nào lượng TN trong máu của target population bằng lượng TN trong máu của control population thì nơi đó là biên giới của TN đọng lại và rơi xuống (Hg fall-out). Nên nhớ là trong máu của dân chúng sống trong VN đã có lượng thủy ngân nào đó vì hít thở khí thải từ nhà nhiệt điện than và vì tiêu thụ rau quả, hải sản bị nhiễm TN từ các nhà máy này.

    Lấy mẫu nước, đất, và “wipe samples” cũng theo phương pháp làm epidemiology, nghĩa là phải lấy từ vùng target và control. Wipe samples là “mẫu chùi” được lấy bằng cách lau một mặt phẳng khoảng 40 x 40 cm với một miếng vải sterilized thấm cồn. Mặt tủ, bàn ghế trong nhà, trong trường học là những thí dụ để lấy wipe samples. Tất cả các mẫu trong vùng target này cần phải có các mẫu trong vùng control vì trong nước VN, không chỗ nào mà không bị nhiễm TN. Mục đích chính ở đây là để so sánh lượng TN, sự khác biệt delta chính là do vụ cháy Rạng Đông gây ra.

    Các mẫu này được phân tích bởi máy Atomic Absorbtion với đèn đặc biệt dành riêng cho thủy ngân. Trên mạng có rất nhiều tin tức về phương pháp nảy.

  3. #23
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Thay vì mê muội chụp choẹt, em thách các thành viên Vnphoto bỏ máy ảnh xuống và động não với ALOHA cho vui. Bác nói đúng, nếu 27 kg TN bốc hơi trong 15 phút thì kết quả khác nhiều và nguy hiểm hơn. ALOHA mặc định tiên đoán trong 1 tiếng, nếu 27 kg bị phân tán trong 15 phút thì input sẽ phải là 27x4=108 kg/hr. Có ai thử cho con số này vào ALOHA để xem các đám mây giết người AEGL-3, AEGL-2 nó phủ đến đâu không? Một cơ hội làm bài tập!

    Tiếc rằng ALOHA không có GIS của Hà Nội chứ nếu có thì biết ngay nhà cửa của các thành viên vnphoto nào nằm dưới cơn mưa từ các “đám mây hóa học” giết người này.
    Em cũng tính thử mà chưa rảnh đó bác Văn Khoa, em dự định làm theo số liệu mới đó, để coi ảnh hưởng bao xa, rồi cho lên fb mà sợ ở tù quá

    Báo có đăng là khoảng 150 người phải điều trị sau khi xét nghiệm, nói chung là ở VN thì tự lo trước khi có cơ quan cảnh báo. Dân họ di tản con nít ra khỏi vùng ngay ngày đầu tiên lúc phường ra cảnh báo, rồi quận thu hồi cảnh báo.
    Rồi giờ thì kệ mịa nó, chứ có nhiêu độc hít hết rồi.

    Cách đây vài năm, báo có đăng 1 bài về làng ung thư, nằm sát cty hóa chất Lâm Thao, em chả biết cty này nhưng từ trong sách GK đã nghe, nó là cty lớn lâu đời của miền Bắc.
    Dân trong làng hầu như nhà nào cũng vài người bị ung thư, ai sợ thì bỏ đi, nhưng già thì biết đi đâu? Đâu phải ai cũng có thể lên tp bươn chải. Đành ở đó chịu chết mòn.

    Rồi cũng im xuôi thôi, nên cái vụ thủy ngân kia, nó nhỏ như que tăm trong mối ngổn ngang của XH bây giờ. Có khác 1 chút là nó xảy ra ở HN, nơi dân có tiền sống, nên họ phản ứng mạnh hơn, chứ nếu ở quê thì em tin chả ma nào tới mà đo nồng độ hóa chất đâu.

  4. #24
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    @ Accord 2000, nếu rảnh, em sẽ thử chạy ALOHA với 108 kg/hr.

    Hôm nay đọc VOAtiengviet.com, em thấy bức ảnh sau trong một bản tin dưới tựa đề Lo Ngại Về Nhiễm Độc Thủy Ngân Vụ Cháy Nhà Máy Rạng Đông nên có vài comments dựa theo bức ảnh kèm theo bài báo sau đây.

    6D86718C-322F-49F5-BDE4-CBBC71E4A418 by Dat's Photos, on Flickr

    Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) có lẽ vì áp lực của dân chúng nên cử nhân viên đi khảo nghiệm không khí chung quanh hãng Rạng Đông rồi gọi báo chí đến chụp cho một tấm ảnh để sau này có ai chất vấn sao không thử nghiệm và kết quả ra sao thì Bộ có bằng chứng: đây nhé, rõ ràng là có thử không khí ngay tại hiện trường với ảnh chứng minh, và đây là kết quả XYZ ...

    Chủ đích lấy mẫu là tách TN ra khỏi không khí bằng cách giữ nó lại qua cách lọc và cách lọc hữu hiệu nhất đòi hỏi chất lọc (sorbent) phải có đặc tính kết hợp (affinity) với TN. Sau đó trong phòng thí nghiệm, TN lại được tách ra khỏi sorbent để cho vào máy đo. Nếu dùng sorbent không đúng thì không đời nào “nắm và kéo” TN ra khỏi không khí, nói cho dễ hiểu.

    TN hiện hữu trong môi trường dưới hai hình thức: thể hơi (gaseous mercury, GM) và thể rắn (particulate mercury, PM). Khi đo tổng hợp thể hơi (total GM, TGM) và tổng hợp thể rắn (total PM, TPM), người ta dùng sorbent tubes. Khi TN trở thành một chất hữu cơ ở thể hơi (reactive gas phase mercury, RGM), người ta dùng Hydrochloric Acid (HCl) làm reagent để tác hợp với RGM.

    Ở Mỹ, trong lĩnh vực lấy mẫu không khí để thử TN, chỉ có hai cơ quan có thẩm quyền đặt phương pháp lấy mẫu không khí: 1) Occupational Safety and Health Administration (OSHA) và 2) US Environmental Protection Agency (USEPA). Phương pháp của OSHA (OSHA Method ID-140, Mercury in Workplace Atmospheres) được áp dụng cho chỗ làm để bảo vệ nhân công và phương pháp của USEPA (EPA IO-5, Sampling and Analysis for Atmospheric Mercury) dành cho môi trường nói chung.

    Phương pháp của OSHA đòi hỏi hợp chất (sorbent) dùng để lấy mẫu không khí là Hydrar hoặc Hopcalite một loại bột mịn như đường. Phương pháp của USEPA đòi hỏi dùng một loại hạt rất nhỏ được tráng bởi một lớp vàng (gold-coated bead sorbent trap). Cả hai loại sorbents này đều nắm tóc và lôi TN ra khi không khí nhiễm TN đi qua. Sau đây là sơ đồ của một ống sorbent nói chung. Màu đen là than vỏ dừa dùng cho chất hữu cơ. Hydrar và Hopcalite có màu trắng ngà. Khi thử nghiệm, hai đầu của ống thủy tinh được đập đi và được gắn vào một máy hút không khí (air sampler). TN sẽ tác hợp với sorbent và được tách ra khỏi không khí.

    F2DA17C7-A4F3-42CA-9E1E-5E758FDCB4F3 by Dat's Photos, on Flickr

    Các bác hãy trở lại tấm ảnh để xem Bộ TN&MT dùng gì để lấy mẫu không khí. Bên trái, cái máy màu xanh lơ là máy hút không khí, bên phải là một lọ giống như air bubbler, hoặc air impinger. Air bubbler hoạt động như bình nước của ống điếu, không khí qua ống được thổi thành bong bóng dưới nước. Trong lọ air bubbler có chứa một chất lỏng, có thể là Hydrochloric Acid (HCl). Trừ một trường hợp áp dụng rất đặc biệt, ở Mỹ, em chưa bao giờ biết đến một phương pháp/dụng cụ thử nghiệm TN trong không khí mà sorbent là một chất lỏng, dù là chất gì. Ở Âu Châu, người ta dùng HCl như là reagent để đo thủy ngân trong không khí. Nhưng phương pháp này chỉ dành cho TN hữu cơ. Dùng phương pháp này một mình sẽ bỏ lỡ TN ở thể khí và rắn nhiều lắm. Và kết quả là nồng độ TN đo được sẽ nằm dưới (under-reported) nồng độ thực sự trên thực tế.

    Cách đo đúng nhất và chính xác nhất là phải dùng cả hai cách: sorbent tubes và HCl và cộng kết quả lại.

  5. #25
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Em đã làm xong bài tập ALOHA với một bối cảnh thật xấu, đó là 27 kg thủy ngân bị bốc hơi trong 15 phút, bất cứ 15 phút nào trong cuộc hỏa hoan. Vì ALOHA tính theo đơn vị giờ nên 27 kg/15 phút sẽ thành 108 kg/giờ, nhưng khi chạy ALOHA, em chỉ cho thời gian bốc hơi là 15 phút.

    Đó là dữ kiện thay đổi duy nhất, các điều kiện khác như cơ sở, thời tiết, hướng và vận tốc gió không thay đổi. Sau đây là bảng tóm tắt đầu vào.

    Rang Dong Summary 2 by Dat's Photos, on Flickr

    Họa đồ sau cho thấy kích thước và chiều dài của hai đám mây hơi thủy ngân AEGL-2 và AEGL-3. Đám mây AEGL-3 hết tại 414 mét và đám mây AEGL-2 hết tại 1000 mét từ đám cháy.

    Rang Dong TTZ 2 by Dat's Photos, on Flickr

  6. #26
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Sau đây là các họa đồ chỉ nồng độ TN trong không khí tại các khoảng cách 20, 50, 100, 150, 200, 300, 400, 414, 500, 750,và 1000 mét từ chỗ TN bốc hơi. Trục ngang chỉ thời gian (phút) sau khi 27 kg TN bốc hơi và trục dọc chỉ nồng độ (mg/m3). Tại các khoảng cách dưới 414 mét, lượng TN trong không khí quá hãi hùng, gấp bao nhiêu lần lượng tử vong AEGL-3 là 8.9 mg/m3. Từ 424 cho đến 1000 mét thì độ TN xuống dưới AEGL-3 và bắt đầu từ 1000m trở đi thì độ TN xuống dưới AEGL-2 (1.7 mg/m3), có vẻ an toàn hơn.

    Concentration at 20m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 50m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 100m - 2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 150m by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 200m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 300m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 400m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 414m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 500m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 750m-2 by Dat's Photos, on Flickr

    Concentration at 1000m-2 by Dat's Photos, on Flickr

  7. #27
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Kết quả ghê quá bác Văn Khoa, nhưng em nghĩ nó khả thi, vì thông thường hóa chất phải trữ trong 1 thùng phuy hay tương tự, có thể nó nằm ngay dây chuyền để máy phun vào từng bóng đèn.
    Cho nên em tin là 1 lượng lớn bùng phát trong tg ngắn là hợp lý.

    Vấn đề ở đây là tại sao phải Bộ môi trường công bố lượng hóa chất bị cháy sau vài ngày? Cái này đáng lẽ cty phải biết mình có bao nhiêu, và ngay khi cháy thì sở cứu hỏa phải biết ngay, và công bố di tản lúc đó hay ko?
    Chứ sao lại nghi ngờ ko rõ bao nhiêu TN?

    Các lính cứu hỏa có lẽ là người có nguy cơ cao nhất, tiếp theo là dân sát vách nhà máy. Em đoán có lẽ ban đầu lính cứu hỏa cũng ko biết mình đang đối mặt với cái gì? Và hiện tại công nhân xử lý tàn dư đám cháy cũng ko biết trong đó có gì?

    Còn cấp lãnh đạo biết mà im hay ko thì em ko dám chắc.
    Em tin là giới khoa học VN biết các công nghệ thử và nguy cơ khi bị nhiễm, nhưng mà ko thấy ai đề cập tới mối nguy, nếu có thì cứ chung chung, mà cái dân cần muốn biết là ngay nhà tôi có bị nhiễm hay ko thì ko ai nói.

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Khả thi, hợp lý hay không thì phải điều tra kỹ càng và còn tùy vào sự lương thiện của hãng Rạng Đông và chính phủ. Có nhiều phần trăm là vụ này sẽ chìm xuồng và không bao giờ sự thật được phơi bày. 27 kg TN không phải là nhiều nếu biết một lít TN nặng 13.56 kg; 27 kg chỉ là 2 lít TN chứ bao nhiêu! 5 Tiếng đồng hồ sau mới dập tắt lửa thì khả năng 2 lít TN đi đời nhà ma không phải là điều quá quắt.

    Có lẽ không ai biết, từ Bộ TN&MT, nhân viên hãng Rạng Đông, lính chữa lửa và dân chúng chung quanh là họ đã gặp thứ dữ. Và đây là một bài học giống như bài học Bhopal thu nhỏ. Năm 1984, trong hãng Union Carbide ở tỉnh Bhopal, Ấn Độ, hai chất hóa học phản ứng với nhau tạo ra khí Methyl isocyanate cực độc. Bình thường đây là một phản ứng trong lò khép kín nhưng không hiểu tại sao lại bị rò ra ngoài, hiện giờ người ta vẫn chưa biết nguyên nhân. Có lẽ đây là một tai nạn kỹ nghệ chưa từng thấy với trên nửa triệu nạn nhânvài chục ngàn người chết. Tai nạn này làm rúng động cả thế giới, trong đó có nước Mỹ.

    Hai năm sau Bhopal, vào năm 1986, nước Mỹ ra một trong những đạo luật quan trọng nhất về an toàn trong kỹ nghệ hóa học và cộng đồng chung quanh. Đó là đạo luật Emergency Planning and Community Right-To-Know Act (EPCRA). Luật này bắt buộc các hãng xưởng hàng năm nộp cho các cơ quan cứu hỏa địa phương danh sách gồm tên của các chất hóa học và số lượng trên ngưỡng tối thiểu, cả tồn kho lẫn đang dùng. Các hãng cũng phải phòng cháy và tập dợt cách phòng cháy, hoặc tập dợt phương pháp báo động cho sở cứu hỏa. Sở cứu hỏa cũng phải tập dợt cùng với hãng. Dân chúng nếu muốn có thể liên lạc với sở cứu hỏa để biết hãng xưởng gần nhà mình chứa những chất hóa học gì và bao nhiêu vì đây là quyền người dân muốn biết, Community Right-To-Know.

    Hình phạt không tuân thủ theo luật EPCRA là gì? 25 Ngàn đô la/mỗi ngày cho mỗi tội và tù nếu cố tình vi phạm.

    Em không muốn có ý nghĩ bi quan hay tiêu cực vì nếu có cũng chẳng đi đến đâu. Nhưng qua tấm ảnh thì em không đánh giá cao giới khoa học VN, nhất là Bộ TN&MT. Không dễ gì mà thủy ngân vô cơ trở thành thủy ngân hữu cơ, sự thay đổi này cần thời gian, điều kiện môi trường, và chất xúc tác thích hợp. Các ông chỉ giỏi đóng kịch, sai một nhân viên đi lấy mẫu cốt ý để cho thợ chụp một tấm ảnh làm PR. Nhưng nhân viên chỉ lấy mẫu không khí để đo TN hữu cơ mà nó có thể không bao giờ hiện hữu sau đám cháy. Các ông quả thật không biết là TN vô cơ chính là cái cần phải đo. Và nếu muốn đo TN hữu cơ cũng được, nhưng phải đo TN vô vơ + hữu cơ cùng một lúc và cùng ngay tại chỗ. Tấm ảnh không cho thấy điều này. Các ông ơi, cố gắng học hỏi và làm thật theo đúng lương tâm, đừng màu mè bịp bợm chi cho mệt.

  9. #29
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    https://www.techz.vn/cong-ty-rang-do...-ylt77808.html

    Gian dối thì có rồi, ban đầu họ nói ko dùng thủy ngân, giờ thì lòi ra vẫn dùng.
    Chỉ tính riêng bóng đèn huỳnh quang là em thấy có tới 9kg thủy ngân trong đó rồi. Theo lẽ thường để suy tính hàng tồn kho thì cứ lấy sản lượng tuần rồi nhân lên. Họ phải lưu kho đủ dùng trong cả tháng chứ ko ai đi mua hóa chất hàng ngày.
    Có khi lưu kho cả 3-6 tháng để dùng.

    Cho nên mức độ ô nhiễm theo em là cao hơn con số suy đoán. Ko hiểu sao sổ sách chứng từ thu mua nó chạy đi đâu, để giờ phải ngồi đoán bao nhiêu thủy ngân bị cháy?
    Cách quản lý của VN như vậy, chả trách là tham nhũng tràn lan.

  10. #30
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,830
    Em thì nghĩ hàng trong kho có cả chục lít TN chứ không ít. Khi có một cơ sở sản xuất lớn, không ai đi mua lẻ từng lít một.

    Trong bài viết trên, em dùng từ TN vô cơ cho giản tiện để khác biệt với TN hữu cơ. Chính ra điều em muốn nói là TN vô cơ cộng với TN trong dạng kim loại mà trong tiếng Mỹ, người ta dùng hai chữ “metallic” hoặc “elemental” mecury. TN vô cơ là chất muối, hay màng rỉ trên mặt TN khi bị oxid hóa trong không khí.

    Tiện đây, em xin nói về một đặc tính của TN mà có nhiều sự ngộ nhận, đó là khả năng bay hơi của chất kim loại này. Em đọc hai lần, một lần trên mạng mà tác giả tự nhận là một TS và một lần trên báo mạng ở VN, tác giả của hai bài đều viết TN là một chất “dễ” bay hơi. Nếu người viết chịu khó tìm hiểu thế nào là dễ bay hơi và thế nào là khó khó bay hơi thì đỡ biết mấy. Khả năng bay hơi là một đặc tính của một chất hóa học ở thể lỏng. Ngay cả TN, nó dễ bay hơi hay khó? Để cho dễ hiểu, em lấy năm chất lỏng ra làm thí dụ: acetone, rượu nguyên chất, nước, xăng, và TN.

    Tại nhiệt độ 25 độ C: acetone có áp suất bốc hơi là 230 mmHg, rượu nguyên chất (ethanol) là 58 mmHg, nước là 24 mmHg, xăng là 8 mmHg, TN là 0,002 mmHg. Con số mmHg càng lớn thì càng dễ bay hơi, càng nhỏ thì càng khó bay hơi.

    Các bác lấy một giọt của các chất trên để trong phòng. Một ngày, một tuần, một tháng sau thì tất cả đều bay hơi hết, trừ TN. Thế thì TN dễ bay hơi ở khổ nào? Nhiều khi người ta còn mong TN “dễ” bay hơi để được phân tán nhanh trong không khí. Chính vì đặc tính khó bay hơi này mà TN tồn tại rất lâu trong môi trường. Tất cả đều trôi dạt ra sông ra biển, bị hữu cơ hóa rồi len lỏi lẫn vào chuỗi thức ăn cho cá, nghêu, sò, hến, ... cuối cùng lại vào bụng người tiêu thụ hải sản.

    TN chẳng đi đâu xa, không biết Bộ TN&MT có biết cách lấy mẫu chùi (wipe samples) bàn ghế, gường phản, tủ, ... nghĩa là mọi mặt phẳng trong nhà dân chúng gần Rạng Đông hay không. Tất cả đều phải được lấy mẫu chùi để thử nghiệm.

Trang 3 / 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •