Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 13

Chủ đề: Toán học sẽ giúp chế tạo ống kính chính xác và rẻ tiền hơn đồng thời cho ảnh đẹp hơn.

  1. #1
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175

    Toán học sẽ giúp chế tạo ống kính chính xác và rẻ tiền hơn đồng thời cho ảnh đẹp hơn.

    https://www.popularmechanics.com/tec...-lens-problem/

    Các bác chụp ảnh phong cảnh thường than phiền là phần rìa của ảnh không được sắc nét như phần ngay giữa ảnh (soft edges). Đó là do “spherical aberration” đã được biết đến cả ngàn năm nay nhưng chưa có cách giải quyết.

    Trong phần trên của hoạ đồ dưới đây, các tia sáng hội tụ vào một điểm duy nhất sau khi qua lăng kính. Phần dưới của hoạ đồ cho thấy trong thực tế thì các tia sáng hội tụ vào nhiều điểm khác nhau, làm ảnh bị mờ.



    Anh Rafael G. González-Acuña, một sinh viên trong học trình tiến sĩ tại Tecnológico de Monterrey ở Mexico, đã tìm ra được lời giải cho phương trình toán học do Wasserman và Wolf để ra năm 1949 (Wasserman-Wolf problem) để giải quyết spherical aberration.

    Hy vọng các hãng làm máy ảnh sẽ có thể áp dụng kết quả này và chế tạo ống kính tốt hơn, nhẹ hơn, và rẻ tiền hơn, cũng như cho ảnh đẹp hơn.

  2. #2
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    858
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    https://www.popularmechanics.com/tec...-lens-problem/

    Các bác chụp ảnh phong cảnh thường than phiền là phần rìa của ảnh không được sắc nét như phần ngay giữa ảnh (soft edges). Đó là do “spherical aberration” đã được biết đến cả ngàn năm nay nhưng chưa có cách giải quyết.

    ............................

    Hy vọng các hãng làm máy ảnh sẽ có thể áp dụng kết quả này và chế tạo ống kính tốt hơn, nhẹ hơn, và rẻ tiền hơn, cũng như cho ảnh đẹp hơn.
    Trong ống kính qua bao nhiêu miếng kính. Mỗi một miếng phải làm lại chắc giá thành sẽ rất cao.




    Bác làm tớ nhớ lại một lần đi cắm trại gặp một tay "pro" ngồi tán gióc về ống kính. Lúc đó mình mới vô nghề nên ngồi lắng nghe tại sao ống kính ông này đang dùng rất tốt và mấc tiền. Theo ông này thì ống míếng kính này từ lúc đúc cho lúc ra lò là "2 năm". Mỗi vài tuàn thì nhiệt độ trong lò được giảm xuống một tí, cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường (25C). Không rõ là ống kính hiệu nào nhưng máy là Cannon.

    Lúc hình gỏi cho bà con xem thì thấy mấy người đứng bên "rià" hình "mập" ra hơn bình thường. Chưa gặp lại ông này, không rõ ông ta còn giữ ống kính âý hay không.

  3. #3
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Trong ống kính qua bao nhiêu miếng kính. Mỗi một miếng phải làm lại chắc giá thành sẽ rất cao.




    Bác làm tớ nhớ lại một lần đi cắm trại gặp một tay "pro" ngồi tán gióc về ống kính. Lúc đó mình mới vô nghề nên ngồi lắng nghe tại sao ống kính ông này đang dùng rất tốt và mấc tiền. Theo ông này thì ống míếng kính này từ lúc đúc cho lúc ra lò là "2 năm". Mỗi vài tuàn thì nhiệt độ trong lò được giảm xuống một tí, cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường (25C). Không rõ là ống kính hiệu nào nhưng máy là Cannon.

    Lúc hình gỏi cho bà con xem thì thấy mấy người đứng bên "rià" hình "mập" ra hơn bình thường. Chưa gặp lại ông này, không rõ ông ta còn giữ ống kính âý hay không.
    Ko hiêu y anh, vây ông kính do là tôt hay xâú ?

  4. #4
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    858
    Quote Được gửi bởi langthangsg06 View Post
    Ko hiêu y anh, vây ông kính do là tôt hay xâú ?
    Y' mi`nh la` ô'ng ki'nh không tô't. Ngay giu~a hi`nh thi` không sao nhu+ng ngoa`i ria` thi` bi. phi`nh ra \.

    Sorry ba'c . VPSKEY la.i cha.y ca` cho+'n rô`i\.
    Được sửa bởi LN2017 lúc 11:03 PM ngày 11-08-2019

  5. #5
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Theo em hiểu (lờ mờ) thì các ống kình hiện tại cần nhiều lớp kính (glass) để lớp kính sau hiệu chỉnh aberrations của lớp kính trước. Vì cần nhiều lớp kính nên các ống kính hiện tại đắt tiền và rất nặng.

    Với kỹ thuật computer thời buổi này, để chế tạo một bề mặt 3D (surface) theo một hàm số toán học thì em nghĩ không có gì khó khăn. Nếu lời giải bài toán trên có thể đem vào thực tế sản xuất, thì một ống kính sẽ không còn cần nhiều lớp kính, hay chỉ cần một lớp kính mà thôi với hai bề mặt hai bên khác nhau. Như thế ống kính sẽ nhẹ hơn, và có thể sẽ rẻ hơn. Hy vọng họ có thể thực hiện được sớm để em còn có dịp xài. Haha.

    Nếu lời giải trên có thể khắc phục được spherical aberration thì hy vọng nó cũng sẽ khắc phục được chromatic aberration. Em chỉ đoán thôi.

  6. #6
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Sorry ba'c . VPSKEY la.i cha.y ca` cho+'n rô`i\.
    Em không cần VPSKEY hay software nào khác để gõ tiếng Việt trên VNPhoto.
    Em chỉ log on rồi gõ tiếng Việt theo "VNI Typing", nghĩa là đánh dấu bằng các keys số từ 1 đến 9 (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, dấu mũ, dấu ơ, dấu ă, và chữ đ, theo thứ tự đó )

  7. #7
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,858
    Cám ơn bác ASAV đã đưa lên đây một link đến một nghiên cứu hay, ít nhất trên phương diện mô hình toán học. Nếu mô hình toán học này được kiểm chứng (validated) trong phòng thí nghiệm, rồi sản xuất thử được thì hay quá.

    Em có đọc qua bài viết của hai nhà nghiên cứu, nhưng đa phần là không hiểu cho nên thắc mắc là mô hình toán học của họ chỉ áp dụng cho một wavelength nào đó trong visible spectrum (380-740 nm) hay tất cả các wavelength trong visible spectrum. Em nghĩ mô hình chỉ áp dụng cho một wavelength. Nếu vậy, dù cho có được validated trong phòng thí nghiệm và khả thi trong sản xuất, nhưng làm sao với chỉ một thấu kính mà có thể kiểm soát được spherical aberration cho các wavelength còn lại trong visible spectrum?

    Trên phương diện sản xuất, đây là một thử thách lớn vì theo mô hình toán học, sẽ phải dùng đến tia nano plasma cực nhỏ để tạo các rãnh trên hai mặt thấu kính chứ không mài nhẵn như hiện nay. Nếu làm được thì ống kính tương lai sẽ nhẹ như bông. Biết đâu đấy!

    Cái chromatic aberration còn khó kiểm soát hơn gấp bao lần vì mỗi tinh thể (nước, kính, không khí, dầu, xăng, cồn,...) đều có một refractive index riêng và vì thế ánh sáng đều bị tán ra làm nhiều màu khác nhau đến hai lần (lần đi vào và đi ra tinh thể). Rất khó làm hội tụ các tia monochrome tại một chỗ. Do đó các ống kính có nhiều elements để giảm CA chứ không trừ được. Trừ khi có ai khám phá ra một thấu kính bằng một hợp chất trong nào đó mà nó có nhiều refractive indices, một chuyện khó có thể hoặc hầu như không bao giờ xảy ra.

  8. #8
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Em gửi lên đây bài của tác giả đăng trên báo Applied Optics. Các bác nào thích đọc thì cứ thoải mái.

    https://www.osapublishing.org/Direct...eq=0&mobile=no


    Em chỉ có thể đọc lướt sơ qua thôi, vì không đủ kiến thức toán học để hiểu. Nhìn vào mấy công thức toán trong đó thì em hoa mắt lên, như nhìn hình con chim bị out of focus.

    Chỉ hy vọng họ có thể chế tạo lens nhẹ ký cho em kịp xài khi về già.

  9. #9
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Link trên không được.
    Em gửi link khác

    https://www.osapublishing.org/ao/ful...9341&id=399640

  10. #10
    Tham gia
    09-12-2012
    Bài viết
    5,177
    Thiển ý của em là nghiên cứu cái sensor mô phỏng võng mạc mắt người thành công sẽ làm giảm số lượng thấu kính như bây giờ với sensor phẳng.
    Tốc độ phát triển của khoa học về điện tử nhiều hơn quang học nhiều. Về nguyên tắc, nó sẽ khả thi hơn.
    Ô Mai Gát

Trang 1 / 2 12 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •