Trang 7 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 90

Chủ đề: Một bài viết hay đăng trong The New York Times ngày 12/24/18 và Dân Luận 12/29/18

  1. #61
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Em ngờ ngợ cái thông tin bác nói là nhà thầu chính của cao tốc Long Thành - Dầu Giây có nhà thầu chính là Cty cầu đường TQ. Không tìm thấy thông tin nhà thầu TQ liên quan đến công trình này
    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90...%A7u_Gi%C3%A2y
    Xem link trên và các link liên quan khác, thì vốn dự án có liên quan JICA thì chắc chắn 100% là nhà thầu TQ không có cửa để làm nhà thầu chính.
    Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[1] Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 – chỉ xây dựng bốn làn xe trên toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA.[2] Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

    Thông thường thì một dự án giao thông dài như vậy sẽ chia làm nhiều package để đấu thầu, có thể phân đoạn theo chiều dài kết hợp với tính chất công việc (đường, cầu vượt, nút giao, trạm dừng chân, trạm thu phí, ...)

    Công nhận là nửa đoạn cuối của cao tốc LT-DG này từ Long Thành đến Dầu Giây đường rất tốt, ít xe. Đây là đoạn đường duy nhất mà em đã dám chạy đến 120km/h.
    Lúc đầu em cũng ngạc nhiên là tại sao Nhật cho vay mà TQ thi công, nhưng rồi em thấy vốn ODA thì Nhật cũng khó mà quản lý, vì vốn này VN trả lãi vay thấp, chứ ko phải cho không nên Nhật cũng ko thể ôm hết vào.
    Link thì em thấy trong phần thầu chính của 1 cty thi công
    http://vinhhungjsc.com/du-an-cao-toc...h-dau-giay-p69

    BBC cũng đưa tin về việc này: Báo trong nước loan tin Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) vừa nhận lệnh khởi công cung đường đầu tiên mang tính quan trọng trong dự án đường cao tốc Bắc Nam.

    Chủ thầu phía Việt Nam là Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc (VEC). Nhà thầu Trung Quốc sẽ xây nhánh đầu tiên trong tuyến đường giao thông huyết mạch của Việt Nam.

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietn..._build_highway

  2. #62
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Em đọc qua bài viết bác nguyenphuong và Văn Khoa thì em nghĩ 2 bác nhìn về 2 hướng nên không hiểu nhau, em thử làm thấy bói đoán xem đúng không nhé.

    Bác VK thì đọc các bài báo trong nước, thấy nào là cột điện rỗng, nào là đường vừa xây đã lún, nên thắc mắc bọn đó theo tiêu chuẩn gì? Lại gặp bác nguyenphuong đúng nghề nên mừng quá "túm" lại hỏi cho ra nhẽ.

    Theo cái nhìn của bác nguyenphuong thì dĩ nhiên VN có tiêu chuẩn cao, nhưng bác VK vẫn ko thông vì sao có tiêu chuẩn cao mà vẫn có cao tốc xừa xây đã lún?
    https://thanhnien.vn/thoi-su/cao-toc...o-1099021.html

    Theo em thì 2 bác nhìn về tiêu chuẩn mà quên mất cái anh thực thi pháp luật, anh này mới là quan trọng nhất. Có tiêu chuẩn trời mà ko có áp chế, thì tại sao phải theo tiêu chuẩn. Bởi vì làm theo chuẩn thì tốn tiền, thời gian hơn. Nếu ko ai quản lý, em ngu gì làm theo chuẩn?

    Em ví dụ xăng xe, VN bắt ông gì bán cả triệu lít xăng đểu. Vậy tiêu chuẩn ở đâu ra?
    Cái vụ cháy xe hàng loạt, em đoán ngay là xăng đều vì nó xảy ra nhiều quá, cho đến khi người ta sợ thì tụi nó mới ngưng công nghệ giả gì đó, thay bằng loại khác nhẹ đô hơn?
    Tóm lại nếu cháy xe ở Mỹ em nghĩ tới lỗi kỹ thuật, còn cháy xe ở VN, em nghĩ ngay tới xăng đểu, dù rằng VN cũng có tiêu chuẩn về xăng rất cao.

    Cái trên là cố ý làm bậy, còn 1 cái là ý thức kém. Bao nhiêu vụ hàn gây cháy, chết nhiều người, tại sao khi hàn ko đem theo bình chữa cháy? Vì thợ hàn họ ko nghĩ đến hậu quả.
    Bên em, khi hàn cái gì, luôn có bình chữa cháy bên cạnh. Nếu khu vực đó ko thiết kế cho hàn (hot area), thì phải có người cảnh giới, sau khi hàn 1 tiếng mới được về. Bởi có thể nó cháy âm ỉ ko biết. VN em nghĩ cũng có đầy chuẩn nhưng thợ vườn họ cũng chả biết, thợ có học thì ko ai ép họ cũng chả thèm theo chuẩn.

    Tóm lại vđ ở VN là thực thi pháp luật phải nghiêm thì tình trạng chuẩn hóa sẽ tốt, còn với tình trạng chạy chọt hiện nay, chuẩn gì cũng chịu thua. Mọi sự chỉ hy vọng vào lương tâm người thi công. Điển hình nhất trong này là xây chung cư. Có cái thì tốt, có cái thì nứt vỡ tùm lum, mọi sự chỉ là may rủi trong khi chuẩn thì đầy.

  3. #63
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Nói thêm về tiêu chuẩn thì em lại nhớ thằng Forrmosa, cái hồi cá chết hàng loạt, chả phải báo đài kêu gào là tụi đó làm theo chuẩn, chết là chết thế nào?
    Lại có thằng làm khoa học, tiến sĩ hay giáo sư kêu gào cá chết do tảo đỏ.
    lại có tay chủ tịch tỉnh nhảy xuống biển tắm để chứng minh biển rất sạch.
    Lại có tay gì ngoài trung ương vào ăn cá để chứng minh cá rất sạch

    Cuối cùng vì áp lực biểu tình, tụi nó bồi thường nửa tỷ đô, vậy chuẩn gì mà phải ói nửa tỷ?
    Cái thằng pháp chế ko đạt chuẩn thì chả có chuẩn khỉ gì hết. Nói vậy cho gọn.

    các bác còn nhớ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải toàn bụi than. Cái này là tiêu chuẩn tối thiểu, bụi than mà ko lọc thì ko có chuẩn gì hết. Theo em họ thừa biết phải lọc bụi nhưng họ nghĩ dân ko biết gì, ko cơ quan nào quản thì ngu gì lọc? Cho tới khi dân chặn quốc lộ 1, cả nước đều biết thì họ mới khắc phục 1 ít.

    Ở Vn mọi thứ dân chỉ còn biết bám vào 1 cái là biểu tình. Chứ kiến nghĩ cóc thằng nào nghe. Mà vụ biểu tình nào cũng có người đi tù. Nhưng họ phải làm thôi, ko thì chết cả nút.

  4. #64
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Ha ha, em cám ơn các bác Vivid, nguyenphuong, và bác Accord 2000 đã tiếp tục đóng góp để hâm nóng thớt. Hơn một ngày em không vào vì phải lao động làm vườn, dù chưa xong nhưng phải nghỉ tay vì cái nóng bức của miền Nam California.

    Cám ơn bác vivid đã nói thêm về kỹ thật đúc cột đèn/điện bằng phương pháp Spun Cast Prestressed Concrete Poles (SCPCP). Cám ơn bác nguyenphuong đã đăng thêm tin tức mới nhất về cột đèn “giết người nhưng không ra tòa”, nhưng mong bác bình tĩnh hơn một chút, lớn cả rồi. Và cám ơn bác Accord 2000, bác có học tâm lý không mà hay thế, nói đúng y choang! Bao giờ cái góc nhìn, nhận xét của người thứ ba cũng cân bằng.

    Bác nguyenphuong thì nói, ồ, VN bây giờ hay lắm, có đủ cả tiêu chuẩn quốc tế và đầy đủ chuyên viên trong lĩnh vực xây cất. Nhưng theo em thì tiêu chuẩn cao, người tài giỏi không bằng cái kết quả. Điều quan trọng nhất mà em lập đi lập lại mấy lần là 1) có mấy tiêu chuẩn?, 2) tiêu chuẩn có được áp dụng đồng đều trên toàn quốc, từ nông thôn đến thành thị không?, 3) có ai đi giám sát để xem tiêu chuẩn có được tuân thủ không? 4) những biện pháp khắc phục, trừng phạt nào được dùng khi phát hiện tiêu chuẩn không được áp dụng?

    Em đã về hưu nên không còn vào thư viện của sở để đọc ASTM C1089 - 19 Standard Specification for Spun Cast Prestressed Concrete Poles và đang nhờ bạn in hộ, không biết được không. Nhưng bỏ ra 42 đô la mua để tám thì ... Trong khi đó thì em Google “cột đèn đổ”, “cột điện đổ” và “Spun Cast Prestressed Concrete Poles.”

    Kết quả Google cho tin tức sao mà nhiều thế! Không ngờ bất chiến tự nhiên thành, giặc cột đèn cột điện lăn ra chết như rạ. Và sau tai nạn, khi báo hay dân chất vấn chất lượng kém thì ông nào có trách nhiệm đều lập lại một câu đại loại giống như câu trả lời của bác nguyenphuong trích từ Wiki tiếng Việt: các cột đều được chế tạo theo phương pháp tân thời bla bla bla ... Sau đó thì các ông này đi thăm viếng gia đình nạn nhân, biếu vài triệu để gia đình lo ma chay, và cuối cùng hứa khắc phục. Toàn những điệp khúc lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần. Mạng sống chưa bao giờ được rẻ như ngày hôm nay! Viết đến đây thì một số bác sẽ không hài lòng cho rằng em chỉ trích mấy bác ấy, tềnh iu nước dạt dào, vô bờ bến mà!

    Em cũng xem nhiều ảnh cũng như YouTube về cách chế tạo cột đèn/điện qua phương pháp Spun Cast Prestressed Concrete Poles. Phương pháp rất đơn giản: (a) đặt cốt sắt trong khuôn cột theo hình dạng như cũi, (b) hàn dây kẽm chung quanh cốt sắt để giữ khoảng cách đều giữa cốt sắt, (c) đổ bê tông loại high strength dọc theo khuôn cho đầy, đậy khuôn lại, (d) căng cốt sắt bằng cách giữ một đầu và kéo đầu kia, (e) trong khi căng, quay khuôn để dùng sức ly tâm cho xi măng bám vào thanh sắt, và tránh lỗ hổng, (f) đổ nước trong lõi khuôn đi và sau đó để xi măng “chín” (cure). Đó là những giai đoạn chính, những giai đoạn khác em chắc cũng có nhưng vì dấu nghề nên youtube không cho thấy.

    Bây giờ mới là vấn đề cốt lõi: những giai đoạn từ (a) cho đến (f) có theo đúng tiêu chuẩn không? Ai là người giám sát và trình độ như là một chuyên viên kỹ thuật của họ ra sao?

    (a) Sắt loại gì? High carbon, high strength (chịu va chạm mạnh)? Nghe nói phi to nhỏ không thành vấn đề. Em cần kiểm chứng loại và khổ sắt qua tiêu chuẩn ASTM hay tương tự. (b) Dây kẽm loại gì, có được hàn vào cốt sắt không? (c) Xi măng có đúng là loại high strength không? (d) Căng với lực bao nhiêu, dùng máy nào đo? (e) Quay bao nhiêu vòng một phút (rpm), quay bao lâu? (f) Trong các video YouTube, người ta còn đem nguyên khuôn vào lò hấp. Hấp trong bao lâu, ở nhiệt độ nào?

    Trong các hình ảnh trên mạng, em thấy có vài tấm chụp cảnh làm cột theo thủ công nghệ, ảnh chụp bên tàu, có lẽ thời xưa. Các ông cởi trần trùng trục, dưới đất thì vương vãi xi măng, sắt vụn. Cảnh sản xuất hợp tác xã kém công nghệ, nghèo nàn.

    Nhiều câu chuyện trên báo lề phải nói là cột làm ở địa phương do chính công ty điện lực địa phương gắn.

    Cho rằng có “khuôn vàng thước ngọc”, nhưng không có phẩm chất, không ai theo thì cũng vô giá trị. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến xuất xứ và phẩm chất của cột đèn/điện ở VN và theo em nghĩ, nên tập trung và kiểm soát gắt gao việc sản xuất vì sinh mạng con người. Ra đường là đụng cột đèn mà không làm được một cột đèn cho tử tế thì đi ra chỗ khác cho người ta làm.

    Bác nguyenphuong, thôi bác đừng cay cú kể chuyện hài, bác lập lại tin xe các chó chó cán xe để làm gì trong thớt của em? Dù cho tán gẫu nhưng bác cũng phải giữ chút thể diện. Cột sắt dọc theo đường xe lửa là cột signal, không phải cột điện, cột đèn trước cửa nhà bác, chấp nó làm gì! Khi nào bác hay thân nhân của bác là nạn nhân của cột đèn đổ thì lúc đó bác hãy cay cú đúng chỗ.
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 02:57 AM ngày 01-08-2019

  5. #65
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Nói thêm về tiêu chuẩn thì em lại nhớ thằng Forrmosa, cái hồi cá chết hàng loạt, chả phải báo đài kêu gào là tụi đó làm theo chuẩn, chết là chết thế nào?
    Lại có thằng làm khoa học, tiến sĩ hay giáo sư kêu gào cá chết do tảo đỏ.
    lại có tay chủ tịch tỉnh nhảy xuống biển tắm để chứng minh biển rất sạch.
    Lại có tay gì ngoài trung ương vào ăn cá để chứng minh cá rất sạch

    Cuối cùng vì áp lực biểu tình, tụi nó bồi thường nửa tỷ đô, vậy chuẩn gì mà phải ói nửa tỷ?
    Cái thằng pháp chế ko đạt chuẩn thì chả có chuẩn khỉ gì hết. Nói vậy cho gọn.

    các bác còn nhớ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải toàn bụi than. Cái này là tiêu chuẩn tối thiểu, bụi than mà ko lọc thì ko có chuẩn gì hết. Theo em họ thừa biết phải lọc bụi nhưng họ nghĩ dân ko biết gì, ko cơ quan nào quản thì ngu gì lọc? Cho tới khi dân chặn quốc lộ 1, cả nước đều biết thì họ mới khắc phục 1 ít.

    Ở Vn mọi thứ dân chỉ còn biết bám vào 1 cái là biểu tình. Chứ kiến nghĩ cóc thằng nào nghe. Mà vụ biểu tình nào cũng có người đi tù. Nhưng họ phải làm thôi, ko thì chết cả nút.
    Em xin van lạy bác đừng làm em ngứa nghề, để em hưởng nhàn. Nhưng ngoài bác thì trong forum này em không thấy ai có câu hỏi hay.

  6. #66
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Viết, gửi xong thì người bạn gửi qua email tiêu chuẩn ASTM C1089 − 19 để thử nghiệm cột điện làm theo theo công nghệ Spun Cast Prestressed Concrete Poles. Tiếc rằng nó lại kể cách test cột nếu sản xuất theo đúng 19 tiêu chuẩn khác của ASTM. Em treo ảnh của một phần trang đầu để cho các bác biết bên Mỹ, nhà sản xuất cột phải tuân thủ những tiêu chuẩn gì để làm nên một cột điện và trước khi bán, họ phải làm thử nghiệm theo tiêu chuẩn này, có qua khỏi tiêu chuẩn thử nghiệm mới được chứng nhận để bán cột. Dĩ nhiên, thế nào cũng có người nói Mỹ là Mỹ, ta là ta, ta có tiêu chuẩn tương tự của ta, không phải theo Mỹ. Ờ thôi em cũng công nhận và không muốn cãi vã một khi giá trị sinh mạng con người được định giá và đền bù bằng số tiền chi cho ma chay.

    C1089-19 by Dat's Photos, on Flickr

  7. #67
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi blurrist View Post
    Tiêu chuẩn thì không thiếu. Quan trọng là thực hiện nó một cách đúng đắn.
    Bọn em luôn có 2 hệ tiêu chuẩn: 1. Của nước có dự án, ở đây là TCVN và 2. Tiêu chuẩn của corporate. Cái nào cao hơn thì được sử dụng.
    Đó là một triết lý làm việc tốt, bên Mỹ cũng vậy. Khi đối chiếu luật lệ, những đòi hỏi của từng lĩnh vực (i.e., môi trường hay công nghệ) chi phối trên dự án, cái nào khắt khe nhất thì theo. Nhưng đó là xa xỉ, hãng của mình có thể chịu đựng được cái delta. Về chi phí cho dự án, nhất là trên phương diện xây cất tư nhân, có người sẽ nói tôi chỉ làm đủ những gì tối thiểu mà luật lệ hay tiêu chuẩn đòi hỏi, không hơn không kém.

    Phong đã từng làm việc nhiều với người nước ngoài, có nhiều chuyện kể không?

  8. #68
    Tham gia
    09-12-2012
    Bài viết
    5,177
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Đó là một triết lý làm việc tốt, bên Mỹ cũng vậy. Khi đối chiếu luật lệ, những đòi hỏi của từng lĩnh vực (i.e., môi trường hay công nghệ) chi phối trên dự án, cái nào khắt khe nhất thì theo. Nhưng đó là xa xỉ, hãng của mình có thể chịu đựng được cái delta. Về chi phí cho dự án, nhất là trên phương diện xây cất tư nhân, có người sẽ nói tôi chỉ làm đủ những gì tối thiểu mà luật lệ hay tiêu chuẩn đòi hỏi, không hơn không kém.

    Phong đã từng làm việc nhiều với người nước ngoài, có nhiều chuyện kể không?
    Anh Văn Khoa,
    Đúng như anh nói, điều này giảm tính cạnh tranh, trên phương diện tổng chi phí phải trả cho dự án.
    Bọn em cũng có phân tích SWOT cho từng dự án và hay mắc ở chỗ này.
    Tuy nhiên, khi bọn em nói đến sustainable development (Chính phủ kiến tạo của em gọi là phát triển bền vững), em bắt đầu yên lặng. Em hiểu tại sao có những tập đoàn danh tiếng cả trăm năm, thậm chí vài trăm năm.
    Chi tiết thì không có nhé anh.
    C’est la vie!
    Ô Mai Gát

  9. #69
    Tham gia
    16-09-2008
    Bài viết
    826
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Em đọc qua bài viết bác nguyenphuong và Văn Khoa thì em nghĩ 2 bác nhìn về 2 hướng nên không hiểu nhau, em thử làm thấy bói đoán xem đúng không nhé.

    Bác VK thì đọc các bài báo trong nước, thấy nào là cột điện rỗng, nào là đường vừa xây đã lún, nên thắc mắc bọn đó theo tiêu chuẩn gì? Lại gặp bác nguyenphuong đúng nghề nên mừng quá "túm" lại hỏi cho ra nhẽ.

    Theo cái nhìn của bác nguyenphuong thì dĩ nhiên VN có tiêu chuẩn cao, nhưng bác VK vẫn ko thông vì sao có tiêu chuẩn cao mà vẫn có cao tốc xừa xây đã lún?
    https://thanhnien.vn/thoi-su/cao-toc...o-1099021.html

    Theo em thì 2 bác nhìn về tiêu chuẩn mà quên mất cái anh thực thi pháp luật, anh này mới là quan trọng nhất. Có tiêu chuẩn trời mà ko có áp chế, thì tại sao phải theo tiêu chuẩn. Bởi vì làm theo chuẩn thì tốn tiền, thời gian hơn. Nếu ko ai quản lý, em ngu gì làm theo chuẩn?

    Em ví dụ xăng xe, VN bắt ông gì bán cả triệu lít xăng đểu. Vậy tiêu chuẩn ở đâu ra?
    Cái vụ cháy xe hàng loạt, em đoán ngay là xăng đều vì nó xảy ra nhiều quá, cho đến khi người ta sợ thì tụi nó mới ngưng công nghệ giả gì đó, thay bằng loại khác nhẹ đô hơn?
    Tóm lại nếu cháy xe ở Mỹ em nghĩ tới lỗi kỹ thuật, còn cháy xe ở VN, em nghĩ ngay tới xăng đểu, dù rằng VN cũng có tiêu chuẩn về xăng rất cao.

    Cái trên là cố ý làm bậy, còn 1 cái là ý thức kém. Bao nhiêu vụ hàn gây cháy, chết nhiều người, tại sao khi hàn ko đem theo bình chữa cháy? Vì thợ hàn họ ko nghĩ đến hậu quả.
    Bên em, khi hàn cái gì, luôn có bình chữa cháy bên cạnh. Nếu khu vực đó ko thiết kế cho hàn (hot area), thì phải có người cảnh giới, sau khi hàn 1 tiếng mới được về. Bởi có thể nó cháy âm ỉ ko biết. VN em nghĩ cũng có đầy chuẩn nhưng thợ vườn họ cũng chả biết, thợ có học thì ko ai ép họ cũng chả thèm theo chuẩn.

    Tóm lại vđ ở VN là thực thi pháp luật phải nghiêm thì tình trạng chuẩn hóa sẽ tốt, còn với tình trạng chạy chọt hiện nay, chuẩn gì cũng chịu thua. Mọi sự chỉ hy vọng vào lương tâm người thi công. Điển hình nhất trong này là xây chung cư. Có cái thì tốt, có cái thì nứt vỡ tùm lum, mọi sự chỉ là may rủi trong khi chuẩn thì đầy.
    Nếu có nút triệu like thì em bấm cho bác này , em định bỏ qua " tút " này không đọc nữa vì đi sâu vào chuyên môn quá , dùng toàn từ đao to búa lớn , mới đọc thì thấy vui vui , càng đọc thì chợt ngộ ra đất nước này người có kiến thức , học hàm học vị thì nhiều , nhưng trí thức thì ít , rồi sân si nổi lên , muốn chửi thề , nhưng rồi lại thôi ... tiếp tục uống trà , ngắm hoa , chứ không uống rượu vì nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm

  10. #70
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi blurrist View Post
    Anh Văn Khoa,
    Đúng như anh nói, điều này giảm tính cạnh tranh, trên phương diện tổng chi phí phải trả cho dự án.
    Bọn em cũng có phân tích SWOT cho từng dự án và hay mắc ở chỗ này.
    Tuy nhiên, khi bọn em nói đến sustainable development (Chính phủ kiến tạo của em gọi là phát triển bền vững), em bắt đầu yên lặng. Em hiểu tại sao có những tập đoàn danh tiếng cả trăm năm, thậm chí vài trăm năm.
    Chi tiết thì không có nhé anh.
    C’est la vie!
    Trong một dự án, chi phí không phải là tất cả. Khi người ta có tiền bỏ ra cho dự án, người ra còn cả gấp bao nhiêu lần như thế nữa trong túi. Cái hay là làm sao thuyết phục họ mướn mình dù giá của mình cao hơn. Tùy Phong và hãng của Phong có những gì nổi bật để gây chú ý. Nhưng để giúp hãng, Phong có thể nghĩ ra những điều mà có thể chuyển W/T thành S/O để quảng cáo với khách hàng. Tỷ dụ như trong nước Mỹ, về phong trào giảm ô nhiễm môi trường, các hãng lớn đều quảng cáo là họ có sustainability plans và họ liệt kê trong plans những hành động cụ thể để giảm chất thải, dùng lại, hoặc tái tạo (reduce, reuse, recycle), mua xe điện cho nhân viên dùng cho việc sở, gắn trạm xạc điện xe cho nhân viên xài, giấy phải in hai mặt để tiết kiệm, không dùng giấy màu, máy móc, xe vận tải, cơ khí ở công trường dùng dầu cặn có độ sulfur cực thấp (ultra low sulfur diesel) để giảm thải chất độc SO2 thay vì dầu cặn thường, đi làm chung xe để giảm ô nhiễm khói độc, bóng đèn trong văn phòng dùng toàn LED, ... Không cần màu mè, nhưng phải thành thật, cụ thể. Và giải thích là vì có sustainability plan nên hãng của Phong đắt hơn.

    Về phương diện đấu thầu dịch vụ kỹ thuật (professional service contract), khi đánh giá một nhà thầu, phần giá biểu chỉ chiếm 25-30 phần trăm của tổng số điểm. Phong có thể ăn đứt phần còn lại nếu có những đặc điểm mà đối thủ của Phong không có và sustainability plan của hãng là một ưu điểm. Dĩ nhiên, tùy vào chủ thầu là ai, gặp người đo chai nước mắm, đếm củ dưa hành thì chịu!

    Cạnh tranh càng ngày sẽ càng khó khăn, phải chịu khó thôi, ai cũng vậy.
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 01:09 PM ngày 01-08-2019

Trang 7 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 56789 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •