Trang 9 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 789
Hiển thị kết quả từ 81 đến 90 / 90

Chủ đề: Một bài viết hay đăng trong The New York Times ngày 12/24/18 và Dân Luận 12/29/18

  1. #81
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Nhờ bác Văn Khoa mà em mới biết kỹ sư bên ngoài khó vào Mỹ như vậy, rất tốt. Em tưởng đâu cứ theo nhà thầu là chạy tung tăng chứ.

    Ở VN có công đoàn lao động, nhưng nó ko giống bên Mỹ là hoạt động độc lập, theo em biết chủ tịch công đoàn phải là đảng viên. Công đoàn ở VN vừa mang tính XH nhưng cũng mang tính chính trị, nhà nước có liên đoàn lao động các cấp cho tới trung ương.
    Nhà thầu vừa bỏ tiền cho vay, vừa phụ trách xây cất trong những quốc gia kém hay đang mở mang thì nó kéo đám thợ nheo nhóc theo để đỡ gánh nặng phải nuôi nấng họ trong nước. Ai cấm họ không được làm khi chính các quốc gia này cho phép vì thương thuyết với chủ nợ, chủ thầu trong một vị thế thấp kém?

    Ở các nước đã mở mang, vì chính sách kinh tế khuyến khích nước ngoài đầu tư, giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, và cương vị của họ, có nước nào chấp nhận cho nhân công ngoại quốc vào? Không phải riêng Mỹ, cả Canada, Nam Mỹ, Âu Châu, và bao nhiêu quốc gia tân tiến khác như Úc, TTL, Nhật, Ấn Độ, Đài Loan, ai cũng làm như vậy. Nhưng nếu họ có nhận nhân công vào thì cũng để làm toàn những công việc lao động chân tay rẻ mạt mà không ai muốn làm.

    Có những trường hợp mà Mỹ không có chuyên viên kỹ thuật đặc biệt thì phải cho người ngoại quốc vào để tư vấn trong lúc bảo trì, tỷ dụ như hãng Siemens, Mitsubishi cho tua bin gas và RR cho động cơ máy bay. Mỹ không có kiến thức về những sản phẩm đặc biệt này, họ cũng có sản phẩm tương tự và chẳng cần ăn cắp trí tuệ.

    Em sẽ nói thêm về nghiệp đoàn ở Mỹ trong bài sau.

  2. #82
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Hình như các hãng xe Mỹ thua thiệt trước Nhật cũng vì nghiệp đoàn tạo gánh nặng lương bổng, làm cho lợi nhuận kém phải không bác VK?
    1 điều em cũng ngạc nhiên là xe Mỹ kém bền, dần mất thị phần ngay tại Mỹ.

  3. #83
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Ở VN sư mà còn có quốc doanh thì cũng không tránh khỏi công đoàn quốc doanh, toàn là được tạo ra để có danh nghĩa nhưng hoàn toàn để nhận chỉ thị từ đảng.

    Nhiệp đoàn ở Mỹ do nhân công lập ra, hoàn toàn tự lập về hoạt động cũng như tài chính. Đoàn viên đóng góp một số phần trăm của lương mình cho nghiệp đoàn và bầu ban quản trị và người đại diện cho mình. Tiền đóng góp của đoàn viên được dùng để trang trải chi phí hoạt động của nghiệp đoàn và lương bổng của ban quản trị và người đại diện.

    Vị thế và vai trò của nghiệp đoàn rất quan trọng, nhất là đại diện cho nhân công trong việc thương thuyết với chủ nhân một khế ước lao động (labor contract) bao gồm giờ giấc làm việc, ngày nghỉ lễ, lương bổng, và các phúc lợi khác như quỹ hưu trí, tiền thưởng, nghỉ hè, ...

    Nhưng ở Mỹ, vai trò quan trọng nhất của nghiệp đoàn là để bảo vệ nhân công và bắt chủ nhân tuân thủ luật lao động căn bản của chính phủ liên bang, tiểu bang, và của chính hãng xưởng.

    Nhưng đồng thời, nhân viên cũng phải có những ràng buộc đối với chủ nhân khi đại diện của họ ký một khế ước lao động với chủ nhân.

    Trên lý thuyết, đó là một hình ảnh Chủ-Thợ (management-labor) lý tưởng. Nhưng trên thực tế, hình ảnh đó xấu xa hơn nhiều vì đầy rẫy những xung đột, nhất là trước khi khế ước hết hạn và nghiệp đoàn đang thương thương thuyết một contract mới với chủ nhân.

    Em sẽ viết về những xung đột này và sẽ bàn đến ảnh hưởng trên phẩm chất của hàng hoá trong bài sau. Internet nhà em down, đánh máy trên iphone khó quá, em chờ Internet lên sẽ bàn tiếp.

  4. #84
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Bên Mỹ có bắt buộc cty lớn phải có công đoàn ko bác VK, hay là do tự chọn lựa muốn có hay ko cũng được. Nếu ko có công đoàn theo em có lợi cho chủ cty, vì họ nắm toàn quyền, ko lo sợ gì khi sa thải.

  5. #85
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Các câu hỏi của bác Accord 2000 rất hay và đòi hỏi hai ngón trỏ của em hoạt động nhiều. Hôm qua mất mạng cả ngày đến sáng hôm nay gọi hãng IP tại sao lâu thế, cô customer service nói chờ một chút để cô ta xem, lúc trở lại thì nói có mạng rồi, chắc chắn modem router của em hư. Hỏi đi hỏi lại cô ta vẫn quả quyết như thế. Mình bán tín bán nghi nhưng cũng đang tìm trên mạng qua iphone để xem tiệm nào bán rẻ nhất và gần nhà nhất. Định ra Costco thì bà xã reo lên “có Internet rồi!” Thế có đúng là con bé customer service láo lếu không? Bà xã em nói mai sẽ nói chuyện với cấp trên của nó. Suýt tí nữa mất toi $200.

    Về nghiệp đoàn thì em có nhiều chuyện kể, nhưng em có thể khẳng định là phải có nghiệp đoàn, nhất là ở VN. Các hãng ở ngoại quốc, bất cứ chủ nhân là người nước nào, đều muốn sản xuất ở nơi nào rẻ nhất, càng lâu càng tốt. Họ hoàn toàn không tử tế gì. Và VN đang trở nên một trại lao động khổng lồ lôi cuốn các hãng này vì chiến tranh thương mại Mỹ-tàu. Và các hãng này không muốn nghiệp đoàn chỉ vì một lý do duy nhất: không muốn trả lương cao, không muốn tốn tiền cho các trang bị thiết kế nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn nghề nghiệp cho công nhân, bóc lột về giờ giấc, mức sản xuất, ...

    Dĩ nhiên nhà nước không muốn có nghiệp đoàn vì thứ nhất, dân chúng, giai cấp thợ thuyền chẳng là cái đinh gì, tại sao nhà nước phải để ý đến họ. Thứ nhì, nhà nước cúi đầu nhượng bộ trước các đòi hỏi của các hãng ngoại quốc. Nghiệp đoàn tương đương với chi phí cao, vì rẻ tôi mới đến xứ của ông, chi phí cao thì tôi đến làm gì? Không cho thợ lập nghiệp đoàn nhé, nhớ đấy!

    Một cái áo lạnh Patagonia “ma dze in Vietnam” bán ở REI khoảng $200 cho đến $250, tùy theo kiểu, có khi hơn. Em không biết một người thợ may bao nhiêu cái trong một ngày và lương tính theo mỗi cái áo là bao nhiêu. Em thì em cho rằng công chỉ đến $2 cho mỗi chiếc áo nhưng sang đến Mỹ, cái áo đắt lên 100 lần. Cho dù nguyên liệu vải vóc, chỉ, máy may, chuyên chở cũng phải tính trong giá thành, nhưng có là bao khi mua hàng cả lố ở tàu hay các nước lân cận sang.

    Nhà nước phải khuyến khích thợ thuyền ở VN lập nghiệp đoàn. Không phải làm giàu gì nhưng họ xứng đáng có một môi trường, các điều kiện làm việc tương xứng với công họ bỏ ra để tạo nên một sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Nhà nước không mất mát gì, người mất mát chính là những người tiêu thụ quốc tế như chúng em. Một cái áo từ $200 tăng lên $205 hoàn toàn không đáng kể, em chịu chi thêm khi biết người nào đó may cái áo được thêm $5. Phải đòi phúc lợi chứ tự nhiên chẳng ai cho.

  6. #86
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000
    Hình như các hãng xe Mỹ thua thiệt trước Nhật cũng vì nghiệp đoàn tạo gánh nặng lương bổng, làm cho lợi nhuận kém phải không bác VK? 1 điều em cũng ngạc nhiên là xe Mỹ kém bền, dần mất thị phần ngay tại Mỹ.
    Theo em, không đúng hẳn khi nói nghiệp đoàn tạo gánh nặng tài chính và làm giảm lợi nhuận của các hãng làm xe bên Mỹ. Bên nhật cũng có nghiệp đoàn thợ sản xuất xe hơi như bên Mỹ và họ cũng có gánh nặng, nhiều khi hơn Mỹ vì có hãng còn trợ giúp nhân viên mua nhà. Chẳng có hãng nào thua thiệt, chỉ có bán nhiều bán ít và lời nhiều lời ít thôi (trừ phá sản). Dù hoàn toàn độc lập với hãng nhưng nói một cách gián tiếp thì khi nghiệp đoàn đòi tăng lương và tăng phúc lợi, tất cả các yêu sách đều ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của một hãng, hãng nào cũng vậy. Nhưng tiền tăng lương tăng phúc lợi cho nhân viên đều được đập vào giá tiền bán xe. Có năm nào giá một chiếc xe đời mới bằng hay ít hơn giá năm trước? Rốt cuộc người tiêu thụ phải trả. Nhưng người tiêu thụ cũng đâu có lỗ vì đa số được tăng lương theo COLA, cost of living adjustment, không qua cách này cũng bằng cách khác.

    Trước khi thế giới được cán phẳng thì đúng là các hãng xe Mỹ thua các hãng xe nhật, nhất là về phương diện bền bỉ.

    Nói theo cải lương là vì “hai phương trời cách biệt” về triết lý làm việc và tình cảm giữa chủ và thợ. Bên Nhật thì hết việc mới về, boss còn ở lại làm việc thì nhân viên không ai muốn về trước, tình cảm thật sự “còn hãng còn mình” và “hãng là mình và mình là hãng”. Họ uyển chuyển điều động nhân viên từ chỗ dư đến chỗ thiếu. Nhân viên chăm chỉ, tỉ mỉ, để ý đến chi tiết. Chủ thợ ai cũng mặc đồng phục giống nhau, ăn cùng một căng tin. Nói chung họ có môi trường làm việc chủ-thợ tin tưởng nhau...

    Trong khi đó thì ngược lại ở bên Mỹ. Còn việc nhưng đến giờ là cuốc. Tình cảm chủ thợ lúc nào cũng như quân thù với nhau, không có hãng này cũng có hãng kia, cứng ngắc vì thợ (hay nghiệp đoàn) không muốn làm việc ngoài ngành/nghề (out of class). Kỹ sư không được đứng lên bàn giấy để thay bóng đèn vì đó là công việc của thợ điện. Người thợ Mỹ không tỉ mỉ; ngày xưa còn tệ đến độ chủ thợ đều có căng tin riêng, chủ mặc sơ mi trắng (white collar), thợ mặc đồng phục xanh (blue collar)...

    Nhưng từ khi thế giới được xe ủi lô cán phẳng thì khác nhiều. Xe Mỹ bây giờ cũng tốt, dù chưa được bằng Nhật nhưng tốt hơn nhiều vì các hãng xe Nhật đều có xưởng ráp ngay bên Mỹ (trừ các hãng xe hạng cao). Không bắt chước Nhật thì sẽ dẹp tiệm và đó là sự sống còn về công việc, không cải tiến, cải thiện là chết. Bây giờ xe Mỹ còn tốt hơn cả xe Đức.

  7. #87
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Bên Mỹ có bắt buộc cty lớn phải có công đoàn ko bác VK, hay là do tự chọn lựa muốn có hay ko cũng được. Nếu ko có công đoàn theo em có lợi cho chủ cty, vì họ nắm toàn quyền, ko lo sợ gì khi sa thải.
    Ở bên Mỹ, không ai bắt buộc các công ty lớn hay nhỏ phải có nghiệp đoàn. Trái lại, họ thầm mong nhân viên đừng có nghiệp đoàn hoặc lập, gia nhập nghiệp đoàn. Dĩ nhiên không có nghiệp đoàn thì chủ nhân không có một sự ràng buộc nào hết ngoài những điều kiện lao động tối thiểu phải có như tuân thủ những điều lệ về bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho nhân viên, đối xử phân biệt, lương tối thiểu, giờ nghỉ và giờ ăn trưa. Đó là những luật lệ lao động của tiểu bang hoặc liên bang.

    Có nhiều hãng mà nhân viên có hoặc không có nghiệp đoàn và có nhiều nghiệp đoàn bắt buộc nhân viên phải gia nhập, có nghiệp đoàn không. Hiển nhiên là các chủ nhân đều thích không có nghiệp đoàn vì nhiều lý do như không ai đòi hỏi tăng lương, tăng phúc lợi, ghét ai thì đuổi, đối xử không đồng đều, tự do đàn áp nhân viên mà không ai dám ho he. Em có hai chuyện kể.

    Chuyện thứ nhất, bạn em một hôm không thấy đi làm nữa, hỏi ra thì hắn bảo “ĐM, căng thẳng quá, đi tiểu mà cũng phải nói cho thằng supervisor biết là đi tiểu! Thôi nghỉ mẹ nó cho rồi!” Người bạn bày làm một hãng nhỏ, trong trường hợp này, anh ta rõ ràng bị bắt nạt (intimidation) nhưng không làm gì được.

    Chuyện thứ hai, một người thợ trong hãng em bị ông supervisor quát tháo ngoài công trường rồi ông ta giận dữ ném cái xẻng vào đống cát bên cạnh. Người thợ này khiếu nại hành vi bắt nạt có phần hung bạo này lên cấp trên. Ông supervisor bị thuyên chuyển. Đó là vì hãng em có nghiệp đoàn bênh vực cho người thợ đó.

    Cùng một hành vi hung bạo, cấp trên bắt nạt cấp dưới nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau: một người tiếp tục làm nạn nhân cho đến lúc bị sa thải, một người được nghiệp đoàn và hãng bảo vệ, thậm chí phạt supervisor.

    Nghiệp đoàn là văn minh, nhất là trong thời đại thế giới phẳng và Internet không biên giới. Đừng sợ các hãng ngoại quốc, một tấm ảnh khai thác lao động như trong một trại tập trung, cải tạo, tù lao động với khói bụi mịt mù, chủ nhân quát tháo, đánh đập nhân viên mà lọt được ra ngoại quốc, nhất là được vinh hạnh lên vnphoto.net thì em sẽ là người đầu tiên truyền tấm ảnh đó đến trụ sở của hãng đó ở Mỹ và tranh đấu cho ra nhẽ.

  8. #88
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Cảm ơn thông tin hay của bác VK nhen, đúng là người Nhật họ nhiệt tình trong công việc và rất tỉ mỉ. nếu khen thì có mà khen hết ngày, nhiều chuyện từ nhỏ tới lớn.
    Em nghĩ 1 phần cũng là do chủ họ nhiệt tình với CN. Em nhớ câu chuyện 1 công nhân lâu năm thích 1 chiếc máy ảnh, vào dịp kỷ niệm gì đó, ông chủ tặng cho cái máy theo như ý.
    Quả thật nếu họ làm vậy thì em cũng ráng bấm bụng mà cống hiến cho họ, có mệt mà họ kêu làm thêm thì em cũng sẽ ko từ chối. Còn kiểu bên Mỹ, Canada thì hết giờ 1 phút là biến sạch :D

    Ở Vn chắc còn lâu mới có công đoàn đúng nghĩa, vì giờ họ phải bóc sức ldd để cạnh tranh, sau 45 tuổi, sk hao hụt là khó kiếm việc lắm. các hãng may trong SG họ cũng chọn người trẻ để cày, đi tiểu cũng tính giờ. vậy thì lập công đoàn bảo vệ sao được?

  9. #89
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    http://vneconomy.vn/tong-thau-trung-...7181503165.htm

    Vụ đường sắt này bộ giao thông ko dám cho vận hành vì chưa kiểm định an toàn độc lập.
    Trong khi chủ thầu đòi vận hành. nếu tai nạn xảy ra, nó có chịu chết ko nhỉ?

    Giờ lại lộ thêm chuyện biết thua lỗ vẫn cố xây đường sắt này. Coi bộ muốn làm thành phố hiện đại ko dễ nhỉ.

    Còn cái đường sắt cao tốc Bắc Nam 60 tỷ Usd nửa, tha hồ giàu.

  10. #90
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Tìm thấy cái này trên mạng, nhiệm kỳ 5 năm mà khá quá. Chả bù cho các cụ ở trièu đình 50 năm ko biết làm được mấy cái. Cái nào to toàn dính tiêu cực

    Ông Paul Doumer sau 1 nhiệm kỳ 5 năm làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 đã làm được các việc sau:

    Xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nối với Vân Nam;
    Xây dựng cầu sắt Long Biên nối hai bờ sông Hồng;
    Xây dựng cầu Việt Trì nối hai bờ sông Lô,
    Xây dựng cầu Quay Hải Phòng bắc qua sông Tam Bạc,
    Xây dựng cầu Hàm Rồng Thanh Hóa nối hai bờ sông Mã,
    Xây dựng cầu Trường Tiền nối hai bờ sông Hương,
    Xây dựng cầu Bình Lợi nối sông Sài Gòn;
    Mở mang đường sá nối Nam Kỳ và Trung Kỳ;
    Chấp thuận đề xuất của ông Yersin xây dựng thành phố Đà Lạt;
    Mở mang, xây dựng cảng Hải Phòng;
    - Đưa Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên có điện...

Trang 9 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 789

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •