Trang 6 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 90

Chủ đề: Một bài viết hay đăng trong The New York Times ngày 12/24/18 và Dân Luận 12/29/18

  1. #51
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Theo em biết thì VN chả thiếu tiêu chuẩn gì, như bác Nikonian từng nói, luạt pháp Vn cũng mượn từ phương Tây chứ ko phải tự đẻ ra, thì tiêu chuẫn kỹ thuật em nghĩ cũng vậy. Cho nên xét đơn thuần về kỹ thuật thì ko có vấn đề gì cả.

    Nhưng cái vấn đề nó nằm ở người áp dụng kỹ thuật.
    Em kể 1 chuyện cho các bác hiểu, em có người quen làm trong cty thiết bị điện của Đức, đấu thầu vào 1 dự án xây trụ sở ngoài HN. Chính quyền họ quy định ko mua hàng xuất xứ TQ. Vì vậy cty phải nhập hàng từ Ấn, mà 1 số, cũng lấy từ TQ qua, rồi đóng mác Ấn vào.
    Lý do họ ko chịu hàng của Tây sx ở TQ vì sợ nghe lén, sợ gài bẫy... Nghe ra rất hay và còn ghê hơn cả Mỹ, EU ấy chứ.

    Nhưng vấn đề là thằng TQ nó cóc thèm nghe lén, muốn nghe gì, nó nghe bộ chính trị báo cáo trực tiếp ko sướng hơn sao? vấn đề là chỗ đấy, mọi kỹ thuạt bằng trời cũng vứt, quan trọng là thằng quản lý ấy.

    Em nói thật đường giao thông bên Tàu nó đẹp gấp 10 lần bên Mỹ ấy. Em đi xe từ sân bay về tp của nó là cứ nghĩ bao giờ bọn Canada nó làm con đường êm đẹp như bọn Tàu. Cũng bọn đấy qua VN thì làm như chó mửa, đấy là do cách VN quản lý thôi.
    Các đèn giao thông bên đó của nó vừa lấy điện từ mặt trời, lại có thêm quạt gió, đủ để chiếu sáng cả đêm. cái ga tàu nó to hơn cái sân bay bên em.

    Cái ga tàu Cát Linh ngoài Bắc ăn thua gì so với cái đường tàu cấp huyện bên nó, nhưng về VN, làm ăn với VN thì chắc nó đem công nghệ cấp thôn vào, cùng nhau phá cho vui.
    Lúc bọn TQ đánh đảo của Phi, nó tạo áp lực về kinh tế, mỗi trái chuối Phi bị kiểm tra bên cửa khẩu, chờ kiểm xong thì thúi hết.
    Giờ nó mà làm vậy với VN, thì 1/2 nông dân VN bán muối ngay trong 1 tuần. Lâu lâu nó nhá hàng phát là VN phải giải cứu thnah long , dưa hấu. Chơi với bọn nó thì chỉ có chết tới bị thương, nhưng ko chơi thì cũng ko biết kiếm ai chơi, vậy nên cứ nhắm mắt đưa đầu vào cho nó đánh thôi.
    Bác nói rất chính xác. Em quá cảnh 1 lần sân bay TQ và thấy nó đẹp hơn nhiều so với các sân bay Mỹ em đã từng đến như SFO, SJC, LAX, JFK, LAS, SEA. Sân bay SEA thì em thấy lạ là để dòng khách đến đi vào phòng chờ của khách đi, điều chưa từng thấy ở một sân bay nước ngoài nào. Mà xấu hơn cũng không có gì lạ, sân bay Mỹ đã xây dựng trước cả mấy chục năm.
    TQ xây dựng ở nước nó thì tốt nhưng ở các nước khác nó là thực dân chỉ biết bòn rút.

  2. #52
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Trong tiến trình sửa soạn một hồ sơ thầu thì phần viết specs là phần khó nhất vì đó là một văn bản chính thức giữa chủ thầu và nhà thầu. Và trong một specs, phần kỹ thuật là phần khó nhất vì đó là phần then chốt của cả hồ sơ thầu với phí tổn cao nhất. Phần này cần chính xác, không phải khắt khe nhưng phải chính xác, và không được lỏng lẻo. Ngân quỹ của cả dự án xây cất tùy thuộc rất nhiều vào phẩm chất của phần kỹ thuật. Khắt khe quá thì nhà thầu không làm được và lỏng lẻo quá thì chủ thầu không đạt được điều mong muốn dựa trên giá đã được thỏa thuận trước. Một specs lỏng lẻo phản ảnh hai tình huống: 1) người/ban viết specs không biết mình muốn gì, nói chung là kém, và 2) người/ban viết specs cố tình viết dễ dãi, lỏng lẻo, ăn thông với nhà thầu để chia chác qua những change orders có thể thật hay ma sau này. Nhà thầu rất thích phần kỹ thuật nào mà lỏng lẻo vì đó là cơ hội vàng để thao túng kiếm tiền thêm qua những change orders. Cả hai tình huống này đều có hại cho nhà nước, dĩ nhiên, rất có lợi cho người/ban viết specs và nhà thầu vì đã âm mưu chia chác với nhau. Ở Mỹ cũng xảy ra tệ đoan này và thế nào trước sau gì cũng bị lộ, em sẽ nói qua thế nào trong tương lai. Đến lúc đó cảnh sát liên bang FBI sẽ điều tra vì lý do công sở, cảnh sát quận, làng, tỉnh, tiểu bang không dính vào. Mà tham nhũng đụng đến FBI thì chỉ có hai đường: ngồi tù đến ngày chót (án tù liên bang không thả trước hạn) hoặc trốn ra ngoại quốc, thường là quê hương cũ.

    Thường thường một dự án có ngân quỹ tỉ dụ 100 triệu đô la, bao giờ nhân viên của chủ thầu cũng phải thêm khoảng 10-15 triệu đô la (10-15%) cho những món chi tiêu bất trắc (contingency). Dĩ nhiên, họ không tiết lộ số tiền này cho nhà thầu. Sau khi hoàn tất một dự án xây cất, nếu phí tổn ngay hay dưới 100 triệu đô la thì project manager là một người tài. Nếu đụng đến tiền 10-15 % contingency thì PM là một người có hiệu nghiệm. Khi vượt đến 20% thì có thể bị cấp trên chất vấn, nhưng trên 20% thì PM sẽ ít khi có cơ hội làm PM lần thứ hai và thăng tiến trong hãng trở nên khó khăn hơn. PM thường là một vị trí thử thách để cấp trên quan sát tài năng của một nhân viên.

    Phần quảng cáo gói thầu là phần dễ và nhàn nhất vì có sự giúp đỡ của ban “Supply Chain” mà em không biết tiếng Việt là gì. Trong giai đoạn vài tháng này thì nhân viên chỉ trả lời hay giải đáp thắc mắc của nhà thầu, minh xác hoặc cập nhật specs cho đúng. Dù chuyện to nhỏ đến đâu, chủ thầu bắt buộc phải gửi tất cả những Q&A, addendum cho tất cả các nhà thầu qua mạng thầu để để lại dấu vết.

    Em sẽ viết phần 3. Thủ tục đấu thầu và cách chọn nhà thầu. Có minh bạch, công bằng, nghiêm khắc không? trong bài sau.

  3. #53
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Hiện nay VN đang mở thầu các đường cao tốc Bắc Nam, số lớn thầu TQ tham gia, em nghĩ khả năng cao là liên doanh Việt-Tàu cùng chiếm ưu thế.
    lạ 1 cái là hình như chỉ có 2 cty của Pháp đấu thầu, còn lại là Hàn, Tàu, VN. Chỉ sơ vậy cũng thấy là bọn Tây coi bộ biết người biết ta, thôi nằm nhà đáp mền ngủ chứ tham gia thầu mất công.

    Em có đi cao tốc Long Thành, Dầu Giây khoảng chục chuyến, ko có chuyến nào mà ko kẹt ít thì 15 phút, gặp giờ cao điểm là bò nửa tiếng để vào cao tốc. Em GG thì được biết thầu chính là Công ty cầu đường Trung Quốc, dự án dài 51km, vốn đầu tư $800 triệu đô Mỹ.
    Chất lượng mặt đường thì hiện giờ vẫn ngon, láng mịn, ko chờ lún, nhưng có vẻ thiết kế ko tối ưu, muốn vào cao tốc nó kẹt chắc bằng đi đường thường. mà cũng khó là tp SG nó quá tải gấp 2 lần thiết kế là ít, nên ko cách nào mà thông thoáng nổi.
    Em ngờ ngợ cái thông tin bác nói là nhà thầu chính của cao tốc Long Thành - Dầu Giây có nhà thầu chính là Cty cầu đường TQ. Không tìm thấy thông tin nhà thầu TQ liên quan đến công trình này
    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90...%A7u_Gi%C3%A2y
    Xem link trên và các link liên quan khác, thì vốn dự án có liên quan JICA thì chắc chắn 100% là nhà thầu TQ không có cửa để làm nhà thầu chính.
    Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[1] Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 – chỉ xây dựng bốn làn xe trên toàn tuyến, có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay ODA.[2] Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

    Thông thường thì một dự án giao thông dài như vậy sẽ chia làm nhiều package để đấu thầu, có thể phân đoạn theo chiều dài kết hợp với tính chất công việc (đường, cầu vượt, nút giao, trạm dừng chân, trạm thu phí, ...)

    Công nhận là nửa đoạn cuối của cao tốc LT-DG này từ Long Thành đến Dầu Giây đường rất tốt, ít xe. Đây là đoạn đường duy nhất mà em đã dám chạy đến 120km/h.

  4. #54
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Hình cột điện gãy được cho là không có thép, lấy trên mạng.
    Độ phân giải của hình quá kém.
    Các chỗ khoanh tròn là vị trí được nghi là cốt thép.

  5. #55
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Cột điện mới gãy đè chết người:
    https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/cot-d...oa-848892.html
    Tại ai: tại cột điện, tại dây điện (giăng thấp quá, hoặc dai quá xe vướng không chịu đứt), tại xe container, tại nạn nhân không chịu né,...?
    Biện pháp khắc phục và phòng ngừa: không dùng cột điện (thay bằng cáp ngầm), căng dây điện cao lên, dùng dây điện dễ đứt chút, nhập cột điện Mỹ, cấm xe quá cao, tránh đi gần cột điện, trời kêu ai nấy dạ, ...?

  6. #56
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Xe lửa tông xe 16 chỗ, lại có cột điện gãy. Xem hình chụp thì cột này có cốt thép rất to.
    https://thanhnien.vn/thoi-su/tai-nan...o-1109156.html

  7. #57
    Tham gia
    07-01-2014
    Bài viết
    342
    Bài và bình luận của các bác chất lượng quá, rất nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn bác chủ và các bác.

    Về cái cột điện, em bổ sung thông tin cho nó khách quan: có cột điện BTCT và cột điện BT căng cáp dự ứng lực. Cột điện lỗ rỗng là cột li tâm, không dùng thép mà dùng sợi cáp dự ứng lực nên không có cốt thép mà thay thế bằng cọng dây cáp rất bé nhưng cường độ cao. Dây cáp được kéo căng trước khi đổ bê tông mác cao. Khi có va chạm hoặc dưới tác động lực quá mạnh sẽ làm gãy cột, dây cáp sẽ đứt hàng loạt ngay vị trí gãy, vì nó bé nên ko nhìn thấy, do bê tông mác cao nên cột khi gãy nó không vỡ vụn như bê tông thường, nên rất khó thấy sợi cáp.
    Trong lĩnh vực xây dựng các sản phẩm đầu ra phải có chứng nhận/quatest và dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn VN (thường biên tập dựa trên dịch các tiêu chuẩn từ nước ngoài như Nga, Euro...) hoặc lấy luôn theo tiêu chuẩn nước ngoài chứ không phải muốn làm gì thì làm. Nên nếu sản phẩm không đảm bảo thì có thể vì các lý do: áp dụng tiêu chuẩn không phù hợp với đặc điểm thực tế địa lý (ví dụ như về động đất, gió bão), hoặc vì khâu quản lý chất lượng yếu kém và tiêu cực. Trường hợp này, VN gió bão năm nào cũng mười mấy trận, tiêu chuẩn cũng có tính toán, vậy thì ở con người và khâu quản lý chất lượng thôi.

  8. #58
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Vivid View Post
    Bài và bình luận của các bác chất lượng quá, rất nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn bác chủ và các bác.

    Về cái cột điện, em bổ sung thông tin cho nó khách quan: có cột điện BTCT và cột điện BT căng cáp dự ứng lực. Cột điện lỗ rỗng là cột li tâm, không dùng thép mà dùng sợi cáp dự ứng lực nên không có cốt thép mà thay thế bằng cọng dây cáp rất bé nhưng cường độ cao. Dây cáp được kéo căng trước khi đổ bê tông mác cao. Khi có va chạm hoặc dưới tác động lực quá mạnh sẽ làm gãy cột, dây cáp sẽ đứt hàng loạt ngay vị trí gãy, vì nó bé nên ko nhìn thấy, do bê tông mác cao nên cột khi gãy nó không vỡ vụn như bê tông thường, nên rất khó thấy sợi cáp.
    Trong lĩnh vực xây dựng các sản phẩm đầu ra phải có chứng nhận/quatest và dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn VN (thường biên tập dựa trên dịch các tiêu chuẩn từ nước ngoài như Nga, Euro...) hoặc lấy luôn theo tiêu chuẩn nước ngoài chứ không phải muốn làm gì thì làm. Nên nếu sản phẩm không đảm bảo thì có thể vì các lý do: áp dụng tiêu chuẩn không phù hợp với đặc điểm thực tế địa lý (ví dụ như về động đất, gió bão), hoặc vì khâu quản lý chất lượng yếu kém và tiêu cực. Trường hợp này, VN gió bão năm nào cũng mười mấy trận, tiêu chuẩn cũng có tính toán, vậy thì ở con người và khâu quản lý chất lượng thôi.
    Mừng quá, cám ơn bạn Vivid đã tham gia để minh oan cho cái cột điện. Đọc cách viết là biết bạn có cùng background.
    Có một chi tiết ở câu cuối cùng bạn viết, khi nào rảnh mình sẽ viết phần tích thêm.

  9. #59
    Tham gia
    07-01-2014
    Bài viết
    342
    Em nhớ có đọc cuốn tựa là “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế/Confessions of an Economic Hit Man”, có một công thức chung của cả Mỹ và Tàu áp dụng để áp đặt sự chi phối lên các nước yếu kèm dù ở hai thái cực có vẻ khác nha, đẩy họ vào cái vòng luẩn quẩn.

    Đại ý em xin quote lại trích dẫn từ 1 trang khác:

    Quy trình của "sát thủ"
    John Perkins chỉ ra xảo thuật tinh vi khi tiến hành sát hại nền kinh tế của quốc gia khác (chủ yếu là các quốc gia kém phát triển) Trước tiên, những sát thủ kinh tế EHM tận dụng tối đa các tổ chức tài chính quốc tế để trói buộc các quốc gia khác vào chế độ tập đoàn trị. Sau đó, EHM ban cho các quốc gia đó những "ân huệ". Những ân huệ này tồn tại dưới dạng các khoản vay để phát triển cơ sở hạ tầng.
    Nhưng một mặt, EHM đặt điều kiện cho các khoản vay là: các công ty xây dựng của nước họ [tức là Mỹ] phải đảm nhiệm thi công các dự án. Như vậy, về bản chất, những đồng tiền (vốn để cho vay) chưa bao giờ rời khỏi nước Mỹ, mà chỉ đơn giản là luân chuyển từ túi của người Mỹ này sang người Mỹ khác.
    Mặt khác, các quốc gia là "con nợ" thì vẫn phải trả tất cả số tiền mà họ đi "vay", cả tiền gốc và lãi. Chỉ vài năm sau, khi "lãi mẹ đẻ lãi con", các khoản vay sẽ quá tải và dẫn đến tuyên bố vỡ nợ của các nước đi vay. Khi đó, "giống như tổ chức Mafia", các EHM sẽ đòi nợ. "Việc đòi nợ này kèm theo một hoặc nhiều yêu cầu sau: kiểm soát những lá phiếu của Liên Hợp Quốc, thiết lập các căn cứ quân sự hoặc khai thác các nguồn tại nguyên quý giá như dầu hay kênh đào Panama". Trong khi đó, các nước mắc nợ vẫn nợ khoản tiền đó. Như vậy, John Perkins khẳng định: "một nước nữa rơi vào Đế chế toàn cầu".


    Thường thì dự án hình thành và lựa chọn nhà thầu sẽ theo trình tự top down: nghĩa là các khâu triển khai sẽ được dọn đường trển, dọn đường từ luật và chính sách rồi mới đến các quy chuẩn tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, dư luận là công cụ thường xuyên được sử dụng và định hướng cho khâu đầu. Về lý thuyết thì cần có hệ thống giám sát hiệu quả, và thượng tôn pháp luật để giám sát thực hiện.
    Còn về dự án BT-ST, bản thân em có đọc 4 cuốn outline design specification và specs trong hồ sơ thầu, cũng mấy nghìn trang, trong đó cực kỳ chi tiết và ít nhất nó là cơ sở để đảm bảo tương đối chất lượng dự án. Tương tự như những dự án khác nếu chưa từng có ở VN thì sẽ phải có hệ thống tiêu chuẩn nước ngoài tương đương thay thế. Không biết dự án do nhà thầu TQ thì thế nào, em chưa bao giờ thấy viện dẫn tiêu chuẩn TQ ở dự án nào. Việc giám sát công trình được thực hiện bởi QLDA & TVGS. Cái khó là giám sát thi hành không bao giờ đơn giản (top down mà).
    Lan man vậy thì vấn đề là ai cũng biết có vấn đề ở đâu đó, nhưng các bác khi đã ở những hệ quy chiếu khác nhau thì đưa ra góc nhìn khác nhau cũng là dễ hiểu. Quan trọng là sẵn sàng thay đổi/có thay đổi được hay không và thay đổi nó thế nào.
    Bạn bè em có nhiều người từ Nhật – Hàn – Sing, cả già lẫn trẻ họ hay than ngán ngẩm khi làm việc nhưng lại thú nhận là thích thú với môi trường VN hiện tại.

  10. #60
    Tham gia
    09-12-2012
    Bài viết
    5,177
    Tiêu chuẩn thì không thiếu. Quan trọng là thực hiện nó một cách đúng đắn.
    Bọn em luôn có 2 hệ tiêu chuẩn: 1. Của nước có dự án, ở đây là TCVN và 2. Tiêu chuẩn của corporate. Cái nào cao hơn thì được sử dụng.
    Ô Mai Gát

Trang 6 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •