Trang 4 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 90

Chủ đề: Một bài viết hay đăng trong The New York Times ngày 12/24/18 và Dân Luận 12/29/18

  1. #31
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    4. Vẽ hươu vượn

    “Có cả một đạo quân tư vấn về mọi lĩnh vực như thế cũng tốt nhưng họ dựa vào tiêu chuẩn nào để tư vấn? Ai tạo ra tiêu chuẩn và có đồng nhất không? Chủ thầu, nhất là nhà nước có bắt buộc tư vấn phải dùng một tiêu chuẩn nào đó trong việc xây cất hay tự do, muốn vẽ hưu vẽ vượn gì cũng được? Ai có trách nhiệm giám sát nhà thầu phải theo đúng tiêu chuẩn trong lúc thi công?”

    Cái này thì bác Văn Khoa yên tâm, VN tuy là đi sau các nước phát triển nhưng trong nước cũng có hầu như đầy đủ các tiêu chuẩn để sử dụng trong thiết kế và thi công xây dựng (về cái “tào lao” của các tiêu chuẩn này em phân tích sau). Các tiêu chuẩn thiếu chưa có thì có thể áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Tiêu chuẩn (hay tiêu chí) kỹ thuật cho từng dự án được biên soạn trên cơ sở bộ tiêu chuẩn nào được áp dụng. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn nào trong thiết kế và thi công là tùy vào chủ đầu tư. Việc sử dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm tính đồng bộ chứ không phải kiểu thích thì đi giày Adidas quần jean Levis áo thun cá sấu nón tai bèo.

    VN không cấm áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài, tuy nhiên dù áp dụng TCNN thì vẫn có những tiêu chuẩn trong nước bắt buộc phải áp dụng như số liệu điều kiện tự nhiên (gió mưa động đất …), các quy dịnh về phòng cháy chữa cháy, …
    Trong các dự án nhà máy điện em đã tham gia mười mấy năm trước, về kết cấu (structural & civil) theo American Standard (kết cấu bê tông theo ACI, kết cấu thép theo LRFD hoặc ASD, đường theo AASHTO, … Đường ở đây là đường nội bộ trong hàng rào nhà máy). Trong các dự án nhà cao tầng cho các chủ đầu tư nước ngoài tại Sài Gòn dùng British Standard hoặc Eurocode. Bác yên tâm chẳng ai có thể vẽ hươu vẽ vượn gì được trừ mấy anh Kiến trúc sư, nhưng đó là quyền của mấy ảnh về sáng tạo bay bổng. Cột thẳng đứng chán ảnh dùng cột xiên, xiên chán đổi qua vừa xiên vừa xoắn. Còn đám kỹ sư chẳng dám vẽ hươu vượn vì phải trình Design Calculation Report rồi phải làm việc với bên Value Engineering mà chủ đầu tư thuê để xem có bớt xén gì được không, sau đó mới chuyển qua 3rd Party Verification.

    Nói thiệt là em rất thích áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài vì nó được xây dựng có hệ thống, bài bản, rõ ràng, an toàn. Ngoài ra thì công ty của em hiện nay là công ty đa quốc gia quản lý theo matrix system nên khi cần liên quan đến kỹ thuật thì rất dễ kiếm được hỗ trợ từ các nước khác. Nguồn Specs vô cùng phong phú để tham khảo, miễn là áp dụng đúng đừng râu nọ cắm cầm bà kia.

    Nói về tiêu chuẩn trong nước, thì một thời gian rất dài các tiêu chuẩn VN là bản copy của tiêu chuẩn Liên Xô cũ (em đang nói trong lãnh vực kết cấu, tuy nhiên các lãnh vực khác cũng toàn từ Liên Xô). Sau năm 2000 thì một số tiêu chuẩn đã được biên soạn mới tiếp cận với các tiêu chuẩn BS, Eurocode. Có lần em tìm hiểu sâu một chi tiết chưa rõ trong một tiêu chuẩn mới ban hành, Google các trang nghiên cứu khoa học trong nước thì hóa ra cái đó nó lấy từ tiêu chuẩn mới của Nga. Nghĩa là trường phái thân Nga nó vẫn còn mạnh lắm trong nhóm biên soạn này. Cái này cho thấy là tiêu chuẩn VN gần đây vẫn còn lai tạp.

    VN khoảng 10 năm trước đã từng có chủ trương xóa hết các tiêu chuẩn thiết kế hiện có, chọn bộ tiêu chuẩn Eurocode để theo. Năm 2006 đã có một tiêu chuẩn copy của Eurocode ra đời, đó là tiêu chuẩn thiết kế động đất. Một thời gian sau không thấy có gì mới, em tìm hiểu thì nghe phong phanh con trai anh 3X được lên thứ trưởng bộ Xây dựng, mà ảnh thì học ở Mỹ về, nên nhiều khả năng VN sẽ chọn tiêu chuẩn Mỹ (giống như Phillipines) để áp dụng. Sau đó con trai 3X được điều về Kiên Giang, xong phim. Và kết luận là không có gì mới vẫn y nguyên.

    Trong lúc thi công nhà thầu chịu sự giám sát của Tư vấn giám sát do chủ dầu tư thuê.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 08:25 PM ngày 28-07-2019

  2. #32
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    5. Bán thóc giống mà ăn

    “Về xây cất hạ tầng cơ sở, chính phủ mà hoàn toàn nhờ vào tư vấn (trong nước và ngoại quốc) thì lấy thóc giống ra mà ăn. Hơn ba thập niên đi làm, em chưa bao giờ thấy một kỹ sư ngoại quốc sang Mỹ làm tư vấn cho ngành xây cất và cũng chưa bao giờ em thấy một công sở về công nghệ mà hoàn toàn nhờ vào tư vấn bên ngoài, nhất là về quản lý và giám sát thi công. Vấn đề chính là họ có lương tâm và tính liêm khiết không vì không phải là người của sở. Em sẽ bàn sau về vấn đề này.”

    Bác làm em hoang mang quá. Công ty em là công ty tư vấn đa quốc gia có mặt trên có 90k+ employees trên 7 châu lục, tham gia dự án trên 150 nước trên thế giới. Riêng ở bang California công ty em có tới 77 văn phòng, còn search trên toàn nước Mỹ thì có 726 văn phòng. Tư vấn (thiết kế, mời thầu, giám sát) là công việc bắt buộc phải có, chủ đầu tư thuê tư vấn cũng được mà thuê đủ người rồi đăng ký pháp nhân tự làm cũng được. Nhưng xu hướng chung là không ai muốn ôm rơm nặng bụng nên tất cả đều thuê tư vấn và chú ý việc quản lý. Tương tự như việc xe hơi của công ty, năm năm trước công ty có dàn xe với tài xế nhưng sau đó giải tán hết chuyển qua xe thuê hay taxi, vừa gọn nhẹ mà chi phí cũng giảm.

    Cho nên, một dự án có ngần ấy công việc rồi, không người này làm thì người khác làm và tốn chi phí như nhau để hoàn tất. Còn lại là vấn đề quản lý phân công thực hiện như thế nào thôi

    Việc bác nói không có kỹ sư nước ngoài làm cho Mỹ thì cũng không lạ, Mỹ đã làm được mọi thứ thì Mỹ cần gì thuê kỹ sư nước ngoài ngắn hạn cho tốn kém rồi làm mất việc của dân Mỹ. Mỹ chỉ nhăm nhe tuyển các người xuất chúng thôi.

  3. #33
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    6. Nói thêm về chuyện cái cột điện

    “Bác có cho thêm tin tức về cột đèn đổ và cho biết có cốt sắt nhưng nhỏ thôi, không thấy. Nhưng khi đụng vào thì dòn tan thì phẩm chất của tiêu chuẩn đáng nghi ngờ. Về đường sắt CT-HĐ, ai là người đặt và xem xét tiêu chuẩn cho xây cột chống mái trạm xe điện mà tệ như thế? Bác vào trang mạng của Caltrans để biết có cả kho tàng về specs đủ loại, trong đó có tiêu chuẩn cho cột điện hay cột chống bất cứ một kiến trúc nào để thấy sự khác biệt giữa tiêu chuẩn giãy chết nhưng an toàn và tiêu chuẩn của thiên đường mù quáng.”

    Nói thêm về cái cột điện. Như mọi kết cấu khác, cột điện được thiết kế với yêu cầu đầu vào đã được quy định. Cột tự nhiên gãy, hay dân nhậu say xỉn đụng vào gãy, ủng hộ việc lôi cổ tụi thiết kế & chế tạo & thi công truy đến cùng và bỏ tù thằng nào có tội. Còn bão cấp 10 gãy, xe tải tông gãy, căng dây vượt khả năng chịu tải gãy, lỗi không phải cái cột điện. Nó không “như cọng bún”, không “dòn tan” như bác nghĩ đâu. Nếu cần có dịp về VN bác cứ thử chất năm bảy người lên xe 3 bánh lao vào cảm tử với cột điện xem.

    Và như đã viết ở mục Vẽ hươu vượn, cám ơn bác đã giới thiệu Caltrans, nhưng thật sự thì em cũng không cần lúc này, khi nào cần cứ kiếm ở thư viện trên mạng của công ty là có đầy đủ.

    Viết đến đây thì em liên tưởng đến các bài đăng trên Facebook của một anh Việt kiều (không quen) cỡ ngang tuổi rời VN từ 1975. Gần đây ảnh về thăm VN vài lần, gặp các bạn bè cũ, đi du lịch vài nơi. Rồi ảnh lên FB viết linh tinh lang tang đăng lên một group. Nào là ở VN các anh cán bộ về hưu chỉ biết đi café và nhậu, có dịp nhậu chùa là hăm hở lắm. Nào là ở VN chỉ có cán bộ hay có công CM mới có lương hưu, người bình thường về già thì thê thảm lắm … Nói chung là ảnh cứ soi vào các góc tối và đặc biệt là ở các tỉnh lẻ, như thày bói mù sờ voi lúc ảnh tả con voi như cái quạt lúc như cái cột nhà, xong khái quát hóa thành cái xấu xa của toàn xã hội và rồi ảo tưởng mình là vĩ nhân, là cha thiên hạ!

  4. #34
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    … Em kể chuyện này cho bác nghe. Sau 30 năm viễn xứ, năm 2005 em trở về VN thăm họ hàng ngoài Bắc. Một chuyến đi cảm động nước mắt lưng tròng vì đó là lần đầu tiên em gặp họ hàng nội ngoại. Em có nói chuyện về kinh tế gia đình và một ông anh họ nói tỉnh bơ “Mỗi tháng chị đi thanh tra một lần và mỗi lần như thế kiếm được hai trăm đô!”. Một ông anh họ khác làm kỹ sư công chánh cho chính phủ nhưng tiền rừng bạc bể, giàu nhất họ. Ở Mỹ, làm kỹ sư công chánh cho chính phủ thì nghèo nhất họ. Mỗi lần em xem những hình ảnh xây cất ẩu tả kém phẩm chất theo lối thủ công nghệ là em nghĩ đến bà chị và ông anh họ.
    Ông anh bác đi thanh tra một tháng kiếm được $200 thì chắc thuộc dạng cá kèo tỉnh lẻ vùng sâu vùng xa rồi.

    Em kể bác nghe chuyện này, cách đây khoảng 3 năm một dự án bên công ty em tham gia thiết kế được thi công hoàn tất. Công đoạn cuối là mời Bộ XD vô nghiệm thu, vì đây là công trình cấp I. Sở XD chỉ được nghiệm thu các công trình dưới cấp I thôi. Đoàn ca ve (chuyên viên) BXD 7 người vô làm việc với tất cả tư vấn và nhà thầu thi công khoảng 2 ngày rưỡi, chất vấn đòi bổ sung đủ thứ. Nói chung là kiểu “bắt lỗi chính tả” với hoàn thiện documentation. Ngày làm việc tối nhà thầu dẫn đi nhậu Sau khi BXD về, PM của chủ đầu tư Michael người Singapore họp các tư vấn lại và nói rằng “Tao hiểu đây là các lỗi documentation vớ vẩn. Tụi tao đã chung chi cho tụi nó mỗi đứa 50M rồi, coi như bịt được 1 mắt. Còn lại tụi mày ráng giúp tụi tao hoàn thiện về documentation để bịt nốt mắt còn lại của tụi nó, cám ơn”. Nói chuyện ngoài lề tí, Michael còn cho biết chi phí 50M/người lần đó chỉ là cà phê. Còn phí xin giấy phép xây dựng được tính bằng 1 hoặc 2 căn hộ cao cấp. Thông tin của Michael về phí gầm bàn để xin giấy phép là 1 hay 2 căn hộ thì em đồn nghe từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên nghe từ chủ đầu tư.

    Ở Sài Gòn thì dự án cao tầng cấp I nhiều vô số kể. Các ảnh cứ thi nhau đi vào Sài Gòn nghiệm thu công trình cấp I để “được ăn được nói được gói đem về” mỗi lần vài chục triệu.

    Kể để nghe và cười. Bác mà lại chửi thì có mà chửi đến hết đời.

    Mà nghĩ ông anh họ của bác cũng lạ, đi thanh tra để vòi tiền mà cũng khoe. Cái xã hội mà việc vô liêm sỉ cũng xem là bình thường thì đúng là xuống hố cả nút rồi.
    Được sửa bởi nguyenphuong lúc 05:05 PM ngày 28-07-2019

  5. #35
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Xin lỗi bác nguyenphuong nếu bác nghĩ em “tấn công”. Không, trăm lần không, vạn lần không! Em tưởng là bác xong rồi nên mới tám một chút rồi bước sang câu hỏi thứ 2 của em. Từ trước đến giờ không bao giờ em “tấn công” bất cứ người nào, nếu không thích chủ đề hoặc cá nhân nào đó thì các tiền em cũng không động đến hai ngón tay trỏ để vào tám. Người ta vào tám với mình về chủ đề nào đó là vui rồi, đừng để người ta mất hứng. Bác đồng ý?

    Tóm tắt lại là như thế này:

    1) Theo bác, VN có tiêu chuẩn xây cất và phẩm chất của tiêu chuẩn cũng cao, không kém gì tiêu chuẩn ngoại quốc và có thể được phát triển thêm dựa trên tiêu chuẩn ngoại quốc để cho phù hợp với môi trường thiên nhiên của nước nhà.

    Dù có tin bác và mong rằng không có lý do nào để nghi ngờ bác nói dối qua những bài viết trên, em vẫn còn ấm ức vì câu hỏi của mình chưa được trả lời thỏa đáng, có lẽ vì em quen với đời sống bên Mỹ nên nhìn hay nhận xét gì cũng vô tình dựa trên kinh nghiệm sống ở nước ngoài. Hình ảnh, bài vở về xây cất ở VN không thiếu trên báo chí mạng. Và đây là hình ảnh trích từ báo chí lề phải và bài viết từ những người trong nước chứ không phải xuất phát từ bọn phản động, thế lực thù địch bên ngoài. Cột đèn bê tông đổ, cho thấy bên trong rỗng và không thấy cốt sắt. Bác bảo là có cốt sắt (nhỏ, ảnh không cho thấy) và cột đền được đúc qua công nghệ pre-stress tân thời. Bác nói thêm là dĩ nhiên, sức mạnh đụng vào thì phải đổ. Thôi em chả cãi vì không có nằng chứng gì ngoài tấm ảnh. Nhưng cũng cho đọc giả biết là ở bên Mỹ, thứ nhất, như em nói xe đụng cột đèn mạnh đến độ xe quấn chung quanh chân cột chứ cột đèn không gãy lìa ra. Thứ nhì, dù cho xe vận tải đụng, cột đổ nghiêng nhưng không lìa gốc.

    Công ty điện lực vẫn còn cả trăm cột đèn như vậy trong kho, em thì em sẽ hy sinh một cột để thử nghiệm, đập vỡ ra xem sao. Nhưng bác có đồng ý là nên chấm dứt bàn luận về cột đèn đổ vì sự khác biệt quá lớn? Để cho thêm phong phú, hôm nay trong Dân Luận có một bài viết về Quốc Lộ Số 5. Em xin trích một đoạn của bài Chết không toàn thây của Đỗ cao Cường.

    ...Quốc lộ 5 chỉ dài khoảng 132 km, kết nối Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội, nâng cấp từ năm 1996 và hoàn thành vào năm 1998, hiện nay quốc lộ 5 đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường hằn lún vệt bánh xe, đoạn nào cũng có tai nạn. Nhiều khi, buổi sáng tôi lên Hà Nội, buổi tối tôi trở về nhà, đi vào những vết hằn trên quốc lộ 5, lảo đảo và có lần suýt bị container nghiền nát ...

    2) Tàu cộng trúng dự án xây cất thì nó dùng nhân viên tư vấn tàu thì là chuyện thường.

    Theo em, không bình thường tý nào. Thứ nhất về ưu tiên bảo vệ công ăn việc làm cho người bản xứ. Có thể bình thường ở VN, nhưng ở bên Mỹ, đây có thể gọi là một xì căng đan lớn vì quyền bảo vệ trí thức và lao động rất cao, ưu tiên bao giờ cũng là nguồn nhân lực và tài nguyên trong nước. OK, em đồng ý với bác là tài nguyên nhân lực và cái knowhow trong nước của Mỹ dồi dào, không cần đến lao động, nhân tài ngoại quốc. Nhưng đây là cái vòng luẩn quẩn, cứ để cho tàu nó thao túng đem người của nó sang làm những công việc đáng nhẽ phải để cho những người như bác làm thì làm sao có cơ hội đào tạo giới trẻ của VN. Các trường kỹ sư ở VN không đào tạo nổi hay cung ít hơn cầu. Thôi em lại mon men đến điểm nhạy cảm rồi, bác bỏ qua. Biết rồi khổ lắm nói mãi!

    Thứ nhì, vấn đề quan trọng hơn nhiều là VN không kiểm soát phẩm chất xây dựng nếu chủ thầu là tàu. Dù không bàn đến xử dụng nhân lực trong một dự án và dù sao nó cũng chỉ có tính cách nhất thời, chuyên viên tàu đến rồi đi, nó cũng không muốn ở lại. Nhưng cái di sản èo uột của nó để lại mới là mối quan tâm. Mọi người hãy vào những bài viết trên báo chí trong nước để xem cách xây cất kém cỏi và nguy hiểm của nhà thầu đường sắt CL-HĐ. Nó làm xong nó cút về nước, để lại một cái rổ rác rến cho VN cầm. Trong giờ cao điểm, người ta tấp nập lên cầu thang để đón xe điện, có thằng nào xỉn đâm vào bức tường mỏng manh mà các cột mái dựa trên một cách lỏng lẻo, tường xập, mái đổ theo đè lên dân chúng. Lúc đó chủ thầu đã cao bay xa chạy, còn mình thì chỉ tay lẫn nhau.

    Vấn đề ở đây mà em hỏi nhưng không thấy câu trả lời. Dù theo bác có cả pho tiêu chuẩn trên mạng, quốc tế thứ xịn nhưng theo những hình ảnh đăng trên báo thì theo thiển ý của em, nó không được áp dụng trong dự án CL-HĐ, ít nhất về xây cất trạm. Phải chăng các dự án xây cất mà chủ thấu là tàu cộng đều là vùng cấm, không ai được phép xía vô? Và nếu được phép xem tiêu chuẩn xây cất của họ nhưng không được phép phê bình? Em nghĩ là VN có những chuyên viên kỹ thuật được trang bị kiến thức đầy đủ như bác nguyenphuong, nhưng khổ nỗi các chủ tàu cộng hay nhà nước không cho các bác ấy giám sát hay ho he nói năng gì cả và tất cả các công trình xây cất quan trọng đều vào tay tàu cộng thì quả là phí phạm tài năng của các bác ấy và cả pho tiêu chuẩn quý giá.

    Bác nguyenphuong cho em biết khi nào em có thể tiếp tục bàn về các câu hỏi của em.

  6. #36
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    Ông anh bác đi thanh tra một tháng kiếm được $200 thì chắc thuộc dạng cá kèo tỉnh lẻ vùng sâu vùng xa rồi ... Mà nghĩ ông anh họ của bác cũng lạ, đi thanh tra để vòi tiền mà cũng khoe. Cái xã hội mà việc vô liêm sỉ cũng xem là bình thường thì đúng là xuống hố cả nút rồi.
    Đúng đấy, em cũng rất làm lạ, dù có máu mủ nhưng em có hỏi chị ấy làm gì và kiếm bao nhiêu đâu mà anh ấy khai! Thôi anh ấy đã quy tiên rồi, em tiếc người thân, một cán bộ rất tình cảm, tốt bụng nhưng anh em chỉ gặp nhau vài ngày ngắn ngủi. Phân chia ý thức hệ cũng phân chia tình cảm rất nhiều, tất cả đều là nạn nhân của thời cuộc. Chẳng làm gì được với những tuyên dương vinh quang, bằng thưởng của Bác dưới ba tấc đất.

  7. #37
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi nguyenphuong View Post
    6.

    Viết đến đây thì em liên tưởng đến các bài đăng trên Facebook của một anh Việt kiều (không quen) cỡ ngang tuổi rời VN từ 1975. Gần đây ảnh về thăm VN vài lần, gặp các bạn bè cũ, đi du lịch vài nơi. Rồi ảnh lên FB viết linh tinh lang tang đăng lên một group. Nào là ở VN các anh cán bộ về hưu chỉ biết đi café và nhậu, có dịp nhậu chùa là hăm hở lắm. Nào là ở VN chỉ có cán bộ hay có công CM mới có lương hưu, người bình thường về già thì thê thảm lắm … Nói chung là ảnh cứ soi vào các góc tối và đặc biệt là ở các tỉnh lẻ, như thày bói mù sờ voi lúc ảnh tả con voi như cái quạt lúc như cái cột nhà, xong khái quát hóa thành cái xấu xa của toàn xã hội và rồi ảo tưởng mình là vĩ nhân, là cha thiên hạ!
    Cái đó thì tớ thấy rất nhiều tại Mỹ. Nhiều người về chơi xong qua lại Mỹ thì chê đủ thứ . Nhưng năm nào cũng bò về chơi. Thật không hiểu nổi.

    Có một tay quen còn nói "con tôi thích về VN lắm vì nó thấy không ai bằng nó hết" Thật là một lối dậy con chưa từng thấy !!!

  8. #38
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Theo em biết thì VN chả thiếu tiêu chuẩn gì, như bác Nikonian từng nói, luạt pháp Vn cũng mượn từ phương Tây chứ ko phải tự đẻ ra, thì tiêu chuẫn kỹ thuật em nghĩ cũng vậy. Cho nên xét đơn thuần về kỹ thuật thì ko có vấn đề gì cả.

    Nhưng cái vấn đề nó nằm ở người áp dụng kỹ thuật.
    Em kể 1 chuyện cho các bác hiểu, em có người quen làm trong cty thiết bị điện của Đức, đấu thầu vào 1 dự án xây trụ sở ngoài HN. Chính quyền họ quy định ko mua hàng xuất xứ TQ. Vì vậy cty phải nhập hàng từ Ấn, mà 1 số, cũng lấy từ TQ qua, rồi đóng mác Ấn vào.
    Lý do họ ko chịu hàng của Tây sx ở TQ vì sợ nghe lén, sợ gài bẫy... Nghe ra rất hay và còn ghê hơn cả Mỹ, EU ấy chứ.

    Nhưng vấn đề là thằng TQ nó cóc thèm nghe lén, muốn nghe gì, nó nghe bộ chính trị báo cáo trực tiếp ko sướng hơn sao? vấn đề là chỗ đấy, mọi kỹ thuạt bằng trời cũng vứt, quan trọng là thằng quản lý ấy.

    Em nói thật đường giao thông bên Tàu nó đẹp gấp 10 lần bên Mỹ ấy. Em đi xe từ sân bay về tp của nó là cứ nghĩ bao giờ bọn Canada nó làm con đường êm đẹp như bọn Tàu. Cũng bọn đấy qua VN thì làm như chó mửa, đấy là do cách VN quản lý thôi.
    Các đèn giao thông bên đó của nó vừa lấy điện từ mặt trời, lại có thêm quạt gió, đủ để chiếu sáng cả đêm. cái ga tàu nó to hơn cái sân bay bên em.

    Cái ga tàu Cát Linh ngoài Bắc ăn thua gì so với cái đường tàu cấp huyện bên nó, nhưng về VN, làm ăn với VN thì chắc nó đem công nghệ cấp thôn vào, cùng nhau phá cho vui.
    Lúc bọn TQ đánh đảo của Phi, nó tạo áp lực về kinh tế, mỗi trái chuối Phi bị kiểm tra bên cửa khẩu, chờ kiểm xong thì thúi hết.
    Giờ nó mà làm vậy với VN, thì 1/2 nông dân VN bán muối ngay trong 1 tuần. Lâu lâu nó nhá hàng phát là VN phải giải cứu thnah long , dưa hấu. Chơi với bọn nó thì chỉ có chết tới bị thương, nhưng ko chơi thì cũng ko biết kiếm ai chơi, vậy nên cứ nhắm mắt đưa đầu vào cho nó đánh thôi.

  9. #39
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Cái đó thì tớ thấy rất nhiều tại Mỹ. Nhiều người về chơi xong qua lại Mỹ thì chê đủ thứ . Nhưng năm nào cũng bò về chơi. Thật không hiểu nổi.

    Có một tay quen còn nói "con tôi thích về VN lắm vì nó thấy không ai bằng nó hết" Thật là một lối dậy con chưa từng thấy !!!
    Ha ha, có nhiều “loại” Việt Kiều, mỗi loại có bao nhiêu người thì em không biết. Có người vì trở ngại ngôn ngữ nên không thoải mái ở những nơi xa lạ và họ chỉ biết đến đi VN, không nơi nào khác hơn, dù thích hay không. Có thể cái loại như bác nói là loại buồn cười nhất. Đã chê thì đừng về, trên thế giới có bao nhiêu chỗ đi tại sao năm nào cũng đi VN, nhưng lại hay chê? Mâu thuẫn không thể tả được, VN không cần những người đó về (như em chẳng hạn, 😆😆). Nhưng nói chung chung thì cũng oan, chê là chê thế nào? Chê chính phủ hay chê dân chúng? Không thể đồng hóa dân chúng là chính phủ hay ngược lại. Em thì em thông thoáng hơn, luôn luôn cho người khác cái benefit of the doubt trước khi biết rõ chính xác câu chuyện.

    Nhưng nói "con tôi thích về VN lắm vì nó thấy không ai bằng nó hết" thì người phụ huynh đó thật quá quắt, hy vọng loại này không nhiều. Em mong được biết câu chuyện nhiều hơn chứ chỉ trích một câu out of context nhiều khi không công bằng, dù hoàn toàn không đồng ý với câu nói trên.

  10. #40
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Hiện nay VN đang mở thầu các đường cao tốc Bắc Nam, số lớn thầu TQ tham gia, em nghĩ khả năng cao là liên doanh Việt-Tàu cùng chiếm ưu thế.
    lạ 1 cái là hình như chỉ có 2 cty của Pháp đấu thầu, còn lại là Hàn, Tàu, VN. Chỉ sơ vậy cũng thấy là bọn Tây coi bộ biết người biết ta, thôi nằm nhà đáp mền ngủ chứ tham gia thầu mất công.

    Em có đi cao tốc Long Thành, Dầu Giây khoảng chục chuyến, ko có chuyến nào mà ko kẹt ít thì 15 phút, gặp giờ cao điểm là bò nửa tiếng để vào cao tốc. Em GG thì được biết thầu chính là Công ty cầu đường Trung Quốc, dự án dài 51km, vốn đầu tư $800 triệu đô Mỹ.
    Chất lượng mặt đường thì hiện giờ vẫn ngon, láng mịn, ko chờ lún, nhưng có vẻ thiết kế ko tối ưu, muốn vào cao tốc nó kẹt chắc bằng đi đường thường. mà cũng khó là tp SG nó quá tải gấp 2 lần thiết kế là ít, nên ko cách nào mà thông thoáng nổi.

Trang 4 / 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •