Trang 3 / 9 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 90

Chủ đề: Một bài viết hay đăng trong The New York Times ngày 12/24/18 và Dân Luận 12/29/18

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Phải vậy chứ, báu gì mấy thằng này! Phải thượng tôn pháp luật và không ai, kể cả đảng viên ở bất cứ chức vụ nào cũng không thể ngồi trên pháp luật. Nhưng chưa xong đâu, còn xem hình phạt ra sao đã. Đánh phủi bụi hoặc giáng chức khi nó đã về hưu? Tù tại gia một hai tuần, một tháng? Hình phạt cho đảng viên nó khác hình phạt cho cả thiên hạ không đảng viên.

  2. #22
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Em viết bẩy câu hỏi cách đây gần một tháng rồi mà chưa thấy ai trả lời, dù viết một tí cho gọi là. Trong khi đó thì đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn thất hẹn và lịch trình đấu thầu cho Dự án Cao Tốc Bắc-Nam càng ngày càng gần.

    Em hy vọng, dù mỏng manh là Trung Cộng sẽ không trúng thầu. Nhìn cách xây cất các trạm CL-HĐ thì biết, không ai dựng cột chống mái trên một bức tường một cách đỏng đa đỏng đảnh như vậy! Chưa gì mà xi măng đã nứt, vỡ ra và mấy con ốc lung lay như răng ông bà lão.

    Điều này liên quan đến những câu hỏi trên của em là ai là người viết Specs, ai là người trông coi nhà thầu và trình độ cùng với tính liêm khiết của người này được đánh giá ra sao để đi đến tình trạng như vậy.

    Em biết là không có câu trả lời cho các câu hỏi của em vì có thể là không hiện hữu! Như vậy thì có thể tài năng trong nước kém cỏi hoặc không có vì không có cơ hội được mở mang. Tất cả các công trình hạ tầng cơ sở đều khoán cho ngoại quốc 100%, nhất là Trung Cộng (các bác biết tại sao rồi) mà không ai trông nom công trình một cách nghiêm ngặt, độc lập và hữu hiệu. Chẳng lẽ cả nước đều muốn đi làm cu li ở ngoại quốc hoặc nếu không thì ở trong nước may vá cho Patagonia, Arc'teryx, ráp nối cho LG, Samsung, hoặc đóng giầy cho Ecco. Không ai muốn dành lại công việc cao hơn thợ hồ, lao công lại từ tay ngoại quốc? Ai cũng muốn nhàn hạ, vơ vét cho đẫy rồi hạ cánh an toàn ở ngoại quốc? Chẳng nhẽ làm “đầu tầu ra khơi” là thế?

    Chỉ có chực đi đường tắt mà không muốn vất vả, tranh đấu thì Formosa vẫn tiếp tục làm biển chết, các làng ung thư tiếp tục mọc lên như nấm và dân chúng tiếp tục hít thở tro bụi độc hại.

    Có thì giờ em sẽ tự trả lời các câu hỏi của mình dựa theo kinh nghiệm ở xứ giãy chết.

  3. #23
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Em vừa về Vn 1 tháng, cũng 5 năm mới về lại nên có nhiều thay đổi. Khu vực ven SG giờ xây nhiều chung cư, nội thành cũng nhiều cung cư, làm cho mật độ dân số quá cao, kẹt xe diễn ra liên tục, hồi xưa chỉ sáng và chiều, nay thì giờ nào cũng kẹt.

    Sáng kẹt xe máy do người dân đi làm, sau 9h thì kẹt do xe tải được vào tp. Theo cảm giác của em thì SG chỉ nên có 3-4 triệu dân là phù hợp hạ tầng nay nó chứa gần 10tr dân, cho nên mọi thứ quá tải.

    1 điều đáng nói nửa là giá bds tăng khủng khiếp. hầu như mọi người đều bung tiền vào bdds chờ lên giá, và nó lên thật.
    Cho nên bây giờ hiếm ai chịu làm kinh doanh, có tiền là mua đất và chờ nó lên giá. Ko hiều 5 năm nửa sẽ thế nào?
    Người dân phải nhập khẩu cái xe đạp và gom tiền chờ bán đất?

    1 làn sóng dịch chuyển đầu tư từ TQ vào VN, nhưng nhìn vào hạ tầng tp lớn thì thấy chắc qua Lào, Kam, Indo thì hợp lý hơn là vào VN. Ko biết các tp khác ở các nước lân cận có sốt đất như ở VN ko? Hiện nay ở VN, ko riêng SG mà các tp khác đều nóng về bds. Ko biết khi nào thì nó vỡ?

  4. #24
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Em viết bẩy câu hỏi cách đây gần một tháng rồi mà chưa thấy ai trả lời, dù viết một tí cho gọi là. Trong khi đó thì đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn thất hẹn và lịch trình đấu thầu cho Dự án Cao Tốc Bắc-Nam càng ngày càng gần.

    Em hy vọng, dù mỏng manh là Trung Cộng sẽ không trúng thầu. Nhìn cách xây cất các trạm CL-HĐ thì biết, không ai dựng cột chống mái trên một bức tường một cách đỏng đa đỏng đảnh như vậy! Chưa gì mà xi măng đã nứt, vỡ ra và mấy con ốc lung lay như răng ông bà lão.

    Điều này liên quan đến những câu hỏi trên của em là ai là người viết Specs, ai là người trông coi nhà thầu và trình độ cùng với tính liêm khiết của người này được đánh giá ra sao để đi đến tình trạng như vậy.

    Em biết là không có câu trả lời cho các câu hỏi của em vì có thể là không hiện hữu! Như vậy thì có thể tài năng trong nước kém cỏi hoặc không có vì không có cơ hội được mở mang. Tất cả các công trình hạ tầng cơ sở đều khoán cho ngoại quốc 100%, nhất là Trung Cộng (các bác biết tại sao rồi) mà không ai trông nom công trình một cách nghiêm ngặt, độc lập và hữu hiệu. Chẳng lẽ cả nước đều muốn đi làm cu li ở ngoại quốc hoặc nếu không thì ở trong nước may vá cho Patagonia, Arc'teryx, ráp nối cho LG, Samsung, hoặc đóng giầy cho Ecco. Không ai muốn dành lại công việc cao hơn thợ hồ, lao công lại từ tay ngoại quốc? Ai cũng muốn nhàn hạ, vơ vét cho đẫy rồi hạ cánh an toàn ở ngoại quốc? Chẳng nhẽ làm “đầu tầu ra khơi” là thế?

    Chỉ có chực đi đường tắt mà không muốn vất vả, tranh đấu thì Formosa vẫn tiếp tục làm biển chết, các làng ung thư tiếp tục mọc lên như nấm và dân chúng tiếp tục hít thở tro bụi độc hại.

    Có thì giờ em sẽ tự trả lời các câu hỏi của mình dựa theo kinh nghiệm ở xứ giãy chết.
    Sorry bác VK, thời gian qua có một vài biến cố nhỏ với sức khỏe nên không trả lời ngay rồi quên luôn.
    Hôm nay xin tạ lỗi và trả lời như bên dưới.

    1. Bid Specification.
    Nói chung thì một hồ sơ mời thầu một dự án thường có 3 phần chính:
    - General Conditions & Specific Conditions (legal) / Các điều kiện tổng quát và chi tiết (pháp lý): phần này Chủ đâu tư (Client) thuê một tư vấn quản lý giá và hợp đồng (Cost & Contract Management Consultant) viết.
    - Technical Specifications: các Tư vấn thiết kế (design consultants) viết.
    - Drawings / Các bản vẽ: Các các Tư vấn thiết kế cung cấp.
    Một dự án, Chủ đầu tư có thể thuê một tư vấn lo trọn gói, tuy nhiên cũng có thể nhiều tư vấn. Ví dụ như các dự án nhà cao tầng quy mô lớn ở Sài Gòn, chủ đầu tư có thể thuê nhiều Tư vấn thiết kế (Kiến trúc, kết cấu, cơ điện, thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, thiết kế façade), một công ty tư vấn quản lý đấu thầu và thanh toán cho nhà thầu, một công ty tư vấn quản lý và giám sát thi công.

    2. Thông báo mời thầu (quảng cáo bid):
    - Với Chủ đầu tư là tư nhân: thông thường họ ủy quyền cho Tư vấn quản lý giá và hợp đồng tìm kiếm. Thông thường họ không yêu cầu thông báo thầu rộng rãi mà chọn theo Short List tuyển chọn.
    - Với Chủ đầu tư là nhà nước: trừ các dự án gấp được chỉ định thầu, các dự án vốn nhà nước luôn luôn được đấu thầu rộng rãi: thông báo mời thầu được đăng báo, được đăng trên website đấu thầu, được phát trên truyền hình. Tưởng là công bằng nhưng ở giai đoạn này cũng thường xảy ra chuyện thông báo là một chuyện nhưng có mua được hồ sơ mời thầu hay không là chuyện khác, nhất là các dự án cấp quận huyện quản lý. Nhà thầu nếu không nằm trong “tầm ngắm” trước sẽ rất khó mua được hồ sô mời thầu dù đã chầu chực nhiều ngày, có khi còn bị giang hồ hỏi thăm. Còn các nhà thầu tham gia thì thường chỉ có một nhà thầu là “chân thiệt” (tức xem như trúng thầu với tỉ lệ chung chi thỏa thuận), các nhà thầu còn lại là “chân gỗ”.

    3. Thủ tục đấu thầu và cách chọn nhà thầu. Có minh bạch, công bằng và nghiêm khắc không.
    Ha ha cái này sẽ có rât nhiều chuyện để kể.
    Nguyên tắc chung, là trước khi mở thầu sẽ có một thang điểm (Score) liên quan đến giá, điều kiện kỹ thuật. Thang điểm này sẽ do Ban Quản lý Đấu thầu (nếu dự án nhà nước) hoặc Tư vấn quản lý giá và hợp đồng (nếu dự án tư nhân) cung cấp. Thang điểm có khi được cung cấp cho nhà thầu nhưng cũng có khi không.
    Các dự án tư nhân thì thường làm tốt về đấu thầu. Tuy nhiên mình đã gặp ở một dự án tòa nhà 40 tầng, phía chủ đầu tư đã có dấu hiệu để “lộ” giá chào thầu cho một nhà thầu, từ một tay giám đốc phụ trách thiết kế của chủ đầu tư.
    Các dự án nhà nước thì ôi thôi nhiều chuyện lắm. Trong đám liên quan đến đấu thầu như Ban Quản lý Dự án, cấp trên của Ban Quản lý Dự án, … nhiều khả năng có nhiều người có “gà” riêng của mình và mong cho “gà” của mình thắng.
    Rồi các nhà thầu thì cũng ma mãnh thành lập “liên minh các nhà thầu” dự án A phân công nhà thầu X làm “chân thiệt” các nhà thầu khác làm “chân gỗ”, dự án B đến lượt nhà thầu Y … Cái này rất dễ thấy khi xét hồ sơ dự thầu vì chỉ có một nhà thầu chuẩn bị hồ sơ kỹ còn các nhà thầu kia sơ sài hay thậm chí copy của nhau, bảng giá của các nhà thầu chênh nhau đúng 1 hằng số.
    Có khi nhà thầu biết trước thang điểm để chuẩn bị hồ sơ. Ví dụ, thang điểm có “Nhà thầu có mặt bằng thoát nước công trình rõ ràng được 10 điểm”, tự nhiên trong 5 nhà thầu có mỗi một nhà thầu đạt yêu cầu thì nhiều khả năng nhà thầu này đã được gà bài.
    Có lần khoảng 18 năm trước, sau khi mình chấm điểm kỹ thuật và cho điểm thấp với một nhà thầu Z. Sau đó vài tiếng thông tin này đã được chuyển đến tai nhà thầu này. Họ gọi cho mình để dàn xếp và sẽ không quên “biết ơn”, hi hi, em sợ lắm hổng dám!
    Ở các Ban Quản lý Dự án, thông thường họ không có tiếng nói quyết định khi xét thầu mà phải trình lên cấp trên, như các chuyên viên ở Bộ, mà các nhân vật này thường là có “gà”.

    4. Ai là người trông coi nhà thầu?
    Trong thời gian thi công thì thông thường Chủ đầu tư sẽ thuê một đơn vị Tư vấn Quản lý dự án (Construction Management) thay mặt trông coi nhà thầu.

    5. Phương pháp thưởng phạt nhà thầu và phương tiện
    Nguyên tắc là cứ theo hợp đồng mà tiến hành.
    Thanh toán cho nhà thầu được dựa trên khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu. Trừ khoản tạm ứng phổ biến là 10% ngay sau khi ký hợp đồng, nhà thầu luôn phải bỏ tiền ra trước để thi công rồi mới thu lại sau. Khó có chuyện nghiệm thu khống khối lượng công việc để thanh toán cho nhà thầu, nhất là các dự án lớn. Mình rất là ngạc nhiên khi biết Malaysia đã thanh toán đến 80% cho dự án dầu khí nhà thầu TQ làm, trong khi khối lượng thực hiện mới đạt 13% nên bây giờ đang đòi tiền TQ. Chuyện này không thể xảy ra ở VN cho những dự án quốc tế vốn được nhiều con mắt soi mói.

    6. Phương pháp tìm ra và trừng phạt nhận hối lộ, tham nhũng, làm ngơ khi nhà thầu sai phạm là gì?
    Câu hỏi này khó quá, bác VK có thể làm rõ thêm?

  5. #25
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Cám ơn bác nguyenphuong đã còn nhớ và cố gắng trả lời tận tình. Trước hết mong sức khỏe của bác đã bình phục và bằng năm bằng mười năm trước, y hệt như nền dân chủ ở trong nước.

    Bác trả lời tóm tắt như thế là quý rồi nhất là về phương diện đấu thầu xây cất, không thể nói hết những ngõ ngách phức tạp của nó. Để theo dõi cho có mạch lạc, em xin lập lại các câu hỏi của em và các câu trả lời của bác mà em thấy rất thành thật. Và cũng vì phức tạp nên em chia ra làm nhiều bài viết, một bài cho một câu hỏi, câu trả lời và sau đó là góp ý bổ túc. Em xin bắt đầu.

    1. Ở VN, trước khi xây cất, ai là người viết bid specifications? Nó gồm có mấy phần và ai là người phụ trách về phần technical và legal?

    Quote Được gửi bởi nguyenphuong
    Nói chung thì một hồ sơ mời thầu một dự án thường có 3 phần chính:
    - General Conditions & Specific Conditions (legal) / Các điều kiện tổng quát và chi tiết (pháp lý): phần này Chủ đâu tư (Client) thuê một tư vấn quản lý giá và hợp đồng (Cost & Contract Management Consultant) viết.
    - Technical Specifications: các Tư vấn thiết kế (design consultants) viết.
    - Drawings / Các bản vẽ: Các các Tư vấn thiết kế cung cấp.
    Một dự án, Chủ đầu tư có thể thuê một tư vấn lo trọn gói, tuy nhiên cũng có thể nhiều tư vấn. Ví dụ như các dự án nhà cao tầng quy mô lớn ở Sài Gòn, chủ đầu tư có thể thuê nhiều Tư vấn thiết kế (Kiến trúc, kết cấu, cơ điện, thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, thiết kế chiếu sáng mỹ thuật, thiết kế façade), một công ty tư vấn quản lý đấu thầu và thanh toán cho nhà thầu, một công ty tư vấn quản lý và giám sát thi công.
    Về hình thức thì có vẻ đầy đủ, ngành nào có tư vấn của ngành đó. Nhưng cái quan trọng là đầu vào và đầu ra và tiếng Mỹ có câu garbage in garbage out. Em phải viết đậm hai chữ hình thức để nhấn mạnh ngoài cái hình thức còn có cái nội dung, hoặc phẩm chất mà tiếng bây giờ hay dùng là chất lượng. Nhan nhản trên báo chí hằng ngày đầy rẫy những hình ảnh “chất lượng” ẩu tả, kém đến độ không thể ngờ được. Mới đây nhất là ảnh một cột điện ngã xuống đè chết một người, ảnh cho thấy phía trong chân cột đèn trống rỗng và phần xi măng không có được một tấc cốt sắt. Và qua những hình ảnh liên quan đến đường sắt CL-HĐ, dù nhà thầu là tàu cộng, em hoàn toàn tin là không có một tiêu chuẩn rõ ràng và đồng nhất trong việc viết specs về kỹ thuật và mạnh ai nấy làm theo ý muốn (gian lận, bớt xén, che đậy dối trá). Ở bên Mỹ, tất cả các ngành xây cất đều có các tiêu chuẩn (standards, codes) để các kỹ sư tư vấn dựa vào để viết specs và nhà thầu theo đó mà áp dụng, từ đường kính con ốc và số răng, cốt sắt đường kính bao nhiêu và cách quãng bao xa, nền đất phải được nén đến độ nào và bằng phương pháp gì, cho đến xi măng loại gì, ...

    Có cả một đạo quân tư vấn về mọi lĩnh vực như thế cũng tốt nhưng họ dựa vào tiêu chuẩn nào để tư vấn? Ai tạo ra tiêu chuẩn và có đồng nhất không? Chủ thầu, nhất là nhà nước có bắt buộc tư vấn phải dùng một tiêu chuẩn nào đó trong việc xây cất hay tự do, muốn vẽ hưu vẽ vượn gì cũng được? Ai có trách nhiệm giám sát nhà thầu phải theo đúng tiêu chuẩn trong lúc thi công?

    Một vấn đề nữa là có vẻ chủ thầu (client, owner, proposer, ... ) đều khoán tất cả mọi công việc cho tư vấn. Cái này gọi là nhờ chó sói canh chuồng gà hay trao trứng cho ác. Tháng Ba vừa qua em đi du lịch ở Mexico City và có gặp hai vợ chồng người tàu đến từ Thượng Hải, họ sang thăm con gái đang học ở Mỹ và nhân tiện nghỉ Spring break, họ dắt con đi chơi. Cả hai vợ chồng đều làm kỹ sư, ngành gì thì em không hỏi vì không tò mò. Khi biết em là người Việt, họ nói là có sang VN nhiều lần để làm tư vấn về xây cất. Em mới nghĩ chẳng lẽ VN thiếu hay cần tư vấn đến độ phải nhờ đến kỹ sư tàu?

    Về xây cất hạ tầng cơ sở, chính phủ mà hoàn toàn nhờ vào tư vấn (trong nước và ngoại quốc) thì lấy thóc giống ra mà ăn. Hơn ba thập niên đi làm, em chưa bao giờ thấy một kỹ sư ngoại quốc sang Mỹ làm tư vấn cho ngành xây cất và cũng chưa bao giờ em thấy một công sở về công nghệ mà hoàn toàn nhờ vào tư vấn bên ngoài, nhất là về quản lý và giám sát thi công. Vấn đề chính là họ có lương tâm và tính liêm khiết không vì không phải là người của sở. Em sẽ bàn sau về vấn đề này.

    Vì lương bổng và tính toán cost-benefits, không thể nuôi nấng một đạo quân kỹ sư đủ mọi ngành trong một hãng nhưng tối thiểu bao giờ cũng có một số kỹ sư nòng cốt để viết hoặc kiểm soát chất lượng của specs xem có đúng tiêu chuẩn không trong trường hợp dự án design và build mà người viết specs là người của nhà thầu.

    Đó là những nhận xét về câu hỏi thứ nhất của em qua kinh nhiệm cá nhân và môi trường làm việc bên Mỹ với những dự án quan trọng chứ không phải xây dăm ba cái khách sạn vài tầng.

  6. #26
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Ui giời ơi bác chúc sức khỏe em được như cái “… đến thế là cùng” với lại “… gấp triệu lần của bọn giãy chết” thế thì khác nào trù ẻo em đai sớm!
    Bác đặt nhiều câu hỏi nhỏ quá nên khi rảnh xin tách ra trả lời từng mục và trả lời làm làm nhiều lần.

    1. Về chuyện cái cột điện không có một cọng thép: cái này thì em biết rất rõ nên trả lời chi tiết.
    Cột điện loại thường thấy trên đường phố chịu gió là chủ yếu và được thiết kế trên cơ sở “lực ngang đầu cột tương đương”. Ví dụ cột LT300 là cột ly tâm chịu được lực đầu cột là 3000N hay 300kgf.
    (Ly tâm ở đây là công nghệ sản xuất. Để có tiết diện vành khăn thì bê tông được đưa vô khuôn kín và sau đó được quay quanh trục dọc, bê tông bị lực ly tâm ép vào thành khuôn tạo ra phần rỗng ở giữa)

    Ngày xưa khoảng 14 năm về trước các cột điện bê tông ly tâm có phần cốt thép là thép cường độ thường. Do cường độ thép không cao (Fy = 360Mpa trở lại) nên các thanh cốt thép phải có đường kính to, đến 14mm hay 16mm. Với tổng diện tích cốt thép lớn thì các cột điện loại bê tông ly tâm này CHỊU ĐƯỢC LỰC CẮT NGANG LỚN VÀ KHÔNG BỊ PHÁ HOẠI DÒN, và lưu ý là ưu điểm này là tốt nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật không yêu cầu. Nếu bị xe tải tông vào thì cột có thể gãy nằm rạp xuống nhưng cốt thép sẽ cong gập đi không bị đứt ngang.

    Sau này người ta sử dụng bê tông dự ứng lực (prestressed concrete) trong đó cốt thép có cường độ rất cao đến 1200Mpa và được kéo căng trước. Cùng một tiêu chuẩn (ví dụ LT300 lực đầu cột 3000N) thì cột bê tông dự ứng lực cần lượng cốt thép nhỏ hơn rất nhiều, đường kính chỉ 8mm đến 10mm và giá thành vì vậy rẻ hơn nên tiết kiệm hơn. Tuy nhiên sau này người ta thấy loại cột bê tông dự ứng lực này có KHẢ NĂNG CHỊU CẮT NGANG KÉM do tiết diện cốt thép nhỏ. Nếu bị xe tải tông vào các cột này sẽ bị gãy ngang và thép bị đứt lìa. Do sợi thép có đường kính nhỏ nên nhìn vào khó thấy và người ta cứ nói là không có cọng thép nào, điều này không đúng.

    Như vậy 2 loại cột điện khi chịu tác động vượt quá khả năng cho phép thì cột nào cũng gãy cả. Báo chí phản ánh không đúng sự thật làm mọi người hoang mang.

    Nói thêm tí về các nhà báo đưa tin về kỹ thuật: rất nhiều nhà báo đưa tin về ngành điện chẳng biết chút kiến thức gì về điện, mặc dù các kiến thức này đều được học ở phổ thông trung học. Điện áp thì đơn vị kW (đường dây 110kW), công suất thì kV hay kWh, ... Có nhà báo thì viết về nhà máy thủy điện Trị An lúc mới xây dựng xong chưa có đường dây quyền tải như sau: "... nhà máy thủy điện đã vận hành tuy nhiên do chưa có đường dây truyền tải nên hàng ngày có hàng triệu kWh đã đi và cõi hư vô ...", thật hết chịu nổi. Có nhà báo năm ngoái đưa tin về vụ nứt dầm thép cầu Vàm Cống và nêu lên vết nứt là vài mm gì đó đã vượt quá vết nứt cho phép là 0.3mm, đọc mà chỉ biết ngao ngán, vì thép không được phép nứt tí nào cả.

  7. #27
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    2. Tiêu chuẩn kỹ thuật
    Bác VK đã quá bi quan khi không tin vào việc có một tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu tuân thủ.
    Bằng kinh nghiệm của nhiều chục năm làm việc trong lãnh vực xây dựng, em xin khẳng định rằng không có một dự án nào mà không có các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng. Nếu cần em có thể lục và gửi bác tham khảo bộ HSMT của một dự án đấu thầu quốc tế EPC 15 năm trước.
    TCKT không thể không có, và thường thì rất đầy đủ cho các hạng mục. Nhưng có ép được nhà thầu tuân thủ được hay không lại là một chuyện khác, liên quan đến bộ phận giám sát thi công của chủ đầu tư và mối quan hệ phức tạp giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

    Em kể bác VK nghe chuyện này, liên quan đến một nhân viên cũ của em tên T. T là kỹ sư học giỏi và làm rất tốt. Cách đây mấy năm T được điều làm trưởng giám sát thi công một dự án nhà máy điện lớn. Nhà thầu thi công một hạng mục gì đó không đạt yêu cầu, T nhất định không ký nghiệm thu và bắt phải khắc phục. Sau đó nhà thầu tác động đến sếp lớn trong Tập đoàn, rồi sếp này làm việc với sếp trực tiếp của T. Sau đó T được điều đi công trình khác. Kể để thấy là ở VN trong các dự án nhà nước thì nhà thầu không khó để dàn xếp khi có chuyện.

    Công tâm mà nói thì kỹ thuật của TQ tuy có thể thua các nước châu Á khác như Nhật hay Hàn, nhưng không phải là tệ như mọi người hay nghĩ. Cái lo với nhà thầu TQ không nằm ở vấn đề kỹ thuật. Nhà thầu Nhật khi làm các dự án ở VN họ rất có cái tâm, tự trọng và tự hào dân tộc. Dự án thủy điện Đa Nhim do Nhật thiết kế và xây dựng trước thủy điện Trị An (do Liên Xô thiết kế và VN xây dựng) khoảng 30 năm, nhưng người trong ngành khi so sánh vẫn khen nức nở Đa Nhim về chất lượng. Cho nên rất yên tâm về các dự án Nhật thi công nhưng TQ thì không. Không phải là vì vấn đề kỹ thuật kém mà là vì chúng làm không có tâm, hay kiếm cớ để phát sinh chi phí, dấm dúi mua chuộc khi cần và cùng đường thì chạy làng như đã từng xảy ra cho dự án thoát nước lưu vực kênh Nhiêu Lộc của Sài Gòn.

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Bác nguyen phuong là một lăng kính để người ngoài nhìn vào khía cạnh xây cất ở VN, một loại lăng kính hiếm hoi. Điều này làm em có hứng thú trao đổi để biết thêm.

    Em không nói là không có tiêu chuẩn nhưng em nghi ngờ cái phẩm chất của tiêu chuẩn. Và dù nếu có tiêu chuẩn, cho phép hay làm ngơ khi nhà thầu không theo đúng tiêu chuẩn thì chẳng khác gì không có.

    Em lấy ví dụ về xây cất các xa lộ, tuyến metro, các trạm, hoặc các trụ sở công cộng, ... nói chung là public works. Ít nhất trong California, về phương diện xây cất người ta hay dùng tiêu chuẩn của CalTrans (California Department of Transportation), ngay cả các dự án không dính dáng gì đến giao thông. Caltrans là Bộ Giao Thông của Tiểu Bang California. Tiêu chuẩn xây cất của bộ này nguyên thủy dành cho xa lộ nhưng vì quá an toàn và hoàn hảo nên tiêu chuẩn của họ rất phổ thông, được dùng cho các dự án xây cất đủ loại và được các tiểu bang khác dùng làm tiêu chuẩn. Trên xa lộ từ Bắc xuống Nam trong California, tất cả các cột đèn, trụ đỡ bảng chỉ dẫn hướng đi, bảng quảng cáo hai bên đường, ... tất cả đều hao hao giống nhau vì cùng theo một tiêu chuẩn. Cột đèn trong thành phố cũng dựa theo tiêu chuẩn Caltrans bằng chứng là các tài xế say rượu, các trẻ trâu đua xe lạc tay lái đâm vào cột đèn thì xe quấn chung quanh gốc cột đèn chứ cột đèn không đổ.

    Bác có cho thêm tin tức về cột đèn đổ và cho biết có cốt sắt nhưng nhỏ thôi, không thấy. Nhưng khi đụng vào thì dòn tan thì phẩm chất của tiêu chuẩn đáng nghi ngờ. Về đường sắt CT-HĐ, ai là người đặt và xem xét tiêu chuẩn cho xây cột chống mái trạm xe điện mà tệ như thế? Bác vào trang mạng của Caltrans để biết có cả kho tàng về specs đủ loại, trong đó có tiêu chuẩn cho cột điện hay cột chống bất cứ một kiến trúc nào để thấy sự khác biệt giữa tiêu chuẩn giãy chết nhưng an toàn và tiêu chuẩn của thiên đường mù quáng.

    Ờ thì hãy cho rằng có tiêu chuẩn chưa bao giờ được tốt như ngày hôm nay, người ta có đòi hỏi đấy nhưng vì không ai áp dụng hoặc ép buộc nên mới ra nông nỗi. Em kể chuyện này cho bác nghe. Sau 30 năm viễn xứ, năm 2005 em trở về VN thăm họ hàng ngoài Bắc. Một chuyến đi cảm động nước mắt lưng tròng vì đó là lần đầu tiên em gặp họ hàng nội ngoại. Em có nói chuyện về kinh tế gia đình và một ông anh họ nói tỉnh bơ “Mỗi tháng chị đi thanh tra một lần và mỗi lần như thế kiếm được hai trăm đô!”. Một ông anh họ khác làm kỹ sư công chánh cho chính phủ nhưng tiền rừng bạc bể, giàu nhất họ. Ở Mỹ, làm kỹ sư công chánh cho chính phủ thì nghèo nhất họ. Mỗi lần em xem những hình ảnh xây cất ẩu tả kém phẩm chất theo lối thủ công nghệ là em nghĩ đến bà chị và ông anh họ.

    Cho dù cột đèn chưa bao giờ được vinh quang theo kỹ thuật tân tiến bê tông ly tâm, dự ứng lực như ngày hôm nay hoặc thế nào đi nữa mà khi đụng vào gẫy như sợi mì khô thì em cho rằng cái vinh quang đó giả tạo, đánh lừa con mắt mà trong vẫn rỗng.

    Ai cho phép nhà thầu trung cộng tiến hành đường sắt CL-HĐ dựa theo tiêu chuẩn thấp kém nguy hiểm như thế? Tiêu chuẩn rác vào rác ra thì thà đừng có tiêu chuẩn. Em tin bác là các dự án do chủ thầu Nhật, Đại Hàn, hay các nước tân tiến trừ trung cộng đều theo một tiêu chuẩn cao mà họ mang đến từ nước họ. Nhưng nếu một ngày đẹp trời đó, VN có ý dịnh tự xây một cái gì đó thì hãy tham khảo trong trang mạng Caltrans để lấy tiêu chuẩn về, không thôi lại giống như tấm ảnh mới tráng nhựa trên đường xong mà người dân bóc cả mảng nhựa đường mỏng dính lên.

    Bác ở trong nước mà còn viết như sau thì làm sao những người sống ở ngoại quốc tránh được bi quan. Ở ngoại quốc không có những chuyện này. Trên phương diện cá nhân, em và các nhân viên bình thường làm các nhà thầu ngậm đắng nuốt cay chịu lỗ vốn để thi hành đúng 100% tiêu chuẩn của hãng em đặt ra. Rất dễ dàng và hãng em tin tưởng bọn em 100% và xếp lớn nhỏ đều hài lòng.

    “... Nhưng có ép được nhà thầu tuân thủ được hay không lại là một chuyện khác ... Sau đó nhà thầu tác động đến sếp lớn trong Tập đoàn, rồi sếp này làm việc với sếp trực tiếp của T. Sau đó T được điều đi công trình khác ... Cho nên rất yên tâm về các dự án Nhật thi công nhưng TQ thì không. Không phải là vì vấn đề kỹ thuật kém mà là vì chúng làm không có tâm, hay kiếm cớ để phát sinh chi phí, dấm dúi mua chuộc khi cần và cùng đường thì chạy làng như đã từng xảy ra cho dự án thoát nước lưu vực kênh Nhiêu Lộc của Sài Gòn ...

  9. #29
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Trước khi qua câu hỏi thứ hai, em tóm tắt là ai viết specs cũng được, chủ thầu cũng như tư vấn. Nhưng vì tầm quan trọng của nó, nếu không muốn nói là phần quan trọng nhất của một dự án xây cất, phải có nhiều cặp mắt giám sát và đọc di đọc lại nhiều lần để biết rõ ràng chủ thầu muốn gì và để nhà thầu biết rõ ràng trách nhiệm họ phải làm gì cho chủ thầu.

    Và em cũng muốn làm sáng tỏ một điều là cuộc bàn bạc tán gẫu này nằm trong phạm vi xây cất mà chính phủ là chủ thầu. Em không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu xây cất nhà cửa tư nhân vì họ tự lo trách nhiệm liên đới với nhau, hoàn toàn không liên quan đến công quỹ và sự minh bạch bắt buộc phải có.

    2. Thể thức quảng cáo bid? Làm sao một công ty biết là có dự án xây cất? Nhất là một công ty nước ngoài, trừ thằng tàu cộng.

    Quote Được gửi bởi nguyenphuong
    - Với Chủ đầu tư là tư nhân: thông thường họ ủy quyền cho Tư vấn quản lý giá và hợp đồng tìm kiếm. Thông thường họ không yêu cầu thông báo thầu rộng rãi mà chọn theo Short List tuyển chọn.
    - Với Chủ đầu tư là nhà nước: trừ các dự án gấp được chỉ định thầu, các dự án vốn nhà nước luôn luôn được đấu thầu rộng rãi: thông báo mời thầu được đăng báo, được đăng trên website đấu thầu, được phát trên truyền hình. Tưởng là công bằng nhưng ở giai đoạn này cũng thường xảy ra chuyện thông báo là một chuyện nhưng có mua được hồ sơ mời thầu hay không là chuyện khác, nhất là các dự án cấp quận huyện quản lý. Nhà thầu nếu không nằm trong “tầm ngắm” trước sẽ rất khó mua được hồ sô mời thầu dù đã chầu chực nhiều ngày, có khi còn bị giang hồ hỏi thăm. Còn các nhà thầu tham gia thì thường chỉ có một nhà thầu là “chân thiệt” (tức xem như trúng thầu với tỉ lệ chung chi thỏa thuận), các nhà thầu còn lại là “chân gỗ”.
    Ha ha, em học được ngữ vựng mới là chân thiệt/chân gỗ 😆😆

    Em chỉ nói về chủ thầu là nhà nước. Trong thời đại e-commerce, tất cả các nhà thầu bên Mỹ đều được khuyến khích đăng ký với một hệ thống mạng thầu của chính phủ để nhận được bid notices qua e-Mail. Và qua hệ thống, các nhà thầu này có thể tải hồ sơ mời đấu thầu, xem lịch trình đấu thầu, ngày nào họp sơ khởi, ngày nào là hạn chót nộp câu hỏi, nộp gói thầu, ngày nào chọn nhà thầu, và ngày nào là hạn chót để xem score (thang điểm) và nộp khiếu nại, ngày nào gói thầu được ra hội đồng quản trị để được chấp thuận, ... Nhờ vào hệ thống này mà em biết sở gửi thư điện mời đấu thầu đến những ai, nhà thầu nào đọc gói thầu và tải xuống (download), dĩ nhiên ở sau hậu trường. Không thể có một nhà thầu nào có thể khiếu nại là không nhận được thư điện mời hoặc không tải hồ sơ thầu xuống được, hoặc hồ sơ thầu thiếu phần này phần kia. Tất cả đều rành rành có dấu vết trong hệ thống mạng thầu và vì dùng đến công quỹ nên cần phải chứng minh có sự minh bạch, công bằng cho nhà nước cũng như nhà thầu.

    Em rất bị sốc khi bác nguyenphuong cho biết phần em gạch đít ở trên. Sau cái vỏ hoành tráng các dự án vốn nhà nước luôn luôn được đấu thầu rộng rãi: thông báo mời thầu được đăng báo, được đăng trên website đấu thầu, được phát trên truyền hình là cả một chính sách thối tha, thiên vị, thiếu minh bạch và văn minh. Tại sao phải mua hồ sơ mời thầu, thế nào là tầm ngắm và nhà thầu đút lót gì để được vào tầm này? À, lại có chuyện nhà nước nhờ xã hội đen chọn hộ nhà thầu. Ở Mỹ như thế là đối xử phân biệt, chưa gì nhà nước đã có thủ đoạn tham nhũng. Nhà nước sẽ ra tòa ngay và phải bồi thường cho các nhà thầu vì ngăn cản không cho họ làm ăn.

    Bởi vì trúng thầu với tỉ lệ chung chi thỏa thuận cho nên khi phẩm chất không có, gian lận đổ bể thì nhà nước và nhà thầu có đứa nào dám mở miệng tố cáo lẫn nhau, có đứa nào thiệt thòi ngoài dân?

    Thiệt là khổ cho dân trong một quốc gia không chịu trưởng thành.

  10. #30
    Tham gia
    12-11-2006
    Bài viết
    1,314
    Sorry bác Văn Khoa, bác để em trả lời cho hết cái email trước.
    Chứ bác tấn công dồn dập như thế này em chịu thua và sẽ chấm dứt không trao đổi nữa.
    Trao đổi trên tinh thần tìm hiểu. Còn bác cứ từ xứ giãy chết viết một câu chửi một câu cái xứ thiên đường này thì có chửi đến vài chục năm nữa.

    3. Chuyện chó sói canh chuồng gà hay giao trứng cho ác. Kỹ sư Tàu làm ở VN
    Trên không ai có cái gì cũng biết. Nếu có người thông thái biết hết mọi thứ, thì họ cũng không có chứng chỉ hành nghề chuyên môn của mọi lãnh vực. Vậy nên xã hội mới có sự phân công. Bác sĩ chữa bệnh, kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, kiến trúc sư, … đều phải có bằng cấp và có chứng chỉ hành nghề trong phạm vi được đào tạo. Chủ đầu tư có thể thuê vài kỹ sư để kiểm soát các tư vấn, tuy nhiên các kỹ sư này dù có giỏi cách mấy họ không thể thay các tư vấn viết Specs hay thiết kế, không có quyền ký trên bản vẽ, mà với vài ba người thì chẳng tài thánh nào ôm nổi. Thế nên phải thuê các công ty tư vấn. Các công ty tư vấn tham gia dự án được điều hành dưới quyền chỉ huy của Project Manager (PM) mà thông thường là người của chủ đầu tư. Vai trò của PM rất quan trọng quyết định sự thành công của dự án.
    Bác đi sửa xe, đi khám chữa bệnh, nhổ răng, nhiều khi cũng là "giao trứng cho ác" đấy.

    Chuyện bác gặp kỹ sư Tàu đã làm việc ở VN thì không có gì lạ, vì các công ty Tàu có dự án ở VN. Mà công ty Tàu thì toàn dùng người Tàu kể cả công nhân. Họ thuê kỹ sư VN làm việc mới là chuyện lạ! Dự án gần đây em tham gia ở Nam Hội An là một dự án Casino, chủ đầu tư là Hong Kong nên họ thuê toàn các tư vấn (kiến trúc kết cấu cơ điện) từ Hong Kong. Đã họp với rất nhiều kỹ sư và kiến trúc sư từ HK qua.

Trang 3 / 9 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •