Trang 3 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 40

Chủ đề: Những Nguyên Nhân Đưa Đến Hà Giang và Giải Pháp

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Em đọc bài viết "Giáo dục ở Việt Nam: Phải “xoá bài làm lại!” và câu comment đầu tiên của một đọc giả "... mấu chốt ở đây vẫn là câu chuyện về con người. Đó là một cái vòng luẩn quẩn (hết trích). Đọc 2 câu này, tôi vẫn băn khoăn lắm lắm vì khi đã luẩn quẩn thì ai xóa bài (giáo dục) và ai làm lại (giáo dục).

    Bài viết sau đây đăng trong bbc.com sẽ là câu trả lời. Nghĩa là vì con người sống lừa đảo trong một xã hội lừa đảo nên không ai có tư cách xóa bài và làm lại.

    Phải chăng chính người lớn VN đã dạy trẻ em gian lận?

    Trở về đất Mỹ để hỏi một câu: Thế GD nước Mỹ có gian lận không? Em trích một câu chuyện thật đã xảy ra vào năm 2013/2014.

    Ở Mỹ, điểm trung bình (GPA, grade point average) của bậc trung học đươc dùng trong việc nộp đơn vào ĐH. Ngoài những yếu tố khác, GPA rất quan trọng và càng cao thì càng có cơ hội được ĐH để mắt đến. Trong khoảng tháng tư và tháng sáu năm 2013, Timothy Lance Lai, một người dạy kèm tư nhân đã xúi học sinh của mình gắn máy "keylogger" vào máy điện toán của hai thầy giáo của trường trung học Corona del Mar trong thành phố Newport Beach. Nhờ vào máy keylogger, Timothy Lance Lai biết được mật mã của giáo sư và xâm nhập vào máy điện toán của trường để sửa điểm cho 3 học sinh mà anh ta đang kèm. Một thầy giáo phát hiện điểm bị sửa và báo cho hiệu trưởng và hiệu trưởng báo cho cảnh sát. Sau cuộc điều tra, trường kết luận là tổng cộng có 11 học sinh đã toa rập với Timothy Lance Lai để sửa điểm và quyết định đuổi 11 học sinh này. Riêng Timothy Lance Lai, anh ta bỏ trốn về Tàu sau một thời gian nhưng lại trở về Mỹ và bị bắt ở phi trường. Với bản án có thể đem đến 16 năm tù, Timothy Lance Lai thành khẩn khai báo, thú tội trước bình minh nên chỉ bị 1 năm tù và 5 năm quản chế. Số phận của 11 em học sinh này thì không ai rõ nhưng có lẽ không sáng sủa vì chắc chắn Corona del Mar không chứa chấp. Trong học bạ của các học sinh này sẽ có một lỗ hổng mà các học sinh phải giải thích cho các ĐH.

    Nước Mỹ có gian lận nhưng ở một mức độ cá nhân riêng lẻ và nhà trường đã có một quyết định khắt khe đối với các học sinh và may cho Timothy Lance Lai với bản án nhẹ. Và cũng may mà anh ta không phải là một trong những thầy cô của trường. Không biết phụ huynh của 11 em này có "buồn" không? Có thể họ không biết hành vi toa rập của con mình với thày giáo kèm trẻ.

  2. #22
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Accord2000,

    Em đâu biết là ngày xưa đã có lúc không có thi THPT. Chắc bác còn nhớ bức ảnh một cậu sinh viên cầm tấm bảng viết "Sinh viên (hay học sinh gì đó) không phải là những con chuột bạch". VN là thế!

    Học tài thi lý lịch, chạy điểm thi thì thà đừng có kỳ thi còn hơn. Bài viết của bác chứa đựng nhiều điều tiến bộ về GD trong một nước văn minh: Bộ GD và các ĐH đều được quy chế độc lập.

    Nhưng nghĩ và nói thì dễ chứ làm sao thi hành trong bối cảnh của một nước chậm tiến mà mọi hoạt động, tư tưởng đều bị uốn nắn và kiểm soát. Một nước duy nhất một đảng mà từ trên xuống dưới ai cũng vơ vét rồi sau đó tìm đường chẩu, ai muốn ra sao, tương lai ra sao mặc kệ.

    Em không thể nào hiểu được cái vụ mà phụ huynh xô lấn trước cửa một trường tiểu học mang tiếng “giỏi” đến nỗi cổng trường bị sập. Tấm ảnh đó làm em liên tưởng đến du khách Trung cộng chen lấn dành tôm trong tiệm ăn buffet.

    Trong nước Mỹ, cư ngụ ở đâu thì con cái học ở trong khu học chính nơi đó. Đây là điểm chính giải thích tại sao không có chuyện chen lấn. Ở Mỹ, ai có nhà cũng phải trả “property tax” mà em tạm dịch là thuế trổ thạch. Tùy theo tiểu bang nhưng trong California, tiền thuế bắt buộc này là 1% trị giá của căn nhà Ngoài ra, tùy theo địa phương, người dân trong tỉnh có thể tự nguyện đóng góp thêm (ngoài 1% bắt buộc) cho khu học chính. Từ thuế trổ thạch này, 20% cho đến 33% sẽ dành cho trường học của nơi căn nhà bị đóng thuế. Do đó, ở đâu học đó là một chính sách rất công bằng và chia đều số học sinh trong tỉnh, không trường nào quá đông và không trường nào vắng. Nói chung là như vậy trên toàn nước Mỹ.

    Một vấn đề đưa đến xô lấn là “xin vô trường giỏi”. Phụ huynh nào cũng nghĩ là con mình giỏi, nhưng sự định giá này có chính xác không? Và thế nào là trường giỏi? Ngoài khu học chính của tỉnh Los Angeles lớn thứ nhì nước Mỹ mà họ có những trường giỏi riêng biệt (Magnet Schools), trong các khu học chính nhỏ, các “trường giỏi” đền nằm ngay trong “trường bình thường”. Sự khác biệt chỉ là những lớp có trình độ cao hơn. Cũng cùng một môn nhưng khó hơn một chút cho những học sinh mà nhà trường nhận thấy có thể cáng đáng được. Trong các trường ở Mỹ, họ coi trọng cách đối xử đồng đều với các học sinh, và nhất là không làm tổn thương tự ái của học sinh. Sự phân biệt “kém, giỏi” hầu như không có trong các trường và phụ huynh hoàn toàn không màng con cái mình học ở trình độ nào.

    Ở trên em có nói đến tiêu chuẩn “nhà trường nhận thấy có thể cáng đáng được” để nhận ra đứa giỏi. Nhà trường này là ai? Đó là thầy cô và một nhà tâm lý học. Đến đây, tỷ dụ một phụ huynh tìm ra cơ hội đút lót, chạy để con mình được học ở trình độ cao hơn. Lầm to!

    Hãy nói về chính sách lương và bổng. Giáo chức và hiệu trưởng của trường công được coi là nhân viên chính phủ. Lương của họ không cao nhưng thuộc loại khá. Riêng hiệu trưởng, vì trách nhiệm nên lương cao hơn giáo chức nhiều, trên 200 ngàn đô la một năm ở bậc trung học. Mỗi năm họ nghỉ hè 2 tháng, làm sau 30 năm thì dược về hưu với lương hưu trí 70% của mức lương cuối cùng trước khi về hưu. Bảo hiểm sức khỏe 100% cho đến chết. Nhưng khi vi phạm kỷ luật, trong trường hợp này sửa điểm, nếu bị bắt thì họ sẽ bị đuổi và mất hết bổng lộc và xin đi dạy nơi khác không ai nhận. Không bao giờ có một người nào dám cả gan ngửa tay nhận tiền hối lộ để sửa điểm. Riêng phụ huynh đút lót thì sao? Họ sẽ mang tội đút lót một công chức.

    Đó là hình ảnh một guồng máy vĩ đại mà nó chạy đều đều từ ngày này sang ngày khác, từ trình độ mẫu giáo cho đến hết ĐH, không thi cử gì cả (dĩ nhiên trừ thi trong lớp). Chẳng có gì thần thánh hay siêu việt gì ở trong nền GD Tây phương, vì ở nơi đó, con người làm hệ thống sạch và hệ thống tạo nên con người sạch.

    Bác VK, tớ đoán chừng là con bác đã lớn hết cho nên bác không rõ về vấn đề trường học tại Mỹ.


    Chen lấn cho con vô trường giỏi là có tại Mỹ đấy bác ạ.

    Vùng tớ ở là bà con chen lấn "online" ghi tên vô những trường giỏi. Tức là bỏ tên vô xin học trường nằm ngoài học khu của địa chỉ nhà đang ở.

    Có một trường rất giỏi khi tớ bỏ tên vô thì họ nói là danh sách có trên 200 hs đang chờ vô (trường này 1 câp lớp có chừng 60-80 hs thôi).

    Một số trường khác thì cho ghi tên "online" rồi rút thăm. Ai hên thì được chứ không chơi trò tới trước thì được xét trước.

    Dân Á Đông nhất là Tầu, VN và Ấn Độ là còn thêm màn "mua" địa chỉ cho con học trường tốt. Vì vậy khi xin học họ bắt phải có giấy thuế thổ trạch, giấy điện, nước, rác, giấy điện thoại nhà. Vùng tớ ở là bắt buộc phải có 3 tờ này. Không rõ là làm sao mà vẫn có người "mua" được địa chỉ. Tớ biết mấy hs VN vùng tớ từ thành phố khác đến học. Sáng sớm là thấy họ thả con trại trường (rất sớm, để còn đi làm). Mấy em này trời lạnh cứ đứng co ro dưới mái trường vì lớp chưa mở cửa. Đến chiều thì mãi thì lại đứng chờ bố mẹ đi làm về ghé qua đón về.


    Trước năm 2007 còn có màn bắt học trò từ khu này qua khu khác học để làm cho "bình đẳng" hơn. Giờ thì hết rồi vì học khu bị phụ huynh đưa ra toà.

  3. #23
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Em đọc bài viết "Giáo dục ở Việt Nam: Phải “xoá bài làm lại!” và câu comment đầu tiên của một đọc giả "... mấu chốt ở đây vẫn là câu chuyện về con người. Đó là một cái vòng luẩn quẩn (hết trích). Đọc 2 câu này, tôi vẫn băn khoăn lắm lắm vì khi đã luẩn quẩn thì ai xóa bài (giáo dục) và ai làm lại (giáo dục).

    Bài viết sau đây đăng trong bbc.com sẽ là câu trả lời. Nghĩa là vì con người sống lừa đảo trong một xã hội lừa đảo nên không ai có tư cách xóa bài và làm lại.

    Phải chăng chính người lớn VN đã dạy trẻ em gian lận?

    Trở về đất Mỹ để hỏi một câu: Thế GD nước Mỹ có gian lận không? Em trích một câu chuyện thật đã xảy ra vào năm 2013/2014.

    Ở Mỹ, điểm trung bình (GPA, grade point average) của bậc trung học đươc dùng trong việc nộp đơn vào ĐH. Ngoài những yếu tố khác, GPA rất quan trọng và càng cao thì càng có cơ hội được ĐH để mắt đến. Trong khoảng tháng tư và tháng sáu năm 2013, Timothy Lance Lai, một người dạy kèm tư nhân đã xúi học sinh của mình gắn máy "keylogger" vào máy điện toán của hai thầy giáo của trường trung học Corona del Mar trong thành phố Newport Beach. Nhờ vào máy keylogger, Timothy Lance Lai biết được mật mã của giáo sư và xâm nhập vào máy điện toán của trường để sửa điểm cho 3 học sinh mà anh ta đang kèm. Một thầy giáo phát hiện điểm bị sửa và báo cho hiệu trưởng và hiệu trưởng báo cho cảnh sát. Sau cuộc điều tra, trường kết luận là tổng cộng có 11 học sinh đã toa rập với Timothy Lance Lai để sửa điểm và quyết định đuổi 11 học sinh này. Riêng Timothy Lance Lai, anh ta bỏ trốn về Tàu sau một thời gian nhưng lại trở về Mỹ và bị bắt ở phi trường. Với bản án có thể đem đến 16 năm tù, Timothy Lance Lai thành khẩn khai báo, thú tội trước bình minh nên chỉ bị 1 năm tù và 5 năm quản chế. Số phận của 11 em học sinh này thì không ai rõ nhưng có lẽ không sáng sủa vì chắc chắn Corona del Mar không chứa chấp. Trong học bạ của các học sinh này sẽ có một lỗ hổng mà các học sinh phải giải thích cho các ĐH.

    Nước Mỹ có gian lận nhưng ở một mức độ cá nhân riêng lẻ và nhà trường đã có một quyết định khắt khe đối với các học sinh và may cho Timothy Lance Lai với bản án nhẹ. Và cũng may mà anh ta không phải là một trong những thầy cô của trường. Không biết phụ huynh của 11 em này có "buồn" không? Có thể họ không biết hành vi toa rập của con mình với thày giáo kèm trẻ.

    Phụ thêm một câu chuyện này tớ biết. Chừng hơn 15 năm trước tớ vô chat room của dân chơi súng paintball. Có một vài đưá lên hỏi có ai bán thuốc cho bệnh ADHD (không rõ tiếng VN là bệnh gì). Tớ hỏi ra thì biết mấy đứa này dùng thuốc này khi thi SAT / ACT. Thuốc này làm cho họ "trầm tĩnh" lại. Tớ có viết thơ lên tờ báo địa phương mà không thấy họ nói năng gì hết.

  4. #24
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Bác VK, tớ đoán chừng là con bác đã lớn hết cho nên bác không rõ về vấn đề trường học tại Mỹ.

    Chen lấn cho con vô trường giỏi là có tại Mỹ đấy bác ạ.

    Vùng tớ ở là bà con chen lấn "online" ghi tên vô những trường giỏi. Tức là bỏ tên vô xin học trường nằm ngoài học khu của địa chỉ nhà đang ở.

    Có một trường rất giỏi khi tớ bỏ tên vô thì họ nói là danh sách có trên 200 hs đang chờ vô (trường này 1 câp lớp có chừng 60-80 hs thôi).

    Một số trường khác thì cho ghi tên "online" rồi rút thăm. Ai hên thì được chứ không chơi trò tới trước thì được xét trước.

    Dân Á Đông nhất là Tầu, VN và Ấn Độ là còn thêm màn "mua" địa chỉ cho con học trường tốt. Vì vậy khi xin học họ bắt phải có giấy thuế thổ trạch, giấy điện, nước, rác, giấy điện thoại nhà. Vùng tớ ở là bắt buộc phải có 3 tờ này. Không rõ là làm sao mà vẫn có người "mua" được địa chỉ. Tớ biết mấy hs VN vùng tớ từ thành phố khác đến học. Sáng sớm là thấy họ thả con trại trường (rất sớm, để còn đi làm). Mấy em này trời lạnh cứ đứng co ro dưới mái trường vì lớp chưa mở cửa. Đến chiều thì mãi thì lại đứng chờ bố mẹ đi làm về ghé qua đón về.

    Trước năm 2007 còn có màn bắt học trò từ khu này qua khu khác học để làm cho "bình đẳng" hơn. Giờ thì hết rồi vì học khu bị phụ huynh đưa ra toà.
    Em biết hết và còn nhớ bác ạ, nhưng trong khuôn khổ forum, nếu cái gì cũng tả chi tiết thì nó tràng giang đại hải. Đơn cử em lấy một trường "giỏi" nằm trong Los Angeles Unified School District có tên là Balboa Magnet. Trường này nhận HS theo số credits dựa theo:

    1. HS đang học trong một trường quá tải (overcrowded) (+5 điểm)
    2. HS thuộc nhóm nghèo (socio-economic disavantaged) (+5)
    3. HS có anh chi em đang học trong trường (sibblings) (+5)
    4. HS đã nộp đơn năm trước nhưng không được nhận (+5), mỗi một năm nộp là +5

    Cứ thế cộng lại, trò nào được nhiều điểm nhất thì được nhận vào, tùy theo số chỗ. Dĩ nhiên là chen lấn "online" nhưng cổng trường không đến nỗi xập.

    Bài sau em viết về một hoàn cảnh khác.

  5. #25
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Vì chính sách ở đâu học đó và vì gia đình em không hội đủ điều kiện #1, #2, và #3 và điều kiện #4 thì ai cũng có nên em phải dọn nhà. Không thể chờ đến ngày đủ điểm để vào và nếu chờ, sẽ chờ đến xanh tiểu sành nên đường binh của em là tìm hiểu nơi nào có trường khá hơn qua dữ liệu của bộ giáo dục. Trang mạng của BGD của tiểu bang California chứa đựng tất cả những tin tức về bất cứ một trường công nào trong tiểu bang, từ lớp 1 cho đến 12. Và hơn 20 năm trước, dữ liệu quan trọng nhất là Academic Performance Index (API) với điểm tối đa là 10. Hiện giờ thì em không biết họ còn dùng API hay không.

    Dù hai vợ chồng phải lái xe đi làm xa gấp ba và phải bỏ các lớp tennis, piano, … của con cái, chúng em phải dọn đến một nơi mà nhiều người mơ ước để có trường công tốt, từ elementary, middle school, cho đến high school, trường nào cũng 10 điểm trên 10.

    Ở Mỹ, khu nào trường tốt thì y như rằng nơi đó có nhiều dân Á đông sống. Họ là Tàu Đài Loan, Tàu lục địa, Tàu Mã lai, Đại Hàn, Ấn độ, Sri Lanka. Ở khu này, ai khá giả thì mua nhà trả góp, giàu hơn nữa thì mua trả cash. Nếu không khá giả thì mướn nhà gần trường. Và đây là vấn nạn "mua" địa chỉ mà bác LN2017 đề cập đến ở trên. Họ không "mua" đâu bác ạ! Họ rất khôn lanh là mướn một căn hộ nhưng để con cái "parachute kids" chia sẻ với nhau. Parachute kids là những đứa trẻ được bố mẹ đưa sang Mỹ để học và hy vọng con cái của họ sẽ hội nhập sớm, nói tiếng Anh giỏi để sau này vào ĐH tốt. Cả một lũ con nít hoặc teenagers nheo nhóc trong nhà dưới sự cai quản của một bà già không biết tiếng Anh. Bố mẹ thì sau khi đem con sang, họ quay về nước vì còn buôn bán bên đó, mặc kệ con cái ra sao thì ra. Những đứa bé này hội đủ điều kiện sống ở đâu học trường "giỏi" nơi đó. Ngày xưa lũ bạn của con cái em toàn là những đứa "mồ côi", hỏi bố mẹ đang ở đâu thì toàn là Taiwan, China, Malaysia, Korea. Ấn độ và Sri Lanka thì khác, cả gia đình ở cả bên Mỹ.

    Đó là vấn đề khá nan giải và nhạy cảm về di dân và tiền thuế. Theo luật ở Cali, không trường nào được phân biệt HS là di dân lậu hay không, phải nhận hết! Ngoài thuế trổ thạch mà một phần đóng góp cho trường, chính phủ tiểu bang đóng cho trường 5 nghìn đô la một năm cho mỗi học sinh. Tiền này ở đâu ra? Những phụ huynh có con là parachute kids họ đâu có đóng thuế ở đây?

    Vấn đề ở đâu học ở đấy có vài trường hợp ngoại lệ cho phép ở một nơi và học một nơi khác:

    1. Bố mẹ đi làm gần trường, tiện đưa đón con cái,
    2. Trường có dư chỗ,
    3. Thỏa thuận giữa hai trường vì tài khoản 5.000 đô la của chính phủ, một trường không muốn mất và một trường thèm,
    4. Có anh chị em đã học trong trường,
    5. Integration busing. Cái này bị bỏ lâu rồi.

    Sao đi nữa, số học sinh chuyển trường rất ít so với tổng sĩ số học sinh.

    Em còn muốn viết nhiều nữa nhưng mỏi tay rồi, kiếm gì ăn đây!

  6. #26
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Cảm ơn bác VK chia xẻ về Parachute kids.



    Tớ kkông hiểu làm sao họ có thể ghi tên học được nếu họ không có quyền ở lại (như tourist visa).

    Tớ biết có mấy gia đình VN cho con qua đây du học trung học. Không rõ họ qua theo lối exchange student hay cách nào đó, nhưng hoàn toàn hợp pháp. Mấy đứa nhỏ thì ở với họ hàng.

    Đây là tin về dùng địa chỉ lậu vùng Bắc Cali

    Tới nhà lúc giờ ăn tối để xem học trò có tại đó hay không https://www.paloaltoonline.com/squar...php?i=3&t=1803

    Tớ kiếm tin cho học khu Curpertino nhưng không thấy. Vùng này mấy bác tầu hay cho mướn địa chỉ nên cách đây hơn 10 năm họ chơi trò tới tận nhà khám sét phòng học trò đang ở. Họ chơi ác một cái là chờ gân tới ngày thi mới đến hỏi, và một số hs bị đuổi học, phải về đúng học khu của hs.


    Tại SF thì tin này https://www.sfgate.com/news/article/...ts-3167934.php Họ đuổi học một số dùng địa chỉ láo.

  7. #27
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Theo em biết thì học PT cũng được du học, nên chỉ cần đóng học phí thì trường sẽ nhận thôi, ko cần phải có cha mẹ định cư.
    Như bên Can, học PT mỗi năm khoảng $13K là đi vèo vèo, dân nhà giàu cho qua từ lớp 10, nâng cấp tiếng anh, vào đh khỏi đuối.

    Nói về tiêu cực, ko chỗ nào ko có, tụi em hay đùa với nhau: ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên. Làm gì có XH nào ko có tiêu cực, tham nhũng? Cái khác nhau là 1 bên mình thấy tham nhũng và mình chấp nhận nó, coi nó là 1 phần của cuộc sống. Còn 1 bên thấy thì xử lý nó. vậy thôi.

    Ngay như cái chuyện di dulịch rồi sinh con, đặng lấy quốc tịch. Biết là tiêu cực, nhưng bắt ko hết, cũng có nhiều cách để họ chen vào. BV vẫn mở cửa cho họ vào đẻ. Nói chung là muốn xử mọi vấn đề, phải độc tài. Mà độc tài thì lại ko tự do. Muốn tự do thì thể nào cũng có kẻ hở, sống kiểu gì bây giờ?

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Cám ơn bác LN2017 đã cho biết những bản tin về dùng địa chỉ lậu để xin con vào trường tốt. Hai khu học chính Palo Alto và Cupertino là hai khu tốt và có thể trường tốt điều tra vì đánh hơi thấy có gì không ổn, nghĩa là số học sinh đăng ký quá cao so với số học sinh trên lý thuyết sống chung quanh trường và quá cao so với những dữ kiện của census/statistics là ở Mỹ trung bình 1.9 trẻ con cho mỗi gia đình. Chưa bao giờ em thấy báo chí ở Nam Cali nói về dùng địa chỉ lậu để xin học. Có thể có nhưng quá ít và chưa đến nỗi. Tỉnh em ở xa thị tứ nên chẳng ai dùng địa chỉ lậu để xin học để rồi phải đưa đón con cái đi học xa như vậy.

    Học sinh VN đi học ở nước ngoài đã có từ xưa, có thể hơn cả chục năm rồi. Các quan lớn mồm cứ xoen xoét "còn đảng còn mình", "mất đảng là tự sát", "yêu nước thương nòi" nhưng chúng nó gửi con đi du học sớm ở bậc trung học hết trơn! Chỉ tội cho các bác tin miệng lưỡi cộng sản, chỉ đi đổ vỏ thiệt vào thân. Em không nói tên vì sợ lỗi phốt cho lý lịch của thằng em họ hiện giờ là một Đại sứ VN tại một quốc gia lớn, nó gửi con đi Anh học từ khi lên trung học. Con bé ở cùng căn hộ với con trai em ở Brown nó đi học trung học ở bên Hồng Kông. Cuộc di tản giáo dục đã có từ lâu nhưng vì âm thầm nên không ai để ý đến thôi.

    Em đã nói là luật ở Cali không cho phép trường học hỏi han về immigration status của học sinh, nên visa loại gì và còn hay hết hạn cũng không thành vấn đề. Bố mẹ để con ở lại một mình, với bạn bè, hoặc nhờ thân nhân coi dùm. Đây là một canh bạc hên xui, ở bên Mỹ phụ huynh ở ngay bên cạnh mà nhiều khi con cái chẳng ra gì nữa là phụ huynh trông con qua skype tuốt từ VN!

  9. #29
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Quay lại vấn đề GD của VN, em thấy họ bị lạm phát cử nhân, quá nhiều người học ĐH mà ko thể dùng kiến thức đó đúng bài bản.
    Em nhớ ko nhầm thì Intel vào VN, than thở kỹ sư IT phải đào tạo lại. Mà đấy là toàn từ trường top quốc gia. nếu kể trường tỉnh, trường tư thì ko biết trình độ thế nào?

    Đó là sự lãng phí thời gian, tiền bạc, mất cân đối nguồn lao động. Mà nó cũng góp phần tạo nên tham nhũng vì ai cũng muốn chen chân vào ĐH, dù học lực thì ko đủ.

    1 phải pháp mà em thấy Tây họ sài, đó là phải tạo ra 2 hệ lao động riêng. 1 bên là kỹ sư chính quy, 1 bên là thợ lành nghề. Ai giỏi thì vào ĐH, ai thấy mình đuối, vẫn có cơ hội kiếm tiền ngon lành bằng cách theo học nghề.

    Học nghề này nó dễ mà cũng khó. Nó dễ ở chỗ ko đòi hỏi kiến thức cao siêu, rất cơ bản của bậc PT là đủ ghi danh. Các cty sẽ tuyển công nhân, họ cho theo hợp đồng ở dạng học việc (apprenticeship) 1 năm đi làm thì học 2-3 tháng. Hoàn thành 3-4 năm tùy nghề, thì sẽ có chứng chỉ journeyman để làm việc lương cao, $40-50/giờ. Đó là mức lương ko thua gì kỹ sư trong khi lại ko đòi hỏi phải dùi mài kiến thức lý thuyết nhiều khi cóc hiểu để làm gì?

    Dĩ nhiên làm công nhân thì mệt hơn, phải xắn tay vào, còn kỹ sư thì đôi khi chỉ 5 ngón tay. Nhưng mà công bằng cả, muốn sướng như tổng thống thì cứ giỏi cái đã, ko giỏi mà đòi làm to thì phi lý.
    Mô hình này em thấy giảm áp lực cho bậc ĐH rất nhiều, lại tạo đk để người ta có cơ hội kiếm thu nhập cao. Nếu Vn áp dụng tốt, thì chúng ta ít còn thấy cái cảnh kỹ sư thì đi bán hàng, cử nhân lại chạy xe ôm, bưng bê nhà hàng, luật sư thì đánh máy...

    Cái cốt yếu là phải thay đổi chất lượng giáo dục. Thứ 2 là cty phải tham gia vào.
    Ở Vn thợ lâu năm lành nghề nhưng vì ko đưcợ học nên họ sẽ ko hiểu kiến thức an toàn, làm theo thói quen và kinh nghiệm. Em thấy chung cư cao tầng mà họ đấu dây điện lung tung, cả kỹ sư đôi khi còn ko rành tiêu chuẩn. Ở VN hình như sài cuốn TCVN nhưng lại ko có sách riêng cho từng ngành thì phải, ko cụ thể chi tiết.

    Trong khi đó, công nhân mà theo chương trình apprentice thì phải học lý thuyết song song với thực hành, phải qua 1 kỳ thi mỗi năm ở bang cấp phép. Thi này ko dễ, cũng ko khó. Nó bao gồm hết nội dung mà người ta thực hành trong năm. Em nghe nói bên Mỹ thì khó dễ tùy bang. Muốn làm khắp nơi thì thi 1 kỳ thi riêng, bên Can là như vậy.
    Trong kỳ thi này, bao giờ cũng theo thứ tự, nhiều nhất là lý thuyết, sau đó là tiêu chuẩn an toan, lab, cuối cùng là an toàn lao động và những thứ ít liên quan gom vào. Nhìn vào bảng cân nặng đó ta thấy họ rất chú ý an toàn của công trình.
    Mọi thứ phải theo tiêu chuẩn, nếu làm ko đúng, xảy ra chuyện, bảo hiểm sẽ ko bồi thường. Vì vậy phải có người kiểm tra, ký nhận độc lập. Có lần em hỏi đùa ông thầy dạy điện, nếu mình tự thay thiết kế đèn ở nhà, có cần kiểm định ko? Ổng nói mày thay bóng đèn thì ok, còn mọi thứ đều phải được duyệt, ai biết mày thay công suất có đúng ko? đấu day có chuẩn ko? Nó cháy thì ai chịu? Nếu BH nó phát hiện ra là nó ko bồi thường.

    Cái đèn còn vậy, các thứ khác thì tự suy ra. Khi mọi thứ đều chuẩn hóa, thì công nhân biết làm theo chuẩn sẽ có giá trị. Chứ làm lâu thì ai cũng quen tay cả, khác nhau ở chỗ hiểu và làm theo chuẩn, chứ ko phải theo kinh nghiệm hoặc nghĩ là có đạt, là cứ làm theo.

    Ở VN thiếu là cái chuẩn này, cho nên công nhân bị hạ thấp giá trị, bị xem là tầng cuối. tại sao bên Tây công nhân qua 4 năm học việc đã kiếm $40/h, trong khi mặt bằng chung công nhân chỉ $15/h. Đâu nhất thiết phải vào ĐH mới có thu nhập cao.
    Vn mà làm đươc chuẩn như vậy thì nhiều người hưởng lợi, công trình an toàn, công nhân có tiền, chủ đầu tư an tâm, và GD sẽ nhẹ bớt lạm phát đại học. Nhìn thì dễ nhưng chắc là ko làm nổi vì hiện nay mọi thứ còn quản lý bằng viết tay, chỉ ngón, chỉ từ triều định về tận làng, thì làm sao bảo đảm theo cùng 1 chuẩn? các ông qua 1 cấp là biến tấu 1 phần.

  10. #30
    Tham gia
    20-05-2010
    Bài viết
    4,504
    Cái chuyện nghỉ rất đơn giản, chả cần trình độ gì nhiều để phân tích, nhưng củng sẻ thấy cái "vấn đề" ở VN..

    Thầy và Thợ.

    Thầy thì ko cần nhiều. Cần nhiều là Thợ. Ai củng muốn làm Thầy, ko ai chịu làm Thợ thì ai sẻ "xăn tay áo" mà làm việc đây?
    10 thằng thợ thì sẻ có 1 thằng thầy.
    Thế giờ chả có thằng thợ nào muốn làm thợ hết, thì cái thằng Thầy nó làm thầy của ai đây?

    1 thằng Tướng có 10 thằng Tá có 1000 thằng Lính. Nguyên tắc chỉ là thế thôi!

    Thằng Thầy to sẻ làm thầy thằng thầy bé à? Thằng có TS sẻ làm thầy thằng phó TS...
    Nhưng lớp dưới cuối cùng chả có anh thợ nào cả!

    Ai củng muốn chen chân vào ĐH ai củng muốn làm "Kỷ Sư Bác Sỉ" để nhàn tấm thân..

    Làm Thợ là bị khinh..Thợ là rẻ tiền..Thợ là cu ly..

    VN thì chỉ có ĐH. Chả có chổ dạy nghề. Nhà nước chả tổ chức trường dạy nghề. Muốn học thực thụ 1 cái nghề đúng nghỉa chân tay..Thợ máy, thợ tiện thợ hàn. vd. Học ở đâu? Ghi danh ở đâu? Xin ở đâu? Đếch có. Muốn thì tự mà tìm. Đi ra mà hỏi cái cơ sở tư nhân nào đó. Anh 3 thợ Hàn, anh 4 thợ tiện. Tự đóng tiền..5, 3 chỉ vàng xin làm đệ tử.. mà xin học nghề..

    Học cái nghề 6 tháng 1 năm gì đó..thành nghề..
    Hỏi: Có thực sự là "thành nghề" chưa?
    Dám chắc sẻ là ko? Học chả có bài bản gì cả thì sao có tay nghề?
    Cái anh 3 thợ Hàn, anh 4 thợ tiện đời của anh ngày xưa củng học thế mà ra..
    Củng chả có bài bản gì cả. Lâu năm thì sẻ dầy kinh nghiệm..


    Nói chi cho lớn chuyện khó hiểu cở Intel vào VN.
    Chuyện nho nhỏ thôi. Giả sử 1 cái anh nước ngoài nào đó vào định xây 1 cái Hotel 5 sao.
    Đất có rồi. Tiền có đây. Thuê Norman Foster vẻ bản vẻ ngon lành!
    Thuê kiến trúc sư nước ngoài vẻ vì cái này quan trọng, phải chọn lựa kỷ. Chả dám thuê
    dân VN vẻ. Thôi thì chấp nhận đi!

    Bi giờ thi công làm nhé!
    Cần thợ. Cần rất nhiều thợ..Tuyển thợ bản xứ cho tiện, cho rẻ.
    Thua! Tìm thợ có tay nghề thực thụ. Chả có!
    Cu li. Thợ vịn thì nhiều lắm. Nhưng thợ có tay nghề thực thụ làm có "chất lượng" hẳn hoài. Chả có.

    Mình 8 với thằng bạn đả có đi Shanghai chơi. Mình ngưởng mộ:
    Mấy thằng Tây u láo cá chó..Tàu giờ mổi ngày mổi tiến nhé. Nhìn kìa! Shanghai xây dựng mà phát kinh!
    Thằng bạn bảo: Ờ! Coi vậy chứ chả phải vậy đâu..
    Hỏi: Tại sao?
    Đáp: Có gì đâu? Thấy cái Hotel 5 sao to wành tráng lắm.
    Vào thuê. Lên phòng. Nắm cái tay cửa phòng đẩy vào thì biết được chất lượng ngay!
    Kể tiếp chất lượng mà "madze in china" cả.. Làm cái gì, sờ cái gì củng thấy "dỏm"..

    Hehe..
    Chuyện VN thì củng chả khác gì hơn..
    Mình về VN đi mấy cái Hotel thì chất lượng củng giống thế thôi..
    Cửa, điện đóm.. Nói chung nội thất chất lượng rất tệ..

    Dể mà khó. Chỉ cái ổ cấm điện thôi nhé củng là vấn đề..
    Cách đây 20 năm. Cái ổ cấm điện ở VN kể cả Hotel hay ở nhà cấm vào nổ lửa xèn xẹt thấy mà kinh..
    20 năm sau. hôm nay đả đở hơn nhiều..nhưng chất lượng thì vẩn ko thể nào so được với cái ổ cấm điện ở Đức.
    Sao khó thế? 20 năm mà có cái ổ cấm điện vẩn chưa xong? Vẩn chưa so được với người ta.
    Thế mà cứ trên mây nói chuyện 4.0, 5.0 kaka!

    Trường ĐH thì vẩn cho ra lò hàng năm bao nhiêu Kiến trúc sư.. Thất nghiệp..
    Híc..Em mơ sao VN ra lò hàng năm nhiều tay nghề..biết làm làm đồ nội thất thực thu, biết đi dây điện âm đừng bị lòng thòng..
    Biết khoan tường 1 cái lổ treo ảnh, cho nó đẹp.. đừng bị bể tường loang lổ..
    Cửa ra vào cửa sổ bản lề chắc chắn..
    Cái nhà tắm, cái toilette. Cái bồn cầu! Cái này khó cực kỳ nha!

    Túm lại! Là Thợ cần nhiều hơn Thầy!

    Dẹp bớt, hạn chế cái lò tạo ra "Thầy"!
    Mở nhiều trường dạy nghề đi! Ko biết thì réo mấy thằng Tây u vào thì nó vẻ đường cho mà chạy..

    Chứ ko có thợ thì..ai sẻ làm đây?
    Ko có thợ thì làm sao mở Hảng xưởng Cty..
    Suốt đời chỉ biết gia công cho thằng Hàn thằng Đài..
    Gớm! Nó lại chả thèm mướn nửa kìa. Nó chê: Ko có tay nghề!

    Ờ thì có học đâu? Ai dạy cho mà có tay nghề?
    Cái gọi là "bộ" GD-ĐT. Đứng đầu là cái ông ngộng. Nó làm gì thế hàng ngày? Chả hiểu..
    Nếu ko làm nhiều thì làm ít..Còn đàng này chả thấy gì cả!

    Thầy ko Thợ.
    Cái cảnh nó sao mà buồn cười. Cười ra nước mắt!
    Tiền không thể mua được Hạnh Phúc. Phải cần thêm Vàng, Chứng khoán & Bất động sản!

Trang 3 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •