Hiển thị kết quả từ 1 đến 6 / 6

Chủ đề: Thắc mắc vụ tai nạn máy bay SW

  1. #1
    Tham gia
    21-10-2006
    Bài viết
    3,245

    Thắc mắc vụ tai nạn máy bay SW

    Các bác nào rành cho em hỏi

    Giả dụ hành khách phụ nữ kia mà không bị hút ra , bịt mất cái lỗ window đó. Thì máy bay có bị nguy hiểm hơn nữa không? Xé rách, hay áp suất hay gì gì đó làm cho nghiêm trọng hơn chăng
    canon F1 A1 30D 50 1.8 55 1.2 SSC 18-55 +1 MỚ LINH TINH
    Càng thêm thiết bị ,hình càng xấu !!!

  2. #2
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Nếu ko có người nhét vào thì chắc cũng ko sao, có vụ bay đi Hawaii máy bay mục, bay luôn 1 phần nóc nhưng chỉ bị chết vì rơi khỏi máy bay và vài người bị dây điện quất. Chứ ko ai chết vì giảm áp. Nói chung là tùy vào độ cao, nhưng em nghĩ vài phút là họ xuống vị trí an toàn rồi.

    Cái em thắc mắc là cô kia có đeo dây an toàn ko? Em đi máy bay thì đeo suốt, khi nào đi vệ sinh mới mở.

  3. #3
    Tham gia
    21-10-2006
    Bài viết
    3,245
    hai cái tai nạn hình như hơi khác
    cái hawai thì ko bay cao như cái sw .và em muốn biết là ngoài giảm áp liệu nó có phá tung thêm trong máy bay làm chết thêm người v.v
    canon F1 A1 30D 50 1.8 55 1.2 SSC 18-55 +1 MỚ LINH TINH
    Càng thêm thiết bị ,hình càng xấu !!!

  4. #4
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Áp suất khí quyển thay đổi theo độ cao và điều kiện thời tiết, do vậy không có con số chính xác và áp suất ở độ cao 9.900m - độ cao khi SW gặp nạn, ta chỉ có thể ước lượng ~ 1/4 áp suất ngay mực nước biển.
    1. Áp suất khó xé rách thân máy bay, chủ yếu là tốc độ gió có khả năng xé rách lớn hơn.
    2. Cơ thể hành khách đó không thể bịt chặt cửa sổ tránh giảm áp, do có nhiều "kẻ hở" xung quanh thân người và cửa kính.
    3. Hành khách bị hút ra ngoài đó chủ yếu bị xẹp phổi do áp suất + nhiệt độ cực thấp và bị thương do mảnh vụn và tốc độ gió
    Được sửa bởi 11002 lúc 08:44 PM ngày 22-04-2018
    Chúc Bình An
    FaceBook

  5. #5
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Đây là giải thích của Southwest Airlines:




    Áp suất cao trong thân máy bay tống thân người của hành khách (bà JR) qua của sổ bị vỡ do mảnh nổ của động cơ bên trái.

    Nhờ việc bà JR lúc đó vẫn còn mang seat belt nên các hành khách khác đã có thể kéo bà ta vào lại trong máy bay.

    Khi vào lại bên trong, thì có hành khách là y tá (nurse) đã bắt đầu làm CPR liền, có nghĩa là lúc đó bà JR không còn nhịp tim đập nữa. Với tốc độ máy bay lúc đó là 550 miles per hour (885 km/hr) thì có lẽ bà JR đã chết ngay tức khắc. Theo giám định y khoa của thành phố Philadelphia, thì nguyên nhân chết là do lực dập mạnh và đầu, cổ, và thân thể (the cause of death was blunt impact trauma to her head, neck, and torso)

    Gần 25 năm về trước, trên một chuyến bay từ Sài Gòn đi Taipei, em cũng đã làm cấp cứu y tế cho một hành khách người Việt mình, và máy bay phải đáp khẩn cấp xuống Hong Kong.

  6. #6
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Cám ơn ba anh ở trên đã giải thích cho anh Yashi hiểu và sorry là em đã rất bận không trả lời sớm hơn cho anh cho đến nay. Lúc đầu đầu tiên hết em xem tin em biết ngay nhưng em đã không theo dõi kỹ cho đến khi em thấy phi công là nữ mà lại là từ hải quân Mỹ đào tạo ra trước đây cho nên em xem kỹ hơn và hiểu rõ hơn vấn đề này. Bà không hề cho rằng bà là anh hùng nhưng theo em SW vẫn không bị thiệt hại nhiều về việc này là nhờ thuê phi công quá giỏi và một phần họ cho lại mỗi người 6000 đồng để xin lỗi. Em cho rằng đó là điều hay. Bị hỏng vậy mà vẫn đáp an toàn xuống cứu hơn 100 là rất giỏi.

    2. Em đã đọc trả lời các anh trên, em chỉ thêm một vài ý đi đúng vào câu anh hỏi em quote dưới đây, đây là kiến thức của em hiểu:

    - Khi anh đang bay ở độ cao 10+ cây số như vậy (tính km) khi bị lỗ to nghĩa là áp suất thấp hơn duy trì trong máy bay trong còn giá trị nữa do tác dụng của sự thông nhau trong ngoài sẽ gây ra nguy hiểm đến khả năng thở của hành khác cho dù đã có oxy mask. Cần phải nhanh chóng hạ độ cao xuống ngay lập tức để giữ tính mạng cho hành khách còn lại trước khi nghĩ đến làm việc gì khác cho nên anh thấy trong vài phút máy bay hạ độ cao xuống ngay. Anh xem phim Non Stop của Liam đóng anh sẽ hiểu thêm nó cũng có trường hợp bị lỗ thế này và phải hạ độ cao xuống.

    - Thứ hai là nếu duy trì thì gió mạnh kéo ra sẽ làm thiệt hại bên trong do vật thể bay sẽ có thể làm bị thương hay tử vong hành khác.

    - Khi anh hạ độ cao xuống sao cho áp suất trong ngoài như nhau (ít nhất) thì nó giống như anh đi xe hơi mở kính hông đó, nó chỉ tạo ra gió mạnh và không hút bên trong ra bên ngoài anh chỉ nghe tiếng gió thôi, sẽ an toàn hơn.

    - Em xin nói thêm là hành khách bị chết có đeo belt nhưng cũng giống như em đa số belt em gắn là cho có thôi rất lỏng lẻo cho nên nếu gắn chặt vào như đi xe hơi thì hút mạnh đã không kéo ra được, đây là điều mà chúng ta nên học kinh nghiệm. Thật ra không thể nào ngờ động cơ nó nổ như vậy cho nên không belt lại cho cứng vào. Nói chung đa số chúng ta đi máy may đều belt cho có lệ thôi đây là nói chung.

    - Gió kéo mạnh đến mức một ông kéo vào không nổi và phải bị thương đến khi anh cứu hỏa hùn vào mới kéo vào được nhưng cô ấy đầu va mạnh vào thân máy bay cho nên bị trauma và chấn thương quá nặng và thời gian mất oxy lâu em nhớ là 5 phút nên sẽ chết khi thiếu oxy như vậy. Thật là đau lòng vì bà là một nhân vật cao cấp của ngân hàng rất có trình độ.

    Giả dụ hành khách phụ nữ kia mà không bị hút ra , bịt mất cái lỗ window đó. Thì máy bay có bị nguy hiểm hơn nữa không? Xé rách, hay áp suất hay gì gì đó làm cho nghiêm trọng hơn chăng
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •