Trang 66 / 68 Đầu tiênĐầu tiên ... 16566465666768 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 651 đến 660 / 680

Chủ đề: Những chuyến đi chơi ngắn - day trip

  1. #651
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Màn trình diễn kế tiếp là màn tiếp nhiên liệu trên không của C-17 và KC-135.
    Chiếc KC-135 từ Hot Ramp lăn bánh ra phi đạo để chuẩn bị cất cánh. Em chụp lại phần đuôi và crop lại chút để thấy cái ống dẫn nhiên liệu ở sau đuôi.

    3SE-09-03551 by Joseph luong, on Flickr

    Và cất cánh.

    3SE-09-03562 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-03569 by Joseph luong, on Flickr


    Sau khi KC-135 đã cất cánh thì C-17 cũng lăn bánh ra phi đạo chuẩn bị cất cánh.

    3SE-09-03571 by Joseph luong, on Flickr


    Lần này đội C-17 East Coast Demo biểu diễn màn cất cánh ngắn. Em bật sang quay video ngắn để các bác có thể thấy được màn đặc biệt này. Năm ngoái em đã xem chiếc CC-130 biểu diễn cất cánh với đường băng rất ngắn. Lần này chiếc C-17 to nặng thế mà có thể cất cánh trong một đoạn ngắn thì thật ngạc nhiên.
    hm...

  2. #652
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    C-17 biểu diễn vài tiết mục bay ngang khán giả.
    3SE-09-03577 by Joseph luong, on Flickr



    Có lúc nghiêng mình rất sâu. Không thể tưởng tượng nổi một chiếc to như vậy lại có thể bay nhẹ nhàng trên trời.
    3SE-09-03586 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-03596 by Joseph luong, on Flickr


    Và cuối cùng thì hai chiếc C-17 và KC-135 bắt đầu biểu diễn màn tiếp nhiên liệu trên không.
    3SE-09-03604 by Joseph luong, on Flickr


    Đến gần cuối thì C-17 lại bẻ mình rẽ hướng khác.
    3SE-09-03609 by Joseph luong, on Flickr



    3SE-09-03611 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  3. #653
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Và rồi 2 chiếc này bắt đầu đáp kết thúc tiết mục C-17 Demo cùng với Demo tiếp nhiên liệu trên không.
    3SE-09-03652 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-03631 by Joseph luong, on Flickr


    Cận cảnh đầu và buồng lái của KC-135. Dưới của kiếng còn thấy được tên của phi công chính: Đại tá Jeffrey M. Marshall.
    3SE-09-03620 by Joseph luong, on Flickr


    Kế đến là C-17 đáp.
    3SE-09-03634 by Joseph luong, on Flickr


    Vì Hot Ramp nằm ở phía ngược lại nên các chiếc phải quay đầu để trở về Hot Ramp.
    3SE-09-03643 by Joseph luong, on Flickr



    Và đây là 2 tấm chụp phần đầu của C-17 và KC-135. Em để 2 tấm cạnh nhau để các bác có thể so sánh kích cỡ của 2 chiếc.
    3SE-09-03647 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-03657 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  4. #654
    Tham gia
    14-01-2009
    Bài viết
    69
    xem phóng sự của bác Joseph Luong đã quá. Hình ảnh đẹp và rõ cộng với những chú giải giúp người xem hiểu biết thêm.

    SG

  5. #655
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Chào bác seagull. Lâu quá mới thấy bác ghé chơi.
    Nhờ ánh sáng thuận và ngồi gần ngay nơi action nên hình ảnh rõ hơn ở Toronto. Cũng vì vậy em có hứng thú hơn khi viết và cũng có nhiều ảnh hơn. Ảnh nhiều nên hy vọng các bác không thấy chán :-)
    hm...

  6. #656
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Màn trình diễn kế tiếp rất đặc biệt. Không có biểu diễn ngày thứ 6 nên em cũng chưa biết có gì hay.
    Từ bên ramp ở giữa sân khấu, một chiếc cánh quạt lăn bánh ra phi đạo chuẩn bị cất cánh.
    Các chiếc cánh quạt và nhỏ như P-51, Pitts 12, etc. thì được đậu ở khu vực static riêng gần giữa sân khấu. Các chiếc này có thể đến xem gần hơn, và khi đến lượt biểu diễn thì họ bật máy và lăn bánh ra phi đạo.

    Tấm này chụp anh phi công Mackenzie Cline. Nếu các bác thấy quen quen thì là vì anh ta cũng chính là chủ nhân chiếc P-51 vừa biểu diễn vài tiết mục trước.
    3SE-09-03671 by Joseph luong, on Flickr


    Đây là chiếc Hawker Sea Fury. Thiết kế bởi hãng Hawker cho KQ Hoàng Gia Anh. Là thiết kế cánh quạt cuối cùng của KQHG. Chiếc này được sơn màu xanh và phù hiệu của HQ úc.
    Và chiếc Sea Fury bắt đầu cất cánh.
    3SE-09-03701 by Joseph luong, on Flickr

    Chiếc Sea Fury này bay nhanh và vì vậy cũng khó chụp như chiếc P-51. Sau khi chụp và xem thử vài tấm thì em phải tăng tốc lên để mong được rõ nét hơn chút.
    Tấm này em phải chụp @1/400s.
    3SE-09-03744 by Joseph luong, on Flickr


    Và rồi lên 1/500s.
    3SE-09-03750 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

  7. #657
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Điều đặc biệt thu hút cuộc biển diễn này chính là hai ống xả khói ở hai cánh. Theo em được biết thì hệ thống xả khói này được ông Frank Sanders thiết kế và sử dụng trên chiếc Sea Fury trong cuộc biểu diễn air show năm 1972. Sau đó hệ thống này được sử dụng để tìm hiểu tác động của luồn không khí sau khi các chiếc phi cơ bay qua.

    3SE-09-03760 by Joseph luong, on Flickr


    Khói này tụ rất lâu trên không trung và bắt đầu tan biến sau chừng 1 phút sau. Vì vậy các bác có thể thấy được đường bay của Sea Fury ở tấm dưới đây.
    3SE-09-03832 by Joseph luong, on Flickr



    Chụp @1/500s một lát thì em bắt đầu hạ xuống để hy vọng bắt được cánh quạt mờ hơn. Có thể thấy rõ hơn ống xả khói ở dưới cánh.
    @1/320s
    3SE-09-03942 by Joseph luong, on Flickr


    Sau một màn rất đã mắt với khói trắng lơ lửng trên không trung rồi mới từ từ biến mất thì anh Mackenzie Cline đáp chiếc Hawker Sea Fury và trở về nơi Static. Em lại hạ tốc thêm nữa để chụp panning.
    @ 1/125s.
    3SE-09-03968 by Joseph luong, on Flickr


    Và đây là clip ngắn em quay. Phần đầu là chiếc Sea Fury bay ngang để các bác có thể hình dung tốc độ cũng như nghe âm thanh của chiếc này. Phần thứ 2 là khi các cột khói bắt đầu tan biết, nhìn rất lạ mắt.
    hm...

  8. #658
    Quote Được gửi bởi seagull View Post
    xem phóng sự của bác Joseph Luong đã quá. Hình ảnh đẹp và rõ cộng với những chú giải giúp người xem hiểu biết thêm.SG
    Hi Bác seagull, long time no see. Xong phóng sự air show của Bác Joseph là tới phóng sự của Bác seagull hỉ. Phóng sự nào cũng welcome hết.


    @St Joseph, coi 2 air show của Bác no nê luôn. Bấm like cho Bác muốn gảy tay. Nhưng em nghỉ Bác xứng đáng được như vậy. Đi air show bị lủng hầu bao + hành xác. Về nhà còn mất thời gian soạn hình, post processing. Rồi gỏ bài, rồi treo hình. Mệt đủ thứ. Ko phải vô cớ em đặt cho Bác cái nickname Saint Joseph. Much appreciated. Thank you Bác.

    Btw, mấy tấm F16/F22 bay trong air show đầu, em đoán Bác chụp để shutter speed priority 1/2000 đúng ko? Lúc nào có thời gian, Bác cho xin vài cái tips bắn air show. Ngoại trừ hot air balloons, em chưa bao giờ bắn cái gì bay trên trời nên lượm lặt settings để sẵn. Có dịp đem ra xài. Có thể google kiếm general settings, nhưng có Bác share được thì tốt quá.
    Được sửa bởi BonVoyage lúc 01:10 AM ngày 27-09-2023

  9. #659
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Bác BonVoyage nói đúng. Các tấm chụp jet thì thường em set 1/2000s. Lý do cũng vì thói quen. Lúc bắt đầu chụp airshow thì em set tốc độ đó vì sợ jet bay nhanh quá không đủ rõ. Nhưng lần này đi chụp trong điều kiện thiếu sáng thì đôi lúc em bắt buộc phải hạ tốc. Có những tấm jet bay ngang em chụp @ 1/1250s, thậm chí có lúc @ 1/1000s. Nhưng bình thường thì em vẫn trở về 1/2000s như là "default setting" của em.

    Nói chung khi em chụp airshow thì em chia ra làm 2 loại: Jet và propeller.
    - Jet thì dễ hơn vì có thể dùng tốc cao để chụp. Chỉ cần nhắm khoảnh khắc thấy hay thì chụp.
    - Chụp cánh quạt khó hơn vì nếu dùng tốc cao thì cánh quạt bị "freeze", nhìn như là chiếc máy bay bị treo lơ lửng trên không. Vì vậy thường thì em phải để chừng 1/250s - 1/500s để chụp. Quan trọng là panning. Cần giữ máy lia theo cùng tốc độ và hướng bay với chiếc máy bay. Và chụp những burst ngắn (chừng 3-4 tấm mỗi lần). Khi nào chắc tay và quen panning rồi thì bác có thể hạ tốc xuống nữa.

    Về camera thì em set Burst High. Với dòng a7 thì High+ không thể chụp action panning vì evf bị lag. Nên em phải hạ xuống High. Focus Area thì em để Wide để camera có thể focus toàn màn hình.

    Em chụp S priority. Lúc chụp thì chỉ cần để ý đến tốc độ thôi. Sau đó thì cứ theo chiếc máy bay mà chụp.

    Về thì load hết vào comp, và đánh 'X' lên những tấm mờ. Sau đó xóa một lượt hết những tấm đó trong Lr. Tip: Trong Lr, bác đánh nút "Cap Locks" thì Lr sẽ bật chế độ tự chuyển sang tấm kế tiếp sau khi mình đánh X, hoặc đánh star cho tấm ảnh. Em đánh 'X' những tấm bỏ, và những tấm nào thấy rõ nét và đặc biệt thì em đánh ⭐️ 1-3 để sau này edit trước.

    Còn về edit Lr thì nếu bác cũng muốn biết thêm cách em dùng thì cho em biết. Khi nào có thời gian em sẽ viết thêm.
    hm...

  10. #660
    Tham gia
    30-04-2017
    Bài viết
    2,262
    Em tiếp tục màn trình diễn kế. Đó là chiếc HU-16 Albatross. Lần đầu tiên thấy chiếc này trong đời. Chiếc này thiết kế với nhiệm vụ SAR - Search and Rescue. Đến năm 83 thì đã không còn sử dụng trong các binh chủng của HK nữa.
    Hiện nay chiếc này đã được ITPS - Internation Test Pilots School sử dụng để đào tạo các 'phi công bay thử nghiệm' (? không biết dịch vậy có đúng khg).

    3SE-09-03978 by Joseph luong, on Flickr


    Cất cánh. Bay ngang qua nơi em đứng và có thể thấy càng đang được nâng lên. Hai bên cánh là 2 cái phao dùng để đáp và cất cánh trên mặt nước.
    3SE-09-03981 by Joseph luong, on Flickr


    Vài lần bay ngang khán giả.
    3SE-09-00007 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-00014 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-00033 by Joseph luong, on Flickr


    Và cuối cùng là đáp.
    3SE-09-00035 by Joseph luong, on Flickr


    3SE-09-00048 by Joseph luong, on Flickr
    hm...

Trang 66 / 68 Đầu tiênĐầu tiên ... 16566465666768 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Tags for this Thread

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •