Trang 2 / 11 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 102

Chủ đề: Ăn cắp ảnh đem in sách bán có bị sao không các bác?

  1. #11
    Tham gia
    03-01-2015
    Bài viết
    229
    Quote Được gửi bởi SillyTalk View Post
    1. Nếu Họ chứng minh được khách sạn dùng âm nhạc như là một phương tiện kinh doanh để thu hút khách hàng hầu tăng thu nhập, thì khách sạn phải trả một chi phí nào đó cho tác quyền. Giống như những đài phát thanh phải trả những chi phí về âm nhạc, hoặc bất phương tiện kinh doanh nào được dùng để tăng thu nhập thương nghiệp của đài bên các nước ngoại quốc.

    2. Sở hửu chủ tác quyền có thể nhờ một Cty tư nhân có tư cách pháp nhân đi đòi nợ cho mình nếu có những bằng chức pháo lý để buộc tội.
    Em mơ hồ về các quy định về quyền sở hữu, bác nào biết giải thích hộ em:
    - Nếu đã mua CD/DVD (như bác Nikonian nói), người mua phải sử dụng có điều kiện, không được sử dụng vào mục đích sinh lợi ? Mở rộng ra các trường hợp khác, khi mua tranh, tượng, cây cảnh... thậm chí bàn ghế tủ giường, sẽ phải trả phí thêm?
    - Trường hợp các khách sạn ở Đà Nẵng, phải trả tiền do khách mở TV, mà trong TV (thường là) có nhạc, vì vậy phải trả tiền. Nếu vậy thì em phải hiểu là các nhà đài phải trả tiền tác quyền, người mua chương trình của đài (khách sạn) trả tiền cho nhà đài, nhưng khi phát cho khách xem/nghe thì trả tiền 1 lần nữa chăng ?
    - Trong văn bản của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả có nêu quy định tại khoản 2, 3, điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi các tổ chức cá nhân, khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Theo như vậy, mỗi khi em (cá nhân) nghe (sử dụng) một bài nhạc nào đó, phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Hic chơi khó quá...
    - Cũng tại cái văn bản đó, có nêu "Với tư cách là đại diện hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và quốc tế", em có thắc mắc về tư cách đại diện hợp pháp của trung tâm, nhất là với các tác phẩm nước ngoài.
    Giờ nghe nhạc cũng sợ, em sợ là một ngày nào đó em đi ngang quán cà phê, tự nhiên chị chủ quán chạy ra kêu em trả tiền nghe nhạc, vì chị ấy phải thu của người nghe rồi trả cho Trung tâm, để Trung tâm trả cho ông tác giả...

  2. #12
    Tham gia
    21-04-2014
    Bài viết
    87
    Quote Được gửi bởi Nori View Post
    Em mơ hồ về các quy định về quyền sở hữu, bác nào biết giải thích hộ em:
    - Nếu đã mua CD/DVD (như bác Nikonian nói), người mua phải sử dụng có điều kiện, không được sử dụng vào mục đích sinh lợi ? Mở rộng ra các trường hợp khác, khi mua tranh, tượng, cây cảnh... thậm chí bàn ghế tủ giường, sẽ phải trả phí thêm?
    - Trường hợp các khách sạn ở Đà Nẵng, phải trả tiền do khách mở TV, mà trong TV (thường là) có nhạc, vì vậy phải trả tiền. Nếu vậy thì em phải hiểu là các nhà đài phải trả tiền tác quyền, người mua chương trình của đài (khách sạn) trả tiền cho nhà đài, nhưng khi phát cho khách xem/nghe thì trả tiền 1 lần nữa chăng ?
    - Trong văn bản của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả có nêu quy định tại khoản 2, 3, điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi các tổ chức cá nhân, khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Theo như vậy, mỗi khi em (cá nhân) nghe (sử dụng) một bài nhạc nào đó, phải xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả. Hic chơi khó quá...
    - Cũng tại cái văn bản đó, có nêu "Với tư cách là đại diện hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và quốc tế", em có thắc mắc về tư cách đại diện hợp pháp của trung tâm, nhất là với các tác phẩm nước ngoài.
    Giờ nghe nhạc cũng sợ, em sợ là một ngày nào đó em đi ngang quán cà phê, tự nhiên chị chủ quán chạy ra kêu em trả tiền nghe nhạc, vì chị ấy phải thu của người nghe rồi trả cho Trung tâm, để Trung tâm trả cho ông tác giả...

    Luật pháp nếu không được áp dụng chính đáng, nó chỉ là những dòng chữ vô nghĩa trong bộ luật ở nhiều nơi trên thế giới.
    Ở đây mình nói đến Copyright, thì mình nói đến hợp đồng ký kết giữa sở hửu chủ tác quyền và đối tượng tiêu thụ và sử dụng. Sở hửu chủ có quyền đòi hỏi những điều kiện của minh trên văn bản của hợp đồng. Không một hợp đồng nào giống nhau cả. nó chỉ là một sự cam kết và đồng thuận của đôi bên.

    Luật pháp sẽ dựa vào những điều khoản trong hợp đồng để giải quyết những tranh chấp, kiện tụng, nếu có.

    Nói về âm nhạc thì có những hợp đồng âm nhạc có giá trị suốt đời. Mổi khi in thêm những ấn bản, nhà sản xuất phải trả thêm chi phí theo đk trong hợp đồng như được ký kết ban đầu.

    Nếu mua một CD âm nhạc để nghe thì không bị ràng buộc bởi chi phí phụ thu vì người mua đã trả khi mua CD.

    Nếu dùng CD âm nhạc như một phương tiện kinh doanh như trong quán nhạc, cà phê, khách sạn thì những cơ sở kinh doanh sẽ phải bị ràng buộc theo ĐK sử dụng mà các nhà sản xuất, hay sở hửu chủ tác quyền, ghi trên CD ...v...v . Những ĐK sử dụng này, chúng có giá trị như những điều khoản hợp đồng nếu được thông qua sự đồng thuận pháp lý, và người tiêu thụ phải có nhiệm vụ tôn trọng những điều khoản này trước khi mua CD. Nếu không đồng ý thì đừng mua.

    Trong những kênh TV âm nhạc, thì người tiêu dùng hoặc sử dụng đã trả tiền thuê bao hàng tháng rồi, có nghĩa là chi phí phụ thu ̣đã được thu. Và nhà đài TV sẽ phải trả cho sở hửu chủ tác quyền những chi phí liên hệ trong những điều khoản của hợp đồng.

    Nên nhớ sở hửu chủ tác quyền không hẳn là người sáng tạo đầu tiên của sản phẩm. Tác quyền có thể chuyển nhượng qua nhiều lần. Tuy nhiên những điều khoản trong hợp đồng đầu tiên vẫn luôn được tôn trọng khi chuyển nhượng.

    Bác có vẻ như thông hiểu về luật, nhưng đoạn văn cuối của bác nghe buồn cười thật. Bác có phải là khách ngồi uống càphê đâu? Mà dù là khách ngồi quá thì tiền thu phí đã được tính trong ly càphê rồi nhé bác.
    Được sửa bởi SillyTalk lúc 05:52 AM ngày 26-05-2017

  3. #13
    Tham gia
    03-01-2015
    Bài viết
    229
    Quote Được gửi bởi SillyTalk View Post
    Trong những kênh TV âm nhạc, thì người tiêu dùng hoặc sử dụng đã trả tiền thuê bao hàng tháng rồi, có nghĩa là chi phí phụ thu ̣đã được thu. Và nhà đài TV sẽ phải trả cho sở hửu chủ tác quyền những chi phí liên hệ trong những điều khoản của hợp đồng.

    Nên nhớ sở hửu chủ tác quyền không hẳn là người sáng tạo đầu tiên của sản phẩm. Tác quyền có thể chuyển nhượng qua nhiều lần. Tuy nhiên những điều khoản trong hợp đồng đầu tiên vẫn luôn được tôn trọng khi chuyển nhượng.

    Bác có vẻ như thông hiểu về luật, nhưng đoạn văn cuối của bác nghe buồn cười thật. Bác có phải là khách ngồi uống càphê đâu? Mà dù là khách ngồi quá thì tiền thu phí đã được tính trong ly càphê rồi nhé bác.
    Xin lỗi vì cái ví dụ của em nó tào lao, vì như những thông tin hiện nay thì các chủ khách sạn đang bị đòi khoản tiền với lý do là khách thuê sẽ mở TV, mà mở TV ra thì thể nào cũng có nhạc. Em thấy có một KS nói là đâu có biết được khách coi TV hay không, coi cái gì... để thu tiền của khách. Từ đó mới có cái ví dụ tào lao của em.
    Hôm qua nói chuyện với một người bạn có hãng phim, người đó nói cũng bị trung tâm này thu tiền vì hãng phim làm phim hay chương trình truyền hình... thì chắc chắn là có nhạc, vì vậy phải trả tiền hàng tháng. Bạn em thắc mắc là số tiền đó có trả cho chủ sở hữu không, ví dụ như trường hợp sử dụng bài nhạc của Beethoven, do Paul Mauriat chơi chẳng hạn. Cái trung tâm em đang nói tới nó chỉ là 1 đơn vị thuộc 1 hội ở VN (1 tổ chức xã hội), hiện đang thu tiền ở cả nước, mà không biết có trả cho chính chủ không.
    Rất đồng ý với bác về câu "Luật pháp nếu không được áp dụng chính đáng, nó chỉ là những dòng chữ vô nghĩa trong bộ luật ở nhiều nơi trên thế giới"

  4. #14
    Tham gia
    26-01-2012
    Location
    ngoại ô Sài Gòn
    Bài viết
    8,004
    Ở VN làm gì có Copyrights ạ, Human rights còn chưa có chứ huống hồ chi nói đến Copyrights ! Nên mới có chuyện ông Giáo Sư Tiến sĩ đi ăn cắp ảnh cắt crop rồi in thành sách bán cho sinh viên đó. Mà thầy đã ăn cắp không gớm tay thì các sinh viên sẽ thế nào đây ??? Luật là ta ta là luật mà.

    Đào tạo con người thành ra đào tạo súc vật mất các bác ạ http://giaoduc.net.vn/gdvn-post148549.gd
    Được sửa bởi dongdigipics lúc 08:08 AM ngày 26-05-2017

  5. #15
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Trong bài viết đầu tiên của bạn TKA về chim, thiết nghĩ mọi việc đó đã rõ ràng quá cho nên mọi người đã không nói về việc đó tại vì chủ đề trong bài viết đầu tiên không phải tạo ra một sự tranh cãi nhiều giữa những người xem.

    2. Mình đã đọc các tranh luận ở trên của các anh liên quan đến vấn đề khách sạn chiếu TV phải trả tiền bản quyền, ngay từ đầu mình đã nói rõ là mình không muốn tham gia vào việc tranh luận này. Tuy nhiên mình vẫn viết bài trong topic vì mình muốn nói về vấn đề khác. Những điều mình nói bên dưới là tạo ra thông tin trong forum để cho bạn suy nghĩ xem coi nó có hợp lý lẽ hay không. Nếu bạn thấy nó không hợp lý lẽ của bạn, bạn có thể bỏ qua coi như pha, xem như mình nói vô nghĩa.

    3. Mình cố gắng viết thật ngắn, và để cho dễ dàng đọc mỗi phần mình nói đều có tiêu đề in đậm rõ ràng, bạn không thích phần nào thì bỏ qua đọc phần khác.

    Tại sao ngay từ đầu mình đã không tham gia vào việc tranh luận về vấn để bản quyền khi đùng TV trong khách sạn?


    4. Mình nói ra đây vì mình tin rằng có nhiều bạn đã chưa biết điều bên dưới trước đó.

    5. Có bao giờ bạn đọc tranh luận của hai bên trong một tranh chấp dân sự, hay giải nghĩa một điều khoản của luật dân sự, mà bạn cảm giác là ai nói cũng có lý không? Hoặc là không bên nào chịu thua bên nào? Và bạn có tự hỏi tại sao không?

    6. Tại vì như thế này:

    - Luật dân sự không phải như toán học mà đúng hay sai rõ ràng thấy. Ví dụ nói 1+1=2 là đúng nhưng nếu nói =3 là sai. Đó là toán. Tranh chấp luật dân sự không phải như vậy. Vì vậy cho nên phán quyết ai đúng ai sai trong phán quyết dân sự ở xã hội Anh Mỹ là lấy theo chuẩn hơn 50% hợp lý. Nghĩa là nếu bạn chỉ cần hợp lý hơn 50% là bạn thắng kiện.

    - Thứ hai, đối với một tranh chấp dân sự về một điều khoản của luật pháp, chỉ có một thành phần trong xã hội được ủy quyền tuyên bố ai đúng sai là thẩm phán. Bất kể bạn là một luật sư giỏi cỡ nào, lời nói của bạn cũng không phải là luật. Nó chỉ là sự phỏng đoán gần đúng khả năng có thể xảy ra cái nào là đúng hay sai thôi, tùy theo kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực.

    - Vì vậy, với vấn đề TV đang tranh luận, bạn không phải là thẩm phán cho nên hai bên nói qua nói lại bên nào cũng tin vào lý của mình cả và đôi khi tranh luận rất gay gắt nhưng không ai thua ai là như vậy.

    7. Để bạn biết luật pháp điều chỉnh việc dùng TV này như thế nào, bên đòi tiền phải nên đem chuyện này ra tòa án dân sự ở Việt Nam xử. Phán quyết của tòa án sẽ cho biết ai đúng ai sai và đó sẽ là luật pháp được công nhận áp dụng vào một hoàn cảnh thực tế đang xảy ra. Nếu không, hai bên cứ tiếp tục tranh luận. Sẽ không ai chịu thua ai.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  6. #16
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Sự ảnh hưởng của một quy định không tốt trong luật copyright sẽ ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

    1. Trong post này, mình sẽ chỉ ra cho bạn thấy cái tai hại của một điều khoản không hợp lý trong luật copyright sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội ra sao. Giả sử rằng bạn là lãnh đạo hay người có thẩm quyền viết ra luật trong quốc hội của một vùng tài phán, tất nhiên bạn hoàn toàn có quyền tạo ra bất cứ quy định nào của luật pháp, bất kể nước khác có có khác bạn hay không.

    2. Trong hệ thống xã hội Anh Mỹ mình biết rõ, không có chuyện khách sạn mở TV tự do phát sóng không phải trả tiền thuê bao (gọi là free to air) là vô tư. Không có một chủ bài nhạc nào gửi thư hàng loạt đến khách sạn bắt phải trả tiền. Tuy nhiên, mình đã không nói ngay ở bài đầu khi so sánh việc này với luật pháp Anh Mỹ. Tại sao? Tại vì nếu mình nói ra ngay từ đầu sẽ có bạn vào nói luật VN khác luật Anh Mỹ khác. Vì vậy, điểm 1 ở trên mình đã nói rõ, trong vùng tài phán của bạn, bạn có quyền tạo ra luật nào bạn thích. Ở Anh Mỹ, có hai loại TV, loại thuê bao là phải trả tiền không có là vi phạm. Nếu free to air là free hoàn toàn vô tư mở trong khách sạn.

    3. Tuy nhiên, cái quan trọng là cho dù bạn ở vùng tài phán nào, luật dân sự bạn tạo ra phải mang tính hợp lý và khuyến khích sự phát triển của xã hội (chứ không phải trì kéo sự phát triển của xã hội). Đó là trách nhiệm của bạn với dân bầu cho bạn, và vì vậy bạn mới thấy là các thượng/hạ nghị sĩ ở Anh Mỹ toàn là dân học luật / luật sư từ các trường nổi tiếng. Vì nó cần người phải hiểu logic và hậu quả của một điều luật tạo ra.

    Giả sử là có điều khoản yêu cầu khách sạn phải trả tiền bản quyền khi mở TV free to air

    4. Nay mình giả sử là chuyện mà bạn đang tranh luận đó là luật ở VN nghĩa là một khách sạn dùng TV free to air phải trả tiền bản quyền, những chuyện sau sẽ xảy ra:

    - Thứ nhất, việc trả tiền bản quyền đã trả hai lần. Người phát sóng nhạc trên TV họ đã phải mua bản quyền để phát sóng. Nay người sử dụng chương trình đó ở môi trường thương mại (mà thông qua TV free to air) lại phải trả thêm tiền.

    - Thứ hai, việc này mình đã nói ở bài đầu tiên trong topic, đó là chi phí xã hội sẽ tăng lên. Giả sử là nay theo luật tất cả khách sạn phải trả tiền bản quyền mở nhạc qua TV free to air, tất cả họ sẽ tăng chi phí thuê khách sạn lên bởi vì họ không chấp nhận việc hụt doanh thu. Chính các bạn, hay nói đúng là toàn xã hội, sẽ phải gánh chịu chi phí này vì nay bạn phải trả tiền phòng cao hơn ở tất cả mọi khách sạn.

    - Từ một điều luật, nó làm cho giá cả cuộc sống tăng lên, nền kinh tế sẽ mất đi tính cạnh tranh. Lấy ví dụ, người du lịch họ sẽ xem tiền phòng ở VN và ở các nước lân cận, do bạn đã bị mất tính cạnh tranh, du lịch của bạn sẽ giảm xuống.

    - Nếu như thu tiền khách sạn nay đã thành luật thì nó sẽ không dừng lại. Sẽ có một ngày gần đến, một tiệm bán cà phê mở TV free to air phục vụ người uống cà phê phải trả tiền bản quyền vì họ mở ra để bán cafe là phục vụ cho mục đích thương mại. Qua đó, chính người uống cafe nay phải trả tiền cao hơn do giá cafe tăng, mà lẽ ra không phải như vậy.

    - Một cửa hàng bán máy ảnh mà vô tình có TV mở ra để hát suốt ngày cho khác vào chờ đợi xem giết thời gian sẽ phải trả tiền bản quyền mở TV.

    Hậu quả dẫn đến việc không sử dụng nhạc VN trong TV

    5. Ý kiến này không phải của mình mà của các bạn ở VN đang tranh luận trên báo chí mình thấy rất hợp lý.

    6. Giả sử là có luật mới dùng TV phải trả tiền, các khách sạn họ quyết định vẫn mở TV nhưng không chiếu chương trình ở VN mà hát tất cả nhạc ngoại.

    7. Công ty đòi bản quyền gì đó nay muốn đi đòi nợ phải có giấy tờ ủy quyền của ca sĩ nhạc ngoại trước khi có thể đòi nợ khách sạn. Bạn lấy giấy ủy quyền đó ở đâu ra, đừng nói với mình là bạn đi sang Mỹ xin giấy ủy quyền nhe. Ở VN ăn cắp bản quyền phim / âm nhạc Anh Mỹ tự do thoải mái, ở đâu ra chuyện đi kiện bản quyền cho ca sĩ ngoại quốc?

    8. Giả sử điểm 6 sẽ xảy ra đi, đó là một sự thiệt hại cho việc tuyên truyền nhạc VN đến công chúng. Đó mình đã chứng minh cho bạn thấy khi bạn có quyền làm luật trong tay, bạn tạo ra một điều luật không hợp lý nó sẽ ảnh hưởng đến xã hội như thế nào, cho nên bạn đừng nói là tao ở VN tao muốn làm luật gì kệ tao bất kể hệ thống luật pháp tốt hơn nó làm khác đi.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 09:32 AM ngày 26-05-2017 Reason: Mình sửa lại tiều đề đã không in đậm
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  7. #17
    Tham gia
    26-01-2012
    Location
    ngoại ô Sài Gòn
    Bài viết
    8,004
    Luật là ta, ta là luật. Sau khi nghe các bác tranh cãi dữ quá nên Cục bản quyền tác giả đã chỉ đạo cái trung tâm bảo vệ quyền tác giả dừng thu phí phát nhạc ở các khách sạn rồi nha http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc...n-3590828.html

  8. #18
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006 View Post
    Nhân tiện bạn TKA gửi topic này nói về chuyện do bận quá nên lỡ tay lấy nhầm ảnh của người khác mà chưa hỏi ý kiến, em tình cở hôm nay mới thấy thêm một tin vào lúc này đang là tin hot nhất nằm trên đầu trang báo TT online xem link http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/2017...t/1319577.html.

    Trong link nói về việc trung tâm bảo về quyền tác giả âm nhạc gửi thư đi rất nhiều khách sạn yêu cầu phải trả tiền bản quyền âm nhạc đang sử dụng trong khách sạn ở Đà Nẵng. Theo suy nghĩ còn nông cạn của em, đây là cho thấy cái hiểu về cái gọi là thế nào là vi phạm bản quyền của một tổ chức ngay tại VN hiện tại. Em chỉ xin có một ý kiến nông cạn bên dưới thôi và em hoàn toàn có thể sai.

    Giả sử em là khách sạn và giả sử là em lấy một cái đĩa CD (của em ca sĩ Hà Vân mới gặp anh apham chẳng hạn đi) em mở ra ở trong nhà hàng (trong khách sạn của em) cho khách nghe đi. Để có đủ lập luận pháp lý cho rằng em vi phạm chỉ khi nào người yêu cầu có bằng chứng rõ ràng em đi copy cái đĩa đó ra và đem đi hát cho public nghe. Việc vi phạm là chính ở chỗ đi copy và thật sự ở trong xã hội rất khó khăn đi bắt ra cái chuyện này. Họ đang ở trong khách sạn, họ copy ra họ cũng không nói ra làm sao mà biết.

    Mình đi kiện người ta, nói người ta vi phạm phải có bằng chứng rõ ràng. Không thể nào cả trăm khách sạn đều tìm ra bằng chứng nó copy bậy đĩa và đem đi hát. Có thể nó có, nhưng nó không nói ra làm sao biết. Nếu không phải đi copy lậu ra, em ví dụ nhân viên nó mua đĩa gốc nó mang vào nó phát lên, đó không phải là vi phạm vì người mua đĩa lúc đó đã trả tiền bản quyền trên đĩa nhạc rồi.

    Ở một điểm thứ hai em muốn nói là chuyện mà đi đòi nợ giúp (đòi nợ do vi phạm bản quyền) không phải là chức năng của một cơ quan. Nếu có chuyện vi phạm bản quyền xảy ra, đi đòi quyền là chuyện của người chủ sở hữu sản phẩm chứ không phải người trung gian. Khi bạn đi ra tòa, tòa án bắt buộc người đưa bằng chứng phải là người trực tiếp nghĩa là bằng chứng phải trực tiếp và người đại diện chỉ là luật sư chứ không có chuyện công ty trung gian đi đòi nợ cho chủ rồi ăn huê hồng trên đó. Làm như vậy là làm cho phí đòi nợ lại phải tăng lên, chi phí xã hội phải tăng lên mà lẽ ra là không phải có.

    Đây là suy nghĩ nông cạn của em thôi kiến thức kém và hoàn toàn có thể sai sót chứ không phải đúng đâu. Em chỉ nói lên ý kiến để suy nghĩ thôi và đính chính nếu có.

    Tớ đoán chừng là bác nghĩ một nghĩa cuả chữ copy. Nó không chỉ có nghĩa là sao ra một đĩa khác. Nó còn có nghĩa là bác mua đĩa CD đó với mục đích sử dụng cho cá nhân. Tức là bác nghe tại nhà.

    Nhưng khi bác đem ra cho quần chúng nghe nơi công cộng, hoặc nhà hàng, thì đó là một vi phạm của copyright tại Mỹ. Nếu muốn đem cái CD đó ra chơi cho quần chúng nghê thì phải trả thêm tiền cho tác giả/nhà xuất bản cuốn CD đó. Còn vụ TV thì như bác nói nếu FTA thì đúng là phải free.


    có rất nhiều chỗ nói về cái này. Một trong số đó là ở link dưới.
    https://www.wlu.edu/general-counsel/...iovisual-works
    Được sửa bởi LN2017 lúc 12:24 AM ngày 27-05-2017

  9. #19
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi dongdigipics View Post
    Ở VN làm gì có Copyrights ạ, Human rights còn chưa có chứ huống hồ chi nói đến Copyrights ! Nên mới có chuyện ông Giáo Sư Tiến sĩ đi ăn cắp ảnh cắt crop rồi in thành sách bán cho sinh viên đó. Mà thầy đã ăn cắp không gớm tay thì các sinh viên sẽ thế nào đây ??? Luật là ta ta là luật mà.

    Đào tạo con người thành ra đào tạo súc vật mất các bác ạ http://giaoduc.net.vn/gdvn-post148549.gd
    Đó là một cái thói xấu của dân VN nói riêng và dân Á nói chung. Thấy người ta phạm luật được thì mình cũng phạm luật luôn.

  10. #20
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Việt Nam thời này như là thời cuối rồi các bác nhỉ?
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

Trang 2 / 11 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •