Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 28

Chủ đề: Nụ cười Cao Phạ

  1. #1
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181

    Talking Nụ cười Cao Phạ

    Chặng 1: Vũng tàu - Phan thiết

    5h30 xuất phát, mấy anh em tiễn tôi một đoạn ra đến cầu Cửa lấp rồi tạm biệt chúc thượng lộ bình an. Tôi cứ men theo đường ven biển mải miết đi, con đường này cảnh vật đã quen quá rồi nên chẳng buồn dừng lại ảnh ọt gì cả, chỉ có điều năm nay biến đổi khí hậu rõ rệt quá nên đến tháng 3 rồi mà vẫn chưa hết mùa gió chướng.

    [IMG]IMG_3076 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Gió thật là dễ chịu khi đạp xuôi nhưng lại cực khó chịu lúc đạp ngược, và chặng đường 90km sáng nay gió ngược kinh hoàng toàn tuyến, lúc dịu một chút thì lại vào tiếp con dốc dài đằng đẵng, mãi mới lết đến La Gi nghỉ trưa một lát rồi chiều tiếp tục cuộc hành xác dài nhất cuộc đời...

    [IMG]IMG_3075 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Mũi Kê Gà (không hiểu ai đặt cái tên lúa quá đi đã kê lại còn gà) cách Phan thiết chừng ba chục cây số, mũi được kiến tạo bởi những phiến đá nhô ra biển trông rất giống cái đầu gà, đó là một địa danh đẹp mà tôi không thể bỏ qua.

    [IMG]IMG_3079 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Tuy nhiên, điểm nhấn cho kê gà lại là ngọn hải đăng do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế và xây dựng năm 1897, và tất nhiên người Pháp luôn để lại những tuyệt tác không thể chê vào đâu được.

    [IMG]IMG_3086 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3081 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Hãy nhìn xem, tuy ngọn hải đăng là nhân tạo nhưng lại hòa vào màu của đá nên dường như nó được tạo hóa sinh ra, tuyệt đẹp.

    [IMG]IMG_3090 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3087 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3093 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Quãng đường 30km từ kê gà về Phan thiết rất tuyệt với đường bờ biển dài xanh ngắt, và tất nhiên đến với thành phố biển thì không thể bỏ qua món hải sản đầy quyến rũ

    [IMG]IMG_3088 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3089 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Note: Để ra mũi Kê Gà bạn sẽ phải dùng cano chứ không đạp xe được đâu nha.

    [IMG]IMG_3095 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

  2. #2
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 2: Phan thiết - Đức trọng (Lâm Đồng)

    Kế hoạch ban đầu tôi sẽ đạp ra Nha trang rồi vòng lên Đà lạt để chinh phục đèo Hòn Giao, tuy nhiên nếu thời tiết cứ ngược gió thế này thì sẽ là sự lãng phí sức lực không cần thiết, với lại đoạn đường từ Phan thiết ra Nha trang đi cũng đã nhiều rồi nên tôi quyết định đi thẳng lên Lâm Đồng theo quốc lộ 28 nối thành phố Phan thiết tới Di linh.

    [IMG]IMG_3106 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Con đường này không phải đường chính để giao thương nên rất vắng vẻ, có những đoạn dài cả cây số mà chẳng thấy xe ngược chiều, quả rất lý tưởng cho dân xe đap.

    [IMG]IMG_3098 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Đi hơn chục cây số thì đến địa phận tỉnh Lâm đồng, và đèo dốc bắt đầu từ đây.

    [IMG]IMG_3100 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3097 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Chinh phục đèo luôn để lại cho các cua rơ nhiều cảm xúc, mỗi guồng quay, mỗi hơi thở, mỗi giọt mồ hôi thấm đẫm để rồi cảm giác vỡ òa khi lên đến đỉnh cao...

    [IMG]IMG_3107 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3112 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Và giờ đây tôi đang trên đỉnh đèo Gia Bắc để chụp những tấm hình đồi núi trùng điệp của Cao nguyên hùng vĩ.

    [IMG]IMG_3109 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3119 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Note: Di Linh là cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng nên rất nhiều đoạn đường dốc quanh co, mãi hơn 7h tối tôi mới tới được Đức Trọng sau một ngày dài thấm mệt.

    [IMG]IMG_3116 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3110 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]
    Được sửa bởi sịp lúc 02:24 PM ngày 08-04-2017

  3. #3
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 3: Tour De Dalat

    Đà lạt nằm phía nam cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1,500m so với mực nước biển do bác sỹ Alexander Yesin phát hiện trong một lần khám phá và sau đó viên toàn quyền Đông dương đã chọn làm khu nghỉ dưỡng cho các quan thầy Pháp. Do đặc điểm khí hậu mát mẻ như châu Âu nên người Pháp đã đổ núi tiền để xây dựng Đà lạt thành một tiểu Paris và đặc biệt họ còn cho xây dựng một tuyến đường sắt chạy theo cơ chế ray kéo để có thể đưa một đoàn tàu nặng trĩu từ dưới mặt đất lên tận đỉnh núi cao.

    [IMG]20170310_151719 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Đã từ lâu tôi tò mò về cơ chế làm việc của đoàn tàu này nhưng chưa có dịp, hôm nay vào ga để tận mục sở thị. Sau một hồi mò mẫm chui tận xuống gầm đoàn tàu trưng bày còn sót lại thì cũng thoáng hiểu ra cơ cấu cũng tương đối đơn giản, nghĩa là mỗi toa tàu ngoài những bánh xe như các đoàn tàu thông thường thì ở dưới gầm còn được trang bị thêm hệ thống truyền động bánh răng. Khi tàu chạy đoạn đường bằng thì chỉ sử dụng bánh thường, nhưng khi bắt đầu vào đoạn đường dốc từ Krong Pha lên Đà lạt với chiều dài 16km, cao 1,5km, độ dốc trung bình 12% thì nếu chỉ hệ thống bánh thường sẽ không thể kéo đoàn tàu lên được vì sẽ bị trơn tuột, lúc này hệ thống bánh răng được kích hoạt, tất nhiên sẽ có đường ray cũng hình răng cưa bên dưới để bánh ngoàm vào và kéo tàu lên.

    [IMG]20170310_150818 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]20170310_151337 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]20170310_151500 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Hệ thống độc đáo này do Thụy Sỹ phát minh để phục vụ tuyến du lịch trên dãy núi Alpes và được người Pháp mua lại lắp đặt cho cao nguyên Đà lạt, sau này khi rời đi, người Pháp đã để lại cho chúng ta một kiệt tác có một không hai trên thế giới.

    [IMG]20170310_151617 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Thế nhưng...

    ...những năm 76 ngành đường sắt lại tháo đường ray để làm đường ray cho tuyến Bắc Nam mặc những lời can ngăn của những người hiểu biết bởi đó là loại ray có ốc đai vít đặc biệt rất khó tìm. Khi không còn đường ray nữa thì các cầu vượt trong hệ thống sắt thép cũng bị công nhân tháo ra đem bán sắt vụn sạch, còn các đầu máy hơi nước thì nằm mốc meo trong sân ga.

    [IMG]20170310_151648 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Ở Thụy Sỹ cũng có đoàn tàu tương tự đã ngừng hoạt động từ lâu, họ vẫn còn hệ thống đường ray nhưng lại thiếu đầu kéo, năm 1985 Thụy sỹ mở chiến dịch "Back to Switzerland". Truy lại tài liệu thì họ tìm thấy trước kia có bán sang Việt Nam hệ thống độc đáo này... và một bản hợp đồng rẻ mạt nhanh chóng được ký kết vào năm 1990 của ngành ĐSVN để đưa toàn bộ đầu tàu trở về Thụy Sỹ. Sau 3 năm cải tạo, giờ đây những đầu tầu đó vẫn hàng ngày phì hơi ngạo nghễ đưa du khách lên tham quan đỉnh Alpes hùng vỹ trong sự tiếc nuối đến nghẹn ngào của người Việt Nam.

    [IMG]20170310_151703 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Tôi bước vào phòng ông trưởng ga hỏi xem ở đây có hướng dẫn viên không vì toàn thấy nhân viên bán cà fé và đồ lưu niệm? Ổng bẩu không. Thấy ông đang bận nên tôi hỏi cố thêm một câu rằng anh có biết độ dốc trung bình của các đường ray hồi đó Pháp thiết kế là bao nhiêu không? Ổng trả lời tỉnh queo: biết đéo...

    Đấy, đến trưởng ga giờ này còn chẳng hiểu gì thì hỏi tại sao ngày xưa không phá

    [IMG]20170310_151736 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]
    Được sửa bởi sịp lúc 10:53 AM ngày 09-04-2017

  4. #4
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 4: Đà lạt - Hồ lắc (Đắk Lắk)

    Từ Đà lạt đổ đèo Tà Nung rồi ra quốc lộ 27 đi khoảng 150 cây số đến Hồ Lak là một cung đường các cua rơ nên trải nghiệm. Đường rất nhiều đèo dốc quanh co và mặt đường có nhiều đoạn bị bong nhựa gồ ghề khó đi nên mãi 6h tối tôi mới tới nơi.

    [IMG]20170311_091318 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]G]IMG_3136 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Hồ Lak là hồ chứa nước ngọt lớn nhất của Tây nguyên, và diện tích chỉ đứng thứ hai sau hồ Ba bể. Tuy nhiên nước trong lòng hồ đã cạn do nạn phá rừng kinh hoàng ở Đắc Lắc.

    [IMG]IMG_3151 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Lak giờ vẻ hoang dã đã mai một đi quá nhiều, độc thấy Kinh còn Voi tuyệt nhiên không còn ông nào nhởn nhơ ven đường gặm cỏ. Tối hôm đó các buôn làng đang chuẩn bị cho lễ hội cồng chiêng, tôi may mắn ghi lại được một tiết mục gọi là còn chút bản sắc, tất nhiên bọn kinh đứng sau đạo diễn cả đới.



    (Sao ảnh up lên bị ngược trong khi file gốc ở flickr vẫn xuôi, lạ quá đi, bác nào giúp em ca này với)
    Được sửa bởi sịp lúc 08:28 AM ngày 13-05-2017

  5. #5
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 5: Hồ Lak - Chư Pứ (Gia Lai)

    Mới sáng sớm mà đã có rất nhiều thợ săn ảnh cách hồ khoảng 10 cây số, kiểu gì chẳng có vài thành viên vnphoto...

    [IMG]IMG_3155 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Từ Lak đi khoảng 50 cây là tới Buôn Mê Thuột - thủ phủ của Tây Nguyên. Từ đây tôi bắt đầu vào đường 14 hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh.

    [IMG]IMG_3165 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Ngày trước con đường này lầy lội rất khó đi nên còn gọi là đường đau khổ, giờ đây đã mở rộng thênh thang để đồng bào Tây nguyên phi thẳng tới tương lai, bà con sẽ không phải ăn củ mài, củ sắn mà thay vào đó sẽ có cái cơm, cái diệu...

    [IMG]IMG_3166 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Những cái tên như Buôn Hồ, Ea Drang nằm trên mặt lộ 14 nghe thì rất tộc nhưng khi đi qua thì độc thấy bọn kinh còn giao thương thì sầm uất chẳng khác gì dưới xuôi. Có lẽ muốn tìm được những hình ảnh tộc đơn chất còn sót lại thì tôi phải mò vào bản một lần cho biết.

  6. #6
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 6: Chư Pứ - Yali

    Quãng đường khoảng 70km từ Chư Pứ đi Plei Ku hoàn toàn dốc lên và gió ngược, vào gần đến Plei Ku còn phải ăn thêm một con dốc đứng vượt núi Hàm Rồng cao 1028m so mực nước biển dưới tiết trời nắng nóng là một trải nghiệm rất tuyệt. Tôi vào Plei Ku nghỉ trưa một lát rồi rẽ vào Biển Hồ nằm cách trung tâm thành phố không xa.

    [IMG]IMG_3173 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Biển hồ thực chất là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động nằm ở độ cao 800m là một hồ tự nhiên đẹp tuyệt của Tây nguyên. Có một dải đất hẹp với những hàng thông chạy từ bờ ra giữa hồ nên nếu đứng trên dải đất này ta cảm tưởng như có 2 cái hồ 2 bên. Và dải đất đó được ví như sống mũi, nước 2 bên là 2 con ngươi, câu hát "đôi mắt Plei ku biển hồ đầy" lấy cảm hứng từ đấy.

    [IMG]IMG_3177 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3174 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3175 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Chụp ảnh xong lại quay ra cuốc lộ 14 thẳng hướng Kontum, đến Phú hòa có một đường rẽ trái vào thủy điện Yali, bảo vệ không cho đạp xe vào bên trong thủy điện và bắt buộc phải thuê ô tô, cũng đành tặc lưỡi biết sao bây giờ.

    [IMG]IMG_3184 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3183 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3191 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Có 5 nguồn năng lượng để làm điện: gió, mặt trời, nhiệt, hạt nhân và nước. Hai cái đầu thì sinh công rất yếu và tốn kém, nhiệt điện lại phụ thuộc nguồn than và khí, điện nguyên tử sau thảm họa Nhật bản thằng nào cũng camerun dòi, còn mỗi thủy điện là rẻ nhất, nhưng cũng tàn phá môi trường kinh hoàng nhất. Tuy nhiên bắt chấp tàn phá thì các nhà máy thủy điện vẫn được xây dựng không ngừng, và tương lai các cuộc chiến tranh trên thế giới sẽ không phải là dầu mỏ nữa, mà sẽ là nguồn nước.

    [IMG]IMG_3190 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

  7. #7
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Chuyến đi đã quá bác. Em lại được mở tầm mắt.
    Hóng thêm hình từ bác chủ nha.
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  8. #8
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Quote Được gửi bởi apham View Post
    Chuyến đi đã quá bác. Em lại được mở tầm mắt.
    Hóng thêm hình từ bác chủ nha.
    Một số hình em chụp bằng điện thoại Galaxy, thay vì xoay ngang sang bên phải em lại xoay ngang sang bên trái để chụp nên khi up ảnh lên đây thì bị ngược hình (như hình đầu ở chặng 4 là ví dụ) mặc dù trước đấy khi up lên flickr thì flickr đã tự động xoay xuôi hình lại rồi. Bác giúp em ca này với

  9. #9
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Chặng 7: Chuyện của Giàng

    Chỉ định: Cấm trẻ em dưới 18 tuổi.

    Chiện thế này: Đồng bào quan niệm khi sinh sống chung trong một nhà hoặc một dòng tộc thì khi chết cũng phải được chôn chung một mồ. Vì vậy nếu gia đình không may mà có người chết thì lại đào quan tài của người chết trước lên và bỏ xác người chết sau vào, cứ bỏ như vậy đến khi nào làm lễ bỏ mả thì thôi.

    [IMG]IMG_3215 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Quan tài họ thường chọn những cây gỗ rất to rồi khoét rỗng ruột đủ chỗ cho vài người, sau này rừng không còn gỗ to nữa thì họ làm bằng xi măng. Người Tây nguyên quan niệm chết là một chu trình tái sinh, vì vậy sau khi chết từ một đến ba năm sẽ được làm lễ bỏ mả để linh hồn người chết được siêu thoát. Kể từ đây, người sống không phải chăm lo cơm nước hằng ngày ở nhà mồ, không có đám giỗ hàng năm cho người chết.

    [IMG]IMG_3197 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả, người sống mới yên tâm rằng mình đã làm tròn bổn phận với người đã khuất. Linh hồn họ mới có thể tái sinh vào kiếp khác, sống một cuộc đời mới. Vì ý nghĩa này mà lễ bỏ mả lại là lễ hội lớn nhất, vui nhất trong năm. Gia đình nào làm lễ bỏ mả thì trước đấy cả tháng đã phải thuê thợ đẽo các tượng nhà mồ, đến ngày bỏ mả phải mổ trâu mời cả buôn đến ăn mừng. Tài sản trong gia đình cũng phải được chia cho người chết và mang ra chôn cùng trong lễ bỏ mả.

    [IMG]IMG_3206 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Tượng nhà mồ thì muôn hình muôn vẻ, người bế con, người ngồi khóc, người phụ nữ khoả thân, người thì làm việc "ấy" một cách tự nhiên giữa thanh thiên bạch nhật…

    [IMG]IMG_3202 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    [IMG]IMG_3196 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Đồng bào đang bị đồng hóa mạnh mẽ, giờ đây họ cũng xây mộ thắp hương giống người kinh, còn rất ít buôn giữ được những nhà mồ (nghĩa trang) bản sắc xưa. Tôi đã phải mất nguyên ngày xục vào tận các buôn làng nằm sát dòng Pô Kô huyền thoại, và may mắn đã mỉm cười khi chụp được những hình ảnh thuần khiết. Nếu không sợ ma, các bạn cứ tự nhiên lấy về làm avata, hay thậm chí đóng khung treo trong phòng ngủ mà không cần hỏi.

    [IMG]IMG_3210 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Note: Cuối ngày tôi đã mò bằng đường tắt từ Yali sang thành phố Kontum sau khi hỏi đường gần chớt.

  10. #10
    Tham gia
    04-04-2017
    Bài viết
    172
    Em có người quen làm trong ngành đường sắt bảo là kể cả giữ lại đầu máy Thụy Sĩ đó thì cũng không phục chế lại được đâu. Vì cho đến bây giờ công nghệ của chúng ta vẫn chưa đủ tầm để làm lại

Trang 1 / 3 123 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •