Trang 8 / 61 Đầu tiênĐầu tiên ... 6789101858 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 71 đến 80 / 609

Chủ đề: Mời các bạn tham gia cuộc thi ảnh “XÓA NGHÈO – ĐẢM BẢO LỢI ÍCH CHO MỌI NGƯỜI”

  1. #71
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370


    Tên ảnh: Chờ đợi
    Tác giả: Bùi Xuân Luân

  2. #72
    Tham gia
    28-01-2005
    Location
    HCMC, Vietnam
    Bài viết
    30,985
    Thay mặt BGK, apham xin công bố 5 bức ảnh chọn cho tuần đầu tiên

    ẢNH CHỌN CHO TUẦN THỨ NHẤT (TỪ 17/09 ĐẾN 24/09)

    Tác giả : Hiếu Minh Vũ
    Tác phẩm : Thúc Đàn
    Nội dung : Nuôi vịt đẻ chạy đồng ,mô hình kinh tế vùng quê miền Đồng Bằng Sông Cửu Long


    Tác phẩm: Em đội cả trời nắng to để lấy con chữ
    Lời bình: Trong chuyến tình nguyện lên xã Đăk Nuê, huyện Lăk, Đăk Lăk, các em đợi chúng tôi từ sáng sớm đến giữa trưa để mong nhận được những quyển sách, quyển tập, cái cặp cho năm học mới. Đảm bảo miếng ăn giúp thoát nghèo, có đủ kiến thức làm giàu cả 1 thế hệ.
    Tác giả: Lê Minh Ty


    Tác phẩm : Mùa hoa Súng
    Tác giả : Nguyễn Văn Tuấn
    Chú thích : Ảnh chụp ngày 19/5/2016
    Đi hái bông súng mùa nước nổi
    Mùa nước nổi về, bà con ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp có thêm nghề mưu sinh mới, đó là sang các cánh đồng giáp biên nước bạn Campuchia để hái bông súng đồng.
    Theo ngư dân sống bằng nghề hái bông súng, hàng năm, vào mùa nước lũ kéo dài từ 4-5 tháng, bông súng đồng mới mọc và trổ bông hồng rất đẹp. Cả cánh đồng rộng bao la trổ đầy hoa súng với mùi hương rất thơm.
    Cứ vào mùa nước lũ lên là có súng mọc khắp nơi, nước lũ tới đâu bông súng sẽ ngoi lên mặt nước theo tới đó.
    Theo y học cổ truyền, cây hoa súng có tác dụng chống co thắt, giảm ho, an thần, bổ thận… Thường được dùng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị mộng tinh, di tinh, mất ngủ, an thần,…
    Bông súng Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, nên đa phần sáng nở, chiều tóp lại, nên dân quê chống xuồng nhổ bông súng là đi từ sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc. Súng là loài cây thảo thủy sinh, có hình dạng đẹp như cây sen nên thường được trồng trong hồ, ao của đình, chùa, trong hồ non bộ. Nhiều nơi, người dân trồng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc.


    Tác phẩm : Truyền nghề
    Tác giả : Nguyễn Văn Tuấn
    Chú Thích :Giảm nghèo nhờ đan cần xé . Ảnh chụp ngày 15/01/2015.
    Đan cần xé là nghề truyền thống ở xã Trường Thắng từ hơn 50 năm qua. Tuy nhiên, trước đây các hộ chủ yếu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    Năm 2009, ấp Trường Bình thành lập tổ hợp tác đan cần xé do anh Nguyễn Ngọc Hà, Bí thư chi bộ ấp làm tổ trưởng. Tổ hợp tác đã phối hợp mở các lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương. Nhờ hoạt động hiệu quả, năm 2010 tổ hợp tác đan cần xé được nhận bằng khen của UBND TP.Cần Thơ, riêng anh Hà được trao giải thưởng Lương Định Của vào năm 2011.
    Theo anh Hà, nghề đan cần xé khá đơn giản. Nguyên liệu chính là trúc, dây mây để đánh quai, dây chì cạp vành - cặp quai, nan tre để bện đít... Từ trẻ em đến người lớn tuổi đều có thể làm, tùy theo sức khỏe mà chọn khâu phù hợp. Mỗi lao động thu nhập trung bình từ 1,4 - 2 triệu đồng/tháng, những người làm thêm trong lúc nông nhàn cũng kiếm được từ 30.000 - 40.000 đồng/ngày.
    Vào tháng 6.2013, xã Trường Thắng thành lập HTX Quốc Noãn, chuyên gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa, lục bình…; gồm 3 thành viên trong ban chủ nhiệm, 22 xã viên và khoảng 50 lao động thời vụ. Anh Nguyễn Ngọc Hà, Chủ nhiệm HTX Quốc Noãn, cho biết từ ngày thành lập tổ hợp tác rồi chuyển qua HTX đến nay, bà con làm ăn thuận lợi, tay nghề được nâng cao, sản phẩm có đầu ra ổn định. Trung bình mỗi ngày, HTX hoàn thiện từ 70 - 80 cần xé đủ cỡ, bán sỉ với giá 22.000 đồng/cái loại cần xé 1 táo (chứa được 10 kg); mỗi cỡ lớn hơn tăng thêm 5.000 đồng/cái. Cần xé của HTX Quốc Noãn chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…


    Cả nhà chung sức
    Ảnh : Nguyễn Văn Bảo


    Lưu ý: BTC luôn cập nhật thông tin ảnh chọn của tuần tại trang 1, các bạn nhớ theo dõi nhé.

    Các bạn vào link sau để like các bức ảnh mà bạn yêu thích nhé:
    https://www.facebook.com/worldbankvi...c_location=ufi
    Được sửa bởi apham lúc 03:52 PM ngày 26-09-2016
    Phạm An Dương
    Whatever has been done, can be outdone.

  3. #73
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Ảnh: Góp nhặt 3
    Tác giả: Chung Phú Quý

  4. #74
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Nặng trĩu -Lê Thị Thu Thanh

  5. #75
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Quê hương vào vụ -Lê Thị Thu Thanh

  6. #76
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Trồng rau 6 - Lê Thị Thu Thanh
    Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp tại Triệu Phong- Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ nhận thức đúng đắn của người dân đến những việc làm cụ thể. Trong đó có thể nói đến các mô hình trồng rau sạch đảm bảo an toàn thực phẩm vừa xóa đói giảm nghèo cho người dân.

  7. #77
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370


    Trồng rau - Lê Thị Thu Thanh

  8. #78
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Tình bạn - Chung Phú Quí

  9. #79
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Ảnh A1: Trần Việt – Trước giờ ra khơi
    Ảnh chụp tháng 6/2016. Ngư dân ở xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chuẩn bị ngư cụ cho chuyến đánh bắt cá.

  10. #80
    Tham gia
    03-09-2015
    Bài viết
    370

    Ảnh A2: Trần Việt – Vươn lên từ những tia sáng
    ảnh chụp 9/2016: Sau hơn 10 năm hoạt động, từ 2003 đến nay Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Cao Bằng đã giải ngân được 4.695 tỷ đồng cho 285 ngàn lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn, góp phần giúp 40.705 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 42 ngàn lao động; 29.745 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phục vụ học tập; hơn 30 ngàn hộ có công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; 5.471 hộ có nhà ở kiên cố…. Các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã góp phần lớn cho chương trình giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tạo thêm nhiều hàng hóa, đảm bảo an sinh xã hội, là tiền đề tốt cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong ảnh: Gia đình anh Lương Văn Bạch, dân tộc Tày ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư làm nghề rèn, gia đình có thêm việc làm và thu nhập ổn định.

Trang 8 / 61 Đầu tiênĐầu tiên ... 6789101858 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •