Trang 2 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 97

Chủ đề: Bàn về tính cách người Việt.

  1. #11
    Tham gia
    05-01-2010
    Bài viết
    235
    Quote Được gửi bởi hien2008 View Post
    Đúng bác ạ. Chạy đi bốn phương tám hướng. Còn lại Vừa chạy vừa ăn vừa xả rác.
    Mong ước một ngày mọi người dừng lại bắt tay (cả hay tay) nhau: dọn rác, xây dựng một đất nước xinh đẹp như trong sách giáo khoa được học hôm xưa, Rừng Vàng - Biển Bạc - không có thế lực thù địch. Người người đều có Bằng khen và huân chương.

    Em đang mơ mộng. cứ mơ mộng.
    Giờ bác có đi dọn rác như anh Tây kia thì điều đầu tiên phải làm là ra Phường xin phép nhé Bác ;)

  2. #12
    Tham gia
    03-01-2015
    Bài viết
    229
    Hồi trước mình học nghề ở CHDC Đức (lúc chưa sát nhập), lúc học tiếng học chung với 1 đội người Cambodia, 1 đội Laos. Qua 1 năm quay lại trường, gặp 1 anh (~ 3x tuổi) ở ký túc xá, ngồi tâm sự anh ta nói: ở đây lâu gặp nhiều người, nhiều quốc tịch, tôi thấy người VN mấy cậu thường coi mình cao nhất, người Đức cỡ khoảng đến tai, Cam với Laos thì chỉ khoảng tới đầu gối. Tính cự lại nhưng nghĩ 1 lúc thì thấy hắn nói đúng. Mặc dù đi học, đi làm thuê... nhưng ngay trong ngôn ngữ của người VN mình gọi người những quốc gia khác đa phần đều mang tính miệt thị: nga ngố, đức lợn, miên mọi...
    Một ví dụ khác: xem đá banh, anh em ta bình luận thì "thằng" huấn luyện viên nào cũng "ngu như...", phải thế này.... mới ok...
    Mà cũng phải, giáo dục trẻ em của gia đình người mình hình như khác với phần còn lại của thế giới. Con là trung tâm, và có bất cứ va chạm nào thì thằng con nhà hàng xóm cũng sai... Trình độ cưng chiều của phụ huynh VN là vô địch, ví dụ như tập cho con ngủ riêng (nếu nhà có điều kiện), 99% thấy là cần thiết, nhưng chắc chỉ có 1% làm được.
    Buồn, nhưng mình chưa bao giờ oán trách hay than thở tại sao mình là người VN, mình nghĩ chuyện đó giống như "tai sao tồi không phải con của ông đầu ngõ (giàu)". Chắc có lẽ do cuộc sống của người Việt mình cực khổ, luôn phải giành giật với nhau để tranh giành phần sống cho bản thân và gia đình. Thường thì những vùng có điều kiện địa lý dễ sống thì người dân thoáng hơn, sống "đẹp" hơn.
    The camera is an instrument that teaches people how to see without a camera
    [DOROTHEA LANGE]

  3. #13
    Tham gia
    21-04-2014
    Bài viết
    87
    Con Người Là Sản Phẩm Cú̉a Xã Hội


    Nhìn vào Xã Hội, về nhiều mặt, có thể nhận biết hoặc đoán biết về Con Người sống trong Xã Hội đó và ngược lại.

    Một Xã Hội không thay đổi trong một khoảng thời gian dài thì Tính Cách của Con Người sẽ trở thành "Đặc Tính" của Dân Tộc : Tốt hay Xấu đều tuỳ thuộc vào Phẩm Chất của Xã Hội đó.

    Muốn thay đổi một Dân Tộc Tính tiêu cực và cũng nếu có một sự đồng tâm của mọi người dân trong nước, thì chúng ta phải cần ít nhất 3 thế hệ để thay đổi hoàn toàn.

  4. #14
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    XH hôm nay nhiều nhiễu nhương thì mình ko bàn tới nửa.
    Mình chỉ có 1 câu hỏi: Vì sao cả ngàn năm, người Việt cứ đánh nhau hoài vậy? Tại sao ko như Nhật, có 1 vị vua truyền 125 đời. Tại sao ko như Thái, Hàn...có những triều đại 600 năm. Cứ 100 năm là đánh nhau, triệt hạ nhau, lấy gì mà phát triển?

    Thật lòng nhìn lại di tích lịch sử quê nhà, mình thấy chả còn gì cả. Kam có đền Angko chứng tỏ họ có 1 lịch sử hùng mạnh. VN ta ko ngạc nhiên vì đâu có ai đủ tài lực mà xây dựng cái gì, triều đại thay đổi, mọi di tích sẽ bị xóa sạch.

    Có lẽ trong dòng máu Việt, ai cũng nghĩ mình là vua chăng? Cho nên hễ có cớ là dập ngay thằng khác để ngoi lên. Còn đã ngoi lên rồi thì ko bao giờ nghĩ vì đại cuộc.

  5. #15
    Tham gia
    27-09-2008
    Bài viết
    924
    Đó là do bản ngã của con ngưởi.Cho nên mới có chiến tranh. thí dụ như một chuyện rất nhỏ như lái xe cọ nhẹ, nếu xuống xin lổi và nhận lỗi là xong nhưng không ai chịu nhận lỗi đẩy lổi tới đây lổi lui cuối cùng thì xãy ra chuyện. Cái lổi nó như con dao bén hai lưởi không nên đẩy tới đẩy lui dễ bị thương lắm,nếu người khôn khi thấy con dao 2 lưởi xuất hiện thì nhận nó liền thì đâu có cơ hội đẩy tới đẩy lui.Mọi sẽ chuyện tốt đẹp.

  6. #16
    Tham gia
    25-09-2010
    Bài viết
    298
    Kính các bác, theo em như thế này:
    1- Nước Việt là một nước nông nghiệp, đa phần dân số vẫn làm Nông nghiệp mà văn hóa nghề Nông đã ăn sâu vào tâm trí rồi, bao nhiêu lần thay đổi nhưng vẫn cái kiểu làm ăn manh mún nhỏ lẻ - các bác về các vùng quê, sẽ thấy cánh đồng bị chia nhỏ thành từng thửa nhỏ, cứ thế thì làm sao nghĩ lớn hơn được.
    2- Các bác hình dung cảnh đi bắt cá trên ao hoặc cánh đồng... Phải nó là dùng hết mọi cách, kể cả mưu hèn kế bẩn để bắt, lâu dần thành quen nên làm gì cũng thế. Mà đã bắt thì phải hơn thằng khác mới chịu cơ, từ nhỏ đã nghĩ thế rồi nên lớn cũng chả khác gì đâu. Nếu đi bắt cá trên sông, kiếm được chỗ nào nhiều cá thì giấu để một mình biết thôi. Đó là cách sống dựa vào những gì có sẵn - Giải thích tại sao dân mình thích cầu cúng thế.
    ... Em tạm dừng để lam việc khác đã.... Theo các bác thì thế nào ạ....
    Được sửa bởi Mr.Blue lúc 11:04 AM ngày 20-05-2016
    NHÀ NGHÈO THEO CÁCH MẠNG

  7. #17
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ Mr. Blue: Em kể chiện xưa cho bác nghe. Ở McGill vào năm 1984, em có học bổng trở lại graduate school để lấy MS sau khi đi làm vài năm và sách vở em mua đầy đủ. Trong lớp có một bọn 4 đứa Canadian hay ganh tỵ và cạnh tranh. Trong thư viện chỉ có hai quyển chuyên môn, bốn đứa này thay nhau đi ghi danh dành sách trước đến nỗi cả lớp còn lại không có sách tham khảo. Vì đã đi làm và mua sách, em có cả hai quyển này, em cho cả lớp mượn và còn dạy thêm chúng nó nữa. Cuối năm thì thấy hai quyển sách chúng nó trả nằm trên kệ ở thư viện.

    Điểm tóm tắt là gì? Ngoại quốc nó đểu không kém VN. Nhưng thiểu số nhỏ thôi!

  8. #18
    Tham gia
    25-09-2010
    Bài viết
    298
    Vâng, điều quan trọng nhất trong lời bác Văn Khoa nói " Nhưng thiểu số nhỏ thôi..." . Có câu chuyện ngụ ngôn : Những người khôn đều nghĩ như nhau. Tất nhiên là đâu cũng có những chuyện kiểu kiểu như thế. Nhưng quan trọng do cách nghĩ, cách giáo dục con người từ bé nên chỉ có một số nhỏ như thế thôi. Phải có nền công nghiệp phát triển thì cách làm việc, cách suy nghĩ của con người mới khác đi. Con người phải làm việc tự giác chứ không phải theo kiểu tự phát nữa...

  9. #19
    Tham gia
    25-09-2010
    Bài viết
    298
    Đến giờ nghỉ rồi, em lại tiếp chuyện ạ hehe.
    3 - Em ở ngoài Bắc, mọi năm đến Tết em thường ra chợ hoa mua Đào, năm vừa rồi lang thang trên Nhật Tân lại gặp bác làm cùng đã về hưu trồng Đào trên đó (mọi năm cố tìm nhưng không gặp). Bác dẫn em đi thăm vườn, tưởng cụ có một mảnh thôi, nào ngờ cụ có 3 mảnh, mỗi mảnh cách nhau khá xa . chiều rộng khoảng 2 luống, chiều dài thì rất dài em không ước lượng được. Hỏi cụ là sao không đổi thửa thế nào,hoặc chung nhau thế nào cho tiện đỡ phải đi xa. Cụ bảo dân đây nó thế,chả đứa nào chịu nhường đứa nào cả...Bảo sao xã hội không khá lên được...nên mới có chuyện: THAM CÁI LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN CÁI HẠI SAU LƯNG ..

  10. #20
    Tham gia
    26-07-2009
    Location
    Saigon
    Bài viết
    750
    Em cũng đau đáu ý nghĩ tương tự bác Accord 2000 bấy lâu nay. Rồi vô tình đọc được những mẫu chuyện về tính cách con người ở nước Nhật thì dễ suy ra chính yếu tố con người làm cho nước Nhật trở nên giàu mạnh. Không phải thích tất cả thuộc tính của người Nhật, nhưng có hai tính cách cốt lõi em quan tâm hơn hết là:
    1. TRUNG THỰC
    2. NHÂN BẢN

    Trung thực hay kém trung thực là tính cách nền/ căn bản kéo theo hệ quả của các thuộc tính/ hiện tượng như:
    - siêng năng / lười biếng,
    - thực tế / tham vọng quá độ cần thiết,
    - chính danh / sỉ diện ảo,
    - kỷ luật / vô kỷ luật dẫn đến tội phạm các thể loại
    - năng suất lao động cao/ thấp
    - ...
    Nhân bản, ý em là người Nhật xếp ở bậc cao hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới nếu giả sử như lượng hóa để xếp từ thấp đến cao, từ CON đến NGƯỜI.

    Em nghĩ gì hay thì học theo, không lo là thiếu tự trọng tự tôn... Em rèn luyện và hướng dẫn gia đình nhỏ luyện tập theo những điều hay ấy. Ở Việt Nam, cũng không phải hiếm em vẫn bắt gặp nhiều người có những tính cách yêu thích ấy. Mỗi cá nhân, gia đình, cố gắng nhân ra càng nhiều thì sau 1-2 thế hệ nữa những thuộc tính ưu tú sẽ được thấm dần. Một tâm huyết là những người lãnh đạo đặc biệt là những người làm giáo dục nhận ra, thay đổi cơ bản cách giáo dục cho học sinh, song song với cha mẹ thì sẽ nhanh thấm nhanh thay chất hơn.
    [tiện kể một mẫu chuyện nhỏ cho thấy hệ thống giáo dục mình sai lầm quá lâu, năm bé con nhà em học lớp 2, 3 nó đều về mách là cô giáo dạy tụi con các cách đối phó với đoàn kiểm tra của cấp trên,.. nó nhận biết những điều đó là dối, nó chất vấn mình là cô làm vậy con thấy kỳ!? Rút ra mong muốn của em là thay đổi cơ bản từ hệ ý thức giáo dục, thay suy nghĩ của giáo viên, đầu tư xứng đáng tính chất quan trọng của môn giáo dục công dân, xem môn giáo dục công dân quan trọng hạng 1 ngang hàng với văn, toán, ngoại ngữ vậy]

    Cám ơn ACE đã đọc, cám ơn bác Accord 2000 đã chia sẻ suy nghĩ thật hay.

    Thông tin tham khảo thêm:
    1.http://www.tiengnhatmori.com/bbs/boa...=news&wr_id=51
    2.http://nhatban.net.vn/cam-nang/1202-...-nhat-ban.html
    Được sửa bởi BinhInfocus lúc 12:22 AM ngày 21-05-2016

Trang 2 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •