Trang 10 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 8910
Hiển thị kết quả từ 91 đến 97 / 97

Chủ đề: Bàn về tính cách người Việt.

  1. #91
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    @Bác tuanhpcity: bác nêu vấn đề đúng với những gì diễn ra. Đó là câu hỏi em đặt ở trang đầu: vì sao lại như vậy? Tại sao ko thể khá hơn? Nó kéo dài cả 1000 năm, dài kinh khủng mà ko thay đổi được.

    Mấy hôm nay em có xem phóng sự của MC Việt Thảo làm phóng sự về Myanmar. Phóng sự rất hay, em chưa đi nơi đó nên thấy mê lắm. Cái mê nhất và đọng lại trong em nhiều nhất là các kiến trúc chùa của họ có tuổi thọ hơn 1000 năm. Nó trải rộng cả nước, to lớn lắm.
    Tức là thời đó họ đã rất giàu có, cũng văn minh. Và quan trọng nhất là tại sao quần thể đó có thể tồn tại lâu như vậy, giữa vòng xoáy thay đổi chính trị?

    Bởi vì theo em hiểu, VN mình ko có cái gì tồn tại lâu như vậy? Mỗi khi đổi triều đại là người mới họ xóa hết tàn dư người cũ. Có lẽ hoàng thành Thăng Long là cái xưa nhất của VN còn hình dáng đồ sộ, nhưng mà nó bị chôn vùi nên mới còn chứ nếu lộ thiên thì vua ko đốt, dân cũng xẻ về làm nhà?
    Vì vậy nhìn những di sản nhân tạo tồn tại cả nghìn năm thì thấy khâm phục con người ở đó. Có thể vì tín ngưỡng, có thể vì tính dân tộc...bất kỳ lý do nào đi nửa, tôn trọng di sản là 1 phẩm chất đáng quý và mình nghĩ dân tộc lớn phải có đức tính đó.

  2. #92
    Tham gia
    02-08-2016
    Bài viết
    2
    E thấy người việt mình có 40% là người vô ý thức trong khi tham gia giao thông , tại sao em lại nói như vậy? ví dụ như trong thời điểm từ 6h đến 8h sáng đi làm, thường hay xảy ra tắc nghẽn giao thông . Mà tắc nghẽn là do có người ko đi đúng làn đường, họ chèn sang làn đường bên cạnh, thế là xe đi ngược chiều ko đi được. Tương tự với chiều ngược lại thế là không bên nào đi được . Người ta tự đưa mình vào thế khó . Trong khi nếu xếp hàng để đi thì chỉ 5 phút là thông thoáng rồi . Đằng này họ cố ngoi lên để chiếm lấy cơ hội được đi . Tư lợi cá nhân quá lớn . Chẳng lẽ cứ thấy ai lấn làn đều chửi thì thành người vô văn hóa

  3. #93
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Quote Được gửi bởi mrlang87 View Post
    E thấy người việt mình có 40% là người vô ý thức trong khi tham gia giao thông , tại sao em lại nói như vậy? ví dụ như trong thời điểm từ 6h đến 8h sáng đi làm, thường hay xảy ra tắc nghẽn giao thông . Mà tắc nghẽn là do có người ko đi đúng làn đường, họ chèn sang làn đường bên cạnh, thế là xe đi ngược chiều ko đi được. Tương tự với chiều ngược lại thế là không bên nào đi được . Người ta tự đưa mình vào thế khó . Trong khi nếu xếp hàng để đi thì chỉ 5 phút là thông thoáng rồi . Đằng này họ cố ngoi lên để chiếm lấy cơ hội được đi . Tư lợi cá nhân quá lớn . Chẳng lẽ cứ thấy ai lấn làn đều chửi thì thành người vô văn hóa
    1. Mình xin bổ sung vào lý do vì sao XHVN lại kém ý thức về giao thông công cộng và nói chung là ứng xử công cộng.

    2. Ở bất cứ quốc gia nào, giao thông công cộng chính là bộ mặt thể hiện trình độ luật pháp và trật tự của nước đó. Là con người, cho dù ở VN hay ở đâu khác, họ đều muốn tranh giành hơn thua luôn luôn muốn mình phải hơn người khác. Đó là bản chất. Chính vì bản chất này cho nên không phải là vì người VN ý thức kém người Mỹ ý thức tốt (ví dụ chẳng hạn).

    3. Một quốc gia ý thức công cộng kém là do giáo dục và luật pháp quá kém. Nó chưa tạo ra được một hệ thống luật giao thông công bằng tương đối mà buộc mọi người phải tuân theo bất kể anh là anh bất kể anh là con anh hai cháu anh ba nào anh đi đường anh phải làm đúng theo luật đã có. Luật pháp không phải là chỉ giấy tờ, luật pháp hiệu quả hay không phải xem chế tài của nó thế nào.

    4. Ngoài việc giáo dục công cộng kém khi từ nhỏ, con người duy trì luật pháp yếu kém (xuất phát từ giáo dục trường luật yếu kém), một cái mà mình hay nói là để cho có người nằm trên luật pháp. Mình xin ví dụ, con anh hai đi đường sai không tôn trọng luật giao thông nhưng không ai dám xử kể cả thẩm phán không giám xử vì nếu xử, anh hai sẽ cách chức hay đe dọa đến công việc. Đây là lý do vì sao ở các nước không chỉ Mỹ mà theo hệ Anh Mỹ, đã lên thẩm phán không ai có quyền sa thải vì một phán quyết. Ở VN không làm được như vậy vì nếu làm như vậy anh hai không thể nào chỉ đạo thẩm phán bỏ tù mấy thằng phản động chỉ trích nhà nước chống phá cách mạng.

    5. Bạn là bạn con anh hai, bạn thấy sao thằng con đó hay quá, thế là bạn dựa hơi con anh hai bạn không tôn trọng luật pháp. Người khác họ thấy vậy họ bất mãn, họ mặc nhiên sinh ra việc không coi trọng luật pháp vì tòa án lúc đó không thể nào mang lại sự công bằng cho họ. Từ đó, nhân ra, đa số mọi người không tôn trọng luật giao thông vì nếu họ có vi phạm họ có thể có cách hối lộ, quen biết anh hai chị ba, giải thoát cho họ. Bệnh gì họ phải tôn trọng luật pháp?

    6. Và cũng chính vì đều nói trên, một người Việt đi ra nước phát triển không dám vi phạm giao thông. Nhưng một thằng Tây nó từ nước phát triển kia nó sang VN họ lại vi phạm giao thông như thường. Cho nên không phải là tại vì người Việt. Muốn sửa vấn đề này thì phải sửa từ cái gốc của vấn đề.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #94
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Mình dùng topic này thay vì mở topic mới vì một phần nào điều mình nói bên dưới cũng liên quan đến văn hóa người Việt. Ở đây sự liên quan mình muốn nói là ở VN luật pháp xem nhẹ vấn đề quấy rối tình dục.

    2. Hôm qua mình định viết một vài dòng mà mình rất bận không viết được. Hẵn bạn theo dõi tin đã thấy, hôm qua Minh Béo MB đã nhận tội ở Cali và đến tháng 12 dự kiến sẽ tuyên án 18 tháng (sẽ trừ đi số tháng bị tạm giam). Mình nghĩ là báo chính thống ở VN không nói cho bạn hiểu nên mình mới viết ở những gì báo không nói, nếu bạn không có hiểu biết về luật pháp hệ Anh Mỹ.

    3. Bạn còn nhớ tháng 5 vừa qua khi dùng LS cũ, MB lúc đó không nhận tội. Một phần lúc đó do LS chưa có cáo trạng họ chưa hiểu hết bằng chứng công tố đang có trong tay và khả năng thắng khi bào chữa. Sau hai lần trì hoãn phiên tòa lấy thêm bằng chứng công tố cho và phân tích, cuối cùng LS Mỹ thuyết phục MB nhận tội.

    4. Cách tranh tụng ở Anh Mỹ rất khác VN, trước khi ra phiên tòa cuối cùng (gọi là final hay contested hearing) chỉ ở phiên này mới có jury thì lúc nào tránh nhiệm công tố cũng phải đưa tất cả bằng chứng ghi rõ ràng trong cáo trạng (kèm bằng chứng) cho LS bị cáo nghiên cứu. Nhiệm vụ lúc đó là xem coi công tố có sơ hở chỗ nào không.

    5. Một khi mà LS đã đề nghị nên nhận tội plead guilty trong phiên tòa nhận tội (trước phiên cuối) nghĩa là bằng chứng của công tố quá mạnh và LS (cho dù có kinh nghiệm) hiểu rằng khả năng bào chữa là rất thấp và khả năng jury buộc tội là rất cao thì họ khuyên thân chủ đừng phí tiền và thời gian. Nếu không sẽ bị phạt tù lâu hơn. Sau khi thân chủ đồng ý thì LS sẽ đàm phán với công tố. Vào lúc đàm phán này, tất cả giấy tờ qua lại đều marked "without prejudice" nghĩa là không bên nào được phép lấy giấy tờ, đàm phán vào lúc đó để mang ra phiên cuối cùng. Nếu không thì không ai dại gì nói thêm thông tin ra khi đàm phán. Họ làm vậy là để cho hai bên đưa ra thêm thông tin và đàm phán dễ dàng hơn.

    6. Sau khi đàm phán xong thì công tố giảm một count (một tội buộc) và giảm án tù đề nghị xuống 18 nghĩa là mức tốt nhất hai bên có thể làm được. Kết quả sẽ là không có phiên contest cuối cùng, không cần gọi jury. Chỉ chờ phiên ra án tù tháng 12 là xong.

    7. Qua việc này, mình muốn nói cho bạn hiểu. Hai năm trước ở VN đã có người tố cáo MB chuyện này nhưng tuyệt nhiên không hề có điều tra hình sự tất cả mọi chuyện vào quên lãng và người bị hại còn bị chửi bới ăn vạ. Việc phải nhận tội trước khi xử cho thấy là bằng chứng phạm tội cực kỳ rõ ràng không thể nào chối cãi được. Qua đó, cùng một vấn đề phạm tội mà cách xử lý ở luật pháp hai nơi khác nhau sẽ cho các bạn thấy được sự quan trọng của một nền tư pháp và tòa án tốt, nó mang lại sự tự tin cho những đứa trẻ vì nó biết rằng khi cần và nếu thật sự nó bị lạm dụng tình dục luật pháp có thể bảo vệ cho nó, qua nó nó lớn lên nó tin vào sự công bình tương đối của luật pháp.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 08:54 AM ngày 12-08-2016
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  5. #95
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Ở một mặt khác mình mở ra một post mới cho bạn xem vì nó về một vấn đề khác.

    2. Ở mặt vĩ mô của vấn đề, môt quốc gia muốn tạo ra ý thức con người tốt luật pháp và tòa án phải đủ tốt. Muốn tốt, phải có con người tốt xuất phát từ giáo dục tốt hay trường luật tốt. Và ngược lại. Các bạn hãy nhìn vào hiện tại, ở bên mình hoàn toàn không có việc tuổi trẻ ham chơi Pokemon Go và kéo nhau giả mạo thông tin trong Google Maps. Đó là một vấn đề về ý thức cộng đồng rất nghiêm trọng nghĩa là một đứa trẻ nó lớn lên, giáo dục nhà trường (vì nó ở trường cả ngày) không nói cho nó biết là nó không thể vì lợi ích cá nhân của nó mà làm hại cả một cộng đồng.

    3. Nếu có bạn nào xem việc giả mạo trong Google Maps này là một chuyện nhỏ, thì đối với mình khi nhìn vào vấn đề nghiêm trọng là giáo dục và ý thức cho xã hội, thì việc giả mạo Pokemon Go kia ở giới trẻ VN là một chuyện rất buồn. Khi mà bạn đã tạo ra một ý thức xấu trong đầu nó rồi, sau này nó lớn lên, nó có thể vì cá nhân của nó mà gây hại cho cả xã hội mà bản thân nó không hề biết sai.

    Vòng lẩn quẩn

    4. Cho dù bất cứ xã hội nào, không chỉ VN, việc ý thức giới trẻ sai là một vòng lẩn quẩn mà muốn thoát ra phải xử lý từ cốt lõi. Vòng nó như thế này.

    5. Ở một xã hội, lãnh tụ tốt -> quản lý nhà nước tốt tham nhũng hối lộ ít -> không ăn vào tiền thuế cho cá nhân -> xử lý thuế tốt -> đầu tư tốt cho giáo dục kể cả trường luật -> sinh viên tốt -> ý thức xã hội tốt do giáo dục tốt -> trường luật tạo ra luật sư tốt -> luật sư ra chính khách tốt bao gồm cả trong chính phủ hành pháp và các nhà lập pháp và thẩm phán tốt -> trật tự xã hội tốt -> ý thức cộng đồng tốt -> giới trẻ có niềm tin vào luật pháp và quản lý nhà nước -> nó sẽ góp phần đóng góp vào xã hội.

    6. Vì cái vòng ở trên cho nên đủ tiền để đầu tư vào giáo dục tốt và các nhà quản lý giáo dục tốt là cực kỳ quan trọng. Nếu không nó sẽ phá hỏng cả một thế hệ trẻ như hiện nay, bây giờ đã là năm 2016 rồi không phải 1890 như lúc Mỹ mới khai sinh. Nhưng tiếc là quan điểm lãnh đạo không cạnh tranh mà qua đó phải chọn ra người quản lý có trình độ thật sự, thằng nào quen lớn COCC sẽ lên làm quản lý cho nên trình độ không có. Cứ kéo dài theo thời gian thì văn hóa xấu xa (ý thức công cộng kém) sẽ ăn sâu vào trong đầu và nó trở thành văn hóa không ai thấy nó là xấu xa cả. Hic.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  6. #96
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Quote Được gửi bởi Nikonian2006 View Post
    1. Ở một mặt khác mình mở ra một post mới cho bạn xem vì nó về một vấn đề khác.

    2. Ở mặt vĩ mô của vấn đề, môt quốc gia muốn tạo ra ý thức con người tốt luật pháp và tòa án phải đủ tốt. Muốn tốt, phải có con người tốt xuất phát từ giáo dục tốt hay trường luật tốt. Và ngược lại. Các bạn hãy nhìn vào hiện tại, ở bên mình hoàn toàn không có việc tuổi trẻ ham chơi Pokemon Go và kéo nhau giả mạo thông tin trong Google Maps. Đó là một vấn đề về ý thức cộng đồng rất nghiêm trọng nghĩa là một đứa trẻ nó lớn lên, giáo dục nhà trường (vì nó ở trường cả ngày) không nói cho nó biết là nó không thể vì lợi ích cá nhân của nó mà làm hại cả một cộng đồng.

    3. Nếu có bạn nào xem việc giả mạo trong Google Maps này là một chuyện nhỏ, thì đối với mình khi nhìn vào vấn đề nghiêm trọng là giáo dục và ý thức cho xã hội, thì việc giả mạo Pokemon Go kia ở giới trẻ VN là một chuyện rất buồn. Khi mà bạn đã tạo ra một ý thức xấu trong đầu nó rồi, sau này nó lớn lên, nó có thể vì cá nhân của nó mà gây hại cho cả xã hội mà bản thân nó không hề biết sai.

    Vòng lẩn quẩn

    4. Cho dù bất cứ xã hội nào, không chỉ VN, việc ý thức giới trẻ sai là một vòng lẩn quẩn mà muốn thoát ra phải xử lý từ cốt lõi. Vòng nó như thế này.

    5. Ở một xã hội, lãnh tụ tốt -> quản lý nhà nước tốt tham nhũng hối lộ ít -> không ăn vào tiền thuế cho cá nhân -> xử lý thuế tốt -> đầu tư tốt cho giáo dục kể cả trường luật -> sinh viên tốt -> ý thức xã hội tốt do giáo dục tốt -> trường luật tạo ra luật sư tốt -> luật sư ra chính khách tốt bao gồm cả trong chính phủ hành pháp và các nhà lập pháp và thẩm phán tốt -> trật tự xã hội tốt -> ý thức cộng đồng tốt -> giới trẻ có niềm tin vào luật pháp và quản lý nhà nước -> nó sẽ góp phần đóng góp vào xã hội.

    6. Vì cái vòng ở trên cho nên đủ tiền để đầu tư vào giáo dục tốt và các nhà quản lý giáo dục tốt là cực kỳ quan trọng. Nếu không nó sẽ phá hỏng cả một thế hệ trẻ như hiện nay, bây giờ đã là năm 2016 rồi không phải 1890 như lúc Mỹ mới khai sinh. Nhưng tiếc là quan điểm lãnh đạo không cạnh tranh mà qua đó phải chọn ra người quản lý có trình độ thật sự, thằng nào quen lớn COCC sẽ lên làm quản lý cho nên trình độ không có. Cứ kéo dài theo thời gian thì văn hóa xấu xa (ý thức công cộng kém) sẽ ăn sâu vào trong đầu và nó trở thành văn hóa không ai thấy nó là xấu xa cả. Hic.
    Một nên tư pháp tốt thì hệ thống chính trị phải tốt. Chính trị bao trùm cả mọi thứ, từ giáo dục đến kinh tế. Mà giaó dục tạo ra con nguờị Giaó dục tốt thì con nguời tốt.
    PW2000

  7. #97
    Tham gia
    05-09-2016
    Bài viết
    10
    Bao giờ dân chúng ta đoàn kết hơn thì đất nước mới tuơi đẹp được,đáng buồn với hiện tại thạch sanh thì ít mà lý thông thì nhiều

Trang 10 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 8910

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •