Trang 9 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 78910 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 81 đến 90 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #81
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Cám ơn em Nikonian2006. Anh thì thích "gia đình hai con vợ, chồng hạnh phúc" vì thế anh còn một đứa con gái, kém anh nó 2 tuổi. Các cụ không sai khi nói bố mẹ sinh con trời sinh tính. Không đứa nào giống đứa nào và tụi nó rất tự lập và độc lập. Cháu gái anh tốt nghiệp ở UCLA với double majors về Business và English và rất thích nghệ thuật, âm nhạc.

    Ảnh chụp cách đây 6 năm, "Một Thuở Yêu Đàn" với một bạn thân.

    Catherine and Kim by Dat's Photos, on Flickr

  2. #82
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Anh VK, cám ơn sự chia sẻ của anh và chúc mừng anh và (hai) vợ của anh đã bỏ nhiều thời gian công sức để nuôi dạy cả hai con nên người. Bản thân em cũng chỉ mong chờ đến lúc nhóc em nó vào đại học học xong và sống cuộc sống đơn giản vui vẻ là được, đó là vì ở những nước này chỉ cần có chuyên môn từ đại học hay đào tạo tay nghề tốt thì cuộc sống cũng rất đầy đủ và hạnh phúc. Còn chuyện mà làm ông này bà nọ là tự bản thân nó phải tạo ra được sự ham thích, lòng quyết tâm, sự yêu nghề và sự chịu đựng áp lực công việc thì chúng em luôn tạo cơ hội cho nó kể cả tài chính. Quan trọng với một đứa bé là việc làm của nó có ích cho xã hội chứ không phải bắt buộc phải là ông này bà kia.

    Nếu tất cả cha mẹ chúng ta đều cố gắng + may mắn con vào được đại học hay học nghề nghiệp vững đàng hoàng thì đó là niềm hạnh phúc cho cả xã hội nó đang sống.

    (Em thích cái cột đứng gì ở đằng sau hai em gái xinh kia mà không biết đến bao giờ mới đủ tiền mua vì mua nó là kéo theo một đống phải upgrade theo).
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  3. #83
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @Nikonian2006: em có một philosophy giống anh đó là tạo cơ hội, hỗ trợ để con cái có một cuộc sống vui vẻ và thành công theo như ý muốn của chúng, nếu có thể. Điểm anh muốn nhấn mạnh ở đây là "theo như ý muốn của chúng, nếu có thể". Trước khi con gái anh bước vào UCLA, anh hỏi con muốn học gì. Câu trả lời là "Psychology", tâm lý học. Không hiểu tại sao nhiều đứa tốt nghiệp trung học lại thích học môn này! Anh bảo rằng nếu con muốn theo ngành này và đi làm được sau khi tốt nghiệp ĐH thì tối thiểu con phải học đến trình độ master hoặc PhD. hơn nữa với mảnh bằng MS, PhD về psychology, lương không cao hơn những ngành khác về science, engineering, information, sau khi học xong là dễ kiếm việc ngay và lương tốt. Cuối cùng thì con anh compromise bằng cách chọn hai môn business và English. Đây là một thí dụ về hướng dẫn. Không ép con cái học nghành gì nhưng bố mẹ phải cho con cái biết những ưu và khuyết điểm.

    Nuôi con không dễ, nhất là lúc chúng đến tuổi teen, một giai đoạn khó chịu, giận hờn, bất mãn, bướng bỉnh ... không có lý do. Tuổi 17, 18 là cái tuổi con cái thổ lộ cái tính độc lập nhiều nhất. Nhà anh ở ngay bên cạnh University of California in Irvine (UCI), từ nhà đi vào trường khoảng 10 phút. Cả hai đứa con đều được UCI nhận nhưng đứa nào cũng không thích vì quá gần nhà. Đứa vào cũng muốn thoát ly. Theo như những trường hợp anh thấy thì nhiều phụ huynh không muốn con đi xa. Thứ nhất là sợ con cái không đủ tự lực cánh sinh, thứ nhì là không muốn chi tiêu cho con. Do đó họ làm áp lực là nếu con cái dọn ra là không tài trợ tiền học, ăn uống.

    Anh thấy đó là thất sách! Trừ khi không đủ điều kiện tài chính, nếu có thể, hãy để cho con cái xa nhà vì đó sẽ làm động lực để con cái khôn ngoan ra và trưởng thành. Qua hai đứa con, anh thấy kết quả sau khi "thoát ly" rất tối. Chúng rất tự tin và hoạt bát về mọi phương diện, biết nhiều hơn và tự lập hơn. Trong trường hợp không đủ tài chính, nhiều đứa học sinh đi làm thêm hoặc có học bổng vì nhà nghèo.

    Còn chuyện cái "cột" gì đó đứng đằng sau, từ hồi có iTune trong desktop/laptop/iPad/iPhone thì anh chẳng đụng đến nó! Tiện nghi nó đánh thắng cái high-end.

  4. #84
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn bác Văn Khoa chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề con cái. Em cũng thấy là thế hệ trẻ ngày nay có một cái nhìn về cuộc sống khác với thế hệ cha ông, không chỉ riêng trong sắc dân Việt, mà ngay cả tất cả những người sống ở Mỹ.

    Bàn về giới trẻ VN ở Mỹ, thì có thể nói là do environmental factor tác động lên lối suy nghĩ của họ. Những người đã có sống một quảng đời ở VN và thấy được những khó khăn, thiếu thốn mọi thứ từ tinh thần lẫn vất chất, nên khi họ đến được các xứ tự do như Hoa Kỳ (land of opportunity) thì họ cố gắng hết mình và tận dụng tất cả mọi thứ cũng như cơ hội để tiến thân. Hơn nữa, họ thấy rằng họ đã liều mạng sống để vượt biên tìm tự do, nay họ muốn làm tất cả cho đáng đồng tiền bát gạo. Em biết có người vượt biên đến Mỹ hồi thập kỷ 1980, sau khi nếm đủ mùi 2-3 nhà tù cộng sản vì tội vượt biên. Và chỉ 5 năm sau thì tốt nghiệp "Honors" ngành engineering từ Berkeley và 4 năm sau thì ra trường MD.

    Thế hệ con cháu người Việt sinh ra trên đất Mỹ, mặc dù đều được cha mẹ kể cho nghe về cuộc sống cơ cực ở VN cũng như những bươn chải mà cha mẹ phải trải qua để được như hôm nay, nhưng những người trẻ này khó cảm kích được những điều này, vì chính họ không phải trải qua. Thế nên họ không có những động cơ ("3 lốc đầu bạc") mạnh mẽ như cha mẹ họ. Có thể đó là một phần lý do tại sao họ chọn những ngành học khác với ngành mà cho mẹ họ muốn họ học.

    Đứa con trai thứ hai của em muốn đi học cùng trường ĐH với anh nó, nhưng em bảo nó phải đi trường khác, để nó học cách tự lập, hay học được những cái hay khác của trường kia.

  5. #85
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Em phải ngồi hàn huyên với bác ASAV vì cùng lứa tuổi và con cái cũng chạc tuổi như nhau.

    Thời gian đi qua quá nhanh. Nhớ hồi nào còn thay tã cho con, ru con ngủ trên vai, mớm cơm, và đưa đón tụi nó đi học mà bây giờ đã toàn hai mươi mấy cả!

    Có lẽ em được cái may mắn và nhiều phần, nhờ kinh nhiệm sống. Kinh nhiệm đau thương nhất là những gì mình trải qua trên đường lánh nạn cộng sản và những từng trải này đã cho em cái động lực là làm đủ mọi cách để vươn lên để con cái mình không phải trải qua những gì mình phải hứng chịu khi trưởng thành trong thời chiến, nhiều khi một cách oan ức và vô lý.

    Nhưng em chưa bao giờ và sẽ không bao giờ kể cho con cái những câu chuyện về chiến tranh vì em không muốn có một ảnh hưởng hoặc thiên kiến khi kể. Chuyện chiến tranh là chuyện mất mát và buồn. Nhưng năm ngoái, sau khi xem một documentary nào đó trên PBS, cô con gái ủy mị ôm hai vợ chồng chúng em và rơm rớm nước mắt nói "Cám ơn bố mẹ đã hy sinh vì con". Câu nói mộc mạc chân tình đã làm tim em nhoi nhói sau đó.

    Có lẽ vi được sinh ra và trưởng thành trong một xứ sở tự do, con em và cũng là con cái trong mọi gia đình, tụi nó có một lối suy nghĩ rất hay: đó là không bao giờ có thành kiến, không bao giờ suy xét về người khác, và sẵn sàng phát biểu ý kiến dù cho khác ý kiến của bố mẹ về mọi phuơng diện. Chưa bao giờ nghe tụi nó chê trách ai và có một câu nói, thành kiến đối xử khác biệt về chủng tộc và ngôn ngữ.

    Bố mẹ nào cũng lo lắng khi con cái đang học lớp 11 trung học. Lý do là năm đó là năm các học sinh thi SAT để vào ĐH. Năm này là năm quyết liệt và nhiều phần nó sẽ định tương lai của đứa trẻ. Nhều phụ huynh buộc con cái đi học thêm các môn chính hoặc các lớp luyện thi. Khi em hỏi các con em là có cần đi học thêm không thì tụi nó trả lời bằng một câu cắt nghĩa rất hay: "Nhiều bố mẹ vô tình bắt con cái đi học luyện thi để có điểm SAT cao, nhưng họ không biết là làm như thế sẽ gây ra một ấn tượng cho đứa học sinh là bố mẹ không tin tưởng vào con cái và làm tôn thương đến tự ái của họ, thế bố mẹ có muốn con đi học không?"

    Con cái nói thế thì đúng là hậu sinh khả úy!

  6. #86
    Tham gia
    18-07-2018
    Bài viết
    2
    Giờ có tiền là mua được hết bạn à

  7. #87
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi nguyenhongthuy View Post
    Giờ có tiền là mua được hết bạn à
    Hoặc khăn gói lều chõng về Hà Giang mà thi, chỉ cần 6 giây để cho một học sinh kém trở thành một thần đồng với số điểm thi cao nhất đất nước. Còn bao nhiêu Hà Giang nữa mà chưa khui ra?

  8. #88
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Ở Mỹ, những người vừa tốt nghiệp cử nhân và vào học "graduate programs" (chương trình master hay PhD thì có thể xin làm TA (teaching assistant), để phụ giúp các professors trong các lớp học hay chấm bài homework hoặc bài thi. Những TA này cũng thường đến dự những lớp mà họ là TA để nghe professors giảng, như một cách để ôn lại kiến thức mà họ đã học ngày xưa, chứ họ không được đứng giảng trong lớp.

    Topic cũ nhưng xin bổ túc thêm.

    Người đang học MS cho ngành nào đó có thể đứng ra dậy một lớp trong ngành của họ cho SV đang họ BS. Dĩ nhiên là họ phải lấy thêm vài lớp về dậy học.

    Vài chục năm trước thì tớ có ông thầy dậy lớp điện tử. Ông này lúc đó đang học MS cho EE. Một ông khác thì dậy tĩnh lực học (Static) và cũng đang lấy MS của ngành ME. Đó là cho hệ thống CSU. Còn đối với UC thì không rõ lắm.

  9. #89
    Tham gia
    24-03-2017
    Bài viết
    856
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Như em có nói trong post trước, vì trường y khoa đòi hỏi rất nhiểu nơi sinh viên, nên quá trình chọn lựa rất gắt gao, vì nhà trường muốn rằng tất cà những người vào học có đủ khả năng theo cho đến khi tốt nghiệp, chứ không thì phí phạm một chỗ (position) có thể dành cho một ứng sinh khác.

    Khi xét đơn, các trường y khoa sẽ xem xét điểm MCAT, điểm GPA (grade point average) của các lớp từ sau khi hết trung học (ứng sinh phải yêu cầu những trường mình đã theo học gửi điểm trực tiếp vào nơi nhận đơn, gọi là transcript = phiếu điểm), điểm riêng của các môn prerequisites, bài tiểu luận do ứng sinh viết về mình (personal statement), các công việc ngoại ngạch (extracurricular activities), và recommendation letters của các giáo sư (các thư này đều kín "confidential", nghĩa là ứng sinh không được đọc và không biết nội dung của lá thư tốt hay xấu về mình.)

    Để giúp các sinh viên muốn vào y khoa, các trường ĐH thường có một văn phòng chuyên lo riêng việc này. Họ hướng dẫn cần phải học những lớp nào, thủ tục nộp đơn ra sao. Văn phòng này cũng giữ trách nhiệm nhận transcripts và recommendation letters từ các giáo sư, rồi gửi đến những nơi mà ứng sinh yêu cầu, để giảm bớt tốn kém cho ứng sinh (transcript) và bớt phiền phức cho các giáo sư. Các giáo sư chỉ cần viết thư một lần, gửi đến văn phòng này, và văn phòng này sẽ copy và gửi đến các trường do ừng sinh yêu cầu, mà vẫn giữ confidentiality.

    Khi nộp đơn, ứng sinh chỉ gửi một đơn và các hồ sơ cần thiết về AAMC, kèm theo danh sách các trường y khoa mà mình muốn được cứu xét. Muốn gửi càng nhiều trường thì càng tốn tiền. AAMC sẽ theo đó mà chuyển hồ sơ đến các trường chỉ định. Mùa nộp đơn là khoảng tháng 10-11, nghĩa là khoảng 6 tháng trước khi ra trường cử nhân.

    Giai đoạn 1: Sau khi loại những đơn không đủ tiêu chuẩn điểm MCAT hay GPA, trường sẽ gửi cho họ một lá thư "Cám Ơn," nghĩa là từ chối.
    Tớ có xem chương trình TV nói về những người Mỹ không vô được trường Y khoa vì rơi trong giai đoạn 1. Họ qua bên Mễ (Mexico) và xin vô các trường Y khoa tại đó. Sau khi lấy được MD, họ quay lại Mỹ xin residency (không rõ tiếng VN kêu là gì) và thi lấy bằng tương đương.

    Một tay BS tốt nghiệp tại Mễ và đang làm BS tại Mỹ nói rằng "nhờ tao học bên Mễ nên kinh nghiệm có rất nhiều, nhất là các bệnh lạ mà ít có tại Mỹ". Ông này cho biết là lúc vẫn còn là SV trường Y, họ được phép đi vô các làng hẻo lánh bên Mễ để trị bệnh (dưới quyền một ông BS chính). Đói với Mỹ thì rất khó khăn vì bảo hiểm, vì luật pháp không cho phép.

    Tớ biết một người em người bạn không đủ điểm MCAT nên cũng mò xuống vùng Nam Mỹ học. Không liên lạc nên không rõ đã về lại Mỹ hành nghề hay là lấy mấy em Sì (Spanish) rồi ở lại đó luôn ? Người VN thời đó bị khó khăn là ngôn ngữ (chừng 25 năm trước rồi).

  10. #90
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn bác kéo topic này lên! Mới đó mà đã cũ 2 năm rồi.

    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Tớ có xem chương trình TV nói về những người Mỹ không vô được trường Y khoa vì rơi trong giai đoạn 1. Họ qua bên Mễ (Mexico) và xin vô các trường Y khoa tại đó. Sau khi lấy được MD, họ quay lại Mỹ xin residency (không rõ tiếng VN kêu là gì) và thi lấy bằng tương đương.
    Bác nói đúng. Vì tiêu chuẩn tuyển chọn của các trường ở Mỹ rất cao, nên những người không vào được tìm đến những trường y khoa ở Trung Mỹ hay Caribbean islands để học. Tuy nhiên để có bằng hành nghề thì lại là một chuyện khác.

    Muốn có bằng hành nghề và có thể xin Nội Trú (residency) ở Mỹ, các tân khoa phải qua cuộc sát hạch của United States Medical Licensing Examination (USMLE), gồm có 3 đợt thi (Step 1, Step 2, và Step 3). Phải đậu đợt trước mới được thi tiếp đợt sau.

    Các sinh viên hay các tân khoa của các trường Mỹ và Canada, cũng như các trường ngoài hai nước này, đều có thể nộp đơn xin thi Step 1 và Step 1.

    Các sinh viên hay các tân khoa của các trường Mỹ và Canada sau khi đậu cả hai Step 1 và Step 2, thì được nộp đơn thì Step 3.
    Còn các sinh viên hay tân khoa của các trường ngoài Mỹ và Canada, sau khi đậu Step 1 và 2 rồi, thì còn phải thi thêm ECFMG Certification trước khi được thi Step 3. (ECFMG = Educational Commission for Foreign Medical Graduates).

    Phải đậu hết cà 3 Steps thì mới có thể nộp đơn xin làm Residency trong các chương trình Nội Trú tại Mỹ.

    Quote Được gửi bởi LN2017 View Post
    Một tay BS tốt nghiệp tại Mễ và đang làm BS tại Mỹ nói rằng "nhờ tao học bên Mễ nên kinh nghiệm có rất nhiều, nhất là các bệnh lạ mà ít có tại Mỹ". Ông này cho biết là lúc vẫn còn là SV trường Y, họ được phép đi vô các làng hẻo lánh bên Mễ để trị bệnh (dưới quyền một ông BS chính). Đói với Mỹ thì rất khó khăn vì bảo hiểm, vì luật pháp không cho phép.
    Em chưa nghe về những chuyện như thế này.

Trang 9 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 78910 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •