Trang 6 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #51
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Bác ASAV giỏi thật! Nhìn y phục là biết ngay học trường nào!

    Con em cũng học Latin trong mấy năm dưới trung học và cũng tham dự JC hàng năm. Dắt chúng đi Ý và vào những bảo tàng viện thì biết chúng học được rất nhiều điều về sử La Mã.

  2. #52
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Các bác có thể chia sẽ cách hướng dẫn con cái học sao cho hiẹu quả, để vào ĐH tốt. Cũng như cách chọn lựa trường.
    Thấy có những chiến thuật hẳn hoi. Em chưa trải qua nên cũng muốn tham khảo.

  3. #53
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Các bác có thể chia sẽ cách hướng dẫn con cái học sao cho hiẹu quả, để vào ĐH tốt. Cũng như cách chọn lựa trường.
    Thấy có những chiến thuật hẳn hoi. Em chưa trải qua nên cũng muốn tham khảo.
    Đầu tiên là em cám ơn hai anh ASAV và VK đã bỏ rất nhiều thời gian cho topic, tại em đã không có gì nói cho nên em không viết vào, khi nào em viết em cám ơn hai anh luôn nhe.

    Anh Accord, anh chưa có con em nghĩ là còn rất sớm để hỏi anh ah, vì câu hỏi của anh khó lắm đó, không phải dễ trả lời đâu. Nhóc em thì còn nhỏ lắm vì em bỏ tất cả bỏ luôn cuộc sống cá nhân em học (vừa làm full-time) một thời gian rất dài sau khi xong rồi em mới có gia đình. Nhưng em biết câu hỏi của anh là rất khó trả lời cho đúng vì mỗi đứa con mỗi khác nhau và quan điểm gd con của em là em không ép tụi nó phải trở thành luật sư bác sĩ, trở thành một người học bình thường học một đại học bình thường có ích cho xã hội không làm hại xã hội là điều tốt lắm rồi. Nếu bản thân nó tự thấy bản thân cha mẹ là ls hay bác sĩ và nó thật sự thích thì nó sẽ có đầy đủ điều kiện và sự hướng dẫn để học mà để nó biết điều đó nó phải lớn học khoảng gần lớp 8-9 kia, anh chưa có con còn xa lắm.

    Quan điểm của em rất đơn giản, tất nhiên làm luật sư bác sĩ hay tay nghề thật cao là tốt nhưng mà không phải chỉ làm như vậy thì mới tốt mà với em một đứa trẻ làm nghề gì mà nó tận tâm và giỏi và yêu thích nghề nó làm là tốt rồi.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #54
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Em cũng nghĩ giống bác Nikon, ko nên ép tụi nó cái gì cả, để tự nhiên vì thực ra ép cũng ko ép được. Khả năng mỗi người có giới hạn, chính bản thân mình có tự ép cũng bó tay rồi.

    Theo em cái giai đọan định hướng tầm 10-12 tuổi là quan trọng. Cái này là từ kinh nghiệm mấy đứa cháu ở nhà. Chứ con em còn nhỏ xíu. Cỡ cấp 2 mà tụi nó hơi đuối thì lên cấp 3 học không vô, dễ ham chơi.
    Nhiều gia đình có con nhỏ bên này họ cũng ép con học đủ thứ nào đàn, nào múa, bơi lội, tiếng anh tiếng pháp...tóm lại thấy tội mấy đứa nhỏ.

  5. #55
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    ...tóm lại thấy tội mấy đứa nhỏ.
    Em đồng ý với bác điểm này.
    Cha mẹ nào mà không muốn con cái có một tương lai vững chắc; nhưng bên cạnh đó cha mẹ nào cũng muốn con cái có một cuộc sống hạnh phúc, từ nhỏ cho đến lớn. Thế nên em thấy nó thay đổi theo từng trường hợp. Như bác Văn Khoa có nói "Phải chi có một công thức chung để nuôi dạy con cái!" Ông bà ta đã nói "Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh." Khi chúng còn nhỏ mình có thể ép chúng làm một số việc mà mình nghĩ là đúng (Dạy con từ thuở lên ba), nhưng khi tụi nó lớn ở tuổi trung học, thì em nghĩ mình chỉ có thể khuyên và giải thích cho chúng những gì có thể xảy ra, nếu chúng làm/hay không làm những điều nào đó.

    Em đã nghe nhiều chuyện rất buồn khi con cái bị cha mẹ ép buộc học hành. Em xin gửi một câu chuyện đau lòng dười đây.

    http://torontolife.com/city/crime/jennifer-pan-revenge/


    Tóm tắt: Một cô gái (cha Tàu, mẹ Việt) ở Toronto, bị cha mẹ ép buộc học hành, đến độ cô sửa các phiếu điểm trước khi trình cho cha mẹ xem, rồi dối cha mẹ rằng mình được nhận vào trường này trường nọ, nhưng hoàn toàn dối trá. Đến khi cha mẹ cô ta khám phá ra chuyện thực, cô ấy mướn người và mở cửa cho họ vào bắn giết cha mẹ mình. Bà mẹ chết, nhưng người cha thoát chết. Cô ta cuối cùng bị bắt và xử tù.

    Rất đau lòng.
    Được sửa bởi ASAV lúc 12:53 AM ngày 19-05-2016

  6. #56
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Trên các Forum rất ít ai gặp, chia sẻ, hoặc nói nhiều về chủ đề này. Em rất thích chia sẻ với bạn bè những kinh nhiệm đã trải qua vì như em đã nói, chẳng có ai dạy hai vợ chồng em làm phụ huynh cả. Khi lớn lên, hai VC chúng em đều ở xa bố mẹ, hoặc bố mẹ mất sớm. Tất cả đều qua kinh nhiệm bản thân qua học hành và sinh sống trong môi trường nhân bản, văn minh của Bắc Mỹ.

    Điều tiên quyết trong việc dạy dỗ là làm gương. Cá nhân em rất tin vào việc "tu thân, tề gia". Nếy hai yếu tố này thành công là em mãn nguyện rồi, chứ đừng nói đến chuyện xa vời "trị quốc, bình thiên hạ".

    Hai VC em rất hòa đồng về việc chăm lo, hướng dẫn cho con cái. Không làm hư hỏng, chiều chuộng một cách vô lý nhưng cũng muốn chúng có và hưởng một tuổi thơ duy nhất mà sẽ không bao giờ trở lại lần thứ hai. Buông thả thì hai VC chúng em không bao giờ làm. Thời giờ thì chúng em chia nhau, tỉ dụ như một người đi làm thật sớm và một người đi làm thật trễ để có thì giờ tối đa cho chúng.

    Mua sách thật nhiều. Sách nhiều không bao giờ dư. Mỗi tháng chỉ được ăn hamburger một lần. Cho xem TV hoặc chơi games sau khi làm xong bài vở. Chơi games thì lựa những thứ có giá trị giáo dục, lớn hơn tí nữa thì tránh games có bạo động. Cố gắng bò xuống sàn nhà chơi với chúng. Chở đi thư viện, tiệm bán sách, công viên, đi xem movies với chúng. Nấu những món ăn mà chúng thích. Luôn luôn giải thích và thách thức sự tò mò trên lớp tuổi.

    Cuộc sống hai VC thế nào cũng có xung đột, nhưng cách giải quyết xung đột mới là quan trọng. Chúng em không bao giờ cãi nhau trước mặt con cái, khi cần "thượng cẳng chân hạ cẳng tay " thì ra ngoài đường. Nói đùa chứ ngày nào chúng em cũng đi bách bộ 3 cây số, đây là lúc bàn bạc về chuyện con cái. Nhà em không bao giờ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Trẻ con rất tinh ranh, không được người này thì xin người kia. Chúng em rất thống nhất, khi nói không đều có lý do chính đáng. Có thể chúng không thích, nhưng sống trong nhà phải có luật lệ. Em không hút thuốc lá, không uống diệu, và rất ghét "1, 2, 3, dzô dzô!" Sòng bài Las Vegas thì 20 năm nay chưa trở lại.

    Dù không như Amy Chua, tác giả quyển sách gây nhiều sóng gió "Tiger Mom", nhưng em tin là phải thử thách khả năng của con cái để kích động cái tiềm ẩn của chúng. Bao giờ cũng với lên chứ đừng thỏa mãn cái điểm, thành tích đang có. Nếu có khả năng, hãy đưa con cái vào một môi trường cạnh tranh cao. Bên Mỹ thì chỉ có cách dọn nhà về những nơi khá giả vì những nơi này trường công rất tốt. Em không tin vào trường tư vì họ hay tâng bốc sức lực của con mình và trường tư không đại diện các tầng lớp trong dân chúng. Phải cho con cái biết mùi cạnh tranh với các giống dân khác trong một môi trờng rộng lớn hơn, đó là trường công.

    Không bao giờ ép buộc nhưng phải hướng dẫn và ranh giới giữa ép buộc và hướng dẫn nhiều khi cũng không được rõ lắm, tùy cơm gắp mắm! Khi con cái có quyết định bạo, nhưng hay thì mình nên theo. Khi con trai em xin đi học Brown, với số tiền học rất lớn, em nghĩ là nếu con mình biết lựa trường ĐH như vậy thì khà năng và cách suy nghĩ, hoạch định cho tuơng lai của con mình không dở và em chiều. Với số tiền này thì em mua được cũng phải trên 30 cái Nikon D5!

    Em nghĩ hãy cho con học trường tiểu học, trung học thật tốt để chúng phải cạnh tranh lành mạnh với những học sinh giỏi khác, để chúng biết sức lực của mình và nhận ra điểm phải cải tiến. Sau đó vào ĐH tốt hầu như chỉ là chuyện đuơng nhiên!

    Còn nhiều lắm các bác ạ!

  7. #57
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Cảm ơn chia sẽ của các bác, đặc biệt bác VK đã trải qua 1 chặng đường dài.
    Câu chuyện của bác AS đúng quá buồn, nhưng thật tình nó ko hiếm. Đa số dân Á châu kỳ vọng con cái nhiều lắm, và dùng con cái để hoàn thành những mơ ước dở dang của họ.

    Em khá giống bác VK, muốn nói cái gì thì ít nhất mình phải làm được cái đó. Ko thuốc lá, 1 năm chắc 1-2 chai bia. Casino hồi xưa khi mới qua, em cũng theo bạn vào học để đi làm thêm, vì thu nhập khá hơn chạy bàn. Nhưng đóng $100, học 5 buổi, tới hôm đi làm thì em gọi xin bỏ, bởi ko thể thích nghi môi trường đó.
    Nói chung là em ảnh hưởng từ ba mẹ cũng nhiều. Có thể nói em lớn nhanh hơn tuổi cũng vì ba mẹ. KHi muốn làm cái gì, cũng nghĩ cảm giác ba mẹ ra sao?

    Nhớ hồi nhỏ đi học bằng xe đạp. Cái xe rất cũ, trong khi bạn bè ai cũng xe đẹp, nói thật là rất thèm. Rất muốn xin cái xe tốt hơn, nhưng nghĩ cảnh gia đình ko khá giả gì, ko mở miệng được. Khái niệm đua đòi ko có trong gia đình.

    1 kỷ niệm em nhớ mãi, đó là lúc về thăm quê Ngồi nhậu với các cậu, dượng, anh em họ. Uống cỡ 3-4 lon bia rồi. Mẹ em nói, uống gì nhiều vậy, coi chừng quen. Em mới nói, cái lúc mẹ nên sợ nhất là lúc con 15 tuổi phải xa nhà ra tỉnh đi học. Tiền mẹ gửi mỗi tháng, mẹ sẽ ko biết con làm cái gì đâu. Lúc đó muốn gì cứ nhắn là có tiền, học thêm bao nhiêu thứ, lấy tiền rồi ko học thì mẹ ko cách nào biết. cái lúc đó ko rượu ko thuốc lá, ko cờ bạc. Thì nay chỉ có tốt hơn chứ ko thể tệ hơn được. cái giai đoạn bốc đồng, nhạy cảm với bên ngoài nó đã qua rồi. Giờ mà bị nghiện cái gì là do cố ý chứ ko phải bị cám dỗ nửa.

    Từ bản thân em rút ra kn là ảnh hưởng từ lối sống cha mẹ tới con cái là rất lớn. Cha mẹ mà ko làm gương tốt thì khó dạy con lắm. VC tụi em tới giờ chưa bao giờ lớn tiếng hay bất đồng gì cả. Nhưng cái này khó nói trước được gì, sau này có đụng chuyện, chắc phải đi bộ 3km giống bác VK

  8. #58
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Bác Accord 2000 cho em một thời gian để nhớ lại để chia sẻ với bác. Em nói trước là hầu hết tất cả những cố gắng cho con cái học thêm môn này môn kia, đàn này đàn nọ, ... đều vô ích! Em nói ở đây là hầu hết chứ không phải hoàn toàn.

  9. #59
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Em nghĩ mãi mà không tìm ra những gì đặc biệt mà mình làm và các phụ huynh khác không làm. Có bao nhiêu phụ huynh đi trước em, và sẽ có bao nhiêu sẽ đi sau em? Nuôi dưỡng con cái chỉ có ngần ấy, có gì là đặc biệt, khó khăn? Theo em, cờ đến tay thì nhiệm vụ chỉ có phất. Ăn thua là phất lấy lệ hay phất thật lực.

    Ngày xưa, khi con cái đến tuổi đi học thì em đi làm thật sớm để về sớm đón con cái. Lúc về hay tạt qua thư viện hoặc tiệm sách gần nhà để nghỉ ngơi cho chúng và chính mình. Khoảng một tiếng sau thì đi về để chúng làm bài trong khi em bếp núc. Sáng vợ em bỏ thứ thịt nào ra là em làm món đó. Hai đứa con em mê ăn gà ướp tỏi chiên bột hoặc thịt bò xào hành. Thịt bò bằm thì chỉ có viên với hành cắt nhỏ rồi đem chiên/nướng hoặc làm spaghetti. Món này thì khỏi nói, ngày nào chúng ăn cũng được. Con gái thì đặc biệt thích tôm cá. Bữa nào cũng phải có món rau.

    Cuộc sống như thế cứ êm ả trôi qua đến lúc đòi tắm một mình. Một hôm em để ý là ông con giai không chịu nắm tay mình băng qua đường nữa dù em cố gắng cầm tay nó. Đứa con gái vẫn hồn nhiên để bố nắm tay. Thế là mình hiểu tín hiệu này, đó là dấu hiệu của sự khôn lớn. Cứ thế từ từ đứa con trai không để mình chăm sóc như những đứa trẻ con. Đưa đón thì nói bố mẹ đậu xe xa cũng được, không cần đậu ngay cổng trường. Em đoán là sợ bạn bè chê là được nuông chiều quá độ.

    Thời gian trôi qua quá nhanh. 16 năm sau để sánh vai với bạn bè. Bốn bạn trẻ VN, trong cả trăm bạn trẻ VN khác, trong hơn 18,000 tân MD trên toàn nước Mỹ vào ngày 3/18/16, Match Day.

    SS16-7_jpg by Dat's Photos, on Flickr

  10. #60
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Match Day

    Như em có nói trước kia, có được mảnh bằng MD thì xem như mới được nửa đường để hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Mỗi tân khoa phải chọn một chuyên ngành và phải qua huấn luyện về chuyên ngành đó (nói tắt là "làm residency" = "đi nội trú").

    Vào khoảng tháng Mười Một (November) của năm IV, các SV y khoa phải nộp đơn xin vào residency của chuyên khoa mình chọn. Có khoảng 9600 chương trình nội trú (residency programs) trên toàn quốc Hoa Kỳ. Đa số là thuộc các trường y khoa, tuy nhiên cũng có nhiều nhà thương độc lập có các programs này. Tuy nhiên, tất cả đều phải được chứng nhận (accredited) bởi Accreditation Council for Graduate Medical Education (ACGME)

    Sau khi gửi đơn thì các SV chờ xem có được mời đến interview hay không. Đây lại là một giai đoạn tốn tiền vé máy bay và khách sạn nữa! Sau khi interview nhiều nơi về, thì SV đó sẽ xếp hạng các chương trình nội trú mà mình thích, theo thứ tự từ thích nhiều đến thích ít. Nơi nào mình không muốn thì loại ra, khỏi cần xếp hạng. Các programs, sau khi phỏng vấn các ứng sinh, thì cũng làm tương tự, nghĩa là họ sẽ xếp hạng các ứng sinh từ thích nhiều đến thích ít. Cả ứng sinh và programs đều gửi "preferences" cho NRMP (National Resident Matching Program).

    Có thể xảy ra là SV1 xếp Program A hạng nhất, nhưng Program A lại xếp SV1 hạng 8 và SV2 hạng 1; nhưng SV2 lại không thích Program A, mà lại chọn Program B vào hạng 1, etc và etc. Các ứng sinh cũng có thể xin "couple match", nghĩa là vợ chồng hay fiancé/e có thể xin matched về cùng một program hay cùng một thành phố. Từ trên 60 năm nay, NRMP dùng một computerized mathematical algorithm để sắp xếp các chỗ trong các chương trình nội trú như thế này. Cũng nên nói qua ở đây là: Việc nghiên cứu algorithm (thuật toán) của NRMP đã là một trong những cơ sở của Giải Nobel Kinh tế năm 2012.

    Match Day là ngày mà kết quả này được thông báo cho các ứng sinh, đa số là các tân khoa MD sắp ra trường. Nhưng ngày hôm trước Match Day, thì các Dean (khoa trưởng) của trường y khoa sẽ nhận được danh sách những ứng sinh nào không matched, nghĩa là không được nhận vào residency nào cả, cũng như danh sách các residency programs không filled (còn trống chỗ). Các ứng sinh này hôm đó sẽ được gọi vào văn phòng khoa trưởng, và văn phòng đó sẽ cố gắng gọi điện thoại và tìm cho họ một chỗ đi làm residency. Nếu đến 6 giờ chiều mà không bị gọi vào văn phòng khoa trưởng thì xem như mình đã matched! Tada! Có thể đi party tối đó.

    Đối với những người được matched (có chỗ làm residency), thì văn phòng khoa trưởng cũng nhận được những bì thư kín, trong đó có kết quả ứng sinh đó sẽ vào program nào (như các bì thư mà các tân khoa cầm trong hình của bác Văn Khoa). Thường các trường sẽ tổ chức sự kiện này trong một sảnh đường với chút tiệc nhẹ, vì đây là ngày quan trọng của các tân khoa. Trên toàn quốc Hoa Kỳ, tất cả các bì thư chỉ có thể mở cùng một lúc, thường là 12 giờ trưa bên bờ Đông (EST) và 9 giờ sáng bên bờ Tây (PST).

    Những người học y khoa ngoài Hoa Kỳ nếu muốn trở về Mỹ hành nghề thì cũng phải xin residency như thế này. Họ phải đậu kỳ thi FLEX dành cho "bác sĩ ngoại quốc" (IMG = International Medical Graduate) trước khi xin residency. Họ sẽ phải vất vả nhiều hơn, vì dĩ nhiên các programs sẽ interview rồi rank (xếp hạng) các ứng sinh giỏi cao hơn, có program không nhận IMG.

Trang 6 / 10 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •