Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #21
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi SillyTalk View Post
    Cho nên một tinh thần khách quan dựa trên những phân tích khoa học sẽ là cốt lũy của topic này. Xin hãy tôn trọng những ý kiến của nhau.
    Em rất hoan nghênh ý tưởng của bác, và em sẽ ráng giữ topic này như một nguồn thông tin, để các bác nào muốn tìm hiểu thì có thể đọc, hoặc nêu câu hỏi khi có thắc mắc. Mong bác tiếp tục post những ý của bác.


    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Do đó, có nhiều lúc em nghĩ "phải chi, hồi đó!" và khi có cơ hội làm bố lại lần nữa thì em sẽ làm sao? Kinh nhiệm cuộc đời nhiều khi lập lại không mang đến kết quả như trước.
    Đọc câu của bác làm em liên tưởng đến câu dăn dò trong stock markets "Past performance can not guarantee future outcome"
    Bác thì xem như gần xong rồi, còn em mới bắt đầu!

  2. #22
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Như em có nói trong post trước, vì trường y khoa đòi hỏi rất nhiểu nơi sinh viên, nên quá trình chọn lựa rất gắt gao, vì nhà trường muốn rằng tất cà những người vào học có đủ khả năng theo cho đến khi tốt nghiệp, chứ không thì phí phạm một chỗ (position) có thể dành cho một ứng sinh khác.

    Khi xét đơn, các trường y khoa sẽ xem xét điểm MCAT, điểm GPA (grade point average) của các lớp từ sau khi hết trung học (ứng sinh phải yêu cầu những trường mình đã theo học gửi điểm trực tiếp vào nơi nhận đơn, gọi là transcript = phiếu điểm), điểm riêng của các môn prerequisites, bài tiểu luận do ứng sinh viết về mình (personal statement), các công việc ngoại ngạch (extracurricular activities), và recommendation letters của các giáo sư (các thư này đều kín "confidential", nghĩa là ứng sinh không được đọc và không biết nội dung của lá thư tốt hay xấu về mình.)

    Để giúp các sinh viên muốn vào y khoa, các trường ĐH thường có một văn phòng chuyên lo riêng việc này. Họ hướng dẫn cần phải học những lớp nào, thủ tục nộp đơn ra sao. Văn phòng này cũng giữ trách nhiệm nhận transcripts và recommendation letters từ các giáo sư, rồi gửi đến những nơi mà ứng sinh yêu cầu, để giảm bớt tốn kém cho ứng sinh (transcript) và bớt phiền phức cho các giáo sư. Các giáo sư chỉ cần viết thư một lần, gửi đến văn phòng này, và văn phòng này sẽ copy và gửi đến các trường do ừng sinh yêu cầu, mà vẫn giữ confidentiality.

    Khi nộp đơn, ứng sinh chỉ gửi một đơn và các hồ sơ cần thiết về AAMC, kèm theo danh sách các trường y khoa mà mình muốn được cứu xét. Muốn gửi càng nhiều trường thì càng tốn tiền. AAMC sẽ theo đó mà chuyển hồ sơ đến các trường chỉ định. Mùa nộp đơn là khoảng tháng 10-11, nghĩa là khoảng 6 tháng trước khi ra trường cử nhân.

    Giai đoạn 1: Sau khi loại những đơn không đủ tiêu chuẩn điểm MCAT hay GPA, trường sẽ gửi cho họ một lá thư "Cám Ơn," nghĩa là từ chối.

    Giai đoạn 2: Trường sẽ gửi cho những ứng sinh còn lại một "secondary application", gồm những câu hỏi mà trường đó muốn tìm hiểu thêm về ứng sinh đó. Sau khi xét secondary applications, trường sẽ loại thêm một số nữa.

    Giai đoạn 3: Những ứng sinh lọt qua 2 giai đoạn trên thì sẽ nhận được thư mời đến ngay trường đó để phỏng vấn. Bắt đầu giai đoạn tốn tiền vì phải mua vé máy bay và tiền khách sạn để ngủ qua đêm. Nhà trường thường rất dễ dàng trong việc xếp ngày giờ phỏng vấn, để giúp ứng sinh có thể sắp xếp nhiều cuộc phỏng vấn với nhiều trường khác nhau trong một chuyến đi.

    Cuộc phỏng vấn thường mất cả ngày, với khoảng 3-4 giáo sư và 1-2 sinh viên y khoa của trường đó. Giờ ăn trưa thì họ sẽ xếp cho ứng sinh gặp và ăn trưa với một nhóm sinh viên y khoa, để ứng sinh tìm hiểu một cách thoải mái về trường cũng như về cuộc sống trong những năm theo học.

    Sau đó về nhà ngồi chờ, hoặc là thư từ chối, hoặc là thư báo được nhận. Trong một số nhỏ, khi nhà trường thấy một ứng sinh xuất sắc và họ muốn ứng sinh đó đến trường đó họ, thì cuối ngày của hôm phỏng vấn, họ sẽ báo cho ứng sinh được nhận ngay tại chỗ, trước khi ra về, để lấy cảm tình với ứng sinh sinh đó.

  3. #23
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Quote Được gửi bởi SillyTalk View Post
    Chúng ta là người VN. Về mặt di truyền IQ thì những gì mà người VN khác có được thì mình cũng có thể có được và ngược lại. Một kỷ sư ở Mỹ có thể hiểu biết nhiều điều hơn một kỷ sư ở VN, nhưng không chắc là có thể giỏi hơn. Muốn so sánh "giỏi hơn" hoặc "kém hơn" thì phải so sánh với nhau trong cùng một một trường và điều kiện giống nhau. Cho nên em rất dị ứng với những ai vào giao lưu với một thái độ "kẻ cả".
    1. Em không kịp đọc những bài dài ở trên hôm nay. Em thấy anh viết bài này. Em trả lời lại cho anh ở câu cuối cùng nhất trong quote em ghi ở trên cho anh.

    2. Không phải chỉ anh mà hầu như mọi người nói chung đều cùng quan điểm như vậy. Anh sẽ phải nhớ là rất khó khăn để tranh luận kiểu online với nhau, nhất là những người không hề biết mặt nhau và đây là lý do vì sao anh đi vào những nơi mà tranh luận các vấn đề nóng anh sẽ thấy nói một hồi mọi người sẽ đả kích nhau tìm ra sự khác biệt về tư cách của đối phương và tấn công đối phương mà quên đi vấn đề đang trao đổi. Và từ đó xảy ra tranh chấp.

    3. Đầu tiên của tranh luận online là phải hiểu phải nên cẩn thận lời nói và cả hai bên phải đồng ý nhìn vào vấn đề nói chứ không phải sự khác biệt cá nhân của người nói. Điều đó rất khó vì để nói cho tốt phải được đào tạo kỹ năng tốt và phải hiểu cách nói với người khác. Đa số mọi ngừoi nói chung đều không qua đào tạo về thương lượng cho nên hiểu nhiên họ sẽ phải hay phạm phải.

    4. Bất cứ ai là con người khi họ ở nơi hoặc vị trí thấp hơn họ đều mặc nhiên mang mặc cảm, cho nên người khác phải rất tế nhị và phải rất cẩn thận ở từng sự lựa chọn từ ngữ trao đổi thì mới không rơi vào việc anh nói kẻ cả như trên sao cho hai bên họ phải nhìn thấy được sự bình đẳng trong trao đổi. Cho nên không phải mình anh thấy vậy đâu và hoàn toàn hợp lý.
    Được sửa bởi Nikonian2006 lúc 12:22 PM ngày 09-05-2016 Reason: Em sửa lỗi chính tả
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #24
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Học D.O là do bị rớt không vào truờng y khoa truyền thống. Cơ hội theo học specialty cho sinh viên D.O không nhiều nhưng sinh viên M.D. Mình nghĩ truờng D.O đuop+.c lập ra vì có lẻ thiếu M.D mà những nguời học M.D thuờng thích đi học thêm về specialty . D.O cung cấp nhu cầu về bác sĩ gia đình.
    PW2000

  5. #25
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Chuơng trình này cũng như chuơng trình trung học thôị
    PW2000

  6. #26
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi PW2000 View Post
    Học D.O là do bị rớt không vào truờng y khoa truyền thống. Cơ hội theo học specialty cho sinh viên D.O không nhiều nhưng sinh viên M.D. Mình nghĩ truờng D.O đuop+.c lập ra vì có lẻ thiếu M.D mà những nguời học M.D thuờng thích đi học thêm về specialty . D.O cung cấp nhu cầu về bác sĩ gia đình.
    Đúng ra là không được một trường y khoa truyền thống (medical school) nào nhận vào học. Đây là một đường "binh" khác cho những người thật tình thích nghề y nhưng không vào được med school. Có nhiều trường D.O không có chương trình "rotations" cho các sinh viên, họ phải tự túc lo lấy. Khi học xong chương trình D.O., họ khó tren chân vào các residency programs lớn dành cho các MDs. Rốt cuộc, họ cũng tìm được nơi làm residency nhưng phần nhiều trong các nhà thương hoặc các trường y nhỏ.

  7. #27
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    ... Bác thì xem như gần xong rồi, còn em mới bắt đầu!
    Thở phào bác ạ! Qui est bien finit bien!

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Các giai đoạn xin vào trường y mà bác ASAV tả rất chính xác. Rất chông gai bác ạ, cảm giác lúc đó y như là đi montagne russe!

  9. #29
    Tham gia
    03-08-2007
    Location
    n/a
    Bài viết
    527
    Có mật bằng tuy đuợc lệt kê vào hàng doctoral degree nhưng tui chưa thấy ai gọi là Dr. A, Dr. B cầ Degree này là J.D, tức Juris Doctor, tức là luận sự Ở MỸ muốn hành nghề luật sư thì phải học xong chuơng trình J.D rồi thì cai state bar exam.

    Về Pharmacy, thuờng thì không cần thì PCAT nếu học cùng truờng có truờng pharmacy school. Thuờng thì PCAT là do học truờng A Nuiversity ròi xin học truờng Pharmacy cua B Universitỵ Pharmacy tuơng đối dễ vô nếu học truờng tự Ở Boston có truờng Massachusetts College of Pharmacy kha; dễ vào học. Thấy nhiều nguời từ Cali chạy qua học. Truờng này dân gốc Á học nhiều lám và dân VN học cũng khá đông . Hồi xưa ngày Pharmacy chỉ học có 5 năm ra cai bằng gọi là Bachelor of Pharmacỵ Sau này chác thấy nhu cầu học nhiều nên tăng le6n thành Doctor of Pharmacỵ Theo mình thì ngành ngày hơi bị lạm pháp cái bằng, cũng như ỌD, tức Doctor of Optometrỵ ỌD thì chẳng làm gì cả ngọai trừ đo mắt và bán kiếng. Ðo mát thì máy đó rồi ông ỌD ngồi hỏi "this one or that one". Ðụng vào con mắt như mỗ sẻ hay coi bênh thì toàn bác sĩ M.D coi .
    PW2000

  10. #30
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi PW2000 View Post
    Chuơng trình này cũng như chuơng trình trung học thôị
    Bác nói thế cũng tội cho những ai có bằng D.O. đấy! Họ cũng phải có bằng cử nhân rồi mới được vào học trường D.O.
    Em cũng biết là trong dân gian cũng như trong cộng đồng y tế, bằng DO không được coi trọng ngang hàng với MD. Tuy nhiên em được biết nhiều bác sĩ DO trong các chuyên khoa cardiology, orthopeadics, OB/GYN. Họ rất competent và em có thể để họ săn sóc cho em hay người nhà của em. IMHO

Trang 3 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •