Trang 2 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 96

Chủ đề: Tản mạn về bằng cấp trong học vấn

  1. #11
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Như bác SillyTalk có nói, chương trình giáo dục tại Miền Nam trước 1975 là theo hệ thống của Pháp. Ở đây em không có ý so sánh hơn thua giữa hai hệ giáo dục Pháp và Mỹ, mà chỉ muốn nói về các giai đoạn trong hệ thống ĐH của Hoa Kỳ.

    Không như ở Việt Nam, ở Mỹ không có chuyện "thi vào ĐH", nên không có chuyện "lộ đề thi" hay "mua/bán đề thi" hàng năm như từng xảy ra ở VN.

    Khác với Việt Nam, các ứng sinh muốn vào các trường y khoa, nha khoa, hay dược khoa tại Hoa Kỳ (vào học 4 năm) thì phải có bằng cử nhân (có ngoại lệ, nhưng rất hiếm) trước khi bắt đầu học các ngành này. Các bằng cử nhân đó không nhất thiết phải thuộc về sinh-hoá (BioChem) hay các chương trình dự bị (pre-med, pre-dental, hay pre-pharmacy), mà có thể bất kỳ ngành nào, từ kỹ sư, tâm lý, đến văn chương, hội họa. Tuy nhiên các ứng sinh phải hoàn tất những môn (prerequisites) mà các ngành đó yêu cầu, thường là 1 năm Calculus, 1 năm Chemistry, 1 năm Physics, 1 năm Biology, và phải thi MCAT (Medical College Admission Test) cho y khoa, DCAT cho nha khoa, và PCAT cho dược khoa.

    Trong MCAT, DCAT, và PCAT, ngoài các phần về Sinh-Lý-Hoa-Toán, còn có phần Reading Comprehension (đọc/hiểu và phân tích bản văn), viết luận văn, khả năng suy luận (analytical skills). Học sinh có thể thi các bài thi này nhiều lần, tuy nhiên phải nộp điểm của tất cả các kỳ thi khi nộp đơn, chứ không phải chỉ nộp điểm cao nhất mà thôi.

    Nghe qua thì thấy việc xin vào các trường y-nha-dược này đơn giản và dễ dàng quá, nhưng thật sự đây là một bước gay cấn nhất cho những ai muốn vào các ngành này, nhất là vào y khoa, vì có thể nói đây là ngành học cao nhất và đòi hỏi nhiều nhất nơi từng sinh viên, từ khả năng học vấn đến năng lực thể lý.

    Hoa Kỳ có khoảng 125 trường y khoa, và nằm trong Association of American Medical Colleges (AAMC, "Hiệp hội các trường Y Khoa Hoa Kỳ"). AAMC giám định những kỳ thi MCAT cũng như việc thâu nhận đơn xin vào y khoa của ứng sinh. Theo thống kê mới nhất thì có khoảng gần 22,000 (22 ngàn) sinh viên năm thứ I trong niên khoá 2015-2016. Thường các trường mỗi năm nhận vào năm I khoảng 100 - 200 sinh viên.

    Khi tốt nghiệp, các sinh viên được cấp bằng M.D. (Doctor of Medicine). Ngoài ra tại Mỹ, cũng có một loại trường y khoa khác và với con số rất nhỏ hơn. Các trường này cấp bằng D.O. (Doctor of Osteopathic Medicine). Chương trình học của hai trường MD và DO thì hầu như hoàn toàn giống nhau, và các bác sĩ DO được mọi quyền lợi hành nghề hoàn toàn như các bác sĩ MD.

    Đừng lẫn lộn D.O. (ở trên) với bằng O.D. (Doctor of Optometry, hay là Optometrist). Optometrists chuyên về thị giác (vision) của con mắt như đo kiếng và chuẩn đoán các tai biến đến hệ thống thị giác. Họ không phải là bác sĩ.


    Lần tới em sẽ viết về việc nộp đơn vào trường y khoa.
    Được sửa bởi ASAV lúc 05:55 AM ngày 08-05-2016

  2. #12
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Hay lắm bác ASAV. Bác muốn em góp ý vòng ngoài với tư cách của một phụ huynh không?

  3. #13
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    Nhờ các bác mà em biết viết tắt của bs, thấy nhiều chữ mà ko biết.
    Em hơi bận nên chưa chia sẽ được, các bác ở NN nên có lẽ chưa hình dung bất cập ở VN.
    Chỉ nói ngắn gọn: giáo dục VN giống như cái lồng, tất cả mọi môn học bị gò cho nó vừa khít. Ko thể tự do sáng tạo gì nhiều. Môn văn học cũng vậy, mọi hs đều phải viết theo 1 mẫu bài thì điểm mới cao.

    Hôm nào rảnh em sẽ viết kinh nghiệm cá nhân em, cũng bi kịch lắm.

  4. #14
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Hay lắm bác ASAV. Bác muốn em góp ý vòng ngoài với tư cách của một phụ huynh không?
    Có bác chia sẻ kinh nghiệm trong cương vị phụ huynh của một Tân khoa MD thì quý lắm! Để có một đưa con vào được một trong các ngành này thì không những chính đương sự mà ngay cả cha mẹ cũng phải đôn đốc và hết sức khuyến khích ngay từ lúc còn nhỏ.

    Em chờ nghe kinh nghiệm của bác.

  5. #15
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Nhờ các bác mà em biết viết tắt của bs, thấy nhiều chữ mà ko biết.
    Em hơi bận nên chưa chia sẽ được, các bác ở NN nên có lẽ chưa hình dung bất cập ở VN.
    Chỉ nói ngắn gọn: giáo dục VN giống như cái lồng, tất cả mọi môn học bị gò cho nó vừa khít. Ko thể tự do sáng tạo gì nhiều. Môn văn học cũng vậy, mọi hs đều phải viết theo 1 mẫu bài thì điểm mới cao.

    Hôm nào rảnh em sẽ viết kinh nghiệm cá nhân em, cũng bi kịch lắm.

    Có thể nói "tự do sáng tạo" trong giáo dục thì Việt Nam và Hoa Kỳ nằmg trong hai thái cực đối nghịch nhau. Việt Nam thì gò bó, còn Mỹ thì phóng khoáng, lắm lúc quá độ. Nhưng nhờ thế mà sinh ra những phát minh cả nhân loại hưởng nhờ.

    Xin bác viết về bi kịch của bác cho mọi người đọc.

  6. #16
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post

    Đừng lẫn lộn D.O. (ở trên) với bằng O.D. (Doctor of Optometry, hay là Optometrist). Optometrists chuyên về thị giác (vision) của con mắt như đo kiếng và chuẩn đoán các tai biến đến hệ thống thị giác. Họ không phải là bác sĩ.
    Có hai điểm em muốn làm sáng tỏ hơn:

    1. Cho chính xác thì câu trên em phải viết là Họ không phải là bác sĩ y khoa. Chữ "bác sĩ" là dịch từ chữ "doctor" trong tiếng Anh, "docteur" trong tiếng Pháp. Thế nên, nếu theo "văn tự" mà thôi, thì tất cả những ai có văn bằng cấp tiến sĩ, a doctoral degree, nghĩa là trên tấm bằng của họ có chữ "Doctor", thì họ có thể gọi mình là "Doctor". Thí dụ trong văn nói, họ có thể tự giới thiệu: I am Dr. Peter Nguyen; I am Dr. Elizabeth Phan. Và trong văn viết họ có thể đề tên của họ: Dr. Peter Nguyen, hay Dr. Elizabeth Phan. Trong trường hợp như thế thì chẳng biết họ là loại "Dr." nào.

    Cho chính xác, thì trong văn viết, họ nên rõ ràng hơn. Thí dụ: Peter Nguyen, Ph.D.; hoặc là Peter Nguyen, M.D.. Nghĩa là tiếp ngay sau tên của họ, họ nên kê loại bằng của họ có.

    Tuy nhiên trong tiếng Việt của mình thì lại khác. Theo thiển ý của em, thì chữ "bác sĩ" của tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các bác sĩ chữa bệnh trong y tế mà thôi, và vì ngày xưa ở VN chỉ có ngành y khoa là học 7-8 năm sau khi hết bậc trung học (tương đương với học trình tiến sĩ), và chữ "bác sĩ" trong tiếng Việt convey (nhờ bác Văn Khoa dịch từ này giùm em) một đẳng cấp cao hơn trong học vị. Thế nên em cảm thấy ngường ngượng khi thấy trong những khu thương mại VN ở Mỹ có những tấm biển ghi "Bác Sĩ Nha Khoa", "Bác sĩ Bộ Khoa" (em sẽ trở lại điểm này). Họ không sai, vì họ đều là "Dr.", nhưng nhìn từ góc cạnh tiếng Việt thì em thấy hơi gượng ép. IMHO.

    Không những trong tiếng Việt mà thôi, mà trong tiếng Anh từ "Dr." cũng bị overused (em không muốn dùng chữ abused ở đây). Trong môi trường y tế, thí dụ như trong bệnh viện, khi một người đến và tự giới thiệu mình là "Dr. Smith", thì bệnh nhân hầu như sẽ tin rằng ông/bà Smith đó là MD (hoặc là DO). Nhưng không phài luôn luôn trúng. Vì thế trong nhiều bệnh viện của Mỹ, các bảng tên (name badge) của các MD/DO được kèm thêm chữ PHYSICIAN, khổ to với màu nổi bật, để bệnh nhân có thể thấy liền. Vì PHYSICIAN thì chỉ có một nghĩa là bác sĩ y khoa mà thôi.

    Bác sĩ Bộ Khoa: Ngành này theo em biết thì ngày xưa ở Việt Nam ta không có. Đó là Doctor of Podiatric Medicine (DPM), họ chuyên chữa trị và giải phẩu các bệnh của bàn chân, nghĩa là chỉ từ xương mắt cá trở xuống mà thôi. Thí dụ: Joseph Tran, DPM. Họ không phài là Physician, nhưng họ có quyền kê toa thuốc. Thông thường ở Mỹ khi một bệnh nhân vào bệnh viện thì hồ sơ của họ bắt buộc phài có một bác sĩ đứng tên. Vì DPM không phài là physician, nên khi họ đem bênh nhân vào bệnh viện để mổ, thì họ phài nhờ một physician khác đứng tên trong hồ sơ, và đó thường là bác sĩ gây mê (anesthesiologist) cho ca mổ đó..

    2. Như em nói ờ trên, Optometrist (OD) là những người lo về thị giác như đo mắt kiếng. Còn những bác sĩ chữa bệnh của con mắt là ai, như mổ cườm hay trị bệnh cao nhãn áp (glaucoma)? Họ là những physicians (MD hoặc DO) tốt nghiệp trường y khoa, và được gọi là Ophthalmologist (một trong vài chuyên ngành khó vào nhất ở Mỹ).

    Một chuyên ngành khác cũng gây nhiều nhầm lẫn nữa là Psychologist và Psychiatrist. Psychologists là những người tốt nghiệp psychology từ các trường ĐH thông thường, có thể họ có bằng Master, hay PhD. Nếu có bằng PhD, họ có thể tự giới thiệu mình: I am Dr. Debbie Johnson, nhưng họ không phải là physician, và họ không có quyền kê toa thuốc. Đàng khác Psychiatrists là MD hoặc DO, là physician tốt nghiệp từ trường y khoa, và phải làm nội trú 3-4 năm sau khi tốt nghiệp.
    Được sửa bởi ASAV lúc 04:41 AM ngày 09-05-2016

  7. #17
    Tham gia
    08-05-2016
    Bài viết
    5
    Bằng cấp hoặc học vấn chỉ là phạm vi hẹp, thiết thực nhất vẫn là kết quả công việc mà thôi, ngẫm như Việt Nam thì môi trường lại là quyết định ...

  8. #18
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Quote Được gửi bởi thelong_hcm View Post
    Bằng cấp hoặc học vấn chỉ là phạm vi hẹp, thiết thực nhất vẫn là kết quả công việc mà thôi, ngẫm như Việt Nam thì môi trường lại là quyết định ...
    Hôm nay em bận, rất hiếm khi nào em viết một bài viết trong forum đang nói chuyện nghiêm túc mà em viết chỉ hai ba câu. Anh ASAV, như đã gửi link, bộ trưởng gdvn còn không đổi giáo dục được, nói chi bài viết của topic này kể cả anh. Em đã nói rồi, VN không có sự cạnh tranh chính trị, anh không làm tốt cũng không sợ bị mất phiếu cho nên cơ chế nó vậy cứ để đó. Dễ có chỗ mua chức chạy quyền ở cấp thấp bên trong.

    Bạn ở trên, bạn phải nhớ là với những công việc tay nghề cao, đào tạo tốt là rất quan trọng chứ không có chuyện bằng cấp chỉ là phạm vi hẹp đâu. VN có rất nhiều người thông minh, nhưng phải có đào tạo tốt thì làm việc tay nghề cao mới được ví dụ ls bác sĩ chẳng hạn.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  9. #19
    Tham gia
    21-04-2014
    Bài viết
    87
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Như bác SillyTalk có nói, chương trình giáo dục tại Miền Nam trước 1975 là theo hệ thống của Pháp. Ở đây em không có ý so sánh hơn thua giữa hai hệ giáo dục Pháp và Mỹ, mà chỉ muốn nói về các giai đoạn trong hệ thống ĐH của Hoa Kỳ.
    .

    Bác lại kéo em vào. Những đề tài như thế này thì em rất ngại viết đến. Cứ nhiếp ảnh cho nó lành! Không đụng chạm nhiều. Tuy nhiên em lại thích cái hướng của topic này mà Bác đã xác định : Mình nói để rỏ cái không biết, cái chưa biết và cái biết lệch lạc ( mà mình tưởng mình biết do một chủ trương hoặc chính sách nào đó ). Chứ không phải để nói đến cái hơn thua của bất kỳ một hệ thống
    giáo dục và chương trình giáo dục của bất cứ ai cả.
    Cho nên một tinh thần khách quan dựa trên những phân tích khoa học sẽ là cốt lũy của topic này. Xin hãy tôn trọng những ý kiến của nhau. Đừng vì một trường hợp cá thể, chuyên biệt mà đánh giá cho một toàn thể vì e rằng topic sẽ có chiều hướng "so sánh hơn thua".
    Chúng ta là người VN. Về mặt di truyền IQ thì những gì mà người VN khác có được thì mình cũng có thể có được và ngược lại. Một kỷ sư ở Mỹ có thể hiểu biết nhiều điều hơn một kỷ sư ở VN, nhưng không chắc là có thể giỏi hơn. Muốn so sánh "giỏi hơn" hoặc "kém hơn" thì phải so sánh với nhau trong cùng một một trường và điều kiện giống nhau. Cho nên em rất dị ứng với những ai vào giao lưu với một thái độ "kẻ cả".

    Phẩm chất thành tựu khoa bảng trong một hệ thống giáo dục nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một cách tổng quát thì nó tùy thuộc vào 3 yếu tố chính sau đây :

    1. Phẩm chất chương trình giáo dục và hệ thống giáo dục : Bao gồm Cơ Sở GD, Ban Giáo Huấn, và Chất Liệu Giảng Dạy.

    2. Môi Trường Xã Hội : Những chính sách hổ trợ, khuyến khích hoặc cưỡng bách giáo dục từ chính phủ

    3. Cá thể : Chỉ số IQ, Gia Cảnh, Cá Tính ...

    Thế nên những người khoa bảng ở nước ngoài đừng nên đứng trên một điều kiệc tốt hơn mọi mặt mà đánh giá hoặc so sánh với những người khoa bảng ở VN. Chúng ta cũng thường đọc và nghe có phu xích lô, người nhặt rác ở VN khi sang nước ngoài đã trở thành những nhà khoa học hoặc người thành tựu khoa bảng đáng khâm phục .
    Em sẽ viết nhiều bài, như là một chứng nhân của lịch sử chứ không phải là một nhà phân tích giáo dục.

    Quote Được gửi bởi thelong_hcm View Post
    Bằng cấp hoặc học vấn chỉ là phạm vi hẹp, thiết thực nhất vẫn là kết quả công việc mà thôi, ngẫm như Việt Nam thì môi trường lại là quyết định ...
    Cảm ơn Bác. Em hiểu Bác và em cũng hiểu tại sao như vậy. Nếu em còn tiếp tục viết thì em sẽ đề cập đến ý của Bác trong những post sau của em .

  10. #20
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,831
    Quote Được gửi bởi ASAV View Post
    Có bác chia sẻ kinh nghiệm trong cương vị phụ huynh của một Tân khoa MD thì quý lắm! Để có một đưa con vào được một trong các ngành này thì không những chính đương sự mà ngay cả cha mẹ cũng phải đôn đốc và hết sức khuyến khích ngay từ lúc còn nhỏ.

    Em chờ nghe kinh nghiệm của bác.
    Em ước gì có được những biểu đồ hoặc những phương trình giáo dục để áp dụng cho một đứa trẻ khi nó được sinh ra. Em thì hoàn toàn mò mẫm, tự học hỏi, chẳng có ai dạy, truyền kinh nhiệm giáo dục con cái. Do đó, có nhiều lúc em nghĩ "phải chi, hồi đó!" và khi có cơ hội làm bố lại lần nữa thì em sẽ làm sao? Kinh nhiệm cuộc đời nhiều khi lập lại không mang đến kết quả như trước.

    Bác Silly Talk viết có ba yếu tố để đi đến thành tựu khoa bảng:
    Quote Được gửi bởi Silly Talk
    ...
    1. Phẩm chất chương trình giáo dục và hệ thống giáo dục : Bao gồm Cơ Sở GD, Ban Giáo Huấn, và Chất Liệu Giảng Dạy.
    2. Môi Trường Xã Hội : Những chính sách hổ trợ, khuyến khích hoặc cưỡng bách giáo dục từ chính phủ
    3. Cá thể : Chỉ số IQ, Gia Cảnh, Cá Tính ...
    Em xin phép thêm một yếu tố nữa, đó là:

    4. Sự hỗ trợ, nuôi và nấng của phụ huynh trong những năm con còn ngây thơ. Đây là một giai đoạn rất quan trọng.

Trang 2 / 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •