Trang 6 / 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567816 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 216

Chủ đề: Bạn nào quan tâm đến bầu cử ở Mỹ thì tham gia topic

  1. #51
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Vào đây xem tranh luận thấy hay quá, hy vọng bác VK và Nikonian tiếp tục mổ xẻ thêm về luật pháp nha. Nhất là thông tin bên lề của bác VK về ông Ted và vợ là nạn nhân vụ khủng bố.

    Hỏi các bác rành về luật, ví dụ vụ Apple ra tòa, vậy có bồi thẩm đoàn tham gia xử ko? Nếu đa số là người dân tham gia, có lẽ Apple sẽ thua đó. Nếu em mà tham gia, em sẽ theo về FBI, tuy nhiên vì chưa nghe luật sư chỉ rõ lợi hại... biết đâu nghe thấu thì sẽ đổi chiều? vai trò ls là rất quan trọng.
    1. Trước khi mình trả lời câu hỏi trên, mình chỉ nói thêm một ý nhỏ thôi. Bạn nào đọc không tin mình nói, mình OK cả vì niềm tin không ai bắt buộc. Bạn cứ tự hỏi lại bản thân bạn xem lý lẽ mình nói đúng không, nếu không đúng xem như không có.

    2. Nếu bạn có theo dõi tin tức bạn sẽ thấy mình chỉ nói ví dụ. Ở đây mình không bàn đến phán quyết đã đúng hai sai. Cách đây không lâu tòa án gia đình ở VN ra phán quyết yêu cầu gia đình đại gia Diệu Hiền phải trả lại đứa con cho người vợ. Bên bị thua tuyên bố không làm theo phán quyết của tòa. Thế là bên thắng kiện phải kéo công luận vào bằng việc tung tin ra báo chí và dùng báo chí và công luận để tạo ra sự chế tài của luật pháp.

    3. Bây giờ bạn nhìn lại vụ Apple ngay ở trên. Nếu bạn không đồng ý, bạn phải ra tòa phúc thẩm kháng án cho đến tòa cao nhất nếu bạn muốn. Nếu giả sử Apple thua, nó phải làm theo quyết định cuối cùng của tòa án. Không có chuyện bạn là đại gia xong bạn nói tao không làm theo phán quyết, xong. Không ai làm gì được bạn vì bạn có quá nhiều tiền. Bạn làm như vậy, nhân dân nghèo họ sẽ không tin vào tòa án. Người có tiền hơn nó sẽ thuê giang hồ làm thẩm phán cho nó xử bằng giang hồ. Hoặc dựa vào những người có quyền trong xã hội tạo áp lực.

    4. Nếu như ở nơi khác, một người có quá nhiều quyền hành pháp như FBI nó đã không cần phải mò ra đến tòa án. Nhưng nó không làm vậy vì hậu quả của nó để lại làm cho con người mất niềm tin vào tòa án là hỏng cả xã hội.

    5. Về câu hỏi của anh Accord, em nhớ là em có viết về cách chọn bồi thẩm đoàn trong topic:

    - Jury chỉ dùng khi nào anh xử phiên sơ thẩm.

    - Tất cả vụ kiện sơ thẩm hình sự phải có jury. Vụ kiện sơ thẩm dân sự muốn thẩm phán hay jury xử thì tùy. Nếu ai đề nghị xử jury vì không tin thẩm phán công minh thì bên đề nghị phải trả tiền phí thuê jury. Không lấy từ thuế.

    - Khác với ở VN, xử phúc thẩm ở Anh Mỹ là xử dựa trên sai về mặt luật pháp (as a matter of law) chứ không xử lại dựa trên thực tế bằng chứng (a matter of fact). Nghĩa là bên thua kiện phải đưa ra lý lẽ thẩm phán sơ thẩm đã sai trong việc sử dụng luật pháp áp dụng vào vụ kiện. Ít nhất 3 thẩm phán phúc thẩm sẽ ngồi nghe tranh luận hai bên luật sư và sẽ phán ai nói đúng ai nói sai. Vì jury chỉ là người phán xét về thực tế vụ kiện nên phúc thẩm không có jury.

    - Trong vụ Apple, họ có hai bước đi. Từ phiên sơ thẩm phán quyết của tòa sơ thẩm cấp liên bang (vì FBI là liên bang) họ sẽ kháng lên tòa phúc thẩm liên bang, nghĩa cấp loại tòa bà Jacqueline Nguyen đang làm). Sau đó nếu thua và muốn tiếp thì đem lên tòa án tối cao liên bang là cấp cuối cùng. Nếu vẫn thua thì Apple phải làm theo ý FBI muốn.

    6. Cũng nhân tiện anh hỏi, và cũng trả lời cho ai cho rằng chọn thẩm phán theo phe phái sẽ làm mất vai trò tòa án. Ở các nước theo hệ Anh Mỹ, một hình sự tội lớn sẽ phải xử bằng bồi thẩm đoàn là dân thường như em cuteface đã nói ngay ở trên. Dân thường nó ngồi nghe và nó quyết ai có tội. Danh sách jury là tòa đề nghị hai bên trong phiên tòa mỗi bên chọn 1/2 số người trong jury tùy ý bạn trong danh sách cho ví dụ 24 người đề cử chọn 12.

    7. Ở một cách này, cho dù bạn có dùng thẩm phán theo phe phái đi chăng nữa, thẩm phán ngồi xử cũng không bao giờ can thiệp vào phán quyết của jury.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  2. #52
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Quote Được gửi bởi Accord 2000 View Post
    Vào đây xem tranh luận thấy hay quá, hy vọng bác VK và Nikonian tiếp tục mổ xẻ thêm về luật pháp nha. Nhất là thông tin bên lề của bác VK về ông Ted và vợ là nạn nhân vụ khủng bố.

    Hỏi các bác rành về luật, ví dụ vụ Apple ra tòa, vậy có bồi thẩm đoàn tham gia xử ko? Nếu đa số là người dân tham gia, có lẽ Apple sẽ thua đó. Nếu em mà tham gia, em sẽ theo về FBI, tuy nhiên vì chưa nghe luật sư chỉ rõ lợi hại... biết đâu nghe thấu thì sẽ đổi chiều? vai trò ls là rất quan trọng.
    Trát tòa này được ban ra bởi một thẩm phán của Federal District Court, đây là tòa cao thứ ba trong hệ thống Tư Pháp Hoa Kỳ. Apple có chỉ có thể kháng cáo lên tòa trên, tức là tòa kháng án liên bang (US Court of Appeals, nước Mỹ có 11 tòa). Loại tòa này không xử bằng bồi thẩm đoàn mà bằng đa số trong 3 thẩm phán (3-0, 2-1). Nếu Apple bị xử thua mà vẫn không muốn làm thì kháng án trên SCOTUS. Nếu FBI bị xử thua mà vẫn muốn Apple hợp tác thì cũng đến SCOTUS. Em đoán là SCOTUS sẽ xử FBI thắng vì đây không phải là vấn đề Free Speech mà là vấn đề an ninh quốc gia.

  3. #53
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Mình chỉ nói thêm một ít cho các bạn nào quan tâm hiểu thêm về hệ thống tòa án. Ở một nước mà nó có hai hệ thống liên bang và tiểu bang thì luật pháp nó phức tạp hơn hiều so với quốc gia không có bang như VN chẳng hạn. Ở Mỹ chẳng hạn, nó sẽ có hai hệ thống tòa án liên bang và tiểu bang song song với nhau tùy theo từng vùng tài phán của vụ kiện mà phải dùng liên bang hay tiểu bang. Từ sơ thẩm tiểu bang kháng cáo sẽ đi khác mà từ sơ thẩm liên bang kháng cáo sẽ đi khác. Hai nơi đều đi đến cuối cùng là tòa án tối cao liên bang.

    Ở mặt khác, để mình nói cho rõ quan điểm, mình không có ý là mình sẽ bênh vực Apple, đối với mình khi có một vụ kiện mình sẽ không đoán là ai sẽ thắng ai sẽ thua mình chỉ theo dõi bởi vì kinh nghiệm của mình biết là ra tòa sẽ không bao giờ đoán ra được kết quả phải tùy vào tranh luận ngay tại chỗ thì sẽ hiểu hơn. Nếu một ls nào biết rõ thắng hay thua thì thật sự sẽ rất giàu.

    Mình đã xem qua bản nội dung vắn tắt quan điểm tranh luận công khai của Apple, mình thấy Apple cũng có lý. Nếu Apple tạo ra một software mà nó có thể phá vỡ hết tất cả mọi passcode của máy của họ và lấy tất cả thông tin có trong máy của một cá nhân thì họ sẽ tạo ra tiền lệ về sau không phải chỉ có một máy iphone này. Và lỡ như software này bị lộ ra ngoài thì sẽ có rất nhiều người từ bỏ sp của Apple vì nó không còn an toàn nữa. Hiện tại, Apple hệ IOS mới nếu đã khóa passcode và set tự hủy sau 10 lần thử sai thì nó sẽ tự hủy. Apple hoàn toàn không thể nào khôi phục lại với IOS mới nhất.

    Mình không phải thẩm phán, mình không xét hai quan điểm này và mình mong chờ vài tháng đến xem tòa cao nhất sẽ phán ra sao.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  4. #54
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Hầu hết các phiên toà sơ thẩm ở Mỹ đều xử theo bồi thẩm đoàn (jury/jurors), và việc lựa chọn các bồi thẩm viên (BTV, jurors) là một bước quan trọng và phức tạp, và có thể mất nhiều ngày. Các công dân Mỹ thỉnh thoảng sẽ nhận được giấy mời "jury duty" và đúng ngày Tòa hẹn thì phải trình diện. Một vụ kiện thường được Toà cắt cử cho khoảng 50-60 potential jurors, tập trung vào trong phòng xử, có mặt cả hai bên Plaintiff và Defendant cùng luật sư (LS) của họ. Quan tòa (QT, judge) sẽ nói vắn tắt vài lời về vụ kiện, sau đó LS mỗi bên được khoảng 2 phút để giới thiệu thân chủ của họ cũng như vắn tắt sự việc từ góc nhìn của mình.

    QT sẽ hỏi các BTV có ai quen biết với hai bên của vụ kiện không, hoặc công ăn việc làm của mình có liên quan tới vấn đề trong vụ kiện. Nếu có thì những BTV đó sẽ được excused, nghĩa là loại ra khỏi quá trình chọn lựa. Sau đó đến lượt những người muốn tìm cách tránh làm BTV (vì phải mất công việc) trình bày với QT lý do mình muốn xin excused.

    Trong số những người còn lại thì QT sẽ gọi 15 người vào ngồi ghế của BTV, sau đó LS hai bên sẽ được nói một bài khá dài, và lắm lúc chẳng ăn nhập gì với vụ kiện. Sau đó lần lựợt các BTV sẽ giới thiệu về mình, trình độ học vấn, gia cảnh, công ăn việc làm. LS hai bên cũng có thể hỏi thêm chi tiết nếu muốn. Kế đến LS hai bên sẽ thay phiên nhau loại trừ (excuse), chứ không phải chọn, những BTV nào mà mình nghĩ không có lợi cho thân chủ của mình.

    Tiếp đó, QT sẽ mời thêm từ những BTV đang ngồi chờ để điền vào những ghế trống mà đợt một đã loại ra. Và quá trình trên lại được lập lại, và lập lại nữa, cho đến khi chọn được 15 BTV mà cả hai bên đều hài lòng.

    Bồi thẩm đoàn (BTĐ) chỉ cần 12 người, nhưng cần 3 người trừ bị, tổng cộng là 15. Tuỳ theo từng QT, có vị chỉ định ai là 3 người trừ bị ngay từ đầu; có vị chờ đến khi hai bên đã làm closing argument xong và trước khi BTĐ bắt đầu thảo luận (deliberation) thì mới rút thăm cho biết ai là trừ bị, với mục đích là để cả 15 người đều lắng nghe trong suốt phiên xử. Chỉ có 12 BTV chính tham gia deliberation; 3 BTV trừ bị đuợc về nhưng nếu có ai trong 12 BTV chính bị trở ngại, thì Toà sẽ gọi người trừ bị vào thế.

    Trong criminal cases, cần tất cả 12 phiếu Guilty thì mới là Guilty. Trong civil cases, chỉ cần 9 phiếu.

    QT thường tuyên bố trong Tòa rằng: Tôi là QT nhưng sẽ không phán quyết vụ kiện này. Các BTV là người sẽ phán quyết nên yêu cầu phải lắng nghe và theo dõi tường tận.

    Bổn phận của LS hai bên là trình bày cho BTĐ những gì mình muốn họ hiểu câu chuyện và những bằng chứng biện bộ cho thân chủ của mình. BTV không được giơ tay nêu câu hỏi, tuy nhiên họ có thể viết câu hỏi và nộp cho QT, và QT sẽ đọc ra trong Toà. LS hai bên tuỳ đó mà trình bày thêm thông tin cho BTĐ.
    Được sửa bởi ASAV lúc 12:57 PM ngày 19-02-2016

  5. #55
    Tham gia
    21-04-2005
    Bài viết
    1,345
    chữ ký vi phạm chính trị

  6. #56
    Tham gia
    04-07-2010
    Bài viết
    2,657
    cảm ơn bác VK và Nikon đã trả lời rất rõ ràng. Chúng ta chờ xem tiếp theo thế nào?
    bên lề 1 chút, sau vụ này Iphone càng nổi tiếng...

  7. #57
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Chủ đề này càng thêm phong phú ngoài bầu cử TT.

    Apple lợi dụng sự kiện này để tự làm PR cho chính mình, ra điều là tuyệt đối bảo vệ khách hàng khi không muốn hợp tác với FBI. Nếu Tim Cook (Apple CEO) có người thân trong Tháp Đôi ở NY vào ngày 11/9/2011 hoặc ở Paris năm ngoái thì có thể Tim Cook có một ý nghĩ khác. Khi dùng passcode sai trên quá 10 lần, Iphone sẽ tự động xóa hết dữ kiện. Trát tòa và FBI không đòi hỏi Apple gì hơn ngoài việc giúp FBI dùng passcode hơn 10 lần, thế thôi! FBI không đòi Apple phá passcode. Dù Apple có "mở cửa", chưa chắc FBI đã thành công "đột nhập" vào memory. Apple lấy lí do là khi dụng cụ này lọt ra ngoài thì rất nguy hiểm cho khách hàng. Nhưng giúp FBI xong, ai cấm Apple xóa program/coding? Chẳng nhẽ Apple network security yếu ớt thế?

    Em rất mong vụ này lên SCOTUS để theo dõi.

    Trở lại tòa. Tòa án Liên bang chỉ xử những vi phạm Hiến Pháp, luật pháp liên bang, gian lận những trong công sở, trương trình, hoặc thương mại liên bang.

  8. #58
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ASAV: bác tả rất chính xác cách lựa BTV. Đây là thủ tục Voir-Dire mà bác nào rành tiếng Pháp sẽ biết nguồn gốc của nó: thủ tục mắt thấy tai nghe để chọn người đại diên cho quần chúng làm quan tòa.

  9. #59
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Em cuteface, em đọc trở lại dự đoán của anh về thẩm phán Nguyen em sẽ thấy anh nói đúng, có đúng không. Mình là người Việt, em tất nhiên muốn thấy thẩm phán Việt vào tòa án tối cao nhưng em phải nhớ chính vì là dân thiểu số nếu em muốn vào trong đó bản thân người đó phải giỏi hơn thẩm phán Tây 2-3 lần kể cả trong ngành luật em muốn vào vị trí cao nào đó trong cùng vị trí em phải giỏi hơn người Tây rất nhiều, rồi em mới nghĩ đến chuyện vượt mặt họ. Giỏi vừa vừa chưa đủ đâu trong mấy ngành đó.

    2. Mình trở lại topic, và trước khi bắt đầu, mình chỉ nói ở mức mà bạn xem comments ở báo VN trên online bạn đều thấy mình không nói hơn.

    3. Mình đã có nói dựa trên kinh nghiệm, bạn đừng bao giờ tin chính trị gia ở đó 100% họ chỉ làm được một phần họ nói nếu họ đắc cử. Cho nên với mình, ai ở Mỹ sẽ lên đều sẽ rất giỏi không loại trừ ai kể cả Trump. Nếu họ có tài hùng biện cử tri bỏ phiếu cho họ thì họ xứng đáng lên.

    4. Mình muốn, nếu bạn đã chưa biết và chưa xem, hãy xem thử ứng viên ở Mỹ hùng biện trong tranh luận thử xem. Bạn sẽ thấy tài năng nói chuyện trước công chúng của họ và khả năng thấu hiểu vấn đề chính trị xã hội của Mỹ sâu đến mức nào. Mình xem qua, mình cực thích, thích ở tài năng của họ.

    5. Không trách sao tại sao họ cứ giàu hoài và phát triển, tại vì cơ chế xã hội của họ tạo ra cho dù ai ứng cử đều là những tài năng thật sự, hiểu rõ đất nước thật sự. Mình mong sao một ngày nào đó ở VN mình mình sẽ thấy những người ứng cử có tài năng hùng biện và kiến thức sâu như vậy. Bạn xem thử đi, không bao giờ dùng giấy tờ để nói, và khi được hỏi cho dù câu hỏi khó vẫn có thể phản xạ rất nhanh chóng và trả lời cực kỳ trôi chảy. Trường luật của Mỹ đào tạo ra không biết bao nhiêu tài năng nói chuyện như thế. Thật là khâm phục. Tại vì nó có lãnh đạo giỏi cho nên đát nước nó mới như vậy.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  10. #60
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Các bạn, mình gửi ít thông tin cho các bạn quan tâm đến topic đôi khi nếu có hứng thú thì viết bài nhe các bạn. Mình chỉ dự đoán và không có cơ sở nào nói rằng nó sẽ đúng cả. Mình nghĩ là sau tháng 7 trở đi sẽ là cuộc tranh chấp tay đôi 50/50 giữa Clinton và Trump.

    Mình đã theo dõi rất nhiều cuộc thi đấu thể thao đỉnh cao (tương đương với cái này cũng như là tranh tài), thì giỏi chưa đủ mà còn phải có thêm yếu tố may mắn. Bản thân mình, như đã nói, sau khi xem qua rất nhiều cuộc tranh luận tay đôi thì mình thấy rằng ai thắng cuối cùng đều la giỏi cả kể cả những người có lời nói khích hơn những ứng cử khác như ông Trump. Ông phải thật sự là người có tài mới có thể kêu gọi cử tri bỏ phiếu hàng loạt cho ông như vậy.

    Ngoài ra, mình đã tìm hiểu qua con của ông, trước đó mình không theo dõi mình chỉ biết Ivanka con gái lớn đầu lòng vì cô này là người mẫu và thật sự rất đẹp y như mẹ ngày xưa. Mình thấy ông Trump rất giỏi vì con rất nhiều mà đứa nào cũng thật là giỏi. Đó là điều mà ông sẽ phải rất hãnh diện.

    Mình chỉ nhắc lại cho các bạn biết, nếu đã chưa, là nếu bạn nghe tiếng Anh OK thì bạn hãy xem thử họ tranh luận trực tiếp với nhau thử xem. Bạn sẽ ngưỡng mộ tài năng ăn nói của họ và kiến thức sâu rộng của họ về tất cả các vấn đề. Và đừng quên câu mình nói, là đừng tin chính trị gia 100%, họ chỉ làm được một phần họ nói thôi.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

Trang 6 / 22 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567816 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •