Trang 2 / 22 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 216

Chủ đề: Bạn nào quan tâm đến bầu cử ở Mỹ thì tham gia topic

  1. #11
    Tham gia
    21-10-2006
    Bài viết
    3,245
    town mình ở là tổ con chuồn chuồn của đảng dân chủ , nên hầu như các ucv và tông tông nào cũng phải về chào hỏi ngang qua nhà !! cơ mà mình khoái cộng hòa hơn .luôn bầu cho CH dù vẫn cá độ là DC thắng !!!!!
    canon F1 A1 30D 50 1.8 55 1.2 SSC 18-55 +1 MỚ LINH TINH
    Càng thêm thiết bị ,hình càng xấu !!!

  2. #12
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Quote Được gửi bởi ngocrebel View Post
    Nói về vụ PTT Biden, con trai ông và TT Obama:

    1. Con trai của PTT tên Beau giữ chức vụ thứ trưởng sở tư pháp bang Delaware. Bị mắc bệnh ung thư não. Viện phí của ông đương nhiên được bảo hiểm ý tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều khả năng ông vẫn phải tự thanh toán phần co-pay có thể lên đến 20% (không nhỏ chút nào nhé). Tuy nhiên ông buộc phải từ chức vì bệnh trở nặng vào tháng 3/ 2015. Khi ông nghỉ việc, bảo hiểm y tế cũng tự nhiên chấm hết. Đó chính là lý do khiến cha ông là PTT Biden nghĩ tới chuyện bán nhà giúp con trai.
    Chào bác ngocrebel,

    Em thú vị đọc bài của bác nhưng hơi ngạc nhiên với chi tiết về bảo hiểm ý tế của Beau Biden (BB), con của Joe Biden. Em không biết bác lấy dữ liệu (facts) từ đâu để nói là BB phải trả 20% chi phí y tế. Bình thường các bảo hiểm ý tế bắt mình phải trả một khoản co-payment mỗi lần mình nhận chăm só sức khỏe hay mua thuốc; và hàng năm mình phải trả một khoản tiền gọi là deductibles. Ngoải ra hãng bảo hiểm cũng xác định số tiền tối đa mà mình phải trả hàng năm (maximum out-of-pocket payment). Tất cả các con số này đều minh bạch khi mình mua bảo hiểm, và không thay đổi cho dù chi phí có lên hàng triệu dollars. Như vấy mới gọi là "bảo hiểm".

    Điểm thứ hai là bác nói "Khi ông nghỉ việc, bảo hiểm y tế cũng tự nhiên chấm hết." Hoàn toàn vô lý! May ra nó có thể xảy ra ở những nước "thiên đường", chứ nếu xảy ra ở Mỹ thì hãng bảo hiểm nào đó phải khờ lắm mới dám "tự tử" như thế, vì họ sẽ bị ra tòa và phải bồi thường nhiều lần so với số tiền mà họ phải trả chăm sóc cho BB. Biết đâu Joe ngờ nghệch lại chẳng biết vấn đề này! We know how Joe is!

    Điểm thứ ba là BB lúc đó là Attorney General (Bộ trưởng Tư Pháp) của tiểu bang Delaware. Là một công chức của tiểu bang (state employee), chắc chắn BB có bảo hiểm của tiểu bang đó, và chuyện tiểu bang DE không bao trả chi phí y tế cho ông ta thì em thấy hơi khó nuốt.

    Bây giờ ta giả sử là tất cả các chi tiết bác viết đều chính xác và đúng, thì có câu hỏi thế này:

    Nếu Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden và con là Bộ trưởng Tư Pháp của DE là Beau Biden đều biết trước là sẽ bị mất bảo hiểm vì nghỉ việc và sẽ phải trả một khoản tiền rất lớn cho chi phí y tế, thì tại sao Beau Biden không đăng ký vào Obamacare? Chẳng phải Joe và Barack luôn nói là Obamacare sẽ bao trả chi phí cho mọi người sao? Hay họ chỉ "xúi con nít ăn cứt gà" chứ chính họ không dám đụng tới?

    Câu chuyện trên mà báo đăng tháng trước chỉ là để tâng bốc nhau mà thôi.

    Chúc bác vui.

  3. #13
    Tham gia
    05-12-2011
    Location
    Seattle, WA
    Bài viết
    5,184
    Quote Được gửi bởi yashicanon View Post
    town mình ở là tổ con chuồn chuồn của đảng dân chủ , nên hầu như các ucv và tông tông nào cũng phải về chào hỏi ngang qua nhà !! cơ mà mình khoái cộng hòa hơn .luôn bầu cho CH dù vẫn cá độ là DC thắng !!!!!
    Chỗ em giống bác, toàn là liberals. Đảng dân chủ lúc nào cũng thắng, khỏi bàn cãi. Em chưa bao giờ vote cho Obama cũng như thống đốc thuộc về đảng dân chủ, nhưng chơi không lại số đông.

    Tuần trước, người đứng đầu của transportation bị Senate và Congress vote đá ra, bà ta được thống đốc bổ nhiệm vào vị trí đó và làm ăn tệ quá vì đường xá xuống cấp, nâng thuế và kẹt xe quá. Thế là dân chúng viết thư cho những Senator và Congressman của khu họ đòi phải đuổi bà ta. Thống đốc cũng lên TV phát biểu là tụi bay chơi xấu làm mất mặt tao, nhưng dân thì lại hả hê.

    Nói lại luôn về bầu cử, khi đã được chọn vào UCV của đảng nào đó và chính thức chạy cho chức vụ. Họ sẽ bị điều tra về tài sản rất nghiêm ngặt và nó sẽ được đưa ra trước công chúng để được cả thế giới nhìn vào và mổ xẻ. Bank account sẽ bị theo dõi, tài sản bị theo dõi rất thường xuyên nên rất khó mà tham nhũng.

    Đừng nói đâu xa đến UCV tổng thống, ngay cả người cảnh sát, sỹ quan quân đội hay làm việc cho chính phủ đều bị hết. Sỹ quan của quân đội còn được ưu ái cho người đến nhà và hàng xóm để phỏng vấn. Xem coi người này tánh tình ra sao, có tài sản gì và có nghi vấn gì không. Đó là chế độ minh bạch lắm. Tất nhiên cũng có người xấu, lách luật, tham nhũng, nhưng trước sau cũng bị lôi ra thôi. Không có việc làm lương $100 ngàn một năm mà sở hữu vài căn nhà bạc triệu đâu. Cho dù nhà đó được sở hữu bởi em vợ, mẹ vợ, em chồng gì đó.

    Cảnh sát ở đây còn không được nhận quà dù chỉ một món quá $1-2 đồng. Vì theo quan điểm của chính phủ, nhận ít, nhận nhiều thì sẽ quen thói và tham hơn nữa, cấm tuyệt đối là chắc ăn nhất.
    Gear còn đang thiếu vài món.

  4. #14
    Tham gia
    24-05-2009
    Location
    US
    Bài viết
    568
    Chào bác ASAV,

    Trước hết, em muốn nói lại cho rõ: Bảo hiễm y tế ở Mỹ có thể nói là thiên hình vạn trạng, em chỉ đề cập đến loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến nhứt. Một hợp đồng bảo hiểm y tế sẽ có những điểm chính yếu sau đây luôn minh bạch rõ ràng trước khi người mua đặt bút ký:

    * Hàng tháng đóng bao nhiêu? (Premium)
    * Co-pay khi khám bệnh, mua thuốc bao nhiêu? (thường $20, $30, $40 / lần)
    * Co-pay khi nằm viện bao nhiêu? (thường khoảng 20%)
    * Co-pay/ năm tối đa bao nhiêu? (max out of pocket/year)
    * Deductible bao nhiêu?
    * Giá trị bồi thường tối đa cho mỗi lần nằm viện, hoặc/và mỗi năm bao nhiêu?

    1. Người mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng tiền hàng tháng gọi là Premium, khoản tiền này phải được thanh toán trước 23 giờ 59 phút 59 giây ngày cuối của thời hạn đóng tiền. Nếu không, hợp đồng bảo hiểm sẽ lập tức hết hiệu lực.

    2. Mỗi lần đi khám bệnh hay mua thuốc người được bảo hiểm (gọi là policy holder) phải đóng 1 khoản co-pay. Khoản co-pay này bao nhiêu tuỳ từng hợp đồng, thông thường vào khoản $20.

    3. Nếu bệnh nặng, phải nhập viện, người được bảo hiểm sẽ trả 2 khoản tiền:

    * Khoản 1 gọi là deductible, khoản tiền này bao nhiêu tuỳ vào từng hợp đồng cụ thể, em xin ví dụ nó là $2000. Khoản deductible này chỉ trả 1 lần trong 1 năm.

    Giả sử, em có 1 hợp đồng bảo hiểm hiệu lực vào ngày 1/1/2016. Đến tháng 3/2016, em bị viêm ruột thừa, toàn bộ chi phí phẫu thuật và điều trị hậu phẫu là $50,000. Em sẽ phải trả ngay $2000 deductible. Đến tháng 12/2016 em bị vợ đánh gãy chân, lại phải nhập viện, chi phí điều trị là $60,000, thì lần nhập niện sau này em không cần trả $2000 deductible nữa.

    * Khoản thứ 2 gọi là co-pay, thông thường là 20% chi phí điều trị. Đúng như bác nói, phần 20% co-pay này có thể có mức tối đa trong 1 năm. Nó bao nhiêu hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng hợp đồng. Giả sử trong trường hợp của em, max 20% co-pay/năm là $20,000.

    Như vậy, với 2 lần nhập viện ở trên, chi phí tổng cộng là $110.000. Em phải trả $2000 deductible và 20% của $110.000 = $22,000. Nhưng vì max co-pay/năm của em là $20,000, em chỉ trả $20,000 chứ không phải $22,000. Vị chi, sau 2 lần nằm viện trên, em phải trả $2000 deductible và $20,000 co-pay, tổng cộng là $22,000.

    Ngoài ra, còn vấn đề giá trị của hợp đồng. Giả sử hợp đồng bảo hiểm của em có giá trị tối đa là $300,000. Nếu em bị ung thư não giống con trai PTT Biden, và chi phí điều trị là $500,000, thì ngoài $2000 deductible và $20,000 co-pay, em sẽ phải trả luôn phần $200,000 vượt giá trị hợp đồng.

    Tuy nhiên, toàn bộ phần chi trả của em sẽ được chia nhỏ ra từng tháng chứ không phải trả 1 lần, và cho dù phải trả trong 10 hay 20 năm thì cũng không bao giờ chịu bất cứ loại lãi xuất nào.

    Về vấn đề thứ 2 bác đề cặp tới thì em hơi ngạc nhiên. Ở Mỹ, mọi thứ luật lệ, luật pháp nó cực kỳ rõ ràng. Người Mỹ cứ y như thế mà làm cho dù người thi hành có muốn hay không. Khi đơn từ chức của Beau có hiệu lực, ông ta không còn là bộ trưởng tư pháp, không còn là nhân viên của cơ quan ông ta đã từng làm nữa. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những quyền lợi (benefit) của ông khi đương nhiệm cũng sẽ kết thúc. Giả sử, buổi sáng, xe công vụ đưa ông vào bệnh viện, đến trưa đơn từ chức của ông được chấp nhận, thì trên nguyên tắc, buổi chiều ông ta phải đón taxi về.

    Giả sử ông Beau tự mua bảo hiểm y tế bên ngoài thì chuyện từ chức của ông không ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là ông ta vẫn được công ty bảo hiểm chi trả theo hợp đồng cho đến khi nào ông ngưng không đóng premium nữa mới thôi.

    Nếu ông Beau mua bảo hiểm tại cơ quan của ông ta. Ở Mỹ, luật pháp buộc tất cả công ty, công sở phải có bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ. Mua bảo hiểm tại cơ quan luôn luôn rẻ vì:

    * Công ty, công sở luôn thoã thuận được gía tốt hơn ta tự đi mua bên ngoài.
    * Công ty, công sở luôn chi trả một phần bảo hiểm y tế cho nhân viên của họ.

    Khi ông Beau không còn là viên chức của cơ quan ông từng làm. Cơ quan đó không còn có trách nhiệm phải có bảo hiểm cho ông ta vì ông ta không phải là nhân viên của họ. Tuy hiên, chổ này có chút phức tạp em không rõ.

    Giả sử cơ quan ông Beau thanh toán cho công ty bảo hiểm vào ngày 1 hàng tháng, trong khi đơn từ chức của ông Beau được chấp thuận vào ngày 10 của tháng đó. Thì rất có khả năng, ông Beau sẽ vẫn được bảo hiểm cho đến hết tháng đó.

    Trên nguyên tắt, vào lúc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày cuối cùng của thời hạn đóng premium mà công ty bảo hiểm chưa nhận được tiền thì hợp đồng bảo hiểm đó lập tức mất hiệu lực. Đó là điều khoản chính yếu trong mỗi hợp đồng bảo hiểm. Họ hoàn toàn không chịu bất cứ trách nhiệm nào khi hợp đồng bảo hiểm mất hiệu lực.

    Bác nói, nếu biết khi nghỉ việc sẽ mất bảo hiểm sao họ không đổi qua Obama Care? Đây lại là một chuyện hoàn toàn khác. Em không có khả năng trả lời cụ thể. Tuy nhiên, một người đang bệnh hiểm nghèo, mà hợp đồng bảo hiểm hiện tai sắp hết hạn và họ đi mua bảo hiểm của 1 công ty khác quả là không phải chuyện dễ như trở bàn tay, phải không bác?

    Còn nếu bác muốn bình luận về Obama Care thì việc đó hoàn toàn vượt ra ngoài nội dung của topic này.
    Được sửa bởi ngocrebel lúc 06:56 AM ngày 11-02-2016

  5. #15
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Haha, em không biết bác ASAV ở đâu, nhưng em thích cái nghề làm cho người ta đi mây về gió! Mà lại có thì giờ đi săn chim nữa chứ!

    Em đóng góp cho chủ đề thêm một chi tiết về phúc lợi cho các nhân viên cao cấp ở mọi cấp thành phố, tỉnh, tiểu bang, và liên bang ở Mỹ. Những người này nằm trong một loại nhân viên mà tiếng nhà nghề gọi là exempt employees. Cũng làm công sở trên giấy tờ, nhưng họ không phải là công chức thực thụ để hưởng mọi phúc lợi lâu dài và bảo đảm dành cho công chức loại civil service employees. Vì không có phúc lợi do cơ quan tài trợ và không có công việc vững bền, lương của exempt employees rất cao, vài trăm ngàn một năm như chơi! Họ thường làm vài năm tùy theo ý thích của chủ nhân.

    Làm chức cao như BB thì chắc chắn BB là exempt employee và BB đương nhiên không có BH y tế từ tiểu bang. BB phải có và duy trì bảo hiểm sức khỏe tư nhân, do đó từ chức không có nghĩa là BB mất bảo hiểm từ tiểu bang vì BB không có bảo hiểm này.
    Được sửa bởi Văn Khoa lúc 03:42 AM ngày 11-02-2016 Reason: Thêm chữ "service" cho chính sác!

  6. #16
    Tham gia
    24-05-2009
    Location
    US
    Bài viết
    568
    Trở lại vấn đề minh bạch và trong sạch.

    1. Nếu nói các chính khách Hoa Kỳ đều minh bạch và trong sạch thì thật là nực cười.

    2. Như em có nói ở trên về thang điểm từ 1 đến 100, em mạo muội, chủ quan xếp Mỹ vào hàng 60. Vì em thấy sống ở đây khá thoải mái, khá yên tâm, có thể dựa vào cơ quan công quyền nếu cần thiết, nếu bạn có ước mơ và quyết tâm thực hiện thì sẽ có ngày nó trở thành hiện thực... tức là em thấy trên trung bình. Nhưng nếu nói nó hoàn mỹ, tuyệt vời thì lại hoàn toàn ngớ ngẩn.

    3. Giống như bác Nikonian2006 nói, ở Mỹ, một người, dù quyền lực lớn tới đâu, dù giàu có tới đâu cũng không thể đứng trên hiến pháp. Đó chính là thứ quan trọng nhứt để duy trì trật tự nề nếp trong một xã hội. Một cảnh sát mới ra trường cũng có thể còng tay tổng thống nếu ông ta vi phạm luật pháp. Một xã hội pháp trị thật sự.

    Những thứ như, 50 năm tuổi đảng hay có công với cách mạng hoàn toàn không có liên quan gì tới việc anh vi phạm pháp luật. Nếu bác làm tốt việc A, bác được thưởng xứng đáng. Nếu bác vi phạm tội B, bác phải chịu hình phạt của tội đó. A và B hoàn toàn không có bà con thân thuộc gì gới nhau.

    4. Tất cả những thủ tục nhầm làm trong sạch bộ máy công quyền thật sự được thực thi một cách rõ ràng, cụ thể chứ không phải chỉ hô hào "chống tham nhũn".

    5. Bộ máy công quyền có bị chi phối bởi các tập đoàn tài phiệt không? CÓ

    6. Bộ máy công quyền có phải chỉ là bù nhìn để các tập đoàn tài phiệt giựt giây không? KHÔNG

    Em xin phép ví von thế này nhé.

    Giả sử nhà em giàu, có của ăn của để, không ai không biết. Hàng ngày có 1000 người đi ngang nhà em. Trong đó có 500 người muốn vào ăn trộm.

    * Nếu nhà em chỉ toàn dùng cửa gỗ củ kỹ, long bản lề, khoá bị hỏng lại hay vắng nhà. Như vậy có thể cả 500 tên trộm đó sẽ viếng thăm nhà em.

    * Nếu em làm cửa sắt dầy, cao to, lại dùng toàn khoá cao cấp của Ý. Có lẽ chỉ còn độ 100 tên trộm muốn ghé chơi.

    * Em lại lắp thêm camera hồng ngoại, hệ thống báo động cao cấp. Giờ còn độ 10 tên trộm chưa bỏ ý đồ.

    * Em lại thuê vệ sĩ, bất kể ngày đêm đều có 5 vệ sĩ tuần tra nhà em. Lúc này e là không quá 3 tên trộm vẫn còn kiên định.
    ....

    Nhà em có thể bị trộm không? YES. Nhưng khả năng đó thấp hơn rất nhiều phải không các bác?

    Xã hội Mỹ là vậy. Luật pháp và các biện pháp chế tài được thực thi hàng ngày chứ không phải chỉ để cho có. Tội phạm vẫn có hàng ngày. Đó chính là cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa cái Tốt và cái Xấu. Và sau hơn 10 năm sống ở đây, em nghĩ là mọi thứ rất khá.

    Tin tức về những cảnh sát Xấu không hề thiếu trên các kênh thông tin. Tuy nhiên, thực tế, ta hoàn toàn có thể trông cậy vào đội ngũ cảnh sát. Có nghĩa là phần tốt vẫn nhiều hơn. Bản thân em đã trực tiếp gọi cảnh sát yêu cầu giúp dỡ rất nhiều lần và luôn rất hài lòng về cách phục vụ của họ. Hoàn toàn không hề lo sợ, rụt rè, hồi hộp khi trình bày sự việc với cảnh sát.
    Được sửa bởi ngocrebel lúc 07:01 AM ngày 11-02-2016

  7. #17
    Tham gia
    24-05-2009
    Location
    US
    Bài viết
    568
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    Haha, em không biết bác ASAV ở đâu, nhưng em thích cái nghề làm cho người ta đi mây về gió! Mà lại có thì giờ đi săn chim nữa chứ!

    Em đóng góp cho chủ đề thêm một chi tiết về phúc lợi cho các nhân viên cao cấp ở mọi cấp thành phố, tỉnh, tiểu bang, và liên bang ở Mỹ. Những người này nằm trong một loại nhân viên mà tiếng nhà nghề gọi là exempt employees. Cũng làm công sở trên giấy tờ, nhưng họ không phải là công chức thực thụ để hưởng mọi phúc lợi lâu dài và bảo đảm dành cho công chức loại civil service employees. Vì không có phúc lợi do cơ quan tài trợ và không có công việc vững bền, lương của exempt employees rất cao, vài trăm ngàn một năm như chơi! Họ thường làm vài năm tùy theo ý thích của chủ nhân.

    Làm chức cao như BB thì chắc chắn BB là exempt employee và BB đương nhiên không có BH y tế từ tiểu bang. BB phải có và duy trì bảo hiểm sức khỏe tư nhân, do đó từ chức không có nghĩa là BB mất bảo hiểm từ tiểu bang vì BB không có bảo hiểm này.
    Thông tin của bác vankhoa thật thú vị. Learn something new everyday.

  8. #18
    Tham gia
    05-12-2011
    Location
    Seattle, WA
    Bài viết
    5,184
    @ngocrebel: một chú thích nhỏ, công ty ở Mỹ không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Ít ra là đối với bang Washington. Nhưng luật Obama care thì bắt buộc mọi người phải có bảo hiểm. Nếu không mua thì bị đóng phạt. Nếu mua với giá thấp theo lương đã khai thì khi khai thuế cuối năm bị đóng bù lại. Nhân viên có thể negotiate với công ty để công ty mua bảo hiểm, hoặc tự mua. Mình biết rõ vì mình không mua bảo hiểm cho nhân viên, nhưng tăng lương cho họ để họ tự đi mua.

    Còn nếu công ty có bảo hiểm cho nhân viên mà nhân viên có rời khỏi công ty do bị đuổi hay bỏ việc. Họ vẫn có thể mua tiếp bảo hiểm đó, gọi là chương trình Cobra. Giá (premium) có thể sẽ mắc hơn vì công ty không hỗ trợ giá.

    Thêm nữa, nếu là bệnh đang chữa, dù hết bảo hiểm thì phần lớn công ty bảo hiểm sẽ phải chi cho hết. Dù là hết đóng premium. Mình nói phần lớn vì nước Mỹ quá rộng, mỗi tiểu bang đều có luật riêng chứ không phải luật chung cho tất cả.
    Gear còn đang thiếu vài món.

  9. #19
    Tham gia
    24-05-2009
    Location
    US
    Bài viết
    568
    Thank you and kevinle4230 về những thông tin bổ ích.

    Em xin đính chính lại với bác AVSV: Một khi hợp đồng bảo hiểm đang thực thi thì nó sẽ tiếp tục cho tới khi điều trị xong. Bệnh nhân đang nằm viện thì không thể đi làm và không có thu nhập để đóng premium.

    Bản thân em cũng từng được làm phẫu thuật nhưng mọi thứ chỉ kết thúc trong 1 tuần. Em có thắc mắc, giả sử bệnh nhân phải nằm viện nhiều tháng liền. Trong thời gian đó họ không thể đóng premium. Vậy sau khi xuất viện, họ sẽ đóng premium như thế nào? Họ có phải đóng hết tất cả những tháng trước hay chỉ đóng cho khoảng thời gian từ lúc xuất viện trở về sau?

    Em tự mua bảo hiểm bên ngoài nhưng bạn bè em có nhiều người mua ở cơ quan. Họ vẫn thường nói nếu nghĩ việc thì bảo hiểm cũng bị cắt. Chính vì vậy em mới nói: "Nghỉ việc ---> mất bảo hiểm" như ở trên mà quên vấn đề hợp đồng bảo hiểm đang được thực thi. Em xin chân thành nhận khuyết điểm về phát biểu không chính xác ở trên

    Em không nghe nói về chương trình Cobra. Có dịp em sẽ hỏi thêm về vụ này.
    Được sửa bởi ngocrebel lúc 09:34 AM ngày 11-02-2016

  10. #20
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Exempt employees có nhiều loại. Trong công sở, quận trưởng, tỉnh trưởng, thống đốc tiểu bang, các bộ trưởng trong chính phủ tiểu bang là liên bang, ngay cả tổng thống và phó TT đều là exempt employees. Họ được bầu lên thường thường với nhiệm kỳ 4 năm và có thể ứng cử thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa mà thôi. Hàng bộ trưởng tiểu bang thì do thống đốc bổ nhiệm với sự đồng ý của quốc hội, bộ trưởng liên bang thì do TT bổ nhiệm dưới sự phê chuẩn của các ban trong thượng viện (tùy theo bộ trưởng gì). Trong tư sở, exempt employees là các CEO, COO, CFO, ITO, VPs, general counsels, consultants, janitors, security guards, … Bao giờ ho cũng ký contracts và terms and conditions thì tùy theo hai bên và skill sets. Không có benefits qua sở thì họ sẽ có nhiều điều khoản thêm thắt (stipens). Tất cả cộng lại thì lương rất lớn, trừ các ngành unskilled labor.

Trang 2 / 22 Đầu tiênĐầu tiên 123412 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •