Trang 3 / 22 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 216

Chủ đề: Bạn nào quan tâm đến bầu cử ở Mỹ thì tham gia topic

  1. #21
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    @ ngocrebel: COBRA là con rắn hổ mang! Haha, giỡn chơi nhe. Tìm trong Google/Wiki hàng chữ Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act: luật để bảo vệ những người mất việc hoặc những con cái trên 24 tuổi không còn được bảo hiểm qua bố mẹ để tiếp tục có BH sức khoẻ.

    Trả lời câu hỏi của bác khi đang bị điều trị mà không thể đóng premium. Có nhiều hoàn cảnh nhưng hoàn cảnh nào thì các nhà thương không chịu lỗ và sẽ theo đuổi bác đến cùng ngay cả nhờ đến collection services! Trừ khi bác thương lượng xin giảm BV phí hoặc trả dài hạn. Bác có thể walk away bằng cách khai phá sản nhưng hậu quả là credit scores xấu trong 10 năm. Nhà thương lỗ thì họ đổ lên đầu các bệnh nhân tương lai bằng cách tính tiền $50 một viên thuốc cảm, $1000 một bình nước biển, đại loại như vậy!

  2. #22
    Tham gia
    24-05-2009
    Location
    US
    Bài viết
    568
    Quote Được gửi bởi Văn Khoa View Post
    @ ngocrebel: COBRA là con rắn hổ mang! Haha, giỡn chơi nhe. Tìm trong Google/Wiki hàng chữ Consolidated Omnibus Budget Reconciliation Act: luật để bảo vệ những người mất việc hoặc những con cái trên 24 tuổi không còn được bảo hiểm qua bố mẹ để tiếp tục có BH sức khoẻ.

    Trả lời câu hỏi của bác khi đang bị điều trị mà không thể đóng premium. Có nhiều hoàn cảnh nhưng hoàn cảnh nào thì các nhà thương không chịu lỗ và sẽ theo đuổi bác đến cùng ngay cả nhờ đến collection services! Trừ khi bác thương lượng xin giảm BV phí hoặc trả dài hạn. Bác có thể walk away bằng cách khai phá sản nhưng hậu quả là credit scores xấu trong 10 năm. Nhà thương lỗ thì họ đổ lên đầu các bệnh nhân tương lai bằng cách tính tiền $50 một viên thuốc cảm, $1000 một bình nước biển, đại loại như vậy!
    Đúng là khi mua bảo hiểm mình không nghĩ ra hết các trường hợp để hỏi họ. Khi đụng chuyện mới vỡ lẽ.

    Tóm lại em thắc mắc: Khi đang nằm điều trị, nếu bệnh nhân không thể đóng premium thì công ty bảo hiểm có tiếp tục thanh toán cho bệnh viện như lời anh kevinle4230 nói không? Nghĩa là hợp đồng bảo hiểm có còn hiệu lực sau ngày cuối của billing cycle (passed due) không?

  3. #23
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Em kể cho nghe nè. Hai vợ chồng em rể cứ ỷ vào nhau là người này nghĩ người kia lo đóng bảo hiểm sức khỏe hàng tháng. Đến khi con bị phỏng nặng đem đi nhà thương mới vỡ lẽ ra là bảo hiểm hết hạn tháng trước vì không đóng cập nhật. Họ phải bỏ tiền túi $200,000 để chữa phỏng cho đưa con.

    Lý do nào "bệnh nhân không thể đóng premium khi nằm nhà thương?" Người khác đóng hộ không được sao? Automatic payment? Hãng bảo hiểm và nhà thương không cần biết bác ơi!

  4. #24
    Tham gia
    21-10-2006
    Bài viết
    3,245
    hehe rút lại là ở US về bảo hiểm thì 1 là nghèo hai là giầu thì mới dễ thở chứ còn trung trung thì thiệt nhiều ..!!!! nghèo chút đi BV xin tới xin lui xong chỉ phải trả vài trăm , nghèo hơn nữa thì free !!! mà nghèo bên ni coi bô vẫn sướng hơn ở VN nhiều !!! cái vụ này VN bên này cũng giỏi lắm !!! ở nhà to xe đẹp mà vẫn có tiền trợ cấp !!!! sướng chưa !!! hehe vì đã có mấy anh làm lương caothi1 dụ như mấy anh ở trên đóng góp cho rùi !!!
    Còn về bầu TT ông này ông kia nên thật ra chả ảnh hưởng tới người thu nhập thấp như mình . ông nào cũng rứa . ăn thua là tình hình kinh tế hiện thực như thế nào thôi .chả ông nào xoay chuyển được đâu . nó theo chu kỳ rồi !! mịa hãng nó có lên lương cho nhiều đâu ! giờ ít việc làm tà tà . kinh tế lên nhiều việc làm ná thở mà lương cũng vậy !!! thì tại sao phải ...hihihi
    Được sửa bởi yashicanon lúc 06:45 PM ngày 11-02-2016
    canon F1 A1 30D 50 1.8 55 1.2 SSC 18-55 +1 MỚ LINH TINH
    Càng thêm thiết bị ,hình càng xấu !!!

  5. #25
    Tham gia
    11-03-2013
    Bài viết
    2,175
    Cám ơn bác Văn-Khoa đã giải thích về exempt employees, một điều mới mẻ đối với em. Cũng cám ơn bác KevinLe đã nêu COBRA lên giùm em.

    Bác ngocrebel: Đây là mục tán gẫu thôi, chẳng có gì lớn lao. Em cũng có lúc nói sai. Em vào đây thỉnh thoảng cũng học lóm được vài điều hay. Quan trọng là nhận ra cái sai, chứ có những tập đoàn cứ tưởng mình là đỉnh cao rồi cứ nhắm mắt tiến tới "thiên đường". (Ừ nhỉ, mà đã là đỉnh rồi thì chỉ còn đi xuống thôi, chứ làm sao mà đi lên!)

    Nay bác đã biết COBRA. Em giả sử một tình huống tưởng tượng. Một nhân viên nhờ có việc làm nên vợ con anh cũng được hưởng bảo hiểm y tế qua việc làm của anh ta. Hôm nay anh vào sở và bị laid off vì hãng ít việc nên cần cắt bớt nhân viên. Ra về anh mất bình tỉnh và bị đụng xe phải vào cấp cứu. Vợ anh ở nhà nghe hai tin sét đánh nên thai bị stressed và chuyển bụng nên phải vào nhà thương để sinh con. Nếu anh ấy bị mất bảo hiểm y tế ngay lúc anh ta không còn là nhân viên nữa, thì cả việc anh cần cấp cứu và chị vợ sinh con đều không có bảo hiểm y tế. Như thế thì thật là quá vô nhân đạo. COBRA là để tránh những tình huống thương tâm như vậy.

    Khi mua bảo hiểm xe, thường thì có những hợp đồng $30K/$100K hay $100K/$500K, v.v., hay bảo hiểm nghề nghiệp (professional liability insurance) thì có những loại $1M/$3M hay $2M/$5M. Con số đầu là mức bồi thường tối đa trong một nố, con số thứ hai là mức bồi thường tối đa trong một năm. Tuỳ theo hợp đồng mình chọn thì mình sẽ phải trả premium nhiều hay ít. Tuy nhiên trong bảo hiểm y tế, luật pháp của xứ Mỹ nơi bác đang sống cấm các hãng bảo hiểm đề ra mức bồi thường tối đa. Họ cũng bị cấm đề ra mức bồi thường tối đa trong suốt cuộc đời (lifetime max payment) cho một policy holder. Thế nên em thấy rất khó tin chuyện BB phải trả chi phí y tế đến nỗi phải bán nhà trả nợ.

    Bác có đề cập đến bách phân (%) mà một policy holder phải trả khi nhập viện. Em chưa nghe điều này. Dù vậy, nếu có, thì nó cũng không thể vượt quá Max out-of-pocket payment. Dĩ nhiên nếu việc điều trị kéo dài hơn một năm, thì khi qua năm mới, người đó lại phải trả deductibles cho năm mới, và hàng tháng vẫn phải trả premium.

    Những người khôn ngoan và biết cách hoạch định hay, nếu họ cần phẩu thuật hay một chăm sóc y tế tốn kém, thì họ sẽ chọn làm việc này trong 1-2 tháng đầu năm. Vì tốn kém nhiều nên chắc chắn họ sẽ phải trả hết deductibles/max out-of-pocket payment trong lần này. Lợi điểm là từ đó cho đến cuối năm, nếu họ phải cần chăm sóc y tế, thì họ hoàn toàn không phải trả thêm gì nữa cả. Thế nên em nghe nói là 1-2 tháng cuối năm thì phòng mạch các bác sĩ đông khách hơn, và bệnh viện thì các ca mổ elective surgeries nhiều hơn, vì người ta muốn dùng lợi điểm mà em nói ở trên, mà phải dùng trước ngày 1/1 của năm mới.

    Bác là fan của Obama mà lại chưa tìm hiểu về Obamacare thì có lẽ ông ta hơi buồn đấy. Em tôn trọng ý kiến của bác là bác không muốn bàn về Obamacare ở đây, dù rằng nó vẫn là hot topic trong mùa bầu cử này vì các UCV của GOP đều hứa sẽ loại bỏ nó nếu họ đắc cử. Tuy nhiên em chỉ muốn nói thêm một ý, tiếp theo lời bác viết là đổi bảo hiểm qua Obamacare "không dễ như trở bàn tay".
    Ngược lại, nếu đúng như Obama đã hứa (lèo), thì việc đăng ký Obamacare phải dễ hơn trở bàn tay. "... Your coverage will be the same, your premium will not increase, and the signup is as simplest as ever... Blablabla." Obamacare được quảng cáo với chiêu bài là để cho mọi người (everyone and all) trên nước Mỹ đều có bảo hiểm y tế. Nếu ai không đủ tiền mua bảo hiểm tư, hãy đến Obamacare. Nếu ai bị bảo hiểm tư loại bỏ, hãy đến Obamacare. Nếu ai chưa từng có bảo hiểm, hãy đến Obamacare. Bất kỳ người nào cũng có quyền đăng ký Obamacare, với bất kỳ tiền sử bệnh thế nào (regardless of pre-existing conditions). Bởi thế, như bác KevinLe đã nói, hàng năm khi khai thuế, sở thuế IRS của bác sẽ hỏi xem trong năm qua bác và gia đình có bảo hiểm y tế không, nếu không thì sẽ bị phạt tiền. Vì vậy em mới hỏi là tại sao BB đã không "dám" đụng đến Obamacare. Nên chuyện BB thiếu tiền trả chi phí y tế có thể xếp vào loại chuyện hoang đường.

  6. #26
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    1. Mình định post bài tiếp theo mình sẽ nói nhưng mà cũng may là anh yashi đã nói ngay ở trên. Mình chỉ nói thêm.

    2. Theo kinh nghiệm của mình thấy, bạn đừng tin 100% vào những lời chính trị gia ở đó nói, cũng y chang như anh yashi nói là ông nào lên cũng vậy. Nói chung, như anh solo đã nói trang 1, ai lên ở các nước này đều là những người giỏi thật sự, nhất là ở những nước như Mỹ thì đã trải qua một quá trình được báo chỉ kiểm tra tận tình và thanh lọc. Vấn đề là họ được sự ủng hộ nhiều hay ít là do có những vấn đề họ phải quyết định và đôi lúc họ quyết định sai chứ không phải là họ không có tài lãnh đạo không biết quyết định sao là đúng do không có trình độ như ở một số nước đang phát triển.

    3. Mình xin ví dụ, mình ví dụ bản thân mình không thích ông Bush con, nhưng không phải là ông không có tài mà là do có lúc ông quyết định sai ví dụ như dựa trên những bằng chứng không cơ sở để tấn công Iraq. Đêm hôm qua mình tình cờ xem lại phim Fair Game và mình đọc lại vấn đề điệp viên Valerie Plame mình mới hiểu rõ thật sự.

    4. Những ứng viên khi tranh cử họ nói rất hay một phần đa số là do họ là luật sư học ở Mỹ cho nên khả năng nói chuyện và tranh luận của họ rất tốt và thuyết phục. Nhưng mà thực tế mình thấy khi họ ngồi vào chức họ không lường hết những khó khăn của một vấn đề cho nên dẫn đến là họ đã không làm như họ hứa. Mình thấy chuyện này rất nhiều lần qua bao cuộc bầu cử.

    5. Cho nên khi mình tạo tiêu đề đừng nghĩ là mình không suy nghĩ. Mình đã ghi rõ là chỉ vào khi quan tâm, bạn không quan tâm không vào. Nếu như bạn như mình bạn chọn và ủng hộ một ứng viên, y như bạn chọn đội bóng đá, rồi mỗi lúc bầu cử bạn xem kết quả online bạn sẽ thấy rất hồi hộp. Đó là những cảm giác làm cho bạn trở thành một người trong đội. Mình chỉ hình thành cái này từ thời ông Obama trước đó mình có theo dõi nhưng không chọn và cũng chưa đủ trình độ theo dõi sâu.

    6. Khi bạn xem thật sâu vấn đề Valerie Plame, bạn sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của hiến pháp tốt mà nó bảo đảm quyền tự do lên tiếng của một người dân nhỏ bé hoàn toàn không có thế lực đối với những người có thế lực trong Nhà Trắng. Trong tòa án tôi không cần biết bạn có thế lực thế nào, ai cũng bình đẳng về quyền tự do phát biểu như nhau. Bạn xem thử đi hoặc phim hoặc sách Fair Game, bà Valerie ban đầu không dám lên tiếng thậm chí phải ly thân với ông Wilson vì phản đối chuyện ông phải làm ra lẽ việc này. Nhưng cuối cùng, bà hiểu ra, trở về với gia đình hôn nhân quay trở lại và bà lên tiếng trong phiên điều trần quốc hội làm lớn chuyện ra để chứng minh là họ đúng.

    7. Sự thật đó thế nào, sự thật là không có bằng chứng Saddam chế tạo vũ khí hóa học và điều ông Wilson đi điều tra ở Niger là hoàn toàn chính xác.

    8. Mới tuần rồi mình đã mua sách 13 hours Benghazi của Amazon để đọc, nó cũng lại một lần nữa cùng một nguyên tắc với sách Fair Game là tôi có quyền tự do nói lên quan điểm của tôi cho dù tôi chỉ là nhỏ bé trong xã hội. Cái này đã thành phim sắp ra nhưng mình dù bận việc làm vẫn đọc sách bởi vì sách nó nói lên rất nhiều điều không phải như phim chỉ mang tính giải trí.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  7. #27
    Tham gia
    17-02-2006
    Bài viết
    7,235
    Mình xin nói thêm ra post nhỏ cho bạn đọc cho dễ vì ít khi nào mình viết bài ngắn.

    Mình xin nói ví dụ về sự hồi hộp khi xem kết quả bầu cử Mỹ vào ngày đầu tháng 11 năm bầu cử. Mình nhớ nhất là năm 2012 ông Obama tái cử tranh với Romney. Thật là hồi hộp vì ban đầu là ông R vượt phiếu do ông lấy hết tất cả các ban miền Trung và Florida ra kết quả chậm là chưa kiểm xong cho đến khi mình thấy ông O thắng bang quan trọng là Cali. Trong lần tranh luận truyền hình đầu tiên, ông Obama thua dữ vì cách nói của ông bị vấp không thuyết phục mình nghĩ là ui chết, may sao ông sửa lại lỗi trong lần tranh luận thứ hai.

    Những cái như trên, bạn không có kiếm ra ở bất cứ quốc gia nào khác. Mình thích ông Obama vì ông đã mang lại một hình ảnh mới của nước Mỹ cho thế giới so với thời trước đó, ông coi trọng những nước khác và ông đối xử rất tế nhị cho nên số người ở nước ngoài Mỹ mà ủng hộ ông rất đông. Chứ thật sự làm tổng thống Mỹ rất khổ lúc nào cũng bị chỉ trích, ông nào lên 8 năm sau đầu bạc trắng hết không chừa ông nào.
    Hình đại diện là mình chụp mái tóc Serena Williams năm 2019

  8. #28
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Một cuối tuần nghỉ lễ thảnh thơi có thì giờ bàn bạc với chủ đề này.

    Nhân tiện bác ASAV đề cập đến việc "hứa ẩu" của Obama để được lòng dư luận quốc nội và quốc ngoại, em có một nhận xét về cách người ta cảm nhận về Obama mà em cho là ngây thơ chính trị và không biết đến sự kiện "có trong chăn mới biết có rận".

    Em không bao giờ bầu một cá nhân nào, dù cho là Bush, Clinton, hay Obama. Cái em bầu là đường lối và chính sách mà em cho là sẽ có ảnh hưởng ra sao đối với xã hội và cuộc sống. Trong bất cứ quốc gia nào, đa số dân chúng vẫn chưa đủ có một trình độ thấu hiểu về những hậu quả để có thể tiên đoán những gì sẽ xẩy ra trong những năm tới sau khi bầu.

    Bất cứ những UCV nào cũng có những lời tuyên bố để câu phiếu, cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Em không mảy may để ý đến những lời tuyên bố rỗng tuyếch này. Cái mà em để ý đến là những kết quả thực tiễn mà đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ đã và đem đến cho nước Mỹ, thay vì "được lòng" hời hợt bên ngoài đối với cộng đồng quốc tế vì sự hiếu kì của họ. Nhất là cái "được lòng" này lại không đem lại một thành quả nào tốt trong nước Mỹ.

    Theo em thì đối với cương vị của một tổng thống, những thành quả cá nhân tốt như được yêu mến hay được lòng dư luận thế giới bên ngoài đều không quan trọng. Những thành quả này đem lại gì cho dân chúng Mỹ? Người Mỹ sẽ không trở thành nạn nhân của các vụ khủng bố như ở Bali, Paris, Istanbul, …? Hay nói xa vời đi nữa, du khách Mỹ được thiện cảm hơn thay vì bị đối xử khác biệt, nói thẳng ra là vẫn bị giết?

    Trở lại cái "hứa ẩu" của Obama, nói đúng ra không phải của Obama mà nó chính là của đảng Dân Chủ mà ai cũng biết là đường lối chính của họ là chống phát triển, thuế cao, tiêu dùng cho xã hội cao, chia sẻ sự phù trú, san bằng giầu nghèo, và bảo vệ thiên nhiên bằng mọi giá dù vô lý.

    Những làm trong ngành y tế, đơn cử là bác ASAV đều bị ảnh hưởng rất tiêu cực từ cái gọi là Obamacare. Ai cũng kêu trời như bọng. Đối với những bệnh nhân có BH của chính phủ, tiền thu lại của chính phủ sau khi điều trị một bệnh nhân không đủ để trả phí tổn cho một con dao mổ, mũi kim và sợ chỉ khâu và những đồ lỉnh kỉnh khác. Riêng em, từ xưa đến khi có Obamacare, chưa bao giờ em đóng trên 5 đô la khi đi khám BS hoặc bệnh viện. Nhưng khi Obama lên thì em mất mỗi năm 2000 đô la, dù đó chỉ là một tỉ số nhỏ của số lương. Cứ 10 người BS thì chỉ có một người bênh Obama và người BS này chắc chắn là người theo đảng Dân Chủ. Bạn em, một BS về tim hay bào chữa cho Obamacare qua câu nói "Một cường quốc số một như Mỹ mà còn có nhiều người không có bảo hiểm sức khoẻ là một điều sỉ nhục!" Nhưng em trả lời lại là "Điểm chính không phải là hình thức có BH hay không. Tất cả, dù có BH hay không, đều có một cơ hội để cho mày khám là được rồi?"

    Obama, nói đúng ra là đảng Dân Chủ sau lưng đã làm, phải nói là dám làm những chuyện liên quan đến chính sách đi xa ngoài phạm vi của một ban hành pháp mà đưa đến nhiều vụ kiện có tính cách vi hiến. Ít ai để ý đến những vụ kiện chính phủ Obama ở District of Columbia District Court và sau đó leo lên bậc Tối Cao Pháp Viện Mỹ (Supreme Court of the United States, SCOTUS). Obamacare xuýt nữa bị SCOTUS xử thua nếu không nhờ vào Chief Justice Roberts mà người ta cho rằng đã trở cờ. Bên thưa kiện cho rằng Obamacare vi hiến về vấn đề ép buộc Interstate Commerce.

    Bất cứ đảng nào, khi một tổng thống nào lên thì sẽ đem quân mình vào những vị trí chóp bu trong ban hành pháp. Nghĩa là các bộ trưởng, thứ trưởng, top managers được đề cử vào các bộ máy quan trọng trong chính quyền để thi hành chính sách của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama và các bộ truởng ra nhiều chính sách có thể nói là cực đoan có ảnh hưởng không tốt cho kinh tế. Thứ nhất là Obamacare, để bắt buộc những người không có BH y tế phải mua BH rồi sau đó tài trợ cho họ, cái giá mà mọi người khác phải trả là gì? Em mất 2 ngàn một năm, các BS phải khám gần gấp đôi bệnh nhân để có thể bù đắp lại cho những lỗ lã, đi đến giảm chất lượng, hoặc giải nghệ vì không còn sức hoặc động lực để khám thêm bệnh nhân vì chính phủ trả giá bèo.

    Một mặt nữa có ảnh hưởng phũ phàng về kinh tế của Obama và đảng Dân Chủ. Đây là một đảng không thân thiện với kinh doanh và tài chính. Họ cho rằng các tập đoàn thương mại là kẻ thù của môi trường, nhất là các tập đoàn về năng lượng. Họ triệt để ra luật cấm hoặc xiết chặt các khai thác về năng lượng như khoan dầu, xây dựng các đường dẫn dầu, khai thác mỏ than và hạn chế nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Họ cho rằng "biến đổi khí hậu", sau này là "hâm nóng hoà cầu" bị gây ra vì tiêu thụ các sản phẩm hoá thạch như dầu hoả và than và cần phải diệt bỏ. Cái giá của dân chúng Mỹ cho chính sách "anti-fossils" của Obama và đảng Dân Chủ là gì? Khỏi phải dài dòng, tuần trước, SCOTUS đã ra một phán quyết vô tiền khoáng hậu làm trấn động giới luật. Lần đầu tiên trong lịch sử SCOTUS, năm Justices đã ra lệnh "stay" luật "Clean Power Plan" (CCP) của Obama, nghĩa là phán quyết tạm thời luật này không có hiệu lực. Cái vô tiền khoáng hậu là điểm luật này đang tranh tụng ở toà dưới (DC District Court) và chưa bao giờ SCOTUS xía vào một vụ đang còn tranh tụng. Điểm này cho thấy cái ảnh hưởng và tầm quan trọng của CPP nó to lớn đến chừng nào.

    Tại sao CCP lại quan trọng thế? Câu trả lời là bao nhiêu công việc làm và kinh tế liên quan đến khai thác than và năng lượng từ các nhà máy điện than trong hơn một nửa nước Mỹ (29 tiểu bang). Nếu để yên cho Obama thi hành CCP thì các mỏ than trên nước Mỹ và các nhà máy nhiệt điện sẽ đóng cửa trong vòng 20, 30 năm nữa. Lúc đó các tiểu bang tùy thuộc vào kinh tế khai thác mỏ than và năng lượng rẻ tiền nhất sẽ xoay sở ra sao? Hy vọng dân chúng trong các tiểu bang này đọc các bài viết thuyết phục các Justices trong SCOTUS truớc khi chọn tổng thống hay đảng.

    Vấn đề hứa ẩu nữa của Obama ở đây là đem cái CCP của mình đem rao bán ở Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu ở Paris tháng Mười Một năm ngoái để chứng tỏ vai trò dẫn đầu hão huyền của nước Mỹ trong cuộc chiến chống hâm nóng hoàn cầu. Nhưng các chính phủ nước khác có tin không là chuyện khác. Hơn một nửa nuớc Mỹ không tin và đã thách thức Obama và bộ Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (Environmental Protection Agency) ở toà án.

    Hôm qua Hillary Clinton tuyên bố trong một cuộc tranh cử "Đừng nghĩ tôi là một người phụ nữ mà bầu cho tôi!". Hoá ra cái chủ trương đừng xem màu da, đừng phân biệt trai gái mà hãy để ý đến cái tài và thành quả bên trong mà chọn người lúc nào cũng đúng trong mọi tình huống.

  9. #29
    Tham gia
    06-02-2011
    Location
    USA
    Bài viết
    2,669
    Happy my vote not for Nobama , Kì này Đảng CH chảng biết chon ai ?? còn bên DC thi Thoi ko dám nhìn bà CLinton Ko thua gì OB . còn Ông già 72 tuổi chính sách của Ong này gần giông như CS
    Gà CH cưa có ai xuât săc cả Nước Mỷ sể đi về đâu hic hic
    Người đi một nửa hồn tôi mất .
    Một nửa hồn kia đứng chửi thề .

  10. #30
    Tham gia
    05-10-2011
    Bài viết
    4,833
    Justice Scalia, một trong chín quan tòa của SCOTUS đã mất hôm qua. Sự kiện này làm cuộc bầu cử trở nên sôi động hơn vì nó sẽ làm Obama nhảy vào vòng chiến giữa đảng Công Hòa và đảng Dân Chủ. Obama sẽ quyết tâm đưa người của mình vào SCOTUS vì trước khi Justice Scalia (đảng Cộng Hòa) qua đời, cán cân trong SCOTUS là 50/50. Đưa người mình vào, chắc chắn Obama sẽ thắng các vụ kiện mà SCOTUS sắp xử trong năm nay. Đảng Cộng Hòa tuyên bố sẽ chống đến cùng cho đến khi bầu cử xong. Gay cấn đây!

Trang 3 / 22 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •