Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 33

Chủ đề: Lý thuyết màu - Color Theory

  1. #1
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140

    Lý thuyết màu - Color Theory

    Xin lỗi các bạn nào đang đợi bài viết này của mình vì để các bạn đợi hơi lâu.
    Một phần do tuần rồi mình quá bận nên không kịp hoàn thành, cũng do 1 phần vừa viết vừa tổng hợp nên nhìu cái phải đối chiếu lại.
    Trước mắt mình sẽ tạm dùng những hình ảnh mình tìm dc trên Internet, mà chưa kịp nêu rõ nguồn. Mình hứa sẽ cập nhật ngay khi có thể nguồn ảnh mình dùng (tác giả), sẽ cố gắng liên hệ để xin quyền sử dụng hay chia sẻ. Nếu sau khi tìm mà không được hoặc tác giả không đồng ý mình sẽ thay ảnh khác.

    Theo dự kiến bài viết của mình sẽ gồm 3 phần chính như sau:

    • Phần 00 - Mở đầu
    • Phần 01 - Điều gì làm nên một tấm ảnh đẹp
    • Phần 02 - Bản chất của màu sắc
    • Phần 03 - Nguyên lý phối màu
    Được sửa bởi enotl lúc 02:41 PM ngày 25-12-2015
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  2. #2
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Phần 00 - Mở đầu

    Về bản chất vật lý màu sắc chỉ là các tia bức xạ mà mắt người nhìn thấy được. Phân loại theo bước sóng ta có dải màu nhìn thấy được như hình dưới.
    Các tế bào hình nón trong mắt người, khi phản ứng với các bước sóng khác nhau sẽ cho ra một ý niệm về màu sắc khác nhau trong não. Cụ thể thì các bạn đã được học trong vật lý lớp 9 (nếu mình nhớ không nhầm), nếu bạn nào muốn đào sâu hơn thì xin mời xem tại đây.

    Như vậy, từ bản chất, màu sắc đã là một khái niệm hoàn toàn chủ quan, lưu ý rằng khái niệm về màu sắc mà ta biết không hề giống với phần còn lại của thế giới động vật.

    Hãy tạm gác lại bản chất vật lý của màu sắc, và tập trung vào điều chúng ta quan tâm trong nhiếp ảnh là màu sắc có tương tác và liên hệ như thế nào đến trạng thái tâm lý của chúng ta người chụp ảnh và người xem ảnh.

    Theo quan điểm của mình nghệ thuật hay cảm nhận nghệ thuật là một hoạt động vô cùng chủ quan. Cùng một tác phẩm có thể mang lại cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau giữa những người xem. Điều này lý giải vì:

    • Khác biệt về sinh lý của từng cá thể: cùng một nót nhạc/âm lượng có người thấy êm dịu, có người lại thấy chua chat, vì cấu tạo cơ thể của chung ta hoàn toàn khác nhau, nên việc này là hoàn toàn bình thường.
    • Khác biệt về văn hóa: mội một cá thể là sự tổng hòa của môi trường xung quanh, vì vậy văn hòa đóng một vai trò quan trọng trong việc cảm nhận của cá thể. Ví dụ: màu đó đối với người phương Tây biểu trưng cho sức mạnh, quyền lực, trong khi phương Đông lại thể hiện sự may mắn hay hoan hỉ (bao lì xì đỏ, hay trang trí trong lễ cưới trong các đám cưới)
    • Khác biệt về trải nghiệm: trải nghiệm của mội cá thể ở mỗi thời điểm sẽ là duy nhất, có thể hôm nay tôi cảm thấy trời mưa rất buồn vì tôi cô đơn, nhưng nếu một hôm khác, ôm người bạn tình trong chăn trong nằm nghe tiếng mưa rả rich thì tôi lại cảm thấy vô cùng ấm áp, và hạnh phúc.



    Văn hóa phương Tây, hình ảnh chúa Jesus thường gắn liền với màu đỏ - biểu trưng cho quyền năng


    Văn hóa phương Đông, màu đỏ biểu trưng cho sự may mắn và niềm vui - ảnh Shaadi


    Mình nói những điều này vì nếu những điều mình sắp trình bày về cảm nhận dưới đây không giống với điều bạn nghĩ hay cảm nhận, thì hay hiểu rằng đó là tất yếu. Sự đa dạng và khác biệt là một phần của quy luật phát triển tự nhiên. Đừng vội chỉ trích bài viết hay tự ti với cảm nhận của bản thân.

    Bài viết này mình nhắm đến hai mục tiêu:
    • Thứ nhất là hệ thống lại những gì mình đã đọc trong thời gian gần đây. Để biến những kiến thức của “người ta” thành của mình.
    • Thứ hai là muốn chia sẻ với cộng đồng những kiến thức mà mình cho là vô cùng quan trọng, nếu chúng ta muốn tiến xa. Lưu ý là tiến xa không có nghĩa là bạn sẽ phải trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chỉ cần bạn muốn không nản chí, tiếp tục duy trì niềm vui với nhiếp ảnh, thì chúng ta phải vượt qua cái ngưỡng chụp ảnh hên xui.
    Được sửa bởi enotl lúc 12:28 PM ngày 07-12-2015
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  3. #3
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Phần 01 - Điều gì làm nên một tấm ảnh đẹp

    Chúng ta vẫn hay thường nghe “A picture is worth a thousand words – Một bức ảnh đáng giá muôn ngàn lời nói”. Vậy thì tạm so sánh một tấm ảnh và 1 bài văn (viết) để nói thế này.
    Một bài văn hay theo mình cần có hai yếu tố then chốt, đó là: cốt truyện thú vị và văn phong tốt.
    • Cốt truyện - nội dung, cân truyện, tình tiết, … - thú vị khiến cho người đọc bị hấp dẫn, cuốt hút buộc phải theo đến cùng của câu truyện. Cũng chính cốt truyện hay sẽ quyết định sự nổi tiếng của tác phẩm văn chương đó. Độc giả sau khi đọc xong, sẽ quyết định có hay không giới thiệu cho người khác là do sự thú vị và độc đáo của cốt truyện.
    • Trong khi đó Văn phong là phương tiện để truyền tải cốt truyện đến người đọc. Văn phong chính là cách “Đặt câu” và “Dùng từ” của nhà văn. Chính văn phong là phần tạo ra cảm xúc cho người đọc. Cách đặt câu hay dùng từ sẽ tạo ra màu sắc cho câu truyện -> trinh thám, kinh dị, tình cảm, …


    Một câu truyện có cốt truyện hay, nhưng văn phong ngớ ngẩn, không mạch lạch, sẽ làm người đọc bối rồi, rất khó theo dõi, và dung nạp cốt truyện.
    Ví dụ cho những trường hợp này, bạn đã bao giờ mua những cuốn sách ngoại văn, rất nổi tiếng trên thế giới, nhưng bạn không thể nào đọc hết nổi cuốn sách dù không quá dài. Đó là vì bản in đó đã không may đến từ một dịch giả hay nhà xuất bản vô trách nhiệm. Họ nhẹ nhàng hủy hoại cả một kiệt tác vì văn phong lủng củng, dùng từ ngờ ngẩn. Những lần như thế tôi tức vô cùng, tức vì tiếc tiền mua sách thì ít mà tức thay cho tác giả thì nhiều.


    Còn nhớ lần mình mua bản dịch này của “Cô gái chơi dương cầm” vào năm 2005 – Nobel văn học 2004,
    cho đến lúc đọc hết cuốn truyện không thể nhớ nổi bao nhiêu lần đã muốn đem đốt bản dịch vì tức cái văn phong lủng củng của lão dịch giả.

    Còn những câu truyện có văn phong bay bổng, phong phú, nhưng lại thiếu một cốt truyện chặt chẽ, logic và mới mẻ. Người đọc có thể sẽ đọc hết tác phẩm rất nhanh, nhưng sau đấy lại chẳng thể nhớ nổi nội dung. Ví dụ cho những câu truyện kiểu này là thể loại truyện Ngôn tình, hay phần lớn những truyện có trang bìa / Tên truyện rất khiêu gợi bày bán nhan nhản trong các nhà sách hiện nay. Phần lớn là truyện tình, tình dục hay tình yêu, vì chủ đề này dễ gây tò mò cho người đọc, dễ bán.


    Sách ngôn tình – Thực lòng thì mình chưa đọc cuốn nào thuộc thể loại này :D nhưng nghe tên thôi cũng thấy mất thời gian rồi.

    Quay trở lại với nhiếp ảnh, “cốt truyện” ở đây chính là chủ thể, nội dung của tấm ảnh. Đó có thể là nhân vật nếu là ảnh chân dung; cảnh vật nếu là ảnh phong cảnh; hoạt động, sự kiện nếu là ảnh phóng sự …
    Còn “văn phong” chính là “Bố cục” của bức hình.
    Tương tự như trong văn chương, nếu “cốt truyện” của bức ảnh ấn tượng, mới mẻ, sâu sắc, sẽ làm cho người xem không chỉ trầm trồ mà còn mãi nhớ về bức ảnh và giới thiệu cho người khác xem. Còn nếu bức ảnh chỉ là trai xinh, gái đẹp, mắt to, vú bự, thì sẽ chỉ làm người xem nhướn mày lên một chút, rồi thôi. Để có được mốt bức ảnh có nội dung hay và ấn tượng là hoàn toàn phụ thuộc vào trải nghiệm, góc nhìn của mỗi nhiếp ảnh gia, điều này chẳng ai dạy ai được.


    Nổi tiếng và trường tồn nhờ chủ thể như trong The kiss – ảnh Alfred Eisenstaedt

    “Văn phong” hay trong nhiếp ảnh là “Bố cục” chính là phương tiện để truyền tải nội dung và tạo cảm xúc cho người xem ảnh.
    Theo mình “Bố cục” ảnh bao gồm hai thành phần:
    • Bố cục về hình khối, đường nét
    • Bố cục về màu sắc, ánh sáng.


    Bố cục về hình khối và đường nét: nghe tên chắc bạn cũng hình dung được phần nào. Nôm na là sử dụng hình khối, đường nét (tư thế người được chụp, các con đường, ngọn núi,…) trong ảnh để dẫn dắt người xem đến với nội dung chính. Đây là một chủ đề lớn, đã được anh Hafoto trình bày trong một bài viết cực hay, tại đây. Mình khuyến khích các bạn nên đọc bài này để hoàn thiện được kiến thức về cả hai thành phần của “bố cục”.
    Cuối cùng và cũng chính là nội dung của bài viết này, bố cục về màu sắc, ánh sáng. Lưu ý ánh sáng là một đặc tính của màu sắc. Bố cục về màu sắc là phối màu để tấm ảnh đạt được sự hài hòa về cường độ, độ bão hòa, độ sáng. Sự hài hòa này giúp cho người xem cảm thấy dễ chịu khi xem, không bị chối. Nếu sử dụng tốt, bố cục về màu sắc sẽ mang lại ngay lập tức cảm xúc cho người xem, nhờ vào khả năng tái tạo môi trường, ký ức.
    Theo mình, một tấm ảnh có “Bố cục” tốt sẽ cho người xem cảm nhận được cái sự “động” trong bức hình tĩnh, cái sự “3 chiều” trong một tấm hình phẳng. Cả hai loại bố cục: hình khối và màu sắc nếu vận dụng tốt sẽ giúp ta đạt được những hiệu ứng trên.
    Bố cục tốt ngay lập tực sẽ gây chú ý cho người xem – dân dã hay gọi là bắt mắt (catch the eye), để rồi sau đó dẫn dắt người xem đến nội dung của tấm ảnh.
    Cũng giống trong văn chương, cho dù cùng một nội dung thú vị nhưng nếu bố cục không tốt sẽ không tạo được ấn tượng với người xem.


    Như trong bức hình Kissing the war goodbye của Victor Jorgensen, cùng một chủ thể, cùng một thời điểm
    nhưng bố cục khác mang lại cảm giác hoàn toàn khác cho người xem.

    Tấm này ví dụ cho trường hợp bố cục màu sắc rất hài hòa nhưng nội dung thì chung chung nhàn nhạt kiểu Ngôn tình

    Như tôi đã nói ở trên, văn phong tạo nên màu sắc của câu truyện. Bố cục cũng vậy, rõ ràng nhất là bố cục màu sắc, tạo nên cho tấm ảnh cái mà chúng ta hay là tông màu, không khí - theme, mood hay atmosphere.


    Chỉ với vài màu đơn giản, người xem đã có thể thấy tim đập rộn ràng với không khí giáng sinh


    Màu xanh lá cây đem lại cảm giác đặc trưng cho thể loại giả tưởng - Scifi


    Bạn có thấy ngọt ngào?

    Khi sử dụng màu sắc sai sẽ không chỉ đơn thuần làm bức ảnh kém bắt mắt hơn mà đôi khi còn truyền tải sai thông điệp của chủ thể.


    Nếu để bức tường màu xanh thì bức ảnh sẽ không hài hòa và bắt mắt như khi bức tường có màu đỏ thẫm


    Background u ám làm ủ dột đĩa kem thay vì mang lại cảm giác mát lạnh như ý đồ


    Tóm lại:
    Một bức ảnh đẹp cần có nội dung hay và bố cục tốt.
    Nội dung hay phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người chụp và đôi khi cả may mắn xuất hiện đúng thời điểm nữa.
    Nhưng nếu có nội dung hay mà kỹ năng trình bày “Bố cục” tệ thì cũng không thể truyền tải cảm xúc và nội dung đến người xem.
    Trong bài viết này mình sẽ chỉ trình bày về “Bố cục màu sắc”. Do đó, kể từ thời điềm này trở đi khi mình nói một bức hình đẹp, nghĩa là đẹp về bố cục màu sắc. Chúng ta quy ước như vậy để bài viết không dài dòng do trùng lặp từ, gây mệt mỏi cho người đọc. Mong các bạn lưu ý để tiện theo dõi.


    Bonus tấm này là ví dụ của tất cả các loại dở từ nội dung đến bố cục, đưa lên cho các bác “rèn luyện” thôi Nhớ nhé, dở lắm!
    Được sửa bởi enotl lúc 01:32 AM ngày 08-12-2015
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  4. #4
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Phần 02 - Bản chất của màu sắc

    I. Nhận thức của con người đối với màu sắc
    Như mình đã nói ở phần 1, màu sắc thực chất chỉ là những tia bức xạ, có bước song khác nhau. Khi tiếp xúc với các tế bào hình nón cụt trong nhãn cầu sẽ tạo ra thông tin đến não bộ. Bản chất chỉ khô khan thế thôi.
    Tất cả những khái niệm, chúng ta dùng để miêu tả màu sắc hay cảm nhận về màu sắc chỉ là sản phẩm của não bộ - nhận thức, và thường thì không phản ánh bản chất vật lý của chúng.
    Ví dụ thế này: khi nói về màu sắc chúng ta có thể miêu tả bằng những tính từ như: rực rỡ, màu nóng, màu lạnh, …
    Thực tế thì bức xạ là bức xạ, không có tương quan nào giữa bước sóng và mức độ rực rỡ.
    Hay, chúng ta hay gọi những màu như xanh dương, tím, … là màu lạnh, còn những màu như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây là màu nóng. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Những màu chúng ta cho là lạnh là có mức năng lượng cao hơn (hay nóng hơn) so với những màu chung ta cho là nóng.
    Do màu sắc là sản phẩm của nhận thức của con người, do đó cảm nhận về màu sắc có thể bị thay đổi theo hoàn cảnh.
    Đề chứng mình điều trên, xin mời bạn xem hai ví dụ bên dưới:
    1. Hai ô nằm trong thoạt nhìn có vẻ khác nhau. Có cảm giác ô bên phải sáng hơn, và ngược lại.
    Tuy nhiên hai ô này được tô cùng một màu. Nếu kéo dài ô bên trong ta sẽ thấy rõ điều này.

    2. Nếu bay giờ tôi nói hai ô A và B trong hình trên có cùng độ sáng, bạn có tin không ? Hãy đưa hình vào PTS và tự mình kiểm tra.
    Đặc biệt hơn là cho dù sau khi bạn biết được hai ô này cùng độ sáng, bạn vẫn không thể nhận thức được điều này khi nhìn hình.

    Có thể thấy cảm nhận về màu sắc của con người bị ảnh hưởng bởi những màu sắc lân cận chúng. Do đó bố cục về màu sắc trong cùng một khung hình vô cùng quan trọng. Phối hợp tốt, chúng sẽ tạo nên sự hài hòa, bắt mắt. Còn ngược lại sẽ gây khó chịu cho người xem. Điều này gọi là sự hài hòa về màu sắc.
    Một tấm hình là kết quả tổng hòa của tất cả những màu có trong khung hình. Nhiệm vụ của chúng ta, những người theo đuổi sự sáng tạo, là phải bố trí sắp xếp những đối tượng trong khung hình sao cho hài hòa. Còn nêu không hiểu và không quan tâm đến điều này, chúng ta cũng không hơn mấy cái camera an ninh là mấy, thấy gì chụp nấy.

    II. Thuộc tính của màu sắc
    Vậy làm thế nào để một tấm hình có thể đạt được sự hài hòa về màu sắc ? Đó là điều tôi sẽ chia sẽ với các bạn.
    Tuy nhiên, để có thể nói về hài hòa của các màu sắc khác nhau. Trước hết ta phải hiểu 03 thuộc tính cơ bản nhất của màu sắc, bao gồm :

    1. Hue
    2. Value
    3. Saturation


    01. Hue: là độ tinh khiết nhất của màu. Gọi là màu cơ bản.

    02. Value: độ sáng/tối của một màu (hue). Từ các màu cơ bản, nếu thêm đen, màu đó sẽ trở nên tối hơn, còn khi thêm màu trắng, màu sẽ sáng lên.
    Phần sáng của màu gọi là Tints, phần tối gọi là Shade.

    03. Saturation (hay Chrome): là độ bão hòa của màu. Ta hay gọi là độ tươi, hay rực. Từ màu cơ bản nếu thêm màu xám sẽ giảm độ bão hòa của màu. Màu sắc khi đó sẽ trở nên nhạt nhòa hơn.

    Kết hợp 3 khái niệm cơ bản vừa nêu, về lý thuyết, ta có thể tạo ra hàng triệu màu.



    III. Color wheel
    Phần này còn rất nhiều ý kiến tranh cãi, cũng vì phần này mà mình tốn rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành bài viết. Trong bài này mình chỉ trình bày quan điểm mà mình cho là đúng, không lan man để tránh gây rối. Nếu các bạn yêu cầu mình sẽ bàn về những ý kiến tranh cãi trong một bài khác.
    Color wheel được dùng để hệ thống hóa màu sắc, để dễ dàng cho việc sử dụng hay trao đổi thông tin. Có nhiều lý thuyết được dùng để xây dựng Color wheel. Sau khi tìm hiểu mình chọn sử dụng lý thuyết của Johannes Itten.
    Bắt đầu bằng 3 màu cơ bản (Primary colors) là Đỏ, Vàng, Xanh.
    Tại sao 3 màu này được chọn là 3 màu cơ bản?
    Màu sơn trong tranh vẽ, khi trộn 2 màu với nhau sẽ cho ra 1 màu mới, như màu Đỏ và màu Vàng sẽ tạo ra màu Cam. Tuy nhiên ta không thể trộn bất cứ màu gì để tạo ra 3 màu cơ bản nói trên. Do đó Đỏ, Vàng, Xanh dương được sử dụng là 3 màu cơ bản.
    Khi trộn 3 màu cơ bản ta sẽ được 3 màu nhị cấp (Secondary colors). Tiếp tục trộn ta sẽ có 6 màu tam cấp (Tertiary colors). Theo nguyên tắc này ta có thể tạo ra hàng nghìn màu. Tuy nhiên để đơn giản, ta sẽ dừng lại ở 12 màu (Hue). Khi đó ta sẽ có Color wheel như hình dưới.

    Đây là Color wheel được đông đảo sự chấp thuận nhất, thường được gọi là RYB color wheel (theo 3 màu cơ bản Red, Yellow, Blue).
    Bên cạnh RYB còn có vài lý thuyết Color wheel khác nữa như : Newton color wheel, Goethe color wheel, RGB color wheel, CMYK, …
    Các color wheel về cơ bản có thứ tự các màu giống nhau, nhưng biên độ của mỗi màu sẽ khác nhau. Kết quả là các cặp màu đối xứng nhau qua vòng tròn sẽ khác nhau.
    Hai màu nào đối xứng với nhau qua vòng tròn màu sẽ quyết định đến nguyên tắc phối màu, kết quả cuối cùng của bài viết này.
    Được sửa bởi enotl lúc 03:27 PM ngày 25-12-2015
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  5. #5
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Phần 03 - Nguyên lý phối màu

    booked
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  6. #6
    Tham gia
    21-07-2011
    Bài viết
    9
    Cảm ơn bác đã cất công soạn và tổng hợp lại cho anh em mới chập chững bước đi.
    Cách bác diễn đạt tự nhiên, gần gũi nhưng theo ý kiến cá nhân của riêng em thì hơi miên man chút. Có lẽ dụng ý của bác khúc mở đầu nên cứ để anh em thong dong chút rồi từ từ tiếp cận vấn đề.

    Mong các bài viết tiếp theo của bác!

  7. #7
    Tham gia
    07-09-2014
    Bài viết
    36
    Lời dẫn dắt làm tò mò quá
    A6300 | 30mm | 16-50

  8. #8
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Quote Được gửi bởi ndck49cd View Post
    Cảm ơn bác đã cất công soạn và tổng hợp lại cho anh em mới chập chững bước đi.
    Cách bác diễn đạt tự nhiên, gần gũi nhưng theo ý kiến cá nhân của riêng em thì hơi miên man chút. Có lẽ dụng ý của bác khúc mở đầu nên cứ để anh em thong dong chút rồi từ từ tiếp cận vấn đề.

    Mong các bài viết tiếp theo của bác!
    Cám ơn góp ý của bạn! Mình cũng nhận ra và hoàn toàn đồng tình với điều bạn nói.

    Sau khi đăng hết các phần mình sẽ quay lại tinh chỉnh tất cả, nhưng hiện tại thì chưa vì không muốn gián đoạn mạch suy nghĩ.

    Trước mắt, mình sẽ cố gắng chau chuốt hơn trong hai phần còn lại.

    Cheers!
    Được sửa bởi enotl lúc 10:14 AM ngày 09-12-2015
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  9. #9
    Tham gia
    22-04-2011
    Bài viết
    16
    Bài viết rất hay. Bạn phát huy tiếp nhé.
    Nikon D7000 + 18-105VR

  10. #10
    Tham gia
    02-04-2012
    Bài viết
    131
    Hóng quá. Em chụp toàn hên xui vụ màu. Hi vọng được học hỏi thêm.

Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •