Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 33

Chủ đề: Lý thuyết màu - Color Theory

  1. #11
    Tham gia
    29-06-2015
    Bài viết
    310
    Cám ơn những chia sẻ hữu ích của bác nhé. Vấn đề màu e ko lo lắm vì cảm nhận về màu sắc của bản thân cũng khá tốt, nhg còn mỗi cái góc độ và bố cục là phân vân hoài.

  2. #12
    Tham gia
    21-09-2013
    Bài viết
    45
    Đã bookmark, tài liệu hay đây r

  3. #13
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    140
    Ra phần 2, chuẩn bị xuất bản phần cuối.
    EOS 40D
    Canon 18-55 f/3.5-5.6; Canon 85 f/1.8
    Pentacon 135/2,8; CZ T* 1,7/50

  4. #14
    Tham gia
    21-09-2013
    Bài viết
    45
    Cái này áp dụng tốt nhất để stylist cho mẫu trước khi chụp. Dù áp dụng được ít hơn bên hội họa nhưng vẫn rất đáng giá

  5. #15
    Tham gia
    21-07-2011
    Bài viết
    9
    Chờ bài của bạn mà lâu quá giờ mới nhận được bải.

    Mình có thắc mắc từ lâu về hệ thống màu RYB và RGB, một số tool của PTS như kuler đều sử dụng hệ màu RYB nhưng thực tế mình thấy áp dụng trong PST hệ màu RGB hoặc CMYK nhiều hơn nên không biết theo nguyên tắc phối màu cái này đúng cái nào chưa đúng.
    Bài viết của bạn chắc phải mất nhiều thời gian, công sức để cân nhắc, chỉnh sửa nhiều nhưng ý kiến của mình thì không phải là quá mới mẻ, vì mình cũng đã đọc đâu đó ở các trang tiếng việt. Mình thấy ở taphuan.vn cũng có vài clip nói khá chi tiết về vấn đề màu sắc, nhưng có nhiều khía cạnh chưa làm mình thỏa mãn lắm.

    Hi vọng sẽ gặp nhiều bài viết giá trị nữa!
    Quote Được gửi bởi enotl View Post
    Phần 02 - Bản chất của màu sắc

    I. Nhận thức của con người đối với màu sắc
    Như mình đã nói ở phần 1, màu sắc thực chất chỉ là những tia bức xạ, có bước song khác nhau. Khi tiếp xúc với các tế bào hình nón cụt trong nhãn cầu sẽ tạo ra thông tin đến não bộ. Bản chất chỉ khô khan thế thôi.
    Tất cả những khái niệm, chúng ta dùng để miêu tả màu sắc hay cảm nhận về màu sắc chỉ là sản phẩm của não bộ - nhận thức, và thường thì không phản ánh bản chất vật lý của chúng.
    Ví dụ thế này: khi nói về màu sắc chúng ta có thể miêu tả bằng những tính từ như: rực rỡ, màu nóng, màu lạnh, …
    Thực tế thì bức xạ là bức xạ, không có tương quan nào giữa bước sóng và mức độ rực rỡ.
    Hay, chúng ta hay gọi những màu như xanh dương, tím, … là màu lạnh, còn những màu như đỏ, cam, vàng, xanh lá cây là màu nóng. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Những màu chúng ta cho là lạnh là có mức năng lượng cao hơn (hay nóng hơn) so với những màu chung ta cho là nóng.
    Do màu sắc là sản phẩm của nhận thức của con người, do đó cảm nhận về màu sắc có thể bị thay đổi theo hoàn cảnh.
    Đề chứng mình điều trên, xin mời bạn xem hai ví dụ bên dưới:
    1. Hai ô nằm trong thoạt nhìn có vẻ khác nhau. Có cảm giác ô bên phải sáng hơn, và ngược lại.
    Tuy nhiên hai ô này được tô cùng một màu. Nếu kéo dài ô bên trong ta sẽ thấy rõ điều này.

    2. Nếu bay giờ tôi nói hai ô A và B trong hình trên có cùng độ sáng, bạn có tin không ? Hãy đưa hình vào PTS và tự mình kiểm tra.
    Đặc biệt hơn là cho dù sau khi bạn biết được hai ô này cùng độ sáng, bạn vẫn không thể nhận thức được điều này khi nhìn hình.

    Có thể thấy cảm nhận về màu sắc của con người bị ảnh hưởng bởi những màu sắc lân cận chúng. Do đó bố cục về màu sắc trong cùng một khung hình vô cùng quan trọng. Phối hợp tốt, chúng sẽ tạo nên sự hài hòa, bắt mắt. Còn ngược lại sẽ gây khó chịu cho người xem. Điều này gọi là sự hài hòa về màu sắc.
    Một tấm hình là kết quả tổng hòa của tất cả những màu có trong khung hình. Nhiệm vụ của chúng ta, những người theo đuổi sự sáng tạo, là phải bố trí sắp xếp những đối tượng trong khung hình sao cho hài hòa. Còn nêu không hiểu và không quan tâm đến điều này, chúng ta cũng không hơn mấy cái camera an ninh là mấy, thấy gì chụp nấy.

    II. Thuộc tính của màu sắc
    Vậy làm thế nào để một tấm hình có thể đạt được sự hài hòa về màu sắc ? Đó là điều tôi sẽ chia sẽ với các bạn.
    Tuy nhiên, để có thể nói về hài hòa của các màu sắc khác nhau. Trước hết ta phải hiểu 03 thuộc tính cơ bản nhất của màu sắc, bao gồm :

    1. Hue
    2. Value
    3. Saturation


    01. Hue: là độ tinh khiết nhất của màu. Gọi là màu cơ bản.

    02. Value: độ sáng/tối của một màu (hue). Từ các màu cơ bản, nếu thêm đen, màu đó sẽ trở nên tối hơn, còn khi thêm màu trắng, màu sẽ sáng lên.
    Phần sáng của màu gọi là Tints, phần tối gọi là Shade.

    03. Saturation (hay Chrome): là độ bão hòa của màu. Ta hay gọi là độ tươi, hay rực. Từ màu cơ bản nếu thêm màu xám sẽ giảm độ bão hòa của màu. Màu sắc khi đó sẽ trở nên nhạt nhòa hơn.

    Kết hợp 3 khái niệm cơ bản vừa nêu, về lý thuyết, ta có thể tạo ra hàng triệu màu.



    III. Color wheel
    Phần này còn rất nhiều ý kiến tranh cãi, cũng vì phần này mà mình tốn rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành bài viết. Trong bài này mình chỉ trình bày quan điểm mà mình cho là đúng, không lan man để tránh gây rối. Nếu các bạn yêu cầu mình sẽ bàn về những ý kiến tranh cãi trong một bài khác.
    Color wheel được dùng để hệ thống hóa màu sắc, để dễ dàng cho việc sử dụng hay trao đổi thông tin. Có nhiều lý thuyết được dùng để xây dựng Color wheel. Sau khi tìm hiểu mình chọn sử dụng lý thuyết của Johannes Itten.
    Bắt đầu bằng 3 màu cơ bản (Primary colors) là Đỏ, Vàng, Xanh.
    Tại sao 3 màu này được chọn là 3 màu cơ bản?
    Màu sơn trong tranh vẽ, khi trộn 2 màu với nhau sẽ cho ra 1 màu mới, như màu Đỏ và màu Vàng sẽ tạo ra màu Cam. Tuy nhiên ta không thể trộn bất cứ màu gì để tạo ra 3 màu cơ bản nói trên. Do đó Đỏ, Vàng, Xanh dương được sử dụng là 3 màu cơ bản.
    Khi trộn 3 màu cơ bản ta sẽ được 3 màu nhị cấp (Secondary colors). Tiếp tục trộn ta sẽ có 6 màu tam cấp (Tertiary colors). Theo nguyên tắc này ta có thể tạo ra hàng nghìn màu. Tuy nhiên để đơn giản, ta sẽ dừng lại ở 12 màu (Hue). Khi đó ta sẽ có Color wheel như hình dưới.

    Đây là Color wheel được đông đảo sự chấp thuận nhất, thường được gọi là RYB color wheel (theo 3 màu cơ bản Red, Yellow, Blue).
    Bên cạnh RYB còn có vài lý thuyết Color wheel khác nữa như : Newton color wheel, Goethe color wheel, RGB color wheel, CMYK, …
    Các color wheel về cơ bản có thứ tự các màu giống nhau, nhưng biên độ của mỗi màu sẽ khác nhau. Kết quả là các cặp màu đối xứng nhau qua vòng tròn sẽ khác nhau.
    Hai màu nào đối xứng với nhau qua vòng tròn màu sẽ quyết định đến nguyên tắc phối màu, kết quả cuối cùng của bài viết này.

  6. #16
    Tham gia
    01-09-2013
    Bài viết
    8
    Trong lúc đợi phần 3 của anh #enotl cho mình hỏi cái trang này xài như thế nào vậy mọi người. Đang tìm hiểu về phối màu mà không có nhiều bài hay như bài này ^^
    color.adobe.com/create/color-wheel/

  7. #17
    Tham gia
    22-04-2011
    Bài viết
    16
    Tiếp bạn ơi. Bài này hay quá.
    Nikon D7000 + 18-105VR

  8. #18
    Tham gia
    31-10-2013
    Bài viết
    38
    Bài viết rất tuyệt, đúng thứ mình đang cần. Lót dép chờ bạn chủ.... many thanks !

  9. #19
    Tham gia
    10-06-2014
    Bài viết
    53
    Cứ ko phải mẫu xinh và vếu to là cho ảnh đẹp

  10. #20
    Tham gia
    07-03-2011
    Bài viết
    418
    Một bài chia sẻ rất trách nhiệm. Cảm ơn chủ topic.

Trang 2 / 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •