Ratio là gì?
Ratio là gì?
Chúc Bình An
Tìm hiểu thiết kế trong sang dĩa
Thay đổi nhông dĩa trong bộ truyền động xe đạp, thao tác dể nhât là hạ từ dĩa lớn xuống dĩa nhỏ, thao tác khó hơn là nâng từ dĩa nhỏ lên dĩa lớn.
Trong video clip trước Toại có phân tích kết cấu của dĩa lớn giúp sang dĩa khi ép sên qua, dĩa lớn có chấu để móc sên lên được.
Tuy nhiên, việc sang dĩa từ nhỏ qua lớn còn đòi hỏi việc thoát sên ra khỏi dĩa nhỏ nhanh nhất có thể.
Đa số các dĩa nhỏ 22T, 24T và 26T từ đời LX, Deore trở xuống đều được gia công tất cả các răng giống hệt nhau (chỉ cần gia công dập 1 lần là xong).
Hình minh họa.
Deore M532
Chairing 22T M532 by Toai 11002, on Flickr
FSA
FSA_resize by Toai 11002, on Flickr
Thỉnh thoảng một vài dòng gia công có 2 răng thấp và ngắn hơn giúp sên thoát ra ngay tại vị trí ngắn và thấp đó (cũng chỉ dập gia công dập 1 lần là xong).
Hình minh họa.
0 by Toai 11002, on Flickr
Được sửa bởi 11002 lúc 09:55 AM ngày 24-02-2020
Chúc Bình An
Một số dĩa level cao được gia công chuyên biệt để giúp thao tác thoát sên này nhanh hơn, sau khi dập xong, các kỹ sư tính toán và thiết kế để mài răng nghiêng 1 góc vừa đủ để sên nghiêng nhanh và răng sau khi mài cũng không quá yếu, chúng ta quan sát kỹ và đánh dấu nhé
Hình minh họa dĩa nhỏ 22T, chuẩn bị sang lên dĩa giữa 32T (33T) .
XTR Chainring 22T
1_resize by Toai 11002, on Flickr
Các răng mài cạnh được đánh số:
- Mài cạnh nhiều và sâu, đánh số 1 và 4 màu đỏ - răng 1 và 4 mài khác nhau xíu, mỗi số 2 răng đối xứng.
- Mài cạnh trung bình, đánh số 2 và 5 màu cam – răng 2 và 5 cũng mài khác nhau xíu, mỗi số 2 răng đối xứng.
- Mài cạnh ít đánh số 8, màu xanh dương, 2 răng đối xứng.
- Răng cắt ngắn đầu nhiều, đánh số 3, màu xanh lá, 2 răng đối xứng.
- Răng cắt đầu ít, đánh số 7 màu xanh da trời, 4 răng đối xứng.
- Răng cao vát cạnh nghiêng gần giống nhau đánh số 6, màu xanh lá, 6 răng đối xứng.
2_resize by Toai 11002, on Flickr
Chúc Bình An
Bây giờ chúng ta xem thử các răng hoạt động ra sao:
1. Khi sang dĩa ép sên ra dĩa giữa, sên gặp ngay răng số 7 chưa mài, sên vẫn thẳng chưa ép ra ngoài được. Sang dĩa bị sên giữ lại chưa ra hết tầm.
3_resize by Toai 11002, on Flickr
2. Khi dĩa quay 1 răng, sên gặp ngay răng số 1 mài cạnh sâu, sên có thể nghiêng nên sang dĩa bung hết nấc, nếu lúc này đang đi líp lớn 32 hay 30 răng sên nghiêng cao nên có thể thoát ra được thì thoát, Nếu chưa thoát được thì sang bước 3.
4_resize by Toai 11002, on Flickr
3. Khi dĩa quay tiếp 1 răng, sang diã tiếp tục ép sên vào dĩa giữa, gặp răng số 2 nghiêng nhiều và răng số 3 thấp nên sên thoát khỏi dĩa chuẩn bị cho dĩa giữ móc sên lên.
5_resize by Toai 11002, on Flickr
4. Nếu vì lý do sên đạp mạnh nên sên quá căng khó nghiêng hay vì các lý do khác mà sên chưa thoát được thì đến chu kỳ răng 4 và 5 sẽ tương tự như răng 1 và 2.
6_resize by Toai 11002, on Flickr
5. Răng 8 hổ trợ sên rớt xuống từ dĩa giữa trong quá trình xuống dĩa nhỏ.
6. Răng số 6 và 7 là các răng bình thường chủ yếu để kéo sên.
Được sửa bởi 11002 lúc 09:58 AM ngày 24-02-2020
Chúc Bình An
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)