Em để cái hình ở đây để dể tim ạ
Lưu Ý:
- Sram có SX tay bấm xã 7-8-9s cho cùi đề sau Shimano.
- Shimano dòng 11s có ratio 1.1:1 tương tự dòng Sram 11s, nên có thể mix chúng qua lại với nhau
Em để cái hình ở đây để dể tim ạ
Lưu Ý:
- Sram có SX tay bấm xã 7-8-9s cho cùi đề sau Shimano.
- Shimano dòng 11s có ratio 1.1:1 tương tự dòng Sram 11s, nên có thể mix chúng qua lại với nhau
Được sửa bởi 11002 lúc 08:45 PM ngày 15-11-2017
Chúc Bình An
Mấy năm nay đạp xe phòng gym, đang kiếm một chiếc đạp loanh quanh nên vào tìm hiểu thêm kiến thức.
Tìm hiểu thread này của bác Toại xong.... thấy nản luôn (!)
Chúc Bình An
My Facebook
Đi kiếm chổ mua bi đùm mà không hiểu search sao lại lòi ra bài của anh Toại... Vào đọc vẫn thấy nhiều kiến thức hay mà trước giờ không biết.
Bottom Braket (BB)
Lịch sử phát triển:
1. BB cốt tròn, xài côn bi, có chốt clavette.
2. BB cốt vuông, khoá bằng ốc siết từ ngoài vô, chủ yếu phục vụ cho giò nhiều dĩa.
Loại ngày có khuyết điểm lớn nhât là mỗi hãng làm mỗi chuẩn vuông khác nhau nên dùng giò dĩa hãng này gắn BB hãng kia có nguy cơ không vào hết (giò dĩa tuốt ra ngoài) hoặc vào quá sâu (giò diã lọt quá sâu vào trong).
Hiện tại vẫn đang được dùng nhiều và có rất nhiều độ dài cốt để ta lựa chọn.
Ưu điểm là bi lớn nên trớn tốt, quay nhẹ nhàng, Khuyết điểm là dể bị rỉ sét khi xe ngập trong nước, phải khoan lổ dáy sườn để nước thoát ra.
Có 2 loại chính:
- Xài côn, bi rời, có cả loại gồm 2 bộ côn bị chén rời hoặc đóng thành khối
Shimano vẫn trung thành với côn bi
- Xài bạc đạn, nguyên khối. Đa phần các nhãn hàng khác, trừ Shimano
3. BB cốt bông, có 8 cạnh phay, cốt to hơn nên được khoan rỗng ruột giúp nhẹ hơn.
Loại này quy chuẩn khá tốt như cũng như cốt vuông, hãng nào xài BB đó, thậm chí cốt bộng Shimano for road và for MTB - không xài qua lại được.
Kết cấu tương tự như cốt vuông có cả loại côn bi và bạc đạn.
BB cốt bông ít phổ biến nên ta tìm laoị cốt bông phù hợp và có độ dài ưng ý là cả 1 vấn đề.
Loại này lại chia làm 3 version chính:
V.1, phần phay bát giác ngắn.
V.2 , phần phay bát giác dài.
ISIS
Còn có vài chuẩn khác nữa nhưng ít phổ biến nên em không viết thêm
4. Cốt rỗng, lại cũng tuỳ nhãn hàng, nhưng được quy chuẩn tốt hơn, nên một số hãng lớn như Shimano có 1 chuẩn và các giò dĩa của cùng nó có thể lắp vào các BB - cũng tách riêng BB for Road và BB for Touring/MTB.
Các hãng khác thì chia làm nhiều chuẩn nênc ũng khác nhức đầu.
Loại cốt rỗng này phần bạc đạn được đưa ra ngoài sườn nên khó bị ngâm nước hơn và chịu lực ít hơn so với các loại trước, bi nhỏ hơn nên trớn và độ mượt kém hơn.
Chúc Bình An
Giờ ta quay lại vần đề BB cốt vuông
Cốt vuông Shimano thiết kế theo chuẩn đầu vuông là 1 phần của hình tháp vuông trong to (cạnh vuông 13.7mm) ngoài bé (cạnh vuông 12.7mm). Giò diã vuông thiết kế có cạnh vuông to 13.6mm và cạnh vuông nhỏ 12.2mm, Giò dĩa vuông chỉ đóng và siết vào cốt vuông cho đến khi cạnh to bên trong giò dĩa bằng với cạnh to cốt vuông và cạnh nhỏ giò dĩa luôn nằm ngoài cạnh ngỏ cốt vuông..
Việc siết chặt ốc đảm bảo các cạnh vuông của giò và cốt vừa khít với nhau, siết lỏng sẽ làm các cạnh không ôm khít và cốt bị rơ.
Tuy nhiên, các nhãn hàng khác họ làm giò dĩa hay cốt vuông có sai biệt lớn hay nhỏ hơn xíu và như thế khi phối giò dĩa hãng này với cốt hãng khác sẽ làm giò dĩa đưa ra ngoài nhiều hoặc ít hơn chuẩn, sẽ làm cho dĩa ít thẳng hàng với líp và sang dĩa có thể với vượt tầm hoặc thốn không vào được dĩa nhỏ nhất.
Chúc Bình An
1. Mỗi khi thay BB hay thay giò dĩa ta thường gá thử xem dĩa có thẳng hàng theo yêu cầu của ta hay không?
*Thằng hàng được định nghĩa là dĩa và lip ta thường hay đạp nhất phải thẳng hàng với nhau
Vì nguyên lý khoảng hở giữa 2 dĩa chỉ thường gấp dôi khoảng hở giữa 2 líp, nếu khoảng hở này lớn hơn nữa, sên có thể rớt nằm lọt giữa 2 dĩa và kẹt sên.
Do đó, nếu dĩa lớn thẳng hàng với lip 8/9 dĩa thì dĩa giữa thẳng hàng với lip 6/9 và dĩa nhỏ thẳng hàng với lip 4/9
Như vậy các lip 1, 2 sẽ chéo nhiều, trong đó líp 1 sẽ chéo nhiều nhất, các lip 3, 5, 7 và 9 sẽ chéo ít.
Nếu xe bạn thường xuyên leo đèo, bạn có thể set bộ dĩa sát vào trong nhiều, các thiết kế đã nghiên cứu kỹ nhu cầu của người sử dụng nên đưa ra phía ngoài là những líp hay xài nhiều.
2. Nếu bạn đang đạp xe OK với setup giò dĩa hiện tại khi thay BB mới (cốt vuông, cốt ông hay cốt rỗng) bạn phải kiểm tra bằng cách xem dĩa nhỏ nhất cũ nằm cách rìa ngoài của BB sườn bao nhiêu, khi gá giò dĩa mới vào, dĩa nhỏ nhất đó cũng cách tương tự hoặc hơn chỉ 0.5mm (xa hơn xíu nếu cốt vuông để trừ hao siết ốc).
3. Không thể nói cốt vuông cũ dài bao nhiêu thì thì cốt bông mới phải dài bấy nhiêu vì chuyện siết ốc cốt vuông sẽ ép giò vào không biết được.
Được sửa bởi 11002 lúc 10:04 AM ngày 17-07-2019
Chúc Bình An
BB cốt vuông có nhiều chuẩn độ dài cốt khác nhau từ 103mm,105mm, 108mm, 110mm, 113mm, 118mm, 123, 126mm và dài nhất là 133mm nên ta có nhiều lựa chọn để đưa giò dĩa ra vô khác nhau.
Tuy nhiên, BB cốt bông ít có nhiều độ dài để ta lựa chọn, thường thấy là 118mm và 126mm.
BB cốt bông.
Chúc Bình An
Nếu ta không thể kiếm có BB cốt vuông dài như ý, ta hãy dùng 1 BB ngắn hơn và dùng các vòng chêm của BB cốt rỗng, mổi vòng chêm dày 1.7mm sẽ giúp ta đưa giò dĩa ra xa sườn hơn
Chúc Bình An
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)