1. Size xe đạp:
Nhìn chung với dòng bánh 700c thì người ta ký hiệu size theo hệ cm theo gióng đứng, còn với bánh 26" (27.5, 29) thì dùng hệ inch. Có thể thấy rõ điều này trong sizing của xe Surly LHT.
Ngoài ra các hãng có thể quy định thành nhóm size để sản xuất hàng loạt & dễ bán hơn, như XXS, XS, S, L, XL, khi đó phải xem quy đổi tương đương. (mua xe nhỏ hơn 1 vài cm không sao vì giờ chọn stem dễ như đi chợ rồi)
Bây giờ 1 số xe có gióng ngang xéo người ta vẫn ghi kích thước, nhưng phải quy đổi thành loại cổ điển thì mới chuẩn.
Do xe đạp ngày xưa có gióng ngang là ngang hoàn toàn nên người ta chọn size theo chiều cao háng (inseam) để tránh vỡ "trứng" chứ thực ra chọn theo gióng ngang chính xác hơn nhiều vì nó liên quan đến độ dài của lưng & tay & độ dẻo của lưng & độ khỏe của thân trên. Tất nhiên có thể gia giảm bằng cách thay đổi chiều dài của stem, độ cao của handlebar & vị trí yên, nhưng phải lưu ý rằng thay đổi chiều dài của stem sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và hấp thụ lực, thay đổi độ cao ghi đông và vị trí yên sẽ làm thay đổi lực dồn lên yên và tay và khí động học, ngoài ra UCI có quy định nghiêm ngặt về vị trí của mũi yên với trục giữa chứ ko phải muốn đấy yên lên trước bao nhiêu cũng được.
Như vậy khi chọn xe, dù nó có hình dáng như thế nào thì cũng chỉ cần quan tâm đến các thông số như hình dưới:
- Độ cao yên là thứ không cần quan tâm vì điều chỉnh cọc yên là được. (1 số frame có cọc yên liền (gọi là seatmast chứ ko gọi là seatpost như cọc yên thường) thì việc chỉnh độ cao cũng khá hạn chế.)
- Độ chênh lệch giữa ghi đông và yên cũng không quan trọng lắm vì có thể chỉnh được, kể cả khi đã cắt cổ fork rồi thì vẫn nối lên được, hoặc cùng lắm thì thay cái khác.
- Tầm với (reach) là thứ cần quan tâm. Dù có thể thay đổi stem để có reach phù hợp nhưng cũng cần nhớ rằng frame size nhỏ thì cứng hơn size lớn, giúp ra xe nhanh hơn.
Lưu ý nữa là với xe tính giờ (time trial) thì do tư thế ngồi của nó hơi khác 1 chút nên phải chọn cỡ xe nhỏ hơn khoảng 2cm so với xe road.
2. Côn bi vs bạc đạn:
Các thiết kế đều phải qua thực nghiệm để đánh giá hiệu quả bác ạ. Nhiều khi thí nghiệm nó lại ra kết quả khác với dự kiến ban đầu.
Việc dùng bi côn hay bạc đạn là do quan điểm thiết kế của mỗi hãng cho mỗi phân khúc. Riêng về bánh xe thì không nên quay bánh xe khi không tải xem cái nào quay lâu hơn để kết luận, mà phải lắp vào xe rồi đạp. Trớn khi có tải mới chính xác. Tất nhiên phải test với 2 vành cao & nặng như nhau, chứ khác nhau là nó "quăng" khác nhau đấy nhé.
Với những người ít có điều kiện thử nghiệm tất cả các loại đồ thì có thể xem review của tây, kết hợp với hỏi những người đạp xe nhiều kinh nghiệm để chọn đồ.
3. Vỏ ruột xe:
Phân loại theo chủng loại xe:
- MTB/touring: 26", 27.5", 29", có loại trọc (trơn), có gai, bề ngang cũng thay đổi + áp suất lốp tùy nhu cầu sử dụng & điều kiện đường xá. Nhìn chung chơi MTB thì phải chơi đúng nghĩa của xe này chứ không nên dùng đi cafe.
Nhiều người mua MTB để tập thể dục vì trông nó có vẻ chắc chắn & vỏ to có vẻ khó thủng hơn. Thực ra thì em đã từng đi 1 cái vỏ ruột cũ hơn 10,000km không thủng lần nào và không mòn đi bao nhiêu cho đến lúc em bán xe đi.
Với touring thì cũng chỉ nên mua bánh 26" bề ngang nhỏ thôi, ko cần to làm gì.
- Road/tri/TT/hybrid/city/touring: 700c. Với mấy cái xe cần chạy nhanh thì nên đi lốp 23mm (bây giờ có xu hướng đi lốp 25mm), với touring thì đi 28, 32, 35 hoặc 38mm.
Phân loại theo cấu tạo:
Theo cái này thì có loại có săm (clincher), không săm (tubeless) và liền (tubular). Loại tubeless ít phổ biến.
Clincher thì rẻ, dễ sửa chữa, nhược điểm là nặng và độ cản lăn lớn hơn tubular. Nhiều người chơi tubular xong xót tiền quá không chịu được nhiệt phải quay về với clincher.
Lưu ý là ruột nào vành đó, cho nên bánh clincher không lắp được vỏ lubular và ngược lại.