Trang 2 / 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 44

Chủ đề: Tập hợp những vấn đề nhức đầu về xe đạp

  1. #11
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    3. Vỏ ruột xe đạp có nhức đầu không?
    - Không nhức đầu nếu các bạn chỉ có 2 cỡ cơ bản 26" - 559 và 700c - 622
    - Bắt đầu nhức đầu khi các bạn xài cỡ khác:
    26" (584m,m - 590mm - 571mm),
    27",
    27.5",
    29',
    29.5"
    Xem thêm ở đây: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=198927
    Chúc Bình An
    FaceBook

  2. #12
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Buồn buồn 11002 quay clip về bộ chuyển động bi-côn và phốt chặn cát - bụi - nước. mời các bạc xem cho vui:
    Chúc Bình An
    FaceBook

  3. #13
    Tham gia
    14-10-2014
    Bài viết
    36
    1. Size xe đạp:
    Nhìn chung với dòng bánh 700c thì người ta ký hiệu size theo hệ cm theo gióng đứng, còn với bánh 26" (27.5, 29) thì dùng hệ inch. Có thể thấy rõ điều này trong sizing của xe Surly LHT.
    Ngoài ra các hãng có thể quy định thành nhóm size để sản xuất hàng loạt & dễ bán hơn, như XXS, XS, S, L, XL, khi đó phải xem quy đổi tương đương. (mua xe nhỏ hơn 1 vài cm không sao vì giờ chọn stem dễ như đi chợ rồi)
    Bây giờ 1 số xe có gióng ngang xéo người ta vẫn ghi kích thước, nhưng phải quy đổi thành loại cổ điển thì mới chuẩn.
    Do xe đạp ngày xưa có gióng ngang là ngang hoàn toàn nên người ta chọn size theo chiều cao háng (inseam) để tránh vỡ "trứng" chứ thực ra chọn theo gióng ngang chính xác hơn nhiều vì nó liên quan đến độ dài của lưng & tay & độ dẻo của lưng & độ khỏe của thân trên. Tất nhiên có thể gia giảm bằng cách thay đổi chiều dài của stem, độ cao của handlebar & vị trí yên, nhưng phải lưu ý rằng thay đổi chiều dài của stem sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và hấp thụ lực, thay đổi độ cao ghi đông và vị trí yên sẽ làm thay đổi lực dồn lên yên và tay và khí động học, ngoài ra UCI có quy định nghiêm ngặt về vị trí của mũi yên với trục giữa chứ ko phải muốn đấy yên lên trước bao nhiêu cũng được.

    Như vậy khi chọn xe, dù nó có hình dáng như thế nào thì cũng chỉ cần quan tâm đến các thông số như hình dưới:

    - Độ cao yên là thứ không cần quan tâm vì điều chỉnh cọc yên là được. (1 số frame có cọc yên liền (gọi là seatmast chứ ko gọi là seatpost như cọc yên thường) thì việc chỉnh độ cao cũng khá hạn chế.)
    - Độ chênh lệch giữa ghi đông và yên cũng không quan trọng lắm vì có thể chỉnh được, kể cả khi đã cắt cổ fork rồi thì vẫn nối lên được, hoặc cùng lắm thì thay cái khác.
    - Tầm với (reach) là thứ cần quan tâm. Dù có thể thay đổi stem để có reach phù hợp nhưng cũng cần nhớ rằng frame size nhỏ thì cứng hơn size lớn, giúp ra xe nhanh hơn.
    Lưu ý nữa là với xe tính giờ (time trial) thì do tư thế ngồi của nó hơi khác 1 chút nên phải chọn cỡ xe nhỏ hơn khoảng 2cm so với xe road.


    2. Côn bi vs bạc đạn:
    Các thiết kế đều phải qua thực nghiệm để đánh giá hiệu quả bác ạ. Nhiều khi thí nghiệm nó lại ra kết quả khác với dự kiến ban đầu.
    Việc dùng bi côn hay bạc đạn là do quan điểm thiết kế của mỗi hãng cho mỗi phân khúc. Riêng về bánh xe thì không nên quay bánh xe khi không tải xem cái nào quay lâu hơn để kết luận, mà phải lắp vào xe rồi đạp. Trớn khi có tải mới chính xác. Tất nhiên phải test với 2 vành cao & nặng như nhau, chứ khác nhau là nó "quăng" khác nhau đấy nhé.
    Với những người ít có điều kiện thử nghiệm tất cả các loại đồ thì có thể xem review của tây, kết hợp với hỏi những người đạp xe nhiều kinh nghiệm để chọn đồ.

    3. Vỏ ruột xe:
    Phân loại theo chủng loại xe:
    - MTB/touring: 26", 27.5", 29", có loại trọc (trơn), có gai, bề ngang cũng thay đổi + áp suất lốp tùy nhu cầu sử dụng & điều kiện đường xá. Nhìn chung chơi MTB thì phải chơi đúng nghĩa của xe này chứ không nên dùng đi cafe.
    Nhiều người mua MTB để tập thể dục vì trông nó có vẻ chắc chắn & vỏ to có vẻ khó thủng hơn. Thực ra thì em đã từng đi 1 cái vỏ ruột cũ hơn 10,000km không thủng lần nào và không mòn đi bao nhiêu cho đến lúc em bán xe đi.
    Với touring thì cũng chỉ nên mua bánh 26" bề ngang nhỏ thôi, ko cần to làm gì.
    - Road/tri/TT/hybrid/city/touring: 700c. Với mấy cái xe cần chạy nhanh thì nên đi lốp 23mm (bây giờ có xu hướng đi lốp 25mm), với touring thì đi 28, 32, 35 hoặc 38mm.
    Phân loại theo cấu tạo:
    Theo cái này thì có loại có săm (clincher), không săm (tubeless) và liền (tubular). Loại tubeless ít phổ biến.
    Clincher thì rẻ, dễ sửa chữa, nhược điểm là nặng và độ cản lăn lớn hơn tubular. Nhiều người chơi tubular xong xót tiền quá không chịu được nhiệt phải quay về với clincher.
    Lưu ý là ruột nào vành đó, cho nên bánh clincher không lắp được vỏ lubular và ngược lại.

  4. #14
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Quote Được gửi bởi gavitncassaaus View Post
    1. Size xe đạp:
    Nhìn chung với dòng bánh 700c thì người ta ký hiệu size theo hệ cm theo gióng đứng, còn với bánh 26" (27.5, 29) thì dùng hệ inch. Có thể thấy rõ điều này trong sizing của xe Surly LHT.
    Ngoài ra các hãng có thể quy định thành nhóm size để sản xuất hàng loạt & dễ bán hơn, như XXS, XS, S, L, XL, khi đó phải xem quy đổi tương đương. (mua xe nhỏ hơn 1 vài cm không sao vì giờ chọn stem dễ như đi chợ rồi)
    Bây giờ 1 số xe có gióng ngang xéo người ta vẫn ghi kích thước, nhưng phải quy đổi thành loại cổ điển thì mới chuẩn.
    Do xe đạp ngày xưa có gióng ngang là ngang hoàn toàn nên người ta chọn size theo chiều cao háng (inseam) để tránh vỡ "trứng" chứ thực ra chọn theo gióng ngang chính xác hơn nhiều vì nó liên quan đến độ dài của lưng & tay & độ dẻo của lưng & độ khỏe của thân trên. Tất nhiên có thể gia giảm bằng cách thay đổi chiều dài của stem, độ cao của handlebar & vị trí yên, nhưng phải lưu ý rằng thay đổi chiều dài của stem sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và hấp thụ lực, thay đổi độ cao ghi đông và vị trí yên sẽ làm thay đổi lực dồn lên yên và tay và khí động học, ngoài ra UCI có quy định nghiêm ngặt về vị trí của mũi yên với trục giữa chứ ko phải muốn đấy yên lên trước bao nhiêu cũng được.

    Như vậy khi chọn xe, dù nó có hình dáng như thế nào thì cũng chỉ cần quan tâm đến các thông số như hình dưới:

    - Độ cao yên là thứ không cần quan tâm vì điều chỉnh cọc yên là được. (1 số frame có cọc yên liền (gọi là seatmast chứ ko gọi là seatpost như cọc yên thường) thì việc chỉnh độ cao cũng khá hạn chế.)
    - Độ chênh lệch giữa ghi đông và yên cũng không quan trọng lắm vì có thể chỉnh được, kể cả khi đã cắt cổ fork rồi thì vẫn nối lên được, hoặc cùng lắm thì thay cái khác.
    - Tầm với (reach) là thứ cần quan tâm. Dù có thể thay đổi stem để có reach phù hợp nhưng cũng cần nhớ rằng frame size nhỏ thì cứng hơn size lớn, giúp ra xe nhanh hơn.
    Lưu ý nữa là với xe tính giờ (time trial) thì do tư thế ngồi của nó hơi khác 1 chút nên phải chọn cỡ xe nhỏ hơn khoảng 2cm so với xe road.


    2. Côn bi vs bạc đạn:
    Các thiết kế đều phải qua thực nghiệm để đánh giá hiệu quả bác ạ. Nhiều khi thí nghiệm nó lại ra kết quả khác với dự kiến ban đầu.
    Việc dùng bi côn hay bạc đạn là do quan điểm thiết kế của mỗi hãng cho mỗi phân khúc. Riêng về bánh xe thì không nên quay bánh xe khi không tải xem cái nào quay lâu hơn để kết luận, mà phải lắp vào xe rồi đạp. Trớn khi có tải mới chính xác. Tất nhiên phải test với 2 vành cao & nặng như nhau, chứ khác nhau là nó "quăng" khác nhau đấy nhé.
    Với những người ít có điều kiện thử nghiệm tất cả các loại đồ thì có thể xem review của tây, kết hợp với hỏi những người đạp xe nhiều kinh nghiệm để chọn đồ.

    3. Vỏ ruột xe:
    Phân loại theo chủng loại xe:
    - MTB/touring: 26", 27.5", 29", có loại trọc (trơn), có gai, bề ngang cũng thay đổi + áp suất lốp tùy nhu cầu sử dụng & điều kiện đường xá. Nhìn chung chơi MTB thì phải chơi đúng nghĩa của xe này chứ không nên dùng đi cafe.
    Nhiều người mua MTB để tập thể dục vì trông nó có vẻ chắc chắn & vỏ to có vẻ khó thủng hơn. Thực ra thì em đã từng đi 1 cái vỏ ruột cũ hơn 10,000km không thủng lần nào và không mòn đi bao nhiêu cho đến lúc em bán xe đi.
    Với touring thì cũng chỉ nên mua bánh 26" bề ngang nhỏ thôi, ko cần to làm gì.
    - Road/tri/TT/hybrid/city/touring: 700c. Với mấy cái xe cần chạy nhanh thì nên đi lốp 23mm (bây giờ có xu hướng đi lốp 25mm), với touring thì đi 28, 32, 35 hoặc 38mm.
    Phân loại theo cấu tạo:
    Theo cái này thì có loại có săm (clincher), không săm (tubeless) và liền (tubular). Loại tubeless ít phổ biến.
    Clincher thì rẻ, dễ sửa chữa, nhược điểm là nặng và độ cản lăn lớn hơn tubular. Nhiều người chơi tubular xong xót tiền quá không chịu được nhiệt phải quay về với clincher.
    Lưu ý là ruột nào vành đó, cho nên bánh clincher không lắp được vỏ lubular và ngược lại.
    Bận quá, nên hôm nay mới thấy bài viết này.

    Rất hay!
    Cám ơn bác.

    Em duy trì thread này để các bác nào cần thông tin ngoài lề có thể vào tra cứu, chứ giờ các bác đạp đa phần đều mua theo chuẩn nên sẽ rất ít quan tâm.

    Vi dụ:
    1. Size:
    Với xe road thì dể vi guidon gần như chuẩn, nhưng với tourung/city ... thì có nhiều loại guidon khác nhau cho "khoảng lùi" từ cổ potan đến tay nắm khác nhau nên cách đo phải xác định ngay vị trí thường nắm trên guidong.

    2. Vỏ ruột, chủ yếu là vỏ. Bình thường thì OK, nhưng khi "đụng chuyện" mới thấy:
    - Vỏ ghi ký hiệu 27" có đường kính talon lớn hơn 28" và tất nhiên đường kính niềng 27" lơn hơn 28" (630/622mm).
    - Cùng thông số 26", nhưng có nhiều loại vỏ có đường kinh talon khác nhau và không thể lắp cho nhau được: 559, 571, 584, 590mm

    Nói chung là đến khi cần, các bác sẽ tìm thấy thông tin.
    Chúc Bình An
    FaceBook

  5. #15
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em bổ sung:

    Các bác nên tin và chọn xe đạp theo đúng size chuẩn mà các nhà SX đã tổng hợp. Đây là quy chuẩn tốt nhất nên tuân theo.
    Chỉ là mở rộng: Nếu có điều kiện, các bác thử nghiệm các size khác, lúc đó sẽ biết mình thích hợp với chuẩn nào, vì con người không phải là cái bất biến
    Chúc Bình An
    FaceBook

  6. #16
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702
    Em post cái đùm cone-ball cùi của em + căm Tây Ninh, vỏ Ý ẹ
    Cáb bác kiên nhẫn xem nhé, không thì chỉ cần xem từ phút 4:00 cho đến cuối cũng được
    Được sửa bởi 11002 lúc 02:46 PM ngày 15-01-2016
    Chúc Bình An
    FaceBook

  7. #17
    Tham gia
    15-08-2015
    Bài viết
    18
    Hay quá. Cảm ơn bác đã share. Có những cái giờ mới biết

  8. #18
    Tham gia
    12-04-2016
    Bài viết
    9
    Nhiều thứ quá đi mất, em cũng một thời sửa xe đạp nhưng chưa bao giờ để ý nhiều đến vậy.

  9. #19
    Tham gia
    15-03-2005
    Bài viết
    17,702

    Chơi xe sưu tầm - Lại nhức đầu.

    Như thế nào là xe sưu tầm?
    Khó có thể định nghĩa chính xác, chỉ nôm na và quan trọng nhất là quý hiếm.
    Nếu xe quý, nhưng không hiếm, nhà SX vẫn tiếp tục SX hàng loạt, thì cũng khó liệt vào đồ sưu tầm.
    Nếu xe hiếm, nhưng không quý, không có giá trị sử dụng hoặc trưng bày, thì sưu tầm để làm gì.

    Nhiều bạn trẻ bây giờ chưa hiểu, cứ thấy xe xưa, tuổi đời cao là tranh mua, rồi về mới phát giác ra không phải xe đáng sưu tầm, mà chỉ là hàng xưa cổ, nhưng hư hỏng phải "đại tu", mà sửa chữa lại sẽ làm mất giá trị của hàng sưu tầm.
    VD như:
    - Sườn Pháp - Italia ... hư răng cụm gắn BB loại 2 răng xuôi, giờ sửa lại cho thuận tiện, nên gắn cụm mới vào 1 ngược 1 xuôi.
    - Xe nguyên thủy 1 speed, nong sườn ra, gắn 2-3 dia, 7 líp vào chạy cho nhanh.
    - Đùm bắt ốc do sườn có pat tăng đưa bánh sau để căng sên, về thay Quick Release ...
    - ...
    Nói chung là thay cho tiện dụng, nhưng đi đâu cũng khoe xe cổ, sưu tầm.



    Đây chỉ là quan điểm cá nhân, về xe đáng sưu tầm, mong các bác đóng góp thêm:

    a. Xe không hư hỏng quá lớn như gãy sườn, niềng, mòn răng... Mọi hành động qua lữa sẽ làm cháy sơn zin, làm "nhão" thép ...
    b. Xe còn liền lạc. Nếu trướng hợp bạn gặp xe không liền lạc, nhưng bạn bỏ công ra mua phụ tùng nguyên thủy để lắp cho nó liền lạc trở lại.
    c. Xe gắn liền với những kỷ niệm quan trọng trong cuộc đời bạn, bạn có thể sửa chữa tùy thích, sơn phết lại, thay thế, lắp thêm hay bỏ bớt phụ tùng ... Nhưng nó chỉ có giá trị sưu tầm cá nhân.
    d. Chỉ là yếu tố phụ, nhưng 1 chiếc xe như mới, từ nước sơn cho đến các phụ tùng, không móp méo, đừng nói đến bể vỡ... sẽ là quý, độ quý tùy thuộc vào tuổi của xe ngưng SX.

    Một số tiêu chí:
    1. Xe tuổi đời chỉ trên dưới 50 năm, nhưng nó liền lạc và nguyên thủy như từ nhà máy xuất ra, quan trọng là là SX không xuất xưỡng dòng xe đó nữa.

    2. Xe có tuổi đời rất cao, model cổ, còn hay không liền lạc (bạn đủ khả năng thay thế phụ tùng cho liền lạc), dầu nhãn hiệu đó vẫn còn SX tiếp tục, nhưng model cổ đó không còn nữa.

    3. Xe sản xuất giới hạn, gắn liền với 1 sự kiện.

    4. Chủ nhân đầu tiên hay cuối cùng xe là một nhân vật nổi tiếng
    Được sửa bởi 11002 lúc 09:05 AM ngày 21-04-2016
    Chúc Bình An
    FaceBook

  10. #20
    Tham gia
    20-02-2007
    Bài viết
    1,729
    Có thời kỳ rộ lên mốt chơi xe "sưu tầm" hiệu Phượng Hoàng do TQ sản xuất...thật là sai lầm (theo mình), vì dòng xe này bên TQ sản xuất có lẻ hơn 10 triệu chiệc và chỉ là dòng xe phổ biến thời đó thôi...

Trang 2 / 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •