Trang 6 / 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567 Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 63

Chủ đề: Sườn Tàu, đồ lô, học phí đầu đời cho những ai chót đam mê xế độp

  1. #51
    Tham gia
    05-10-2005
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    433
    Cảm ơn các bác,
    Em đang định tìm một chiếc Touring, thấy trên chợ tốt có rao bán:
    http://www.chotot.vn/quan-dong-da/mu...-18952392.htm#

    Theo hình em đọc được thì chữ trên khung là TOURING và RIGMT, trên đề là Shimano. Em chưa thấy nhãn hiệu xe đạp nào lại lấy tên là Touring cả, vậy xe này chắc 100% hàng Tàu phải không các bác?

  2. #52
    Tham gia
    04-03-2009
    Bài viết
    19
    Cám ơn bác về bài viết tuyệt vời này. Bác cho em hỏi thêm là với cách xác định số size khung của xe, đối với dòng MTB thì xác định size theo dóng ngang ( top tube ) thì cách đo của bác còn áp dụng được không ạ, vì top tube của MTB rất chéo. Xe MTB em đang đi thì seat tube là 41 nhưng vẫn bị rộng, em cao 1,66m. Và với MTB thì cách xác định size khung như nào là ổn hơn cả ạ. Em bị hội chứng ống cổ tay nên gặp rất nhiều vấn đề với size khung, mà xe thì yêu quá rồi không bỏ được.

  3. #53
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Bác nhìn kỹ cái hình khung size của em trang đầu nhé, B' là số đo theo top tube chéo, còn B là số đo theo đường thẳng song song với mặt đất. Trong trường hợp bác cao 1.66 m thì B khoảng 50 cm là ok. Còn nếu bác chót mua khung size lớn hơn rồi thì có thể hiệu chỉnh cốt yên và pô tăng như em đã đề cập

  4. #54
    Tham gia
    26-09-2010
    Bài viết
    136
    Quote Được gửi bởi sịp View Post
    Theo truyền thống các cua-rơ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay vẫn nghĩ lốp có bề ngang nhỏ thì đạp sẽ nhẹ, vì vậy lốp tiêu chuẩn hiện nay là 23mm là loại lốp nhỏ mà chúng ta vẫn thường thấy trên các dòng xe cuộc. Tuy nhiên giờ đây, các hãng sản xuất lốp đang muốn chứng minh một điều ngược lại, không phải lốp nào nhỏ đạp cũng nhẹ và không phải lốp nào to đạp cũng đều bị nặng.

    Xem hình dưới đây:


    Bên trái là chiếc lốp nhỏ và bên phải là chiếc lớn. Trong thí nghiệm này cả hai đều được bơm ở cùng một áp suất và đều chịu cùng một tải trọng đè lên như nhau. Kết quả khiến các kỹ sư thiết kế hết sức bất ngờ, lốp nhỏ bị bẹp nhiều hơn như hình vẽ, đồng nghĩa lốp nhỏ đạp sẽ nặng hơn.

    Tuy nhiên lốp lớn sẽ bị thua điểm vì nặng ký hơn, vậy là câu hỏi dùng lốp 25mm hay dùng lốp truyền thống 23mm cho xe road hiện giờ vẫn chưa ngã ngũ. Ngoài ra để phù hợp với thiết kế khí động học, kích cỡ lốp còn phải phụ thuộc độ rộng hẹp của từng chiếc vành, ví dụ như vành của Enve độ rộng trước/sau là 26mm/24mm, nếu gắn lốp 25mm thì sẽ rất tuyệt hảo cho kiểu dáng khí động học, tuy nhiên một số hãng sản xuất vành (nhôm) có chiều ngang chỉ 19mm thì rõ ràng lốp 25mm là không thích hợp.

    Vậy là cuộc chiến giữa lốp 23mm hay 25mm cho xe road vẫn còn là câu chuyện dài, nhưng các cua-rơ đều thừa nhận một điều lốp 25mm chạy êm hơn và không cần phải bơm quá căng như lốp 23mm, và giải pháp dung hòa đã được rất nhiều đội đua áp dụng: Lốp trước 23mm và lốp sau 25mm.
    Thí nghiệm vậy quá khập khểnh. Lốp càng nhỏ thì áp suất phải càng cao mới đạt được độ cứng tương đương lốp lớn hơn. Ví dụ lốp rộng 20mm thì max 160 PSI, lốp 23mm thì max 120PSI. Lốp 25mm còn thấp nữa. Còn lốp xe hơi(người bắc gọi là ô tô) bơm quá 30 PSI là Bùm. Thực ra thì nghiệm trên của mấy ku bán bánh Carbon, do bánh carbon ko cho bơm quá 80PSI. bánh carbon sau này làm rộng ra để mọi người thấy rằng xài bánh dưới 23mm là vô lý chuyện cản gió, thế là mua 25mm trở lên đi mấy kưng, bơm tí xíu là đủ cứng rồi.
    Được sửa bởi pen lúc 08:27 PM ngày 16-10-2015
    "Not an SLR. It's a Pana"

  5. #55
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Vintage Specialized Expedition – đứa con thời thổ tả

    [IMG]IMG_0011 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Hãng xe Specialized mà người Việt thường hiểu nhầm như một thương hiệu xa xỉ của Đài Loan có tên đầy đủ là Specialized Bicycles Component do Mike Synyard, cha đẻ dòng xe MTB sáng lập vào năm 1974 đặt trụ sở chính tại Califonia – Huê kỳ

    [IMG]1287747674908-eroh0twfg8b8-700-80 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Theo Wikipedia, Mike có người cha là thợ cơ khí. Vào những thập niên 70’s của thế kỷ trước, phụ tùng xe đạp tại nước Mỹ vô cùng khan hiếm, công việc của Mike khi đó là vừa đi học vừa giúp cha mua những chiếc xe cũ về tân trang và bán lại cho khách hàng. Sau đó ông quyết định bán nốt chiếc xe hơi Volkswagen của mình với giá 1,500 USD và cầm số tiền ít ỏi cùng một chiếc xe đạp rong ruổi sang Âu Châu. Mike đã tới Amsrecdam, đạp xe qua Barcelona và cuối cùng tới Italy, nơi mà ông đã dùng hết số tiền 1,000$ còn lại để mua phụ tùng của hãng Cinelli để độ vào chiếc xe đạp của mình trước khi quay trở về Mỹ.

    [IMG]standard by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Trở về Cali, Mike thường xuyên đạp chiếc xe của mình đến các shop xe đạp để quảng bá và thuyết phục các cửa hàng mua phụ tùng nhập khẩu từ Italy tại đại lý của minh. Năm 1974, Specialized được thành lập, công việc kinh doanh khá thuận lợi trước khi Specialized quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, và sản phẩm đầu tay là những chiếc lốp cho dòng road và touring.

    [IMG]1287755154010-vrihguc8wcwf-960-540 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Năm 1979, Specialized sản xuất chiếc xe road đầu tiên tại Nhật bản. Thời đó MTB là một khái niệm tương đối mơ hồ, nhưng Mike đã nhìn thấy tiềm năng phát triển dòng xe này như một trào lưu. Tim Neenan là một chuyên gtia thiết kế của Specialized vào thời kỳ này đã phác thảo toàn bộ hình dạng cũng như vật liệu chế tạo khung sườn, và đến năm 1981, chiếc xe MTB đầu tiên ra đời với cái tên Stumjumper. Tim cũng là cha đẻ của sườn road Specialized Allez SE, Sequoia, và sườn touring Specialized Expedition. Tất cả những đứa con đầu lòng này được sản xuất tại Miyata, Nhật bản lần lượt vào các năm 1981-1985.

    [IMG]3_f by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Năm 1986, đô la Mỹ mất giá mạnh so với đông Yen, buộc specialized phải chuyển địa điểm sản xuất sang Đài loan, và họ đã chọn nhà máy của Giant để gia công các dòng Allez và Sirrus. Đầu thập niên 90’s, những chiếc sườn carbon của specialized lần lượt ra đời với những sản phẩm carbon xa xỉ cứng hơn sản phẩm cùng loại của Trek và được phát triển tới tận ngày nay như Epic, S-works.

    [IMG][IMG]20_f by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG][/IMG]


    Trở lại những chiếc xe đầu tiên sản xuất tại Nhật bản, theo Tim Neenan, được sản xuất bằng loại thép ống Tange. Tange là một hãng chế tạo thép Co-Mo cao cấp của Nhật Bản (tương tự vật liệu sản xuất vỏ máy bay), nhưng vì thời kỳ đó người ta chỉ biết các dòng xe cao cấp khi và chỉ khi được dán tem chế tạo bằng thép của Reynolds hoặc Columbus, do đó các xe của Specialized đã không dán tem Tange mà dùng tem Special Seri – Double CoMoly Butted.

    [IMG] [IMG]46_f by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG][/IMG]


    Ông Bryan Bainbridge, giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu và phát triển của Specialized tin rằng Tange tuy chưa tạo được thương hiệu nhưng chất lượng hoàn toàn có thể so sánh với các hãng thép lớn. Và đến năm 1984, Tange đã giới thiệu loại thép đỉnh cao Prestige Co-Mo double butted racing tubes ra toàn thế giới.

    [IMG]7_f by Tran Huu Viet, on Flickr [/IMG]


    Không có số liệu cụ thể có bao nhiêu chiếc Expedition được sản xuất tại Nhật bản trong thời kỳ này, chỉ biết rằng dân chơi touring đánh giá ngang ngửa đẳng cấp với chiếc Trek 520 huyền thoại. Expedition được thiết kế như những con ngựa thồ thứ thiệt với ốc bắt baga phía sau và càng trước, ba gọng bình nước, hệ thống phanh Cantilevels tang độ an toàn trong trường hợp thồ nặng người và xe đang đổ dốc, độ dài tam giác sau chainstay tiêu chuẩn 45 cm đủ rộng để kê 2 túi 2 bên và tạo cảm giác trường xe, bánh 700 với 36 nan hoa trước và 40 nan hoa sau, goupset Suntour 18 sp với 3 đĩa 6 líp.

    [IMG]4_f by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]


    Và điều thú vị là ở size nhỏ nhất thì chiều dài sườn xe top tube ngắn hơn 1 cm (TT=50.5cm) nếu so với chiều dài sườn cùng loại của Trek 520, cộng với góc nghiêng head tube nhỏ 68.30 độ sẽ đẩy càng trước ra xa hơn nên khi cua gấp mũi giày sẽ không bị chạm vào bánh trước, đồng thời rút tay lái vào gần hơn với vị trí ngồi nên người lái sẽ cảm thấy thoải mái và không bị với khi lắp tay lái kiểu sừng hươu. Sẽ rất tuyệt cho những nam thanh nữ tú có vóc dáng mini khi sử dụng sườn size nhỏ loại này.

    [IMG]19_f by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]


    Những chiếc Expedition đời mới sau này (có thể truy cập vào website của Specialized) nhìn rất khác, trông như những chiếc xe dành cho thiếu nhi chứ không còn vóc dáng ngựa thồ dung mãnh như những chiếc đời đầu nữa, phải chăng Specialized giờ chú trọng sản xuất phân khúc road và MTB hơn là touring? Hay do vấn đề bản quyền sáng chế? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

    Mike Synyard vẫn là ông chủ của Specialized, còn Tim Neenan đã tách ra thành lập một hãng chuyên tác chế sườn thủ công theo size khách hàng tại Cali có tên là Lighthousecycles. Tại đây Tim vẫn cho ra đời những chiếc sườn Expedition huyền thoại với thiết kế y chang đứa con đầu long thời thổ tả nhưng với vỏ bọc mới là một sologan hết sức mỹ miều:” Sự đẹp đẽ nhất của những chiếc sườn thủ công không chỉ bề ngoài bạn nhìn thấy, mà còn là những gì bạn cảm nhận”. Tôi vô tình click vào link dưới dòng sologan đó, thì một con số ngọt ngào hiện ra: $2,400 Obama for steel frame only.

    [IMG][IMG]image_6 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG][/IMG]
    (Một chiếc sườn Expedition mới của Tim)

    Bởi hiệu quả cao, bền và giá thành hợp lý, bên cạnh những chiếc touring đời mới như Long Haul, Vaya, Soma, thì Vintage Expedition vẫn là cái tên được các Tourer yêu chuộng cho những cuộc viễn chinh dường như bất tận.

    [IMG][IMG][IMG]s-l1600 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG][/IMG][/IMG]
    (1983 vintage touring Expedition)
    Được sửa bởi sịp lúc 08:47 AM ngày 03-02-2016

  6. #56
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Líp bị đảo

    Ở trang 4 em có review qua về việc phân loại Moay ơ (đùm), và đùm xe có 2 loại như hình bên dưới:

    [IMG]freewheel-vs-k7 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Hình bên trái là đùm cho các xe đời cổ (Freewheel), với loại đùm này thì bộ líp sẽ được xoáy vào trực tiếp vào ren trên thân đùm, vì vậy khi ta quay bánh sau thì sẽ thấy bộ líp sẽ bị đảo lắc lư như Video hình dưới. Nguyên nhân là do bản thân các vòng ren trên thân đùm không thẳng hàng nên khi xoáy líp vào thì dẫn đến hiện tượng líp bị đảo. Những xe đời cổ này khi thấy líp nó hơi lắc lư một chút thì không thành vấn đề.

    https://www.youtube.com/watch?v=6C9_dvfQNP8

    Tuy nhiên các loại đùm đời mới dùng free hub như hình bên phải (giờ em mới biết free hub gọi là cái cối), thì líp được ráp trực tiếp vào cối chứ không phải dùng ren xoáy, vì vậy khi quay bánh sau thì gần như không bị hiện tượng đảo líp. Những chiếc bánh cao cấp thì líp đứng im hoàn toàn, những xe nào nếu xoay bánh mà thấy líp đảo thì có 2 nguyên nhân:

    - Một là đùm xe loại thấp cấp
    - Hai là xe bị đâm hoặc tai nạn dẫn đến cong trục sau.

    Cả hai nguyên nhân trên đều rất khó khắc phục, các bác có thể check ngay với xế cưng của mình xem thế nào nhé.
    Được sửa bởi sịp lúc 08:17 AM ngày 13-03-2016

  7. #57
    Tham gia
    08-03-2016
    Bài viết
    6
    chọn được xe khó, từng linh kiện phải chuẩn như ý luôn

  8. #58
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181

    Cool

    Lắp chân chống hay không lắp?

    Ngoài loại chân chống truyền thống lắp 1 bên thì hãng EDGE- Pletscher của Thụy sỹ sản xuất loại chân chống giữa rất được các Tourers yêu chuộng.

    [IMG]25937 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Sau một thời gian tìm hiểu mục review của bọn Tây lông em thấy lúc đầu bọn khen là chân chống giữa cực kỳ tiện lợi kiểu như muốn dừng chân nghỉ chỉ cần gạt phát chưa đầy một nốt nhạc blah blah...tất nhiên bọn khen những điều hết sức hiển nhiên...

    [IMG]porteur_kickstand by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Tuy nhiên sau một thời gian thì các ốc bắt gá có thể bị lỏng, vì vậy một số chú tiện tay tháo ra luôn để lau chùi thì phát hiện...

    [IMG]IMG_6130 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    ...phần ống chainstay tiếp xúc bên dưới với pad bắt chống bị biến dạng, hay nôm na là bị móp sườn mà nguyên nhân chủ yếu là do lúc xiết ốc bắt chống quá chặt hoặc thồ hàng quá nặng cho nên mỗi lần dựng chống sẽ tạo một lực tác động và lâu ngày làm móp sườn...

    [IMG]belterman3 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    hoặc nhẹ thì cũng chóc sơn. Vì vậy các hãng sản xuất sườn xe (trong đó có Surly) khuyến cáo không bắt chân chống (kể cả chống giữa hay chống bên) để tránh làm hỏng sườn.

    [IMG]12698498855_13cfdd58e1_o (1) by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Những xe cho phép bắt chống nhà sản xuất sẽ làm thêm một miếng đĩa kim loại dưới gầm xe để có thể lắp chống thoải mái, tuy nhiên rất nhiều sườn cao cấp họ vẫn không làm đĩa kim loại tưởng chừng như rất đơn giản đó. Lý giải cho điều này, hãng Surly giải thích họ không làm vậy là do liên quan đến kết cấu vật liệu, bởi một chiếc sườn vừa cứng vừa nhẹ đòi hỏi những ống thép hợp kim cứng nhưng rất mỏng, vì vậy nếu hàn thêm miếng kim loại lên ống chainstay thì không đảm bảo được sức bền vật liệu, chưa kể tại vị trí tam giác nối chainstay với trục cốt giữa đã có rất nhiều mồi hàn.

    [IMG]DSC_6634-600x350 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Giờ một số bạn chơi Touring chuyển sang loại chân chống có tên là click stand như thế này

    [IMG]1e033e2549c534ffa1dff30ba3999ed7 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Có thể thu nhỏ lại được để trong túi sơ cua

    [IMG]9d40b64b7c7062fdc601cb30c26ce816 by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Loại này giống hệt ngày xưa dân làng Cổ Nhuế quê iem hay dùng que tre để dựng xe thồ "mứt"

    [IMG]210611AfamilyDLluachin8_3c930_zpse18f915c by Tran Huu Viet, on Flickr[/IMG]

    Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
    Chưa đầy hai sọt chưa về quê hường...

    Tuy nhiên bác nào vẫn muốn ráp chân chống thì nên cắt những miếng săm lót thật kỹ quanh ống thép rồi hẵng gá chân chống để tránh làm hỏng xế cưng.
    Được sửa bởi sịp lúc 02:05 PM ngày 30-03-2016

  9. #59
    Tham gia
    25-10-2014
    Bài viết
    181
    Gear inches và cách chọn bộ số cho dòng full load touring

    Khái niệm Gear inches em cũng chẳng biết dịch ra tiếng Việt là gì, các bác chỉ cần gúc phát thì bọn Tây nó giải thích thế này:

    Gear inches = đường kính bánh xe (x) số răng đĩa (/) số răng líp

    Ví dụ xe bánh 26 inch, bác đang đạp ở đĩa 24 và líp 24, vậy gear inches thời điểm đang đạp sẽ là:

    Gear inches = 26” x 24/24 = 26

    Nghĩa là lúc này đạp một vòng pedal thì bánh quay được đúng một vòng

    Tương tự nếu vẫn để líp 24 nhưng sang đĩa lớn 48 thì gear inches = 26 x 48/24 = 52, tức là đạp 1 vòng pedal thì bánh quay được 2 vòng.

    Đến đây thì em và các bác đã hơi hơi hiểu khái niệm mơ hồ về gear inches, và khái niệm này cũng dùng để tính tính toán ráp bộ truyền động cho xe đạp nói chung và đặc biệt quan trọng cho xe touring nói riêng.

    Vì đặc thù xe touring luôn chở theo nhiều đồ lỉnh kỉnh nên một con xe tiêu chuẩn là phải vượt được những con dốc cao mà người đạp không bị ngộp (quá nặng) ở số thấp nhất cũng như không bị cuồng chân (quá nhẹ) khi tăng tốc xuống những con dốc thoai thoải ở số cao nhất. Vì vậy bọn Tây nó đưa ra dải gear inches lý tưởng cho một xe full load sẽ là từ 18 đến 113, còn vì sao có con số này thì mời các bác gúc chứ em cũng chịu.

    Đồng thời bỏn cũng tính xe với đĩa 3 triple và líp 9sp là hoàn hảo để có thể đáp ứng được dải gear inches 18-113 nói trên, không nhất thiết phải lắp líp 10 hoặc 11.

    Giờ em ví dụ độ một bộ truyền động cụ thể cho con Surly LHT full load như sau:

    Bánh em xài 26”, líp 9 tốc độ với dải líp là 11 – 32, bộ đĩa sẽ là đĩa triple với số răng là lần lượt là 48-36-26 (đây là đĩa rất phổ biến của dòng touring).

    Vậy khi phóng nhanh gài số cao nhất (líp nhỏ nhất đĩa to nhất), gear inches sẽ là:

    Gear inches = 26” x 48/11 = 113.45, Oh yeep, gần đúng bằng số gear inches 113 theo lý thuyết.

    Nhưng khi gặp đường đèo Tây Bắc cao ngút ngàn thì sao? Lúc này em phải về số thấp nhất, vậy gear inches sẽ là:

    Gear inches = 26” x 26/32 = 21.25, Oh no, cao hơn 3.25 đơn vị so với chuẩn 18, nghĩa là em phải cong đít thậm chí đứng lên hẳn pedal nếu không muốn xuống dắt bộ. Vậy là em sẽ phải chọn mua bộ líp to hơn, ví dụ 11-36 chẳng hạn.

    Sau khi thay líp 36 vào thì gear inches = 26” x 26/36 = 18.77, quá ok với chuẩn 18 phải không.

    Vậy em sẽ build xe với bộ líp 11-36, nhưng líp 11-36 toàn loại 10 sp, còn líp 9sp chỉ cao nhất là 11-34. Cho nên để có số gear inches lý tưởng là 18 với líp 34, em sẽ phải độ lại đĩa 26 xuống đĩa 24. Với đĩa 24 thì gear inches sẽ là:

    Gear inches = 26” x 24/34 = 18.3, tuyệt.

    Và em tìm mua bộ đùi đĩa Doere LX M550 hoặc Sugino cốt vuông 48-36-24 kết hợp bộ líp XT M770 11-34 là chuẩn luôn đúng tiêu chí ngon, bổ, dẻ.

    Cũng với cách tính tương tự, nếu bác nào sử dụng bánh touring 700 (27.5”) thì ngoài bộ líp 9sp 11-34 sẽ phải chọn bộ đĩa triple nhỏ của xe MTB với số bánh răng lần lượt 44-32-22. Kết quả là dải gear inches gần tương đương tiêu chuẩn 18-113.

    Đây cũng là lý do tại sao tại sao một bộ groupset lắp cho bánh 700 leo đèo đạp sẽ nặng hơn khi chính bộ groupset đấy lắp cho bánh 26".

    Bảng tính toán gear inches cụ thể thùy linh đây ạ, các bác có thể tính luôn cho con quái xế của mình:

    http://www.sheldonbrown.com/gear-calc.html

    Tất nhiên mọi lý thuyết chỉ là tương đối, còn thực tế nhiều bác đạp chụp chỉ cần con Asama 1 đĩa - 1 líp thần thánh là hàng tuần vẫn tồng ngồng dủ nhau đi tắm truồng tốt

  10. #60
    Tham gia
    24-10-2012
    Bài viết
    5
    Trai 17 be gay sừng trâu
    Tên 16đẹp trăng tròn
    Nên chọn cả 16 ,17!
    Bây giờ đỉa compact chỉ còn 50
    Nên líp 11 đường trường củng đạp bon thôi

Trang 6 / 7 Đầu tiênĐầu tiên ... 4567 Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •